Hiệp định mới phiên bản CTPP Ver 2.0 doping cho dòng xuất khẩu

Khi ký hiệp định xuyên Thái Bình Dương người ta buồn vì không có Mỹ, nhưng sắp tới còn 1 hiệp định mới khủng hơn cả CTPP ra đời đó!
Bên cạnh tỉ giá tăng, cước tàu Cont giảm mạnh cùng việc giá hàng hóa tăng mạnh sẽ mở ra 1 chu kỳ mới cho các DN xuất khẩu và nhất là thủy sản vào TT Mỹ :slight_smile:

5 Likes
3 Likes

thuỷ sản vs điện tăng tốt quá a

1 Likes
3 Likes

Các cổ phiếu chủ lục là TT MỸ Thủy sản VHC ACL FMC MPC …
May mặc GIL MSH…

3 Likes

Bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,4 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây cũng là mức cao kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước đó, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu tôm khá thuận lợi và liên tục tăng trưởng, riêng tháng 4 đạt hơn 442 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái.

Top 5 thị trường nhập tôm chính của Việt Nam gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc ghi nhận tăng trưởng từ 15-91% trong giai đoạn này.

3 Likes

Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) là một bộ tiêu chuẩn cho nền kinh tế số, chuỗi cung ứng, thực phẩm bền vững…
Trước những ý kiến như của bà Yuki Tatsumi, thành viên cấp cao tại Trung tâm Stimson (Mỹ), rằng IPEF kém hấp dẫn hơn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chính quyền của Tổng thống Biden nói rõ IPEF không phải là một hiệp định thương mại tự do mà là một bộ tiêu chuẩn cho nền kinh tế số, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, khử carbon, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và thực phẩm bền vững.
Theo hãng tin Reuters, các thành viên tham gia IPEF gồm Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Úc, Brunei, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Mỹ. Hãng tin AP ước tính GDP của 13 thành viên IPEF chiếm 40% GDP toàn cầu.

4 Likes

Tôm, cá tra nằm trong top 10 thủy sản tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ
https://nongnghiep.vn/tom-ca-tra-nam-trong-top-10-thuy-san-tieu-thu-nhieu-nhat-o-my-d323708.html
Tôm, cá tra đều tiếp tục nằm trong Top 10 loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ. Đây cũng là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

2 Likes

Thông tin kịp thời được đưa ra để củng cố niềm tin cho cổ đông :))

CEO Thực phẩm Sao Ta: Lợi nhuận quý II tăng ít nhất 20%

CEO Sao Ta đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi tốt và tâm thế ổn định. Với riêng Sao Ta, vị CEO tiết lộ hoạt động chế biến xuất khẩu và nuôi tôm đều diễn ra thuận lợi với nhiều tín hiệu tốt, khả năng quý II sẽ vượt mức lợi nhuận ít nhất 20% so với cùng kỳ năm trước. Đây là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp hoàn thành toàn diện kế hoạch năm nay.

Quý II/2021, doanh nghiệp tôm ghi nhận 1.165 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt 81 và 82 tỷ đồng. Như vậy, ước quý II lợi nhuận hơn 98 tỷ đồng.

Quý I, doanh nghiệp tôm đạt 1.328 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 37%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 41 tỷ đồng, tăng 36,6% so với quý I/2021. Công ty lý giải lợi nhuận tăng nhờ doanh số tiêu thụ tăng, dự trữ nguyên liệu và ký hợp đồng có dự tính biến động giá cước tàu.

Công ty mới công bố doanh số chung tháng 4 đạt 18,9 triệu USD (~435 tỷ đồng), tăng 10% so tháng 4/2021. Lũy kế 4 tháng, doanh số tiêu thụ đạt 77,6 triệu USD (~1,785 tỷ đồng), tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Sao Ta cho rằng tháng 4 không có đột biến trong hoạt động do giai đoạn giao thời mùa vụ nguyên liệu. Song, từ tháng 5, hoạt động của công ty sẽ khởi sắc rõ nét, nhất là mảng nông sản tới thời điểm giao hàng hàng loạt và tôm từ trại nuôi tập trung thu hoạch, sản lượng tôm chế biến và tiêu thụ cũng kỳ vọng tăng mạnh.

2 Likes

Với Ace NĐT đang cầm cổ phiếu tôm để ý giá thu mua tôm đang giảm so với quý 1 nhưng giá xuất khẩu lại tăng khá đó nên quý 2 ngành tôm cũng có nhiều câu chuyện để chém gió về LN tăng trưởng mạnh :smiley:

3 Likes

Tây ngửi thấy mùi gì à :joy:

Fubon FTSE Vietnam ETF giải ngân thêm gần 1.400 tỷ đồng từ đầu tháng 5

3 Likes

Béo mấy DN xuất khẩu rồi :joy:

Giá bán USD cao nhất 2 năm

Giá bán USD trên kênh ngân hàng thương mại đã tăng lên mức cao nhất 2 năm với 23.350 đồng/USD, trong khi giá USD tự do cũng đang duy trì ở mức gần 24.000 đồng.

3 Likes

Tận dụng RCEP, xuất khẩu thủy sản sang Australia dự báo tăng mạnh

Theo TTXVN

25/05/2022 14:00

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam ngày càng tăng.

Nhiều cơ hội cho xuất khẩu mặt hàng Tôm sang thị trường Australia khi tận dụng tốt RCEP. (Ảnh: TTXVN)

Nhiều cơ hội cho xuất khẩu mặt hàng Tôm sang thị trường Australia khi tận dụng tốt RCEP. (Ảnh: TTXVN)

Theo đại diện Bộ Công Thương, với tác động của các hiệp định thương mại tự do đa phương với Australia, đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực kể từ đầu năm 2022, hàng thủy sản của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn nhờ lộ trình giảm thuế.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 35,5 triệu USD, tăng 60,3% so với tháng 4/2021.

Như vậy, từ đầu năm 2022 đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia luôn tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đạt 128,1 triệu USD, tăng 53,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Thống kê sơ bộ cho thấy tôm và cá các loại là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Australia. Các tháng đầu năm 2022, cơ cấu chủng loại thủy sản xuất khẩu sang thị trường Australia có thay đổi.

Theo đó, xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng từ 66% trong các tháng đầu năm 2021, lên 73% trong cùng kỳ năm 2022; tỷ trọng cá tra giảm từ 13% xuống còn 11,6%; tỷ trọng cá chẽm giảm từ 6,8% xuống còn 5,8%…

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam ngày càng tăng.

Với các hiệp định thương mại tự do đa phương với Australia, đặc biệt là Hiệp định RCEP có hiệu lực kể từ đầu năm 2022, hàng thủy sản của Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn nhờ lộ trình giảm thuế.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013.

Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi hiệp định này).

Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP. Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN.

Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với các nước này. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022 và có hiệu lực với Malaysia từ 18/3/2022.

3 Likes

Đặc biệt là, Hội chợ thuỷ sản Quốc tế Vietfish do VASEP tổ chức vào tháng 8 tới dự báo sẽ tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà NK thế giới đến với thuỷ sản Việt Nam, là đòn bẩy để thúc đẩy XK tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm nay.
Do vậy, dự báo XK thuỷ sản quý II sẽ tăng 35% - 37% đạt trên 3 tỷ USD. Trong đó XK cá tra tiếp tục tăng mạnh nhất với kim ngạch khoảng 800 triệu USD. XK tôm quý II có thể mang về trên 1,2 tỷ USD, cá ngừ đạt khoảng 280 triệu USD. XK mực, bạch tuộc dự báo sẽ đạt 165 triệu USD.

Với tốc độ tăng trưởng và bối cảnh cung – cầu hiện nay, dự báo 9,5 – 10 tỷ USD sẽ là con số ngoại tệ ngành XK thuỷ sản có thể mang về trong năm 2022. Trong đó, dự báo XK tôm sẽ đạt khoảng 4,1- 4,2 USD, cá tra sẽ bội thu 2,4-2,5 tỷ USD, còn lại là hải sản với khoảng 3,2 -3,3 tỷ USD.

4 Likes

1 phiên thay máu cổ đông dòng thủy sản, mai xem các a diễn tiếp vậy :smiley:

3 Likes

từ khóa IPEF bắt đầu được tìm kiếm nhiều :smiley_cat:

2 Likes

Chủ nghĩa bảo hộ sản phẩm nông nghiệp lên ngôi, mới nhất Malaysia tạm dừng xk thịt gà sẽ tiếp tục đẩy giá cá hàng hóa tăng mạnh. Việt Nam với bệ đỡ nông nghiệp (cá tra, tôm, gạo…) sẽ có cơ hội lớn thu $ tiền. Đặc biệt trong bối cảnh tỷ giá tăng mạnh và cước tàu Cont giảm sâu từ đỉnh. Sau phiên qua thay máu NĐT nay thủy sản cá tra và tôm trở lại mạnh mẽ dẫn sóng xuất khẩu nào :smile:

Malaysia tạm ngừng xuất khẩu thịt gà từ đầu tháng 6

3 Likes

Sau đêm qua cụm từ IPEF đã trở thành phổ biến, cơ hội lớn hơn cho VIỆT NAM đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ !

Cơ hội để các nhà cung cấp Việt Nam ghi điểm tại Mỹ

2 Likes

Qua em bắt có 100 tôm nay nó bay luôn

1 Likes

Sau khi thay máu thuỷ sản trở lại rực rỡ luôn. Thiên thời không khác được =))
Ps: tôm mới bắt đầu khởi động sóng thần thôi, ace nhỡ sóng cá tra thì canh MPC FMC CMX…giá tốt mà chiến nhé :smiley:

4 Likes