GEX sở hữu VGC như gà đẻ trứng vàng
Viglacera đầu tư thêm hàng nghìn tỷ đồng vào khu công nghiệp
17-03-2021 - 10:41 AM | Doanh nghiệp
[Chia sẻ 48](javascript:
Mảng khu công nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao gấp đôi so với sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng truyền thống của Viglacera.
Giá hiện tại
51.8
Thay đổi
0.0 (0.0%)
Cập nhật lúc 13:14 Thứ 4, 17/11/2021
Xem hồ sơ doanh nghiệp
[TIN MỚI](javascript:void(0))
Doanh nghiệp vận tải vẫn chưa qua cơn bĩ cực
DN bất động sản vẫn hút mạnh 85.500 tỷ đồng trái phiếu trong quý 3/2021
Bài toán lao động mảng xe công nghệ: Các hãng chi tiền tỷ hỗ trợ, thu nhập tài xế vẫn bấp bênh do giá xăng tăng, bất đắc dĩ huỷ cuốc “vùng đỏ”…
Năm 2020, Tổng công ty Viglacera (VGC) thu về 9.433 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 7% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế 667 tỷ đồng, giảm 12%; lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 601 tỷ đồng, giảm 8%.
Viglacera nói rằng ảnh hưởng của COVID-19 và thiên tai tại miền Trung gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Thị trường trong nước sụt giảm sản lượng, giá bán vật liệu xây dựng giảm. Lợi nhuận mảng kinh doanh này giảm kéo theo lợi nhuận cả công ty đi xuống.
Doanh thu bán hàng vật liệu xây dựng đạt 7.293 tỷ đồng, giảm 3%. Các sản phẩm chủ lực của công ty như gạch ốp lát đạt 2.737 tỷ đồng, giảm 7%; gạch, ngói, đất sét nung 1.989 tỷ đồng, giảm 6,5%; sản phẩm sứ, sen vòi và phụ kiện 1.092 tỷ đồng, giảm 2,5%; sản phẩm kính, gương 884 tỷ đồng, giảm 8%…
Ở chiều ngược lại, doanh thu bán hàng hóa bất động sản đạt 403 tỷ đồng, tăng 247%.
Dịch vụ cung cấp của Viglacera cũng giảm mạnh 21% đạt 2.068 tỷ đồng, mà chủ yếu do doanh thu cho thuê bất động sản, khu công nghiệp từ 2.246 tỷ đồng xuống còn 1.624 tỷ đồng.
Biên lãi gộp mảng kinh doanh hàng hóa đạt 21%, trong khi ở mảng cung cấp dịch vụ là 39%, cao gần gấp đôi. Riêng với cho thuê khu công nghiệp, biên lãi gộp đạt 42%.
Trong năm 2020, Viglacera tiếp tục dùng nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển khu công nghiệp, bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy số tiền chi cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định là 2.778 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước đó.
Nguồn: BCTC kiểm toán VGC 2020
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Giá trị tài sản dở dang dài hạn tăng từ 2.067 tỷ đồng lên 3.916 tỷ đồng, trong đó các khu công nghiệp nhận được đầu tư lớn gồm: Yên Phong II C (720 tỷ đồng ghi nhận vào cuối kỳ), Phú Hà giai đoạn 1 (355 tỷ đồng), Tiền Hải – Thái Bình (316 tỷ đồng), Đông Mai (350 tỷ đồng), Yên Phong mở rộng (719 tỷ đồng), Yên Mỹ - Hưng Yên (496 tỷ đồng)…
Trong năm qua, 813 tỷ đồng đã được Viglacera hạch toán vào tài sản cố định, đó là khoản đầu tư vào các khu công nghiệp Đồng Văn IV (giai đoạn 1, 2), Yên Phong mở rộng, Tiền Hải, Phong Điền tương ứng với phần diện tích đã cho thuê trong năm.
Trong các đợt tăng vốn của Viglacera từ tháng 8/2016, gần một nửa số tiền được chi đầu tư các dự án hạ tầng khu công nghiệp.
Báo cáo sử dụng vốn của VGC tính đến 15/6/2020
Mảng kinh doanh bất động sản khu công nghiệp của Viglacera cải thiện rõ rệt trong hai năm gần đây, đóng góp ngày càng lớn vào cơ cấu doanh thu của công ty.
KCN Thuận Thành I gần 3.000 tỷ đồng của Viglacera được duyệt chủ trương đầu tư