***** Hanoi. Merry Christmas And Happy New Year!*****

Anh mà nói với họ hàng anh chơi chứng là họ bảo anh tham gia đánh bạc đấy á :joy:

3 Likes

Tốt nhất im lặng là vàng anh á :joy:

3 Likes

Nó đó! :joy:
Chả bít giải thjk sao nên im đợi thời gian 5 năm sau chứng minh cho họ thấy mình ko hề oánh bạc em ạ! :face_with_raised_eyebrow:
May trời thương nên sau đó ko cần dấu diếm nữa :partying_face: :sunglasses:

2 Likes

Tốt nhất họ hàng hỏi đang làm gì bẩu nhà con làm truyền thông, vì suốt ngày máy tính với cả chat chít :rofl:

3 Likes

Đấy là anh không cháy TK mất hết tiền thì họ tạm không nói gì. Chứ anh mà cháy TK và mất tiền: Bị nói ngay là thấy chưa cứ chơi cờ bạc cho lắm vào ai thương đâu á :joy:

4 Likes

Anh có chiến lược đó quá thông minh á :joy:

3 Likes

Nếu chuyện ấy xẩy ra thì chuyển qua thành vế 2 " Khổ tâm nhất " vì bụng đói nhưng miệng luôn khoe no " lồi mồm toạc mỏ " :sob:

3 Likes

Chơi CK không thể biết trước được điều gì xảy ra ạ. Nên cứ thấy vừa đủ là ù té quyền anh á :joy:

3 Likes

Hj hj … đúng rùi, tìm ra phương pháp ăn vừa đủ và ăn đều đều là tốt lắm rùi :innocent:
Tham quá dễ mắc … lưỡi câu nè :laughing:
image
( Internet)

4 Likes

Một điều em rút kinh nghiệm là khi nào có người hỏi giá bao nhiêu thì chốt? Y rằng trả lời xong là bị đạp cho ra mật xanh mật vàng ngay…Nên vì thế em mới nói thấy vừa đủ thì ù té quyền là thế anh ạ :joy:

5 Likes

Hjhj …Anh thì hay trả lời bằng câu " tuỳ duyên tuỳ lộc " mỗi người nè :wink:

5 Likes

Dùng từ gọi là: “Lộ Thiên Cơ”, anh ạ :blush:

2 Likes

Chào nhà mới chị @hoanghontim2011

1 Likes

không khí giáng sinh đến rồi cả nhà.

1 Likes

Cảm ơn bạn. Chúc bạn đón Noel và năm mới vui vẻ và bình an nhé :blush::apple:

HÀNH TRÌNH LONG ĐONG CỦA TƯỢNG NỮ THẦN TỰ DO Ở HÀ NỘI
.
Tượng Nữ thần Tự do, tên đầy đủ là “Tự do soi sáng thế giới” là một tác phẩm của nhà điêu khắc người Pháp Fre’de’ric Augustin Bartholdi. Nguyên bản được đúc bằng đồng cao 46m, hình ảnh một phụ nữ châu Âu mặc áo choàng, đầu đội vương miện, tay phải giơ cao ngọn đuốc, tay trái ôm tấm bảng ghi chữ số 4/7/1776. Là món quà của chính phủ Pháp tặng nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh Mỹ 4/7/1884 để đặt tại đảo Liberty thuộc New York, nhưng phải hai năm sau mới được khánh thành vào ngày 28/10/1886.

Ngoài bức tượng nguyên bản đó còn có những phiên bản nhỏ hơn. Một phiên bản cao 11m đặt bên bờ sông Seine ở Paris. Những phiên bản cao 2,85m bằng 1/16 kích thước nguyên bản được đặt ở một số nơi trên thế giới, trong số đó có một phiên bản đã được đặt tại Hà Nội. Số phận long đong của bức tượng Nữ thần Tự do ở Hà Nội đã trải qua nhiều địa điểm trong đó đã từng có thời gian ngự trên đỉnh tháp rùa hồ Hoàn Kiếm.Điều này nhiều người Hà Nội cũ biết nhưng cũng là sự nghi ngờ còn gây tranh luận cho người Hà Nội ngày nay.

Sau khi hoàn thành việc đánh chiếm Hà Nội mở mang đường phố, xây dựng xong khu phố trung tâm, đầu não cho bộ máy chính quyền bảo hộ tại Hà Nội. Ngày 15/3/1887 được sự bảo trợ của Thống sứ Bắc kỳ, chính quyền Hà Nội mở triển lãm kỹ nghệ Hà Nội hay còn gọi là Hội chợ Đấu xảo Hà Nội lần thứ nhất, địa điểm ở bãi đất phố Tràng Thi(nơi tổ chức các kỳ thi Hương trước đây) nay thuộc khuôn viên Thư viện Quốc gia (Nhiều người nhầm lẫn cho rằng địa điểm là ở nhà Đấu xảo phố Trần Hưng Đạo, khu nhà này khai mạc hội chợ lần đầu tiên vào ngày 16/2/1902). Người Pháp đã cho mang tới hội chợ bức tượng đồng Nữ Thần Tự Do nói trên, với ngụ ý khoe rằng đã khai sáng sự văn minh cho xứ sở này.

Tan hội chợ, bức tượng này được tặng lại cho Thành phố Hà Nội. Lúc đầu tổ chức Bắc kỳ Tương tế thuộc chi hội Tam Điểm Bắc kỳ mượn bức tượng đặt ở trụ sở phố Mã Mây nhân việc khánh thành trụ sở và để gây thanh thế cho hội. Sau đó, bức tượng chính thức được đặt tại vườn hoa ở giữa tòa đốc lý và tòa nhà Bưu điện Hà Nội, bờ phía Đông Hồ Hoàn Kiếm (vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay).

Năm 1890 nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh Pháp 14/7 và để ghi nhận công trạng của viên tổng trú sứ dân sự đầu tiên Paul Bert đã chết (chết ngày11/11 năm 1886 do bị kiết lỵ).Người Pháp cho dựng tượng đồng viên trú sứ tại vị trí đặt tượng Nữ Thần Tự Do và đặt tên cho vườn hoa này là vườn hoa Paul Bert. Tượng Nữ Thần Tự Do bị hạ xuống nhưng chưa chuyển đi ngay nên lúc đó dân Hà Nội được nghe câu vè :“Ông Paut Bert lấy bà Đầm xòe ò í e là ò í e”.

Sau đó bức tượng Nữ Thần Tự Do được chọn vị trí đặt trên đỉnh Tháp Rùa của Hồ Hoàn Kiếm mặt hướng về phía tượng Paul Bert, lưng quay về phía nhà thờ Lớn. Việc đặt bức tượng trên đỉnh Tháp Rùa, chính quyền Thành phố đã vấp phải sự phản đối kiên quyết và bền bỉ của giới trí thức tiến bộ và tầng lớp sỹ phu yêu nước Bắc Hà đặc biệt là các nhà nghiên cứu lịch sử của viện Viễn đông Bác cổ.

Đến năm 1897 tượng Nữ Thần Tự Do được chuyển về vườn hoa Nây - rê (square Neyret) mà thời Hậu Lê là Quảng Văn đình, nơi niêm yết các thông báo của triều đình với dân chúng; thời Nguyễn là nơi các quan Câu kê giảng Thập điều Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Dân gian quen gọi là vườn hoa Cửa Nam. Vì tượng Nữ Thần Tự Do là một phụ nữ mặc áo choàng lòe xòe nên dân mình gọi là tượng Bà Đầm xòe và cũng gọi luôn vườn hoa này là “Vườn hoa Bà Đầm xòe”(ngày nay là vườn hoa Bách Việt).

Một bài thơ khuyết danh đã ghi lại ý vị cảm hoài, chua xót :
“Nhớ Quảng Văn đình,tớ đến nghe.
Câu kê chẳng thấy, thấy đầm xòe.
Thập điều bặt tiếng ê a giảng .
Choáng óc kèn Tây rúc tí toe”.

Sau ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, Ông Trần Văn Lai, Đốc lý Hà Nội của chính phủ Trần Trọng Kim (chính phủ thân Nhật) ngoài việc thay đổi tên các đường phố mang tên người Pháp sang tên các danh nhân Việt Nam, đã quyết định cho giật đổ tượng Nữ Thần Tự Do ở vườn hoa Cửa Nam. Vào lúc 9h45 sáng ngày 1/8/1945 tượng Nữ thần Tự do bị giật đổ cùng với việc phá bỏ tượng Paul Bert và một số tượng đài khác của người Pháp đặt tại Hà Nội. Tất cả số tượng bằng đồng này được cất giữ trong kho của sở Lục lộ Thành phố.

Năm 1949 chùa Thần Quang ở Ngũ Xã có chủ trương đúc pho tượng Phật A Di Đà cao 3,95 m, nặng trên 10 tấn nhưng lại thiếu nguyên liệu.

Năm 1952 thị trưởng Hà Nội đã tặng toàn bộ số đồng nói trên cho thợ đúc đồng Ngũ Xã để đúc tượng Phật A Di Đà đặt tại chùa Thần Quang ở Ngũ Xã.

Thế là trải qua 65 năm có mặt ở Hà Nội(có 7 năm nằm trong bóng tối của kho vật liệu của sở Lục lộ)và được đặt ở 5 địa điểm khác nhau, dấu tích của tượng Nữ thần Tự do đến ngày nay là nằm trong bức tượng Phật A Di Đà đặt ở Ngũ Xã.

Ở Việt Nam còn có những phiên bản tượng Nữ thần Tự do làm nhái như ở Cần Đước-Long An dưới thời VNCH.

Tượng NTTD và hàng loạt tượng đài do người Pháp xây dựng ở Hà Nội bị phá bỏ dưới thời Đế Quốc Việt Nam thân Nhật chứ không phải dưới thời VNDCCH. Tượng NTTD và tượng Nữ thần Công lý là hai pho tượng hoàn toàn khác nhau.
ST

7 Likes

HÀ NỘI TỪNG CÓ CON ĐƯỜNG MANG TÊN: “PHỐ NGHĨA TRANG”

Cuối thế kỷ XIX ở phía Nam trung tâm thành phố có một con đường đi từ khu nhượng địa Đồn Thủy(nay là phố Trần Thánh Tông) đến phố Huế, dài khoảng 1200m từng mang tên là “phố Nghĩa trang”(rue de la Cimetie’re) vì ở cuối phố này có một nghĩa trang chôn cất những công dân Pháp sinh sống ở Hà Nội và binh lính Pháp qua đời. Dân Hà Nội thường gọi là khu Nghĩa địa Tây.
Đến năm 1920 phố này mang tên phố Đội La- ri- vê(rue Segent Larrive’e).
Năm 1945 đổi tên là phố Y-éc-xanh (Yersin).
Từ 1949-1951 đổi tên là phố Nguyễn Công Trứ cho đến ngày nay.
Khoảng 1960- 1961 chính quyền Thành phố Hà Nội phá bỏ khu nghĩa địa Tây để xây dựng khu tập thể Nguyễn Công Trứ.Vết tích nghĩa địa vẫn còn cái nhà quàn bằng đá rất kiên cố ở chỗ có lối thông sang Chợ Giời.
(Hình ảnh cổng khu nghĩa trang ở phố Nguyễn Công Trứ)
ST.

9 Likes

Khu này gọi nghĩa địa Tây của Kỵ Nội nhà em bỏ tiền ra xây và trong này toàn bộ người theo Công giáo, Tây Ta nằm trong này ạ. Giải phóng mới đưa toàn bộ lên NT Vĩnh Phúc nằm. Toàn bộ khu Công giáo nằm phía bên trái toàn mộ cổ ở đó ạ.

7 Likes

Hay quá, giờ mình mới biết thông tin này. Thật thú vị.

3 Likes

Qua đọc pic cũ mới biết đến nhà mới c HHT. Chúc c có buổi tối ấm áp! Giáng sinh sắp đến cũng chúc c có giáng sinh ấm áp, ngọt ngào và hạnh phúc

3 Likes