Giờ phải nói đến Bank Bank Bank

Cụ nhìn theo phiên ah, thấy xanh tím được 2 phiên cụ gọi là siêu cổ ah, cụ đưa lên được một mã nào đó ít nhất cụ phải phân tích được cty đó có gì, tiềm năng ra sao? Nhưng cụ thấy xanh tím đôi phiên là cụ khuyến nghị a e. Ngân hàng thực chất là kinh doanh tiền và ăn chênh lệch giữ tiền gửi và tiền cho vay, thời buổi dịch bệnh này các doanh nghiệp khó khăn nên suy ra nợ xấu nhiều (lợi nhuận thu về ít hơn trước), lãi suất thấp (dân rút hết tiền ra chọn kênh đầu tư khác) suy ra nguồn tiền để kinh doanh ít hơn trước vậy bây giờ ngân hàng lợi điều gì. Khi đầu tư người ta phải nhìn ra điểm sáng của ngành nghề và cty, cái gì cũng thấp hơn trước vậy thử hỏi tương lai ngân hàng có sáng hơn trước ko?

4 Likes

Thế bác không đọc hết rồi, mình có đề cập BID
Từ từ mình phân tích các doanh nghiệp trên , nhưng có bác nào cho mình kịp nói đâu
Chửi nhau mấy ngày qua về bds, chưa kịp định lại tình hình… với có ai quan tâm phân tích để viết lên hay là toàn vào đây tranh luận những thứ không nên
Welcome những ai đưa ra quan điểm đầu tư trên lý luận phân tích rõ ràng nhé

32 Likes

Bank á? ôm đi rồi bank xác. Vào nghe bài phân tích này để biết tạo lập đang làm trò mèo gì nhé: Sự tham lam & ngu dốt của tạo lập - Nhận định Thị trường chứng khoán 14/01/2022 - Grace Vũ - YouTube

NHA vốn hoá hơn 2k tỷ quỹ đất khoảng 100ha hiện tại đang xin thêm khoản hơn 6ha ĐV, 500ha KCN ĐV5 NHA 60% (riêng khoản này Đã bằng Vốn hoá NHA), 70ha khu ĐT mới, 200-300 ha HB. Quỹ BĐS của NHA đang có gồm

