Đừng nghe Broker nữa! Danh mục phải có cổ phiếu ngành chứng khoán

lệnh bán nhỏ giọt, yếu ớt vùng đáy, chờ mồi lửa là bùng

Đấy biết ngay lệnh 7.16 thấy mua lên lại hủy vội :smiley: Vùng này mà còn làm trò đè gom thì vớ vẩn mất hàng như chơi

Những ai mua vùng giá đáy này họ xác định giữ chứ chả bán rẻ đâu, tôi cũng đang cơ cấu bán hàng khác sang mua thêm APG đây
1461018_262194537267147_499901347_n

Dòng chứng khoán nay xanh mướt. Dòng tiền có đi rồi cũng quay lại thôi vì chẳng thấy dòng nào sáng và đại chúng hơn dòng chứng lúc này

Sức hút và tính đại chúng của dòng chứng khoán tương đương dòng bank
Bất chấp downtrend, doanh nghiệp trên sàn vẫn huy động được gần 50.000 tỷ đồng từ chào bán ra công chúng, nhóm CTCK và ngân hàng gọi vốn nhiều nhất
Bất chấp downtrend, doanh nghiệp trên sàn vẫn huy động được gần 50.000 tỷ đồng từ chào bán ra công chúng, nhóm CTCK và ngân hàng gọi vốn nhiều nhất

Nếu như những năm trước, DN chủ yếu huy động từ phát hành riêng lẻ thì năm nay, phần lớn được huy động qua chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán cho cổ đông hiện hữu. Giá trị bán cổ phiếu quỹ cũng giảm cực mạnh.

Theo thống kê của chúng tôi, từ đầu năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã huy động vốn cổ phần thành công hơn 61.400 tỷ đồng, bằng 53% số vốn cổ phần huy động được trong năm 2021 (115.200 tỷ đồng). Tuy vậy, số vốn cổ phần các doanh nghiệp đã huy động được còn cao hơn số cả năm 2018 và 2020.

Bên cạnh đó, số vốn cổ phần các doanh nghiệp đã lên kế hoạch huy động nhưng chưa thực hiện trong hơn 8 tháng đầu năm là hơn 32.000 tỷ đồng, còn trong năm 2021, số này là 40.000 tỷ đồng.

SSI, VNDirect dẫn đầu về lượng vốn cổ phần huy động 8T2022, DN trên sàn gần hết cổ phiếu quỹ để bán - Ảnh 1.

Phần lớn vốn cổ phần được huy động trong năm nay qua phương thức chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán cho cổ đông hiện hữu, chiếm khoảng 79%.

Những năm trước đây, phần lớn nguồn vốn cổ phần được huy động qua phát hành riêng lẻ, như năm 2018, vốn cổ phần huy động qua phát hành riêng lẻ là 26.400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 65%; năm 2019, vốn cổ phần huy động qua phát hành riêng lẻ là 60.100 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 73%. Sau đó, tỷ lệ này giảm dần qua các năm, đến hiện tại còn 17%.

Ngoài ra, số vốn cổ phần huy động qua ESOP cũng đã vượt 1.000 tỷ đồng, qua bán cổ phiếu quỹ là 1.200 tỷ đồng và qua chuyển đổi trái phiếu 350 tỷ đồng. Năm 2021, các doanh nghiệp thu được 18.774 tỷ đồng từ bán cổ phiếu quỹ.

Có thể thấy trong năm trước, tận dụng tình hình tích cực của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp đã nhanh tay bán “gần hết” cổ phiếu quỹ và 8 tháng đầu năm 2022, tiền thu về từ bán cổ phiếu quỹ đã giảm rất mạnh.

Tính từ đầu năm đến nay đã có 16 doanh nghiệp thành công huy động vốn trên 100 tỷ đồng. Trong đó, nhóm chứng khoán, ngân hàng dẫn đầu về số lượng: Mỗi ngành có 4 doanh nghiệp.

Nhóm chứng khoán gồm SSI, Vndirect, VIX, SHS còn nhóm ngân hàng gồm Nam Á Bank, SeaBank, LienVietPostBank, ngân hàng Quốc Dân.

Ngoài ra là ngành xây dựng (với các đại diện CC1, CIENCO 4, Everland), bán lẻ (PNJ), bất động sản (Sunshine homes), hàng gia dụng (Rạng Đông), Bamboo Capital và công ty con TCD.

Những thương vụ huy động vốn đã thực hiện lớn nhất nửa đầu năm 2022 lần lượt thuộc về các công ty chứng khoán SSI, Vndirect, VIX, SHS.

