Đền bù đất rồi giữa quý 1 sang năm là xong
6x ngắn hạn , vừa nghe được tín hiệu cực tốt từ tập đoàn trong năm 2022 kkk
FCN cầm đến 2023 2024 có thể kỳ vọng giá cao hơn nhiều, 6x hơi ít, riêng siêu đô thị Mỹ Hào đã như 1 ecopark thứ 2 vậy, cứ nhìn CSC đầu tư Ecopark giờ giá 12xk thì FCN vừa đầu tư, vừa có đất, vừa thi công, lại còn các mảng khác nữa, thì hoàn toàn có thể trông mong giá 8x-100k hoặc hơn nữa, chỉ có điều cổ phiếu CSC cô đặc hơn nên đi xa hơn và nhanh hơn thôi ^^
Ngắn hạn thôi bác còn e xác định cầm dài mà , lên 6x lúc đấy rung rũ xong phi mới khoẻ kkk
fcn này cũng dc A7 đánh giá khá tốt, đệ nhà A7 cũng có ng đang nắm còn này, gà e cũng vào thử 1 ít có cái gọi là theo dõi
Xúc cất tủ là giàu , thời thế đầu tư công bán là thua
Link cổ đông FCN mời ae vào tham gia
FECON đảm nhiệm vai trò nhà thầu tham gia lắp ráp và vận hành robot khoan hầm tại Dự án Metro Line 3 Hà Nội
FCN NEWS | Bản Tin Newsfeed FECON Tháng 11/2021 - YouTube
Với việc trúng thầu gói thầu CP03 tại dự án Metro Line 3 đoạn Nhổn – Ga Hà Nội, FECON là đơn vị nhà thầu chuyên môn, đảm nhiệm việc thi công đường hầm đoạn Voi Phục - Trần Hưng Đạo, trong đó, nổi bật là việc tham gia lắp ráp và vận hành trực tiếp robot khiên đào TBM (Tunnel Boring Machine) – công nghệ khoan hầm hiện đại tốt nhất hiện nay trên thế giới.
Qúy III/2020, FECON tiếp tục trúng gói thầu CP03 đảm nhiệm việc thi công đường hầm đoạn Voi Phục - Trần Hưng Đạo, trị giá gần 700 tỷ đồng. Với gói thầu này, FECON sẽ tham gia trực tiếp công tác lắp ráp và vận hành khoan hầm bằng robot khiên đào TBM, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ tổng thầu Huyndai-Ghella.
Hiện tại, phần đuôi TBM số 1 đã được lắp ráp khoảng 70%. Các bộ phận khác như đầu cắt, khiên đào, tay trộn, buồng điều áp, xi lanh đẩy, hệ thống vận chuyển đất thải… sẽ lần lượt được chuyển về ga S9 và lắp ghép hoàn chỉnh. Ngoài các thiết bị siêu trường, siêu trọng hỗ trợ vận chuyển trên mặt đất, nhà thầu đã bố trí những ray trượt để di chuyển TBM dễ dàng ở khu vực đáy hầm - khu vực lắp đặt robot. Quá trình này được tính toán các phương án cụ thể và tỉ mỉ nhằm đảm bảo độ chính xác và an toàn lao động cao nhất.
Công tác tháo dỡ phần đuôi robot khiên đào (TBM) xuống mặt đất
Robot đào hầm đầu tiên của thành phố Hà Nội do hãng Herrenknecht (Đức) chế tạo với chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn với bộ phận khiên đào phía trước đường kính 6,55m. Khoan đến đâu vỏ hầm sẽ được lắp đến đấy. Theo thiết kế, trong điều kiện lý tưởng, mỗi ngày máy sẽ đào được khoảng 10m đường hầm. Dự kiến, cuối tháng 1/2021, TBM số 1 sẽ được lắp ghép hoàn chỉnh, TBM số 2 sẽ được hoàn thiện vào tháng 3/2021.
Theo ông Lê Quang Hanh, Phó Tổng Giám đốc FECON, công nghệ đào hầm bằng robot khiên đào TBM là công nghệ hiện đại tốt nhất trên thế giới hiện nay, phù hợp với điều kiện địa chất yếu và đã được nhiều nước áp dụng. Nguyên lý hoạt động của máy TBM là tạo ra áp lực cân bằng với áp lực đất nhằm hạn chế sự thay đổi trạng thái ứng suất có thể gây ra mất ổn định dẫn tới việc trồi, sụt tại vị trí đào. Đồng thời, khác với phương pháp đào hầm hở, việc khoan dưới lòng đất được thực hiện dưới độ sâu 15 - 30m, do vậy trong quá trình thi công tuyến ngầm sẽ không cần di dời, giải tỏa các công trình trên mặt đất, không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Công tác lắp ráp robot khiên đào (TBM) tại tầng đáy ga S9 Kim Mã
Để làm chủ công nghệ này, ông Hanh cho biết FECON đã có một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng và tích lũy kinh nghiệm. Cụ thể từ 2012, doanh nghiệp đã liên kết đào tạo thạc sỹ địa kỹ thuật và công trình ngầm tại Viện công nghệ Châu Á (AIT) – Thái Lan; cử kỹ sư và công nhân lành nghề tham gia đào tạo vận hành máy khoan hầm TBM tại Học viện đào tạo Khoan hầm (TTA) - Malaysia và đặc biệt là việc tham gia vận hành robot khiên đào TBM tại dự án Metro Line 1 TP.Hồ Chí Minh. FECON đã có những bước chuẩn bị từ khá sớm nhằm mục tiêu đào tạo đội ngũ chuyên sâu về ngành công trình ngầm đô thị, đáp ứng xu hướng phát triển hạ tầng tại Việt Nam.
Trước khi trúng thầu gói CP03, từ năm 2017, FECON đã tham gia các gói thầu quan trọng khác tại dự án Metro Line 3 Hà Nội. Cụ thể, FECON là nhà thầu đảm nhận nhiều hạng mục thi công đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật như xử lý nền đất yếu, thi công cọc, làm tường vây… tại các ga ngầm của dự án, với giá trị hợp đồng hơn 400 tỷ.
Tại các gói thầu này, FECON đều phát huy các sở trường và năng lực hiện có của một nhà thầu nền móng và công trình ngầm hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt trong mảng ngầm đô thị thông qua việc áp dụng những phương án, công nghệ xây dựng hiện đại nhất hiện nay nhằm rút ngắn thời gian thi công, giảm thiểu tác động đến môi trường và địa chất xung quanh, mang lại hiệu quả cao nhất…
“Việc trúng các gói thầu khác nhau tại Dự án Metro Hà Nội số 3 không chỉ là cơ hội để FECON góp phần hoàn thiện một công trình giao thông quy mô lớn của Thủ đô, mà còn là cơ hội để nhà thầu Việt nâng cao năng lực thi công tại những công trình khó như metro và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm xây dựng áp dụng công nghệ mới và khó tại Việt Nam”, đại diện lãnh đạo FECON nhấn mạnh.
Hiện nay, FECON đang triển khai song song các gói thầu tại 4 ga ngầm thuộc Dự án Metro số 3.
Tại ga S9 (Kim Mã), ngoài gói thầu lắp ráp TBM, FECON đang thi công tường vây rộng 800mm, sâu 29m làm tường chắn cho dốc hạ ngầm. Dự kiến, ngày 15/12 sẽ hoàn thiện gói thầu này, mặt bằng sau khi thi công xong sẽ phục vụ lắp đặt cẩu long môn và đầu máy TBM số 2.
Tại ga S10 (Cát Linh), FECON đã hoàn thiện công tác xử lý nền bằng phương pháp Jetgrouting (khoan phụt vữa áp lực cao) thuộc Track 2 (cạnh khách sạn Pullman) từ tháng 6/2020 và đang chờ mặt bằng để xử lý nền Track 1 (giáp khu dân cư đường Cát Linh).
Với ga S11 (Văn Miếu), FECON đang làm biện pháp để chuẩn bị để triển khai công tác xử lý nền vào giữa tháng 12.
Tại ga S12 (Ga Hà Nội), FECON đang triển khai công tác thi công cọc và cắm cừ larsen IV. Cụ thể, FECON đã thi công được 500/710 cọc thuộc Phase 2, đảm bảo kế sẽ kết thúc thi công phase 2 trong tháng 12. Tại đây, FECON đã thử nghiệm thành công công nghệ khoan phụt vữa áp lực cao mới nhất của Nhật Bản - phương pháp phụt vữa xiên nhằm tạo ra một khu vực địa chất đồng nhất trước khi TBM khoan đến. Phương pháp này được phát triển để giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình thi công ở khu vực đô thị, giảm thiểu các tác động bất lợi đối với các công trình lân cận.
Công ty CP FECON (mã FCN – HoSE) đang tăng tốc cho quý IV/2021 với thông tin trúng nhiều gói thầu mới.
Theo đó, gói thầu mới nhất trị giá 365 tỷ đồng, đảm nhiệm công tác thi công cọc tại Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II (Hà Tĩnh). Đây là gói thầu thứ 2 của FECON tại Dự án này trong năm 2021, sau gói thầu trị giá hơn 70 tỷ đồng đã trúng hồi đầu năm.
Cũng thuộc mảng xây dựng công nghiệp, hợp đồng thi công móng trụ turbine tại Nhà máy Điện Gió Lạc Hòa 2 (Sóc Trăng) đã mang về cho FECON 103 tỷ đồng doanh số. Ngoài ra còn có các gói thầu khác với tổng giá trị 120 tỷ đồng tại các dự án như Samsung Display Hải Phòng, Nestle Việt Nam (Đồng Nai)…
Về dự án xây dựng dân dụng, FECON trúng gói thầu thi công kết cấu thân và hoàn thiện thô xây trát tại Dự án Trung tâm dịch vụ tổng hợp (phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) với tổng giá trị hợp đồng là 122 tỷ đồng; gói thầu với giá trị 32,3 tỷ đồng tại Dự án nhà điều hành và nghiên cứu A9 (Đại học Phenikaa).
FECON thi công tại Dự án Đại học Phenikaa (quận Hà Đông, Hà Nội)
Như vậy, giá trị cộng dồn các gói thầu đã trúng trong tháng 10 và 11 của FECON là hơn 740 tỷ đồng, nâng tổng doanh số ký hợp đồng lên hơn 4.100 tỷ đồng (bao gồm các hợp đồng chuyển tiếp năm 2020).
Kết thúc Qúy 3, FECON ghi nhận doanh thu thuần 868 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 20 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, FECON ghi nhận 2.209 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đạt 71 tỷ đồng. Những con số này được đánh giá là “điểm sáng” trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.
Dấu ấn nổi bật trong hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2021 của FECON là việc công ty đã tham gia hơn 10 dự án điện gió trong vai trò tổng thầu CBoP với tổng giá trị trúng thầu khoảng gần 2.900 tỷ đồng, điển hình như Cụm trang trại điện gió B&T Quảng Bình, Nhà máy điện gió Trà Vinh V1-3, Nhà máy điện gió Thái Hòa… Các dự án này đã được bàn giao cho chủ đầu, góp phần đưa các dự án kịp về đích và hưởng ưu đãi giá FIT (giá mua điện ưu đãi, cố định trong 20 năm) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số gói thầu khác tại Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1, Khách sạn Golden Hotel Đà Lạt, Sun Grand City Hillside Phú Quốc… cũng đã kết thúc đúng tiến độ. Các dự án này sẽ tiếp tục đóng góp vào kết quả kinh doanh Quý IV của Công ty sau khi triển khai hoàn công.
Ngắn hạn rủi ro, dài hạn chưa rõ
nên là cứ đứng ngoài theo dõi thêm đúng không ông khi nào có giá 3x 4x rõ uptrend mới nên múc nhỉ
ngồi xem ceo nó chạy từ 18 đến 4x , giờ xem tiếp FCN nó chạy không nhé
Mấy thằng đầu tư vừa đái vừa dòm thế thì muôn đời k khá bác ạ
Nó xem Pic CEO từ lúc giá 18 kêu bánh vẽ đấy bác , ngu thích đi chém gió dạo
Chứng khoán những thằng nào thích rõ ràng thì có mà chỉ mua giá cao kkk
Ace làm quan sát viên trải nghiệm, tuần mới mốc 3X dưới đây là lý do xin copy lại thông tin khuyến nghị trong nhóm để ace tham khảo: " Mục tiêu: Phân tích cho cộng đồng tham gia đầu tư, quyền lợi nhà đầu tư F0 và cộng đồng đầu tư A7
Ngày 10/12: Các nhà đầu tư, dòng tiền thông minh tiếp tục gia tăng
Điểm vào đầu tư: 2x-3X
Mục tiêu dự kiến: Chặng 1: 3X-4X, Chặng 2: 5-6X, Long-term Target: >75, thời điểm trading: phù hợp cho trading ngắn hạn, dài hạn, trung hạn
Khuyến nghị Trading: Điểm vào đầu tư tốt – Ngọc trong cát bắt đầu lộ diện.
Trạng thái cổ phiếu: Tiếp tục tăng và có thể tăng trần trong các phiên gần đây ( không tuân thủ theo phân tích kỹ thuật vì đầu cơ và cổ phiếu giá trị có nhiều đột biến).
Phiên giao dịch 9/12: Xanh-Đỏ và tăng trần do dòng tiền lớn mua nhiều và nhiều nhà đầu tư trung, dài hạn đang gom vùng trũng cổ phiếu
Báo cáo tài chính mức A-, báo cáo rất đẹp trong năm 2022 nhiều nguồn doanh thu Điện gió, hạ tầng, xây dựng và tiềm năng bất động sản Mỹ Hảo – Hưng Yên
Dòng tiền thông minh: Có, thanh khoản đột biến (CTCP Fecon - CTCP Raito Kogyo, cổ đông lớn đã mua 16 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ của FCN 26/11, các cổ đông lớn RED,… tiếp tục gia tăng và lãnh đạo, người nhà tập đoàn đang gom cổ phiếu; Các đệ A7 tiếp tục gom, các nhóm dòng tiền thông minh tiếp tục gia tăng tỷ lệ: …, các công ty chứng khoán vào hàng triệu cổ trong thời gian sắp tới => thời điểm vàng gom cổ phiếu vùng trũng
Mức độ quan tâm nhà đầu tư: 97%, Dòng tiền đầu tư: tăng >100% so với giá nền 21-22
Dòng đầu tư ưu tiên: Đầu tư công, hưởng lợi các gói hạ tầng, dòng tiền trú ẩn cổ đất; xếp hạng cổ phiếu ưu tiên Top 2% hưởng lợi
Phân tích rủi ro: 3% nếu có ảnh hưởng Dịch COVID 19, Chiều và Phiên ATC có thể bị cá mập đè giảm giá
Hệ thống AI & Bigdata khuyến nghị: 98% các nhà đầu tư đang quan tâm với mã đầu tư cổ phiếu FCN, niềm tin nhà đầu tư – cộng đồng nhà đầu tư A7 đạt 92%
Chiến lược: Mua vào các vùng trũng, nhà đầu tư trung hạn, dài hạn mua vào, T+ nên thoát hàng sớm.
Đất vàng Mỹ Hảo, Hưng Yên: Đã phê duyệt 1:1500, các dự án thông qua kênh phân phối đang mở bán, giá đất tăng bằng lần là nơi trú ẩn của dòng tiền
Đầu tư công: hưởng lợi TOP 1-2% các gói hạ tầng, bất động sản- xây dựng với các gói thầu 700 tỷ, Điện Vũng Áng 3 gói thầu ( 1000 tỷ); tiếp tục nhiều gói thầu trong năm 2022
Kênh thông tin trao đổi FCN Telegram: Join Group Chat
Kênh trang thông tin chia sẻ mã cổ đất nhà đầu tư tư F0 Telegram: Join Group Chat
Ghi chú: Mua – bán là do nhà đầu tư tự quyết định, phân tích của các chuyên gia là độc lập với việc mua bán của mỗi nhà đầu tư, thông tin hỗ trợ cho nhà đầu tư F0 giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường"
FECON (FCN) trúng liên tiếp 3 gói thầu mới với tổng giá trị 381 tỷ đồng
Tổng giá trị các gói thầu phía FECON trúng tính từ đầu năm tới nay là gần 2.000 tỷ đồng, hầu hết đều là dự án gói thầu xây dựng hạ tầng đô thị.
Công ty cổ phần FECON (mã FCN) vừa công bố trúng ba gói thầu mới với tổng giá trị 381 tỷ đồng. Ba gói thầu mới này đã nâng doanh số hợp đồng ký mới của FECON từ đầu năm 2021 đến nay lên đến gần 2.000 tỷ đồng.
Cụ thể, FECON làm tổng thầu thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Dự án Khu dân cư đô thị Tây Bắc II (Đắk Lắk) với giá trị gói thầu là 201 tỷ, thời gian thi công 1 năm.
Cùng với đó, là gói thầu thứ 2 với giá trị 139 tỷ đồng, Fecon đảm nhiệm toàn bộ việc thiết kế và thi công gói thầu hạ tầng tại dự án Tổ hợp Y tế - Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao - TH Medical giai đoạn 1 tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội do CTCP phát triển Y học quốc tế TH (thành viên thuộc Tập đoàn TH) làm chủ đầu tư.
Gói thầu thứ 3 trị giá 50 tỷ, thi công cọc khoan nhồi, tường vây tại Dự án Chyoda (quận Lê Chân, Hải Phòng).
Hiện nay, các dự án do FECON triển khai thi công vẫn đang được đẩy mạnh tiến độ thuộc danh mục dự án trọng điểm cấp bách của Thủ đô được phép hoạt động như Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội, Dự án hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá 2.
Trong khi đó, các gói thầu mảng xây dựng công nghiệp tại Dự án Nhiệt điện Vân Phong 1 và gần 10 dự án điện gió cũng đang gấp rút triển khai những hạng mục cuối cùng trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021, FECON ghi nhận doanh thu thuần gần 1.341 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 50 tỷ đồng, tương ứng tăng 12% và tăng 72% so với nửa đầu năm ngoái. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện được 34% kế hoạch doanh thu và 29% chỉ tiêu lãi sau thuế cả năm.
Trên thị trường, cổ phiếu FCN có nhịp tăng khá mạnh từ giữa tháng 7 và hiện đang dừng ở mức 14.400 đồng/cổ phiếu, tăng 40% sau chưa đầy 2 tháng. Mức thị giá này cũng đã cao hơn khoảng 9% so với giá chào bán trong đợt phát hành riêng lẻ sắp tới.
Trước đó, FECON cũng thông qua nghị quyết triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ năm 2021 và phương án đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài của đợt phát hành.
FECON sẽ chào bán 32 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư tổ chức với giá 13.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Vốn điều lệ sau phát hành của FECON dự kiến tăng từ 1.254 tỷ đồng lên 1.574 tỷ đồng.
Gia Nguyên
vụ FCN chào bán thành công hơn 30tr cổ phiếu riêng lẻ giá 13k/cổ nâng tổng cổ lưu hành từ hơn 120tr cổ lên 150tr liệu sắp tới có làm thị giá bị sụt xuống không nhỉ?
Hình như chỉ ghi nhận thặng dư lợi nhuận thôi. Giá vẫn vậy. Giống GIL
thế thì lợi quá nhỉ, tự nhiên dc tăng vốn với có 1 loạt cổ đông bự vào ngồi chung mâm :v