  • 8,1 ha Mộc Bắc thương phẩm 3.24ha giá vốn có 2,23 tr trong khi đó giá bán theo Thị trường hiện tại hơn 10tr sẵn sàng để bán (dự kiến tháng sau đất sốt chủ tịch sẽ ra tin bán, kém với tin chốt 2:1 giá 10k “cổ đông có 100 cổ được quyền mua 50 cổ với giá 10k mà giá thị trường đang 9x món hời lớn trước mắt.
  • Chợ Lương (60%) 19.7ha tp 7,8ha giá vốn 4,5 tr giá bán 25-30tr đang triển khai năm 2022 bán được
  • Văn Xá (60%) 15.3ha tp 6,12 ha giá vốn 4.5 tr giá bán 25-30tr đang triển khai cuối 2022 bán được.
  • Tân Hà (33%) 83ha
  • Giai đoạn 1 12ha tp 4,8 ha giá vốn 5tr giá bán 25-30tr đang GPMB
  • TT đô thị Duy Tiên (100%) 47ha tp 19ha giá vốn 4,5tr giá bán 25-30tr đang GPMB cuối 2022 có thể triển khai 2023 bán được.
    Quỹ đất của NHA hầu hết đã được duyệt quy hoạch (cua có trong hang), các dự án liên tục gối đầu, Mộc Bắc sẵn sàng để bán. Lợi thế của NHA là làm hạ tầng đổi lấy đất, NHA có máy móc và nguyên vật liệu nên giá vốn rẻ và triển khai dự án rất nhanh, Chủ tịch NHA book lợi nhuận cao nhất tam sàn. Dự án trước NHA book 75-80%. Còn về phần chủ tịch a e cổ đông gạo cội thường xuyên liên lạc để nắm tình hình cty chủ tịch rất nhiệt tình, hiện tại chủ tịch đã cắm sổ đỏ nhà để cty vay nhân hàng để triển khai dự án (riêng phần này tôi đánh giá chủ tịch tâm huyết vời cty và cổ đông, chưa thấy cty nào làm vậy.
    Phần 2:
    NHA thiên thời địa lợi nhân hoà hội tụ đủ cả; thứ 1 thiên thời: bơm tiền, FDI, Đầu tư công; địa lợi Đất Hà Nam cửa ngõ thủ đô cách Hà Nội 50-60km khi Hà Nội vỡ trận thập kỷ ô tô + đầu tư công (đường mở tới đâu đất tăng tới đó) thì đất vùng ven tăng phi mã (nhấn mạnh lại bơm tiền đất chỗ nào cũng tăng nhưng chỉ có đất vùng ven mới tăng phi mã vì tốc độ đô thị hoá khu vực vùng ven sẽ cực nhanh, và hiện tại đang tăng cũng kinh khủng), mật độ dân số/m2 đất ở Hà Nam, Hà Nam hút FDI cực tốt thể hiện qua các KCN ĐV1,2,3,4,5 (khu CN ở đâu dịch vụ và hạ tầng ở đó tăng); Nhân hoà là cổ đông NHA hiện tại chất lượng rất tốt nhiều cổ đông tay to vào, cổ đông nhỏ cũng chỉ mua vào không bán mấy (suy ra cổ trôi nổi ít vì bị cổ đông dài hạn nhốt hết), các dự án cũng thường xuyên được a e đi khảo sát thực tế và cập nhật, chủ tịch NHA thì ko phải bàn tâm tầm đủ cả thể hiện qua cách mở rộng quỹ đất, cách triển khai dự án, hết lòng vì sự phát triển của cty (đem sổ đỏ của nhà đi thế chấp để cty vay vốn đẩy nhanh tiến độ), cách book lợi nhuận dự án trước cao nhất nhì tam sàn (70-80%). Những yếu tố đó thôi đã đủ niềm tin nắm giữ NHA hết hành trình rồi
3 Likes

Tặng cụ một bài mẫu của 1 cao thủ phân tích về 1 cty cụ làm sườn để lần sau phím a e mã nào viết theo đó cho a e dễ hiểu

1 Likes

Tặng cụ một bài mẫu của 1 cao thủ phân tích về 1 cty cụ làm sườn để lần sau phím a e mã nào viết theo đó cho a e dễ hiểu
[/quote]

Tặng lại cụ bài phân tích DXG hồi giá 12-13
NguyenCuongBroker![]

Thg 01 '21

35386

|

Thành viên gạo cội

Nguyễn Cường Broker

9 Tháng 11, 2020 ·

Đã chia sẻ với Công khai

Công khai

DXG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HOSE)

I/ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2020.

  1. Dịch COVID-19 và việc trì hoãn thủ tục cấp phép dự án ảnh hưởng đến cả nguồn cung và cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 khi con số thống kê 6 tháng 2020 chỉ ghi nhận 12.600 căn hộ bán ra (giảm 53% YoY) thấp hơn đáng kể so với giai đoạn 2015-2019. Nhu cầu bds bắt đầu dần hồi phục khi mà các chủ đầu tư lớn đã bắt đầu đẩy mạnh triển khai dự án từ tháng 5/2020.
  2. Nhu cầu mua BĐS để ở sẽ duy trì ổn định nhờ các điều kiện nhân khẩu học của Việt Nam và xu hướng đô thị hóa đang diễn ra. Trong khi đó, nhu cầu mua BĐS trong thị trường sơ cấp với mục đích đầu cơ hoặc cho thuê có thể hạ nhiệt do dịch COVID-19 và phân khúc hạng sang và cao cấp dự kiến sẽ chững lại, trong khi phân khúc trung cấp và vừa túi tiền có khả năng tiếp tục đáp ứng nhu cầu nhà ở.
  3. BĐS tại các đô thị vùng ven ghi nhận lượng giao dịch tăng cao hơn nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng cải thiện nhanh chóng. BĐS tại các đô thị vùng ven TP. HCM và Hà Nội, bao gồm Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Hải Phòng và Quảng Ninh, có thể là các địa điểm chính để duy trì đà phát triển thị trường. Khi giá BĐS tại TP. HCM và Hà Nội đã tăng trưởng 2 chữ số trong năm 2018-2019, BĐS tại các đô thị vùng ven với cơ sở hạ tầng cải thiện trở thành lựa chọn hợp lý hơn cho khách mua nhà và nhà đầu tư khi cơ sở hạ tầng di chuyển từ 2 thành phố trên tới vùng ven ngày càng được cải thiện tốt hơn.
  4. Triển vọng tăng trưởng tích cực trong tương lai của ngành bất động sản

