Hiện tại có quá nhiều thứ thuận lợi cho Vix. Thứ nhất, sóng ngành chứng khoán( với vol hiện tại thì ck sẽ vào sóng mới, tiền bơm nhiều, số lượng tk mở mới lớn, lãi suất thấp, mọi thứ đều ủng hộ 1 thị trường ck sôi động, lãi quý 4 của nhóm ck dự kiến lại lập đỉnh). Thứ 2 sóng hàng a Mượt, hệ sinh thái của a Mượt toàn hàng tuyển, đang bắt đầu bốc đầu trong 1 chu kỳ tăng mạnh. Thứ 3 vix có eps cao nhất dòng, p/e thấp nhất ròng ck, quá hấp dẫn để đầu tư. Thứ 4, lượng hàng trôi nổi k còn nhiều, vol giao dịch trong nhịp lên tương đối lớn, lượng cp pht chưa về nên lượng hàng trên thị trường còn ít, rất dễ kéo lên,lịch sử 1 khi lên thì đều lên rất mạnh. Các bác ngồi im k văng khỏi tàu. Thứ 5, về TA t thấy có cái " cốc" rất to, vượt đỉnh cũ, xu hướng giá lên rất mạnh mẽ. Thứ 6, lợi nhuận dự kiến quý 4 này tối thiểu 400 tỷ vnd, do có quá nhiều tiền để cho vay margin, để tự doanh và 1 luọng lớn cp mà vix cầm đều bốc đầu rất mạnh trong quý 4 này. VẬY CÒN TRẦN TRỪ GÌ MÀ K MUA VIX NGAY ĐI, SIÊU CỔ QUÝ 4, VÀ ĐANG Ở VÙNG TRŨNG NHẤT DÒNG CHỨNG KHOÁN😀
tiền để đâu cho hết
Tây xúc vào chục triệu gex thì thơm
Hàng lối cũ kinh thật
Giờ câu chuyện là như này:
1 là cầm tiền đợi chỉnh rồi mua mà không biết có chỉnh không và chỉnh bao nhiêu trong bao lâu, 2 là nó phi thẳng và phải mua giá cao hơn. 1 cái mình chủ động 1 cái bị động thì các bác chọn nhanh đi. Tây nó mua gần 3tr thì còn 5-6x nhanh lắm
Vừa qua chúng tôi có cuộc trao đổi nhanh công ty và xin được cập nhật đến quý nhà đầu tư 1 số thông tin đang chú ý như sau: Khả năng cao công ty sẽ tổ chức tập đoàn thành 2 sub-holding:
-
Subholding là công ty cổ phần gelex electric sẽ phụ trách toàn bộ những công ty thiết bị điện hiện tại như Cadivi, Thibidi… và toàn bộ các dự án điện hiện tại như Điện Gió Hướng Phùng, Phú Thạnh Mỹ… sẽ được chuyển từ Công ty Cổ phần Hạ Tầng Gelex sang Gelex Electric. Subholding
-
Dự kiến là CTCP Hạ Tầng Gelex, là cty này sẽ sở hữu các công ty như VGC, Tổng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển KCN Dầu khí-Long Sơn(PXL) (tâp trung phát triển BĐS KCN), nước sông Đà … Dự kiến trong năm nay công ty sẽ hoàn tất mua chi phối công ty cổ phần Thiết bị điện Đông Anh trong năm 2021, hiện tại GEX thông qua Thibidi đang sở hữu khoảng 22% cổ phần công ty này Các dự án điện tái tạo của công ty được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, công ty có thể cân nhắc kế hoạch bán 1 số dự án điện như điện gió Quảng Trị và Hướng Phùng (tổng công suất ~140 MW) để tạo nguồn tiền phục vụ cho các mục đích M&A khác của công ty.
