HDC: Rủi ro rớt hơn 26% vốn hóa chạm 29.2 ngàn/cổ

À không nhất thiết là thay đổi giá đâu bạn ơi, có thể là về tin tức thì sao

10 Likes

Ah đúng!


2 Likes

Tin tốt từ Mẽo hả Mèo. Liệu VNI có vận hành theo Mẽo không. Có bác nào trong pic cũng đã cảnh báo, đánh VNI mà nhìn theo DJ thì có ngày ăn cám. Nó không tăng lãi suất lúc này, không có nghĩa nó tạm ngừng. Giống như, để cho thở với đớp vài ngụm không khí, trước khi lặn sâu thôi. Về cơ bản là thị trường chung vẫn cực xấu. Mèo ôm tiền thì chắc cú quá còn gì.

1 Likes

đợt này ai mua xanh theo DJ chắc bốc mộ cuộc tình hết, đu xanh đầu phiên cuối phiên sàn, lỗ 10% trong phiên là có thật :see_no_evil:

1 Likes

Bồ câu thì là vậy, sang tuần diều hâu nó lại lên Mic, rồi lại đè nhau chạy.

Bác cho em hỏi, sao lái cứ bán giá xuống, để mua thấp hơn, cứ bán thấp mãi vậy, đến lúc giá thấp quá có đội cá mập khác thấy rẻ nhảy vào mua thì sao bác. Sao không đánh lên chốt lời vậy bác

Lái nào đánh. Nhỏ lẻ đạp nhau mà chạy chứ sao. Lái nó phân phối hết giá 9x-1xx rồi

Ko đua sợ nó tăng thật là mất hàng vĩnh viễn mà đu sợ chết 2 lần

Bởi vì Cá mập đẩy giá xuống hay đẩy giá lên không hoàn toàn là do ý muốn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào quy luật hệ thống chung, khi hệ thống chung đang giảm thì các cá mập(quản lý lượng tiền lớn do vốn chủ sở hữu hoặc vốn góp uỷ thác) mà còn tham gia thị trường thì chỉ có thể là 1 trong ba tình huống:

  1. Họ nắm vị thế dài hạn từ sớm nên đối với họ sự suy thoái hiện tại không đáng lo do theo họ nó không đủ sức giảm quá mức giá họ đã mua và việc bán ra để tìm điểm mua mới theo họ là quá nhiều rủi ro về thuế trước kì lẫn về rủi ro nội tại của nguy cơ xác định sai và chi phí cơ hội nên họ quyết định giữ tiếp bất kể giá đang giảm.
  2. Họ đang tham gia các hợp đồng tương lai và giữ vị thế bán khống để nắm bắt dự suy giảm.
  3. Họ đang tham gia mua bán chênh lệch(thuật ngữ arbitrage opportunity). Đây chính là các Cá mập khiến giá lên xuống và là loại cá mập mà bạn đang hỏi, hành động arbitrage opportunity này là để đa dạng hoá danh mục để cân bằng với các khoản đầu tư dài ở mục 1 và với các hợp đồng tương lai ở mục 2(vì hành động này gắn liền với việc nắm giữ các cổ có sức bật ngược ngắn hạn khi sự suy giảm diễn ra trên thị trường chung). Lý do là cân bằng rủi ro ngắn hạn nên họ không nắm giữ lâu từ đó mà sự mua bán ngắn hạn này cũng khiến giá không lên hẳn hoặc xuống hẳn mà cứ lên một ít rồi xuống nhiều hơn lặp đi lặp lại trong môi trường Thiên Kiên Bán dài hạn.

Họ không sợ cá mập khác vào bắt đáy giành cơ hội bởi lẽ các mã họ A.O là các mã họ đa dạng hoá danh mục chứ không phải các mã chính của họ, nên nếu điều đó xảy ra chỉ khiến số lượng nắm ở mã đó có giá hơn và càng lợi cho họ hơn chứ không phải điều đáng lo mất hàng.

9 Likes

Vậy khi nào giá mới lên được bác

Câu trả lời là khi lạm phát chững và kinh tế quay lại sự tăng trưởng(điều này thường đi kèm với các chính sách điều chỉnh lãi suất).

Theo thống kê thì kinh tế có 3 loại môi trường, và môi trường tác động đến hiệu suất đầu tư như sau:

  1. Môi trường kinh tế tăng trưởng vừa, lạm phát vừa: trong môi trường này các nhà đầu tư dài hạn(chỉ mua và giữ) tại châu Âu và Bắc Mỹ lãi trung bình: 10% ; Khu vực Châu Á, Mỹ La-tinh trung bình lãi: 20%.
  2. Môi trường kinh tế tăng trưởng tốt không kèm lạm phát: môi trường này các nhà đầu tư dài hạn khu vực châu Âu, Bắc Mỹ lãi trung bình: 30% ; Khu vực châu Á, Mỹ La-tinh lãi trung bình 60%.
  3. Môi trường kinh tế suy thoái kèm lạm phát: môi trường này các nhà đầu tư dài hạn Châu Âu, Bắc Mỹ lãi trung bình: -10% ; Khu vực Châu Á, Mỹ La-tinh lãi trung bình: -20%.

Xác suất xảy ra theo thống kê mỗi trường hợp đều là 1/3.

10 Likes

Vậy chính sách, kinh tế tốt thì cùng tăng. Kinh tế xấu thì cùng giảm, không có trường hợp ngược sóng, ngoại lệ hả bác?
Còn giá trị nội tại của mỗi doanh nghiệp thì sao bác, e thấy mô hình của bác cũng có xét đến mà bác

Không có ngoại lệ, những thông tin nội tại thay đổi thì sẽ chỉ tạo ra sự vào ra của các cá mập mua bán chênh lệch thay vì mua để giữ dài và sự lên xuống giá bởi mua bán chênh lệch chỉ khiến giá đi lên trong ngắn hạn, nên tất cả chiến lược mua và giữ dài đều thua lỗ trong giai đoạn lạm phát và suy thoái này. Nguyên nhân là bởi cổ phiếu doanh nghiệp là một đại lượng giá trị dựa trên sức mua của đồng tiền quốc gia của nó, khi sức mạnh đồng tiền yếu thì sức mua quy đổi từ cổ phiếu cũng yếu, khiến dòng tiền dài hạn sẽ mua các tài sản phi lạm phát để giữ sức mua như trái phiếu kho bạc hoặc trái phiếu phi lạm phát của liên bang Mỹ(hoặc một số đồng tiền trú ẩn như Đô Mỹ; Yên Nhật vì sức bán nội tại của Nhật là thấp bậc nhất so với các đồng tiền khác). Từ đó nội tại các mã chỉ có dòng tiền ngắn và dòng tiền dài nhưng đứng yên(của mục hoạt động tham gia số 1 của cá mập), và dòng tiền đứng yên do không vào ra nên nó không ảnh hưởng được với giá cổ phiếu bằng những dòng tiền ra vào liên tục, vì giá lên xuống là ở sự cạnh tranh mua và cạnh tranh bán.

10 Likes

Em nghĩ giá cũng giảm đến một mức nào đó so với giá trị doanh nghiệp thôi chứ bác.
Hay cứ giảm tiếp, giảm tiếp cho đến giá bất kỳ, chờ cho chính sách thay đổi, rồi mới thôi hả bác

1 Likes

Vậy nghĩa là, vào giai đoạn lạm phát này, công ty nào có giá trị nội tại tốt đến mấy, làm ăn có lãi đến mấy, vẫn coi như bị tăng trưởng âm trong giai đoạn này, phải không hả bác( So sánh với sự trượt giá của VND)

Ở tình trạng lạm phát kèm suy thoái này thì đúng là như vậy trừ khi nó tạo được mức lợi nhuận cao hơn sự mất sức mua mà điều này rất khó, nhưng nó cũng tạo ra cơ hội rất lớn, ở chổ khi kinh tế ổn lại thì các mã sẽ có thị giá cổ phiếu bật mạnh lên để đuổi kịp đà trượt giá của việc mất sức mua(do cổ phiếu là đại lượng giá trị dựa trên tiền), do đó các nước nào có nền kinh tế yếu trượt giá càng nhiều thì sẽ bung lên càng mạnh. Đây chính là cơ hội bù đắp cho rủi ro hệ thống lớn của những đất nước có sự trượt giá(hay gọi lạ hệ số beta, phương sai so với thị trường chung của thế giới) ở mức cao.

11 Likes

Nghĩa là vẫn mua vào được, vẫn đầu tư lâu dài được phải không ạ. Có điều là phải kiên nhẫn chờ đợi, khi nền kinh tế hồi phục, lạm phát dương và chính sách thay đổi đúng không bác.

Chuẩn r đó b

Đúng là vậy, nhưng có một điều như quy luật bất thành văn, là bạn mua càng sớm trong giai đoạn suy thoái thì thời gian bạn thu hồi lại số vốn đó bằng cách đầu tư dài hạn sẽ càng dài, và sự thu hồi vốn này còn phụ thuộc bạn có áp dụng chiến lược cân bằng rủi ro bằng cách phân bổ danh mục hay không. Với các mã có giá trị và đại chúng cũng không được quá 20% vốn trên 1 mã, các mã có giá trị nhưng không đại chúng và có quỹ đầu tư thì không quá 10% một mã, với các mã có giá trị nhưng không đại chúng cũng không có quỹ nào nắm thì chỉ được ở mức 5% một mã trên vốn, sau đó áp dụng mô hình định lượng MPT để triệt hết rủi ro phi hệ thống đi thì có thể nắm lâu được mà vẫn ngủ ngon.

14 Likes

Cảm ơn những chia sẻ của chủ pic, tôi thấy hàm lượng kiến thức của bác tốt quá đáng học hỏi. Đây là điều nên làm cho ae trên diễn đàn hơn là vào cãi cọ nhau mà ko có cơ sở nào cả.

1 Likes