Cụ thể, SSI đã phát hành hơn 496,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 15.000 đồng/cp thu về 7.446 tỷ đồng đồng thời nâng vốn điều lệ lên hơn 14.911 tỷ đồng, là công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Còn Vndirect phát hành 434,9 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền huy động khoảng 4.349 tỷ đồng. Chứng khoán VIX phát hành 274,6 triệu cổ phiếu giá 15.000 đồng/cp thu về 4.119 tỷ đồng. Chứng khoán SHS phát hành hơn 325 triệu cổ phiếu, giá 12.000 đồng/cổ phiếu thu về hơn 3.900 tỷ đồng.

Đứng thứ 4 là Bamboo Capital huy động được 2.926 tỷ đồng. Sau đó là 3 ngân hàng Nam Á Bank 2.860 tỷ đồng, SeABank 2.715 tỷ đồng , LienVietPostBank 2.650 tỷ đồng.

Đáng chú ý, về kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2022, LienVietPostBank công bố dự định sẽ chào bán 95,8 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài và chào bán 300 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với giá tối thiểu 10.000 đồng/cp.

Kể từ đầu năm 2021, khi đổi Luật chứng khoán, quy định doanh nghiệp sau khi mua cổ phiếu quỹ sẽ tiến hành hủy lượng cổ phiếu quỹ đã mua, đồng thời không được chào bán cổ phần tăng vốn trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc việc mua cổ phiếu quỹ thì chưa có công ty nào mua lại cổ phiếu quỹ, trong năm 2021 chỉ có 22 tỷ đồng mua lại cổ phiếu do một số công ty mua lại ESOP. Gần đây, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) công bố phương án mua lại cổ phiếu, thời gian dự kiến giao dịch sẽ trong quý 3, quý 4 năm nay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp nhận.

Chênh lệch lớn trong mức lương CEO tại các DN tỷ đô Vingroup, Masan, FPT, Kinh Bắc, Đức Giang…

Con apg này đến quý 3 nó bớt lỗ chứng là lại lên hương ngay, tuy nó lởm nhưng dc cái nó rẻ :smiley:

Làm gì có lỗ quý 3. Thị trường phục hồi nó hoàn nhập tự doanh. chưa kể nó làm vài deal như Gkm lại lãi đậm ngay. Ẩn số là cuối quý 2 nó giải ngân vào các công ty trong hệ sinh thái An Phát có thể là của để dành book lãi lớn

Xin giấy phép phát hành riêng lẻ giờ đâu dễ. Tôi nghĩ APG sẽ không dại mà lãng phí đợt tăng vốn 75 triệu cổ phiếu giá 18, cũng có thể sẽ điều chỉnh giá phát hành 15

Mua đất tính vài năm mới có lãi thậm chí đóng băng, mua cổ phiếu ôm vài tháng không chịu được thì sao đầu tư được. Chứng khoán khi vào sóng thì nhanh lắm

Tôi đã từng nói “lỗ quý 2 là một lợi thế” mà. :sweat_smile: :sweat_smile: :sweat_smile: :sweat_smile:. Chờ xem KQKD quý 3 quý 4 sẽ rõ. :+1: :+1: :+1:

lỗ mới có giá này chứ lãi như quý 1 thì đang giá 13 rồi

Tôi rao bán miếng đất 500m vuông giá 2tỷ3 mà hơn 2 tháng rồi không ra được. :rofl: :rofl: :rofl:. Chắc phải qua 2023 mới xong.

“Lỗ có chủ đích” là phân tích dựa trên kiến thức về ngũ hành, thiên văn , địa lý… của tôi bác ạ. :joy: :joy:

phải cắt lỗ sâu thì mới ra được hàng, đất nó đóng băng lâu lắm và thanh khoản thấp không như chứng khoán. Chỗ tôi rao bán đầy đường mà giờ có ai hỏi đâu. Cảm giác đất đột biến như lan đột tử vậy, bắt đầu thấy có người vỡ nợ vì đất rồi

1 Likes

Đất tôi đất nhà chứ không phải đất dự án, mà cũng bị vạ lây. Nhưng nói thì nói vậy chứ có miếng đất cầm trong tay cũng yên tâm, để đó không sợ mất giá, chỉ là khi muốn bán thì nhanh hay chậm thôi. :joy: :joy: :joy:

Đất giờ thừa tiền hoặc tiền thịt mua vất đó tích sản còn được chứ vay nợ lướt sóng thì chết ngay

bác vỡ nợ sao mà phải bán nhà :smiley:

Giờ bán đất sang ôm APG giá 7 một năm cũng không phải ý tồi

1 Likes

Bán đất chứ bán nhà đâu bác. Miếng đất thừa để không, tính bán bắt đáy chứng khoán mà 2 tháng rồi chưa bán được. Trước rao 2.5 tỷ, giơ giảm còn 2.3 tỷ thôi mà cũng chưa ra được đó… :sweat_smile: :sweat_smile: :sweat_smile: :sweat_smile:. Có áp lực cắt lỗ gì đâu mà vội vàng :sweat_smile:

Đúng kiểu chốt lời đất tại đỉnh và múc chứng khoán ở đáy hả bác :slight_smile: