Hotnews! FORBES - Chính sách thuế của TT Trump, VN sẽ thay thế TQ trở thành công xưởng TG $$$

, , , , , ,

Dòng KCN chiều nay tím ngắt…
Under Trump Tariffs, ‘Made In Vietnam’ Will Be The New ‘Made In China’

2 Likes

Tổng hợp và so sánh các DN tiêu biểu ngành BĐS KCN

Doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp quý 3 tiếp tục ăn nên làm ra, Đặc biệt một DN có lợi nhuận chiếm 1/4 toàn ngành


Chuyên trang Doanh nhân & Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam

3 giờ trước5 liên quanGốc

Trong quý 3/2024, các ông lớn bất động sản khu công nghiệp đều có lãi tăng trưởng, điều này giúp lợi nhuận toàn ngành tăng 55% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lợi nhuận một doanh nghiệp chiếm tới 1/4 toàn ngành.

Bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh BĐS đứng thứ 2 với hơn 1.4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Sức hút trong dài hạn của Việt Nam đối với vốn FDI vẫn tốt, bởi một phần do các nhà sản xuất toàn cầu có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam; chi phí lao động cạnh tranh, nhiều hiệp định thương mại tự do và đà chuyển đổi sang sản xuất tiên tiến thông qua chuyển giao công nghệ và nâng cao kỹ năng, đặc biệt trong các ngành như chất bán dẫn.

Bên cạnh đó, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng như các dự án cao tốc, sân bay, đường vành đai… nhằm giúp tăng cường sự kết nối và thuận tiện cho các KCN.

Trong quý 3/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi Luật Quy hoạch. Điểm thay đổi chính chủ yếu làm giảm sự chồng chéo về hệ thống quy hoạch, phân quyền cho UBND cấp tỉnh được triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch. Điều này giúp rút ngắn thời gian triển khai các dự án KCN.

Các thông tin tích cực trên cũng phần nào nói lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mảng này trong quý 3. Theo thống kê từ 27 doanh nghiệp BĐS KCN trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 3/2024 với tổng doanh thu 9,415 tỷ đồng, lãi ròng 2,097 tỷ đồng, tăng lần lượt 29% và 55% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với quý liền trước (quý 2/2024), cả doanh thu và lãi ròng đều giảm 2% và 11%. Biên lãi gộp kỳ này ở mức 36%, tương đương cùng kỳ.

Lợi nhuận một doanh nghiệp chiếm tới 1/4 toàn ngành

Quý 3, có 14/27 doanh nghiệp lãi tăng trưởng, 11 doanh nghiệp giảm lãi, 1 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi và 1 tiếp tục thua lỗ.

Xét về giá trị, Tổng Công ty IDICO - CTCP (HNX: IDC) lãi ròng cao nhất đạt 511 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ và chiếm hơn 24% tổng lợi nhuận toàn ngành, đây cũng là công ty có doanh thu cao nhất. IDICO cho biết, do tăng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê hạ tầng KCN đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần khiến lợi nhuận tăng.

Nhờ bán các khoản đầu tư khiến lợi nhuận ròng của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP) tăng 56% lên gần 302 tỷ đồng. Hay Becamex IDC (HOSE: BCM) có lãi hơn 344 tỷ đồng, tăng 58%.

Trái ngược, lợi nhuận ròng quý 3 của Sonadezi (UPCoM: SNZ) đi lùi 8% về 209 tỷ đồng.

Sau khi có lãi tăng bằng lần trong quý 2, CTCP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: VRG) quay lại thua lỗ hơn 3 tỷ đồng trong quý 3, cùng kỳ lỗ 4.5 tỷ đồng, dù doanh thu gần 7 tỷ đồng, tăng 27%, đây cũng là doanh nghiệp duy nhất lỗ của ngành.

VRG cho biết, do trong kỳ công ty chưa ký được hợp đồng mới về thuê lại đất gắn với cơ sở hạ tầng khiến kết quả kinh doanh thua lỗ. Tuy vậy, nửa đầu năm kinh doanh có hiệu quả, VRG vẫn lãi 9 tháng hơn 30 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 3 tỷ đồng.

Nhìn chung về kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2024, gần 60% doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng. Trong đó, IDC vẫn là cái tên có lợi nhuận lớn nhất ngành đạt gần 1,639 tỷ đồng, tăng 95% so cùng kỳ; theo sau là BCM lãi ròng 736 tỷ đồng, tăng 89%.

Giá cổ phiếu nhóm BĐS KCN có tăng theo?

Thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay có sự hồi phục nhưng chưa rõ nét, bằng chứng cho thấy chỉ số ngành bất động sản giảm hơn 2% so với đầu năm, trong khi VN-Index tăng hơn 7%.

Tuy nhiên, trên nền kết quả kinh doanh tăng trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024, nhóm cổ phiếu BĐS KCN được xem là ngành có triển vọng tích cực và luôn là điểm sáng khi chỉ số của nhóm này tăng 8% so đầu năm.

Có mức tăng trưởng mạnh nhất là SIP, giá cổ phiếu chủ KCN lớn nhất Tây Ninh đã tăng 43% so với đầu năm, hiện ở mức 77,900 kết phiên ngày 18/11. Còn giá cổ phiếu SNZ và IDC cũng tăng lần lượt gần 28% và 12%. Ông trùm KCN Bình Dương BCM tăng khiêm tốn với gần 7%.

Riêng cổ phiếu của KBC lại đi ngược dòng khi giá giảm gần 13%, đóng cửa phiên 18/11 