Bên cạnh việc mua chi phối VGC để có thể lấn sân sang BĐS KCN thì Gelex cũng lên kế hoạch trong năm nay sẽ mua chi phối Tổng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển KCN Dầu khí-Long Sơn (PXL) hiện tại gelex đang sở hữu ~24% PXL. PXL theo chúng tôi đánh giá là một công ty sở hữu quỹ đất BĐS KCN rất lớn tại Vũng Tàu (~800ha) tuy nhiên không có tiềm lực để phát triển, với việc Gelex có thể mua chi phối công ty này và với tiềm lực hiện tại của mình, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kỳ vọng về một kết quả kinh doanh khả quan của công ty trong tương lai.
theo LCTV là giàu
hành anh Đức thì :)) miễn chê
A Đức đưa e SAM lên đi. Ae theo nó mấy nay đỏ quá
Hàng ngon
Gex vgc tài sản rẻ ko fai nghĩ
GEX là ngon nhất, bao nhiều tài sản dồn hết vào đây
DIG từ 3x lên 5x, đang tích lũy ơ 5x để phọt tiêp
GEX bác loicutave cứ đưa lên 5x rồi tính tiếp nhỉ
gà ieam vừa tay nhanh hơn mắt cướp vài k xem ntn
nước ngoài KIM bán ra thì Dragon capital mua vào, thay máu hay thật
Toan tính của Gelex (GEX) khi đưa Gelex Electric lên sàn
(ĐTCK) Công ty cổ phần Tập đoàn Gelex (mã GEX) đang chuẩn bị những bước đi cần thiết cho việc đưa cổ phiếu của công ty con - Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex (Gelex Electric) lên sàn UPCoM vào quý IV/2021. Chuẩn bị đưa Gelex Electric lên sàn
Mới đây, một công ty chứng khoán đã triển khai chào bán riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu Gelex Electric cho dưới 100 nhà đầu tư cá nhân. Cổ phiếu có mệnh giá 10.000 đồng, giá đặt mua tối thiểu là 25.000 đồng/cổ phiếu. Lượng đặt mua tối thiểu của một nhà đầu tư là 20.000 cổ phần, bước khối lượng là 10.000 cổ phần. Nhà đầu tư đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu trong tháng 8/2021 và dự kiến số cổ phiếu này sẽ được phân phối trong tháng 9/2021.
Gelex Electric được thành lập năm 2016 để sở hữu, kiểm soát và điều hành một nhóm công ty sản xuất thuộc Gelex. Hiện Công ty đang sở hữu 5 công ty con, các công ty này đều có lịch sử hoạt động lâu đời.
Cụ thể, Gelex Electric nắm 96,16% vốn tại Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (thành lập năm 1975); nắm 76,7% vốn tại Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội (thành lập năm 1961); nắm 80,87% vốn tại Công ty cổ phần Thiết bị điện (thành lập năm 1980); nắm 74,99% tại Công ty cổ phần Đo điện EMIC (thành lập năm 1983) và sở hữu 100% tại Công ty TNHH Dây đồng Việt Nam CFT (thành lập năm 1996). Danh mục sản phẩm của nhóm công ty trực thuộc Gelex Electric là cáp điện, động cơ điện, dây đồng, đồng hồ điện, máy biến áp. Ngoài ra, Công ty đang đầu tư vào một số công ty liên kết khác.
Được biết, tại thời điểm 30/6/2021, Tổng công ty Gelex đang sở hữu 99,998% vốn điều lệ tại Gelex Electric. Theo bản giới thiệu đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, Gelex Electric sẽ tăng vốn điều lệ từ 2.128 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ sở hữu của Gelex giảm xuống còn 80%, cổ đông chiến lược sở hữu 8%, 12% còn lại thuộc về quỹ đầu tư và nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Đợt chào bán riêng lẻ 10 triệu cổ phần này nằm trong kế hoạch phát hành cho các quỹ đầu tư và nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Có thể thấy, đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong tháng 8 này nếu thành công sẽ giúp Gelex Electric trở thành công ty đại chúng (có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng và số cổ đông tối thiểu là 100 cổ đông, không tính nhà đầu tư chuyên nghiệp - PV), thỏa mãn điều kiện giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM - mục tiêu mà Công ty hướng đến trong quý IV năm nay, như bản giới thiệu cơ hội đầu tư công ty chứng khoán kia đề cập tới. Gelex Electric có gì? Lịch sử tăng trưởng của Gelex Electric đến từ hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) các công ty nhà nước trong lĩnh vực thiết bị điện (xem bảng). [IMG]
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp trừ đi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) của công ty mẹ qua các năm tương đối khiêm tốn. Cụ thể, lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi năm 2018 là 48,6 tỷ đồng, năm 2019 tăng 39,3% lên 67,7 tỷ đồng và năm 2020 giảm 63,3% về còn 24,8 tỷ đồng.
Lợi nhuận của Gelex Electric trong những năm qua đến từ sự đóng góp chủ yếu của các công ty con khi thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, dù giá trị tuyệt đối về doanh thu và lợi nhuận gia tăng qua các năm, nhưng biên lợi nhuận của Công ty không có sự gia tăng, thậm chí đang giảm.
Cụ thể, biên lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi năm 2018 là 8,7%, năm 2019 là 9,6% và năm 2020 đã giảm về 7,4%. Tương tự, biên lợi nhuận sau thuế năm 2018 là 9,1%, năm 2019 giảm về 6%, năm 2020 giảm về còn 4,1%.
Hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, đồng là nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm của Công ty. Theo dữ liệu của Tradingeconomics, kể từ đầu năm tới 31/8/2021, giá đồng đã tăng 24%, lên 4,34 USD/pound và tăng 106,7% so với tháng 3/2020 tới nay.
Theo các chuyên gia kinh tế, giá đồng tiếp tục tăng cao và duy trì mặt bằng giá cao so với trước đại dịch do nhu cầu từ Trung Quốc gia tăng, khả năng gián đoạn nguồn cung ở Chile khi nguồn cung đồng lớn của thế giới này đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Không chỉ giá đồng, giá các nguyên liệu cơ bản khác như thiếc, nhựa và nhiều nguyên liệu cơ bản là đầu vào của các công ty thành viên Gelex Electric cũng tăng mạnh, làm giảm biên lợi nhuận của Công ty.
Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 của Gelex cho biết, đối với mảng sản xuất - kinh doanh thiết bị điện, Công ty ghi nhận doanh thu 9.660,8 tỷ đồng, lợi nhuận thuần trước thuế đạt 972,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 59,2% và 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận thuần trước thuế của bộ phận này đã giảm mạnh từ 14,5% về chỉ còn 10,1% so với cùng kỳ. Giá nguyên vật liệu dự báo vẫn trong xu hướng tăng, do vậy, biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tiếp tục chịu áp lực suy giảm.
Gelex “đẩy” doanh thu, lợi nhuận cho công ty con? Bản giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu Gelex Electric của công ty chứng khoán cho biết, theo kế hoạch, doanh thu giai đoạn 2021 -2026 của doanh nghiệp dự kiến tăng trưởng 6%. Gelex Electric sẽ tiếp tục sử dụng chiến lược M&A để tăng quy mô và mạng lưới phân phối, tăng năng lực sản xuất. Sau khi lên sàn, Gelex Electric sẽ thực hiện M&A các dự án năng lượng tái tạo từ các công ty trong Tập đoàn Gelex.
Cụ thể, sau khi lên sàn chứng khoán, Gelex Electric sẽ thực hiện M&A các dự án năng lượng tái tạo từ các công ty trong Tập đoàn Gelex, trong đó có các dự án đã phát điện thương mại và có thể ghi nhận lợi nhuận ngay lập tức. Được biết, Gelex đang sở hữu hàng loạt nhà máy điện năng lượng tái tạo như Phú Thạnh Mỹ (thủy điện), Gelex Ninh Thuận (điện mặt trời), Hướng Phùng (điện gió), Gelex Quảng Trị (điện gió)…
Nếu kế hoạch này được triển khai, Gelex Electric được bổ sung doanh thu và lợi nhuận từ mảng năng lượng tái tạo. Trong khi đó, Gelex hợp nhất kết quả kinh doanh các dự án năng lượng tái tạo thông qua hợp nhất kết quả kinh doanh của Gelex Electric.
Việc đưa cổ phiếu Gelex Electric lên sàn và M&A mảng điện năng lượng tái tạo trong thời gian tới có thể giúp Gelex thực hiện việc định giá lại tài sản là các công ty trong lĩnh vực thiết bị điện, cũng như có thể tận dụng thị trường triển khai các kế hoạch huy động vốn với thương hiệu Gelex, thay vì để các công ty đơn lẻ có gốc sở hữu nhà nước.