a. Tầng lớp thu nhập trên trung bình và dân số thành thị gia tăng, làm nhu cầu nhà ở duy trì ổn định, gồm các yếu tố cơ sở hạ tầng cải thiện, quy mô hộ gia đình giảm.

b. Nền kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng nhanh chóng trong khu vực sẽ thúc đẩy tỷ lệ đô thị hóa, tầng lớp thu nhập trung bình sẽ có xu hướng sống tương tự các quốc gia khác trong khu vực, tăng quá trình mua nhà lần dầu. Với mỗi năm tăng thêm khoảng 1,1 triệu dân số thành thị thì cần 314000 căn hộ mới để phục vụ nhu cầu nhà ở.

c. Ngân hàng và các chủ đầu tư đang hợp tác hỗ trợ cho khách hàng nhiều gói vay linh hoạt trong việc thanh toán để cải thiện dịch vụ dành cho khách hàng.

II/ DXG CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẤT XANH (HOSE)

  1. DXG hiện đang là công ty môi giới BĐS hàng đầu với thị phần khoảng 30% trên toàn quốc. Tập đoàn Đất Xanh (HSX: DXG) chịu ảnh hưởng đáng kể do rà soát pháp lý trong hai năm qua. Quỹ đất của DXG chủ yếu tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn này, hầu như không có dự án nổi bật nào được mở bán, gây ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền cũng như giá trị của công ty.
  2. Trong hai năm gần đây, do quá trình rà soát pháp lý kéo dài, các dự án của Đất Xanh tại TP HCM đều bị trì hoãn triển khai. Vấn đề này đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh và dòng tiền của Đất Xanh. Các rủi ro liên quan đến pháp lý vẫn tồn tại và cần nhiều thời gian để có thể mở bán, ví dụ dự án Gem River Side tại quận 2

KẾT QUẢ KINH DOANH Q3 VÀ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

•Hợp nhất quí III/2020 của CTCP Tập đoàn Đất Xanh cho thấy, doanh thu thuần đạt 797 tỉ đồng( -45% yoy) lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 100 tỷ VND (-71% yoy). Tuy nhiên biên lãi gộp của công ty cải thiện từ 66% ở cùng kì lên gần 80% trong quí này. Hoạt động tài chính mang về cho Đất Xanh gần 11 tỉ đồng doanh thu, tăng nhẹ so với cùng kì nhưng chi phí lãi vay của công ty cũng tăng cao, ghi nhận 92 tỉ đồng.

•Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, Đất Xanh đạt 1.877 tỉ đồng doanh thu thuần(-51% yoy) Công ty lỗ ròng hơn 388 tỉ đồng. Kết quả kinh doanh quý 3 chưa cải thiện do Đất Xanh chưa ghi nhận doanh thu từ dự án Long Thành, mà sẽ bắt bắt đầu hạch toán từ Quý 4/2020. Tuy nhiên, hoạt động môi giới đã có dấu hiệu hồi phục rõ rệt khi doanh thu đạt 590 tỷ VND (+ 109% qoq).

•Tổng tài sản của Đất Xanh gần 22.227 tỉ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho chiếm 44% tổng giá trị tài sản, tương đương 9.756 tỉ đồng và tăng 44% so với đầu năm. Giá trị bất động sản dở dang của công ty tại 20 dự án ghi nhận hơn 9.316 tỉ đồng.

•Một điểm tích cực trong các chỉ tiêu tài chính của Đất Xanh kì này là tiền và tương đương tiền của công ty đã tăng từ 793 tỉ đồng ở đầu năm lên 1.631 tỉ đồng.

• Tổng giá trị trái phiếu phát hành hiện tại gần 5000 tỷ trong khi vốn hóa của doanh nghiệp đạt 6000 tỷ, tài sản đảm bảo là cả cổ phiếu và quỹ đất, sử dụng đòn bẩy để đẩy nhanh dự án để bán đón đầu con sóng sắp tới từ dự án Gem sky world.

TRIỂN VỌNG DOANH NGHIỆP VÀ DỰ PHÓNG DOANH THU LỢI NHUẬN

A/ Dự án Gem sky World

Một cú đột phá thay đổi doanh nghiệp có thể là quyết định của ban lãnh đạo DXG khi vào tháng 8/2019 DXG thông qua Công ty con (Công ty Hà An) đã trúng đấu giá khu đất 92ha tại Long Thành với số tiền 3.060 tỷ.

  1. Tổng mức đầu tư Gem Sky World:
  • Tiền đấu giá đất : 3.060 tỷ.
  • Tiền xây dựng cơ sở hạ tầng và cảnh quan : 740 tỷ (8 tỷ/1ha).
  • Vốn vay (tạm tính 2 năm, 12%/năm) : 730 tỷ (chỉ tính vay trả tiền đấu giá)
  • Chi phí tư vấn xây dựng + Quản lý dự án : 200 tỷ (5% tổng mức đầu tư).

=> Tổng cộng vốn đầu tư : 4.730 tỷ (1).

(2) Doanh thu dự án Gem Sky World:

  • Diện tích đất ở kinh doanh : 45 ha (450.000m2) - tạm tính toàn bộ bán đất nền.
  • Giá bán đất nền dự kiến : 18-20 triệu/m2 (tham khảo các dự án Lộc An của D2D, Long Thành Central, Central Mall, …)

=> Doanh thu bán đất nền : 9.000 tỷ.

  • Diện tích đất thương mại : 7 ha (70.000m2) - Đất dịch vụ và đất giáo dục
  • Giá bán đất nền dự kiến : 10 triệu/m2 (tính bằng 50% đất ở)

=> Doanh thu bán đất thương mại : 700 tỷ.

==> Tổng doanh thu : 9.700 tỷ (2)

(3) Chi phí bán hàng Gem Sky World:

  • Chi phí bán hàng : 485 tỷ (3) - 5% doanh thu.

==> Lợi nhuận trước thuế : 9.700 - 4.730 - 485 = 4.485 tỷ

==> Lợi nhuận sau thuế : 3.588 tỷ

Dự án này dự kiến sẽ hoạch toán trong 3 năm (2021 - 2023) và mỗi năm tầm 1.200 tỷ.

Như vậy riêng dự án Gem Sky World đã đem lại mức EPS là 2.300 đồng.

  1. Tiến độ bán hàng

Tính tới 30/09/2020, khoản người mua trả tiền trước của DXG đạt 2,419 tỷ VND, tăng 166% so với thời điểm đầu năm, phần lớn là từ khoản tiền đặt mua tại dự án Gem Sky World của khách hàng. Nợ vay là 5,966 tỷ VND, tăng 36% so với đầu năm chủ yếu để tài trợ cho dự án Gem Sky World.

DXG dự kiến mở bán 2,000 sản phẩm tại dự án, toàn bộ các sản phẩm mở bán đều là đất nền. Giai đoạn 1 với 1,021 sản phẩm đã được mở bán vào giữa tháng 7 năm nay. Tính đến hết tháng 9, Đất Xanh đã bán được gần 1,000 sản phẩm với giá bán trung bình tầm 18 triệu/m2. Giai đoạn 2 với gần 1,000 sản phẩm dự kiến sẽ được mở bán trong quý 4/2020.

B/ Dự án Opal Boulevard

Dự án Opal Boulevard (Bình Dương) với 1,463 căn hộ đã được cất nóc trong tháng 7. Doanh thu ghi nhận của dự án trong năm 2021 ước đạt 1,963 tỷ VND.

Vị trí và quy mô dự án:

Dự án này do Hà An đứng chủ đầu tư (DXG chiếm 99.99%)

  • Vị trí : 18 Kha Vạn Cân, P.An Bình, TX. Dĩ An, Bình Dương
  • Diện tích : 14,757.3 m²
  • Diện tích sàn : 162,345 m²
  • 2 tháp A & B, mỗi tháp cao 35 tầng với 1.446 căn hộ.
  • Dự án hiện nay đã có giấy phép xây dựng (Xem pháp lý đính kèm)
  • Tiến độ dự án:

Tổng mức đầu tư dự án:

  • Tổng mức đầu tư dự kiến : 2.187 tỷ đồng (Theo văn bản chấp thuận đầu tư của tỉnh - Xem pháp lý đính kèm ở trên)

Doanh thu dự án:

  • Diện tích sàn kinh doanh dự kiến : 162.345 m2 * 75% = 121.758 m2.
  • Giá bán : 32tr/m2 (giá bán hiện nay).

==> Tổng doanh thu dự kiến : 3.896 tỷ đồng.

Lợi nhuận dự kiến:

  • Lợi nhuận dự kiến = 3.896 - 2.187 = 1.700 tỷ đồng.
  • Chi phí bán hàng = 200 tỷ (5% doanh thu)

=> Lợi nhuận trước thuế dự kiến = 1.700 - 200 = 1500 tỷ đồng.

==> Lợi nhuận sau thuế = 1200 tỷ đồng.

Dự án này dự kiến sẽ hoạch toán 70% năm 2021 (tương đương 840 tỷ) và 30% năm 2022 (tương đường 360 tỷ).

C/ Dự án St.Moritz

Dự án St.Moritz (Bình Dương) đã hoàn thành thi công phần hầm, hiện đang xây dựng phần thô. Dự án đã bán được 160 căn trên tổng số 170 căn, dự kiến đóng góp hơn 892 tỷ VND doanh thu cho DXG.

Quy mô dự án: 2,400.6 m²

Tổng Diện tích Sàn xây dựng: 22,328.37 m²

Tổng chiều cao: 73,8m

Mật độ xây dựng: 43,7% (khối đế) và 42% (khối tháp)

Sản phẩm: Căn hộ 2 phòng ngủ, căn hộ 3 phòng ngủ và Officetel & Shophouse

Số block: 1 block chung cư

Số tầng: 21 tầng nổi & 2 tầng hầm

Tổng số lượng căn hộ: 170 căn (4 căn Shophouse – 63 căn Officetel – 103 căn hộ)

D/ Các dự án trong tương lai:

Ngoài các dự án trên thì DXG còn đang triển khai các dự án tại các tỉnh khác như Bình Dương, Đồng Nai tránh việc TP HCM bị trì hoãn do quá trình rà soát pháp lý kéo dài dự án Opal Skyline (Bình Dương) sẽ chính thức mở bán ở quý 4 năm nay. Dự án gồm hơn 1,600 căn hộ, dự kiến sẽ hoàn thiện và bàn giao vào năm 2022. Chúng tôi ước tính doanh thu của dự án đạt hơn 3,400 tỷ VND và bắt đầu được ghi nhận từ năm 2022.

Công ty chứng khoán KB Dự phóng Kết quả kinh doanh năm 2020 & 2021

Năm 2020:

Tổng số lượng căn bán được đạt 2,342 căn đến từ dự án Gem Sky World, Opal Boulevard và St.Moritz tương đương với tổng giá trị hợp đồng đạt 6,150 tỷ VND.

  • Số lượng căn hộ được bàn giao trong năm 2020 đạt 805 căn từ dự án Gem Sky World, tương đương với doanh thu ghi nhận đạt 1,809 tỷ VND.

Theo đó:

  • Doanh thu ước tính năm 2020 của DXG đạt 4,724 tỷ VND (-19% yoy).
  • Lợi nhuận gộp đạt 2,620 tỷ VND, biên lợi nhuận gộp đạt 55% nhờ sự đóng góp chính của hoạt động môi giới với biên lợi nhuận cao.
  • Lợi nhuận sau thuế đạt 703 tỷ VND (-42% yoy).
  • Dự báo doanh thu chỉ thấp hơn 4% so với kế hoạch của doanh nghiệp nhưng dự báo lợi nhuận sau thuế thấp hơn 32% do tính đến khoản lỗ đầu tư vào LDG.

Năm 2021:

  • Doanh thu ước tính của DXG đạt 7,426 tỷ VND (+50% yoy), trong đó doanh thu chuyển nhượng BĐS đạt 5,569 tỷ VND đến từ dự án Gem Sky World, Opal Boulevard và St.Moritz.
  • Lợi nhuận gộp đạt 3,449 tỷ VND (+24% yoy). Theo đó, biên lợi nhuận gộp đạt 46%, giảm so với năm 2020 do tỷ trọng đóng góp lớn hơn của mảng chuyển nhượng BĐS với biên lợi nhuận thấp hơn so với hoạt động môi giới
  • Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1,393 tỷ VND (+75% yoy).

PHÂN TÍCH TRANH DXG:

DXG cũng như bao cổ phiếu khác có tính chù kỳ, thời sinh ra lớn lên tạo đỉnh và thoái trào.

Doanh nghiệp đã bước vào chu kỳ vàng tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như sóng bất đổng sản kéo dài từ 2016->2018, và tạo đỉnh thoái trào 2 năm sau đó. Vì vậy mà giá cổ phiếu cũng từ đỉnh giảm 2 năm để kết thúc một chu kỳ.

DXG đẫ mất 3 tháng để xác lập đáy dài hạn và thoát downtrend khi lần đầu tiên xuất hiện đáy nâng và mất 4 tháng để bước vào giai đoạn 1 tích lũy, đến thời điểm này mới chuyển tiếp qua giai đoạn 2 đẩy giá.

Cổ phiếu đang vừa có mẫu hình:

  1. Tam giác cân đối xứng, mẫu hình xuất hiện thường xuyên ở đáy
  2. Mẫu hình cốc tay cầm xu hướng tiếp diễn tăng giá
  3. Giai đoạn chuyển tiếp qua giai đoạn 2, hành động giá cổ phiếu thay đổi tích cực bắt đầu bằng các phiên xuất hiện điểm phá vỡ vượt điểm Pivot, giá và khối lượng ở tuần tăng giá có sự bùng nổ. Đường MA 200 ngày có xu hướng ngóc lên, MA150 > MA 200, các đường MA ngắn ngày liên tục cắt lên đường MA dài ngày
  4. Trái ngược việc Quỹ tỷ usd Dragon Capital thoái vốn lần lượt các doanh nghiệp BDS khác thì lại gia tăng mua sở hữu thêm DXG, sự ủng hộ của tổ chức.
  5. Lượng hàng giải chấp khi DXG quý 2 bị tháo margin từ các công ty chứng khoán đã được hấp thụ hết, cũng như khối lượng bán ra khoảng hơn 7 triệu cổ phiếu đợt review quỹ Diamond

Mục tiêu của DXG theo TA Fibo như sau 14.4 và fibo tiếp theo tầm 18 ( Hiện DXG đang ở sóng 3 theo Elliot )
Và mục tiêu sóng 5 ở mốc đỉnh cũ 28-30 cho năm 2021![image|534x500]![image|509x500]

