Vì tin này các quỹ nhỏ bán trading luôn, bán nhiều nhưng tự doanh cân hết.
Ui 56k cổ đông cũng khá ý chứ
xin nguồn bác ơi
Đọc tin mới di nhà mình , quá shock
Công ty tài chính Home credit định giá khi bán cho khối ngoại giá 9x . Hơn cả deal Fe credit. Quá lớn. Cơn sốt mua công ty tài chính ở vn đang lên đỉnh điểm
Tổng tài sản của Home credit hiện nay mới 25 ngàn tỷ thôi . Còn tổng tài sản của EVF đã lên tới 49 ngàn tỷ . Năm sau tăng lên 54 ngàn tỷ.
Nhà mình mua và nắm giữ khi EVF credit ở giá 1x thì đúng là nắm kim cương
Sắp lại nhiều cái biết thế
Lên tin rồi này .
Bao giờ lên tin “Quỹ đầu tư lớn nhất Hoa Kỳ đạt thỏa thuận mua lại EVF” thì ngon
Trong bài nói deal trị giá ~ 800m. Quy đổi ntn để ra giá 8x ạ cô cô?
Số cổ phiếu lưu hành của Home đang là 200 triệu cổ nhà mình
Nếu là 200 triệu thì giá phải 9x
800M $ * 24.000 = 19.200 tỏi / 200M = 96.000
Phải kg ạ ?
Hình như 205 thì phải
Thông tin cổ đông Evf đây ace; https://nhadautu.vn/nhung-dai-gia-chi-tram-ty-giup-evnfinance-tang-von-gap-doi-d82091.htm
Thêm 1 công ty tài chính của Việt Nam bán vốn cho nước ngoài giá gần 100 ngàn 1 cổ phiếu
Ngân hàng lớn nhất Thái Lan dự chi 860 triệu USD thâu tóm Home Credit Việt Nam
28/02/2024 20:44
Bloomberg đưa tin, SCB X Pcl - ngân hàng lớn nhất Thái Lan về giá trị vốn hoá – đã đồng ý mua lại mảng cho cho vay tiêu dùng Home Credit tại Việt Nam với giá 860 triệu USD, nhằm mục đích mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Thương vụ sẽ được thực hiện bởi Ngân hàng Thương mại Siam (Siam Commercial Bank) – đơn vị thuộc SCB X Group, dự kiến sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm 2025 sau khi có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Thái Lan.
CEO Arthid Nanthawithaya cho biết, thương vụ là cột mốc quan trọng để SCB X trở thành tổ chức tài chính công nghệ hàng đầu khu vực. “Chiến lược (thu mua tổ chức tài chính) này củng cố vị thế của chúng tôi tại thị trường tăng trưởng mạnh như ASEAN, đồng thời giúp tăng giá trị và tối đa hoá lợi ích cho các cổ đông trong dài hạn”, CEO SCB X chia sẻ.
Cũng theo ông Nanthawithaya, việc mua lại Home Credit Việt Nam cũng là dấu ấn cho người Thái đặt chân vào mảng tín dụng tại mảnh đất hình chữ S, trao cho họ 14% thị phần cho vay tiêu dùng – tương đương 15 triệu khách hàng cùng 14 ngàn điểm giao dịch và một đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm. Ông tự tin rằng một khi thành công, thương vụ sẽ mang đến tác động tích cực đến lợi nhuận ròng của SCB X.
Được biết, Home Credit Việt Nam (Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam) là thành viên của Tập đoàn Home Credit, thuộc tập đoàn đầu tư quốc tế PPF do gia đình cố tỷ phú người CH Czech Petr Kellner quản lý. Từ năm 2022, Tập đoàn Home Credit đã có động thái muốn bán lại mảng kinh doanh tại Việt Nam. Không chỉ SCB X, thương vụ cũng thu hút sự chú ý của một số tên tuổi khác như ngân hàng Kasikornbank Pcl (Thái Lan), hay ngân hàng KB Koomin Bank – thành viên thuộc Tập đoàn Tài chính KB của Hàn Quốc.
Theo Bloomberg, Home Credit đang cơ cấu lại các hoạt động của mình về tập trung tại thị trường châu Âu theo định hướng của PPF. Tập đoàn đã xem xét lại các mảng kinh doanh tại châu Á sau khi thương vụ IPO trị giá 1.5 tỷ USD tại Hong Kong đổ bể vào năm 2019.
Trước Home Credit Việt Nam, Tập đoàn đã từ bỏ mảng kinh doanh tại Indonesia và Philippins cho ngân hàng Ayudhya Pcl (Bank of Ayudhya Pcl) – đơn vị tại Thái Lan của Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ từ Nhật Bản. Ở thị trường Việt Nam, Home Credit đã tuyển dụng 6,000 nhân sự. SCB X tiết lộ, Home Credit Việt Nam có lợi nhuận hơn 1.3 ngàn tỷ đồng vào năm 2022, đạt mức tăng trưởng tổng tài sản 18.7% trong 1 thập kỷ qua.
Thành lập vào năm 1997, Home Credit đã hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới (Trung, Đông Âu và tại châu Á. Tập đoàn mẹ PPF hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, định hướng hoạt động về tài chính, viễn thông, sản xuất, truyền thông và công nghệ sinh học.
có danh mục chứng khoán của EVF đang đầu tư không các bác nhỉ
EVF năm 2024 tập trung mạnh mảng tài chính tiêu dùng thì sáng lắm. Định giá không thấp hơn 5x đâu. Nếu mức độ các quỹ nước ngoài săn đón công ty tài chính như thế này
EVF thừa hưởng 1 data base khách hàng cực lớn từ hệ sinh thái điện lực. Tất cả người dân việt nam đều dùng điện và chi trả tiền điện hàng tháng, đó chính là dữ liệu người dùng. Cái mà các công ty tài chính khác không có.
Khối ngoại khi quan tâm đến lĩnh vực tài chính tiêu dùng, cái mà họ thích nhất chính là User. Người dùng càng nhiều thì càng lãi, Chứ không phải đơn thuần chỉ đánh giá vào báo cáo tài chính hiện tại.
đó là lý do sumitomo sẵn sàng mua FE credit với giá 7x, tương đương với vốn hóa 66 ngàn tỷ, trong khi FE credit vẫn còn lỗ. Home credit với mức báo lãi 200 tỷ/ năm mà SCB của Thái Lan đã trả giá gần 100 ngàn 1 cổ phiếu.
Với EVF nó còn kinh khủng hơn ở chỗ, đó là đánh giá chất lượng người vay tiêu dùng để tránh rơi vào bẫy nợ xấu.
Ví dụ như FE thuộc VP bank, rủi ro nợ xấu cao dù NIM cao, do họ không có kênh đánh giá tín nhiệm của user
còn EVF, mỗi 1 người dùng điện, nhà nào cũng dùng điện. Nhưng việc trả tiền điện hàng tháng có đúng lịch, hay nợ điên, hoặc bị cắt điện là do năng lực tài chính của mỗi hộ dân. 1 hộ dân mà nợ tiền điện liên tục chứng tỏ năng lực tài chính có vấn đề, dẫn đến các khoản vay tài chính tiêu dùng cũng sẽ có vẫn đề. EVF Hiểu được điều này
1 công ty tài chính như EVF nếu bị khối ngoại biết đến, nó sẽ rất khủng khiếp. Cho nên tôi vẫn nói, mọi người có giữ được đến lúc cổ phiếu này được khai phá hay không thôi.
Bác nói cứ như kiểu giao bán thông tin cá nhân thế nhỉ, Home credit: lãi 1.200 tỷ bài ở ngay trên kìa.
Còn lãi EVF là bao nhiêu? lãi hoạt động EVF chủ yếu đến từ chứng khoán nhé.
cô cô giải thích rồi, trong hệ thống có duy nhất EVF có giấy phép công ty tài chính tổng hợp ( gôm tài chính tiêu dùng, tài chính cho thuê, tài chính đầu tư). Các công ty tài chính khác chỉ có duy nhất mảng tiêu dùng, không có mảng đầu tư. Đây là lợi thế không bên nào có nên định giá càng được cao. Bởi lẽ nó sẽ có nhiều công cụ để hoạt động hơn