33 Likes

Hay quá nhân thể bác phân tích nốt lãnh đạo dn giúp mn, đó là yếu tố quan trọng nhất

Cụ chọn VHM và DXG để đầu tư là tôi biết trình cụ rồi. Chúc cụ chân ái với a Thìn nhé. Miễn bàn với cụ

3 Likes

Xem cái trình chọn cổ DXG với VHM như thế mà cũng mang tiếng cao thủ trên F này bảo sao nhà đầu tư theo bốc cờ đa phần toàn lỗ kkk

Cổ phiếu nào cũng có cơ hội và rủi ro, mình tham gia ở những lúc doanh nghiệp bị định giá thật sự thấp và chân sóng để chọn điểm vào
Ngoài DXG, thì các mã BDS như DIG mình từng vào chân sóng 13 năm ngoái, năm nay cũng vào nhưng không ôm trọn
NTL, KBC và vài mã cổ phiếu liên quan bds không tiện nhắc đến

31 Likes

Nhà đầu tư lớn người ta đầu tư dài hạn hàng năm chứ ra ra vào vào như chợ thì bác cũng chỉ mấy anh trade thôi

Lại mang nghề nghiệp ra nói, nếu đủ phân tích doanh nghiệp tranh luận đầu tư thì nên trưởng thành trong suy nghĩ đã
anw, bạn cũng không đủ NAV để vào làm khách hàng mình đâu :smiley:

33 Likes

Thôi đi bơi, các cụ vào gây sự nhiều quá. Chẳng đi đến đâu cả, nhưng rõ ràng càng vào đây chim cổ phiếu người khác cầm là điều không hay ho gì. Trong khi topic mình chả đả động gì đến cổ phiếu các bạn cầm. Vậy lý do chính vào đây là gì vậy ?

31 Likes

Tôi vào đây chia sẻ đây giảm được càng nhiều F0 bị các công ty ck lùa tôi càng vui kkk

VHM vốn hoá thị trường bao nhiều rồi mà còn lùa nhà đầu tư vào?

Đấy, rõ ràng là các bác đang lấy cái cớ trên diễn đàn để gây tư thù cá nhân
Việc đầu tư của mình, chưa bài nào mình lùa ai vào tự nhiên vào đây đổ thừa :smiley:

32 Likes

Câu hỏi không phải Bank có trở lại nhóm ngành thu hút hay không, mà là khi nào?

Lịch sử trước đây chưa bao giờ gặp chuyện này khi mà cổ đông nhóm BDS vs Ngân hàng chia làm 2 phe đối địch mà trở thành ganh ghét lẫn nhau như thế này.
Thực tế đây là 2 nhóm ngành có mối quan hệ cực kỳ mật thiết với nhau, khi ngân hàng luôn hợp tác với doanh nghiệp BDS để tạo ra lợi ích đem lại hiệu quả kép. Nếu ngân hàng giúp Dn BDS tiếp cận nguồn vốn rẻ, dồi dào để triển khai các dự án tạo ra giá trị thì BDS mang lợi nhuận đem về cho cả hai trong sự hợp tác này
Nhưng năm nay mối lương duyên giữa hai nhóm này trên thị trường chứng khoán là đối thủ cạnh trạnh thu hút dòng tiền của thị trường suy cho cùng bởi lý do lợi ích. Chắc hẳn là vừa qua bất cứ khi nào mà Ngân hàng tăng thì BDS giảm và ngược lại, mối thù hay sự ganh ghét lẫn nhau đều đến từ việc nếu cầm nhóm cổ phiếu này thì không muốn nhóm kia tăng. Đâu đó cũng tạo nên 2 nhóm là lượng lớn NĐT nắm giữ cổ phiếu BDS còn bên còn lại là tự doanh Cty chứng khoán nắm 1 tỷ trọng nhóm Bank .

Đứng trên phân tích khách quan, thì thị trường 2 năm qua đi lên xu hướng tăng là nhờ lượng lớn NĐT F0 đổ tiền vào, đẩy thanh khoản từ 5000—>>35.000 tỷ mỗi phiên theo lý thuyết DOW xu hướng chính thiết lập và tiếp diễn.
Chúng ta chỉ lo sợ khi xu hướng ngược lại downtrend là thanh khoản mất hút, dòng tiền rút ra khỏi kênh chứng khoán.
Còn việc trong xu hướng tăng thì sự đan xen luân phiên giữa các nhóm ngành là điều tất yếu, nhóm nào tốt kì vọng lớn hơn thì tăng xa và nhiều hơn, nhưng không thể thiếu 1 nhóm nào được khi cấu thành kinh tế là bao trọn hay nói lớn hơn là khi tiền đổ vào kênh chứng khoán ít nhiều nhóm nào cũng được hưởng lợi kể cả penny cũng đã tăng giá mạnh mẽ.
Vì lý do 2 năm trở lại đây tiền đổ vào quá lớn, kèm thêm tâm lý đám đông nhà đầu tư tạo nên sự xoay vòng dòng tiền diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ, là yếu tố chính giúp cổ phiếu tăng giá
Cụ thể minh chứng nếu:
6 tháng đầu năm 2021 Bank- Chứng- Thép là nhân tố chính cho đợt tăng giá mạnh mẽ của Vn30
6 tháng cuối năm 2021 BDS, Khu công nghiệp… và nhiều nhóm cổ phiếu midcap khác tạo nên đợt tăng giá mạnh mẽ cho Vnindex…

Gần đây nếu như nhóm BDS tạo ra lợi nhuận tốt cho nhiều NĐT, thì không thể phũ nhận mỗi khi thị trường có biến cố dễ tạo ra những cú điều chỉnh lớn tạo ra sự hoảng loạn giảm sâu thì nhóm ngân hàng lại là trụ đỡ tâm lý, hỗ trợ nâng đỡ cứu tinh lúc khó khăn
Đáng lẽ cuộc chơi này cả hai bên là bạn thay vì thù, vì nếu muốn thị trường đi xa và đi tiếp luôn cần bất kì nhóm ngành nào kể cả Thép, chứng khoán, trụ Vn30 chứ không riêng vì nhóm này mà đạp đổ cổ phiếu khác
Khách quan nhận định, cá nhân từng viết rất nhiều bài về Bank-Chứng - Thép đầu năm và sóng bất động đầu quý 3 vừa rồi. Và mới đây trở lại viết về nhóm bank như thông thường khi thấy thị trường cần sự nâng đỡ và tín hiệu khả quan ở nhóm này.
Thì đại đa số nhà đầu tư cầm cổ phiếu BDS đang thể hiện sự thái quá 1 topic không đụng chạm đến BDS nhưng cho thấy tâm lý đám đông con chiên đệ tử có phần lo sợ
Đừng lo lắng nếu cổ phiếu tốt thì tiền thông minh sẽ tự khắc chạy tới, và còn đi xa. Sau đợt điều chỉnh này chỉ những cổ phiếu nào kì vọng ảo, không có giá trị mới giảm giá.
Những đợt điều chỉnh đôi khi là sự thanh lọc cổ đông, phải có người bán mới có người mua tạo ra thị trường. Siêu cổ phiếu nào rồi cũng phải điều chỉnh đôi lần để đi lên cả

Chart Vnindex vẫn xu hướng tăng và dòng tiền vẫn chọn kênh chứng khoán!

33 Likes

đang kẹt bank hay gì a Cường, nhèm nhỏ dãi cổ bds mà đi phím mấy con bank để ăn 1 vài % à.

Thìn râu tư cách ở đâu mà a cũng lôi ra phân tích sao. Nav khách a to cỡ nào a Cường phân tích với chọn cổ gớm vậy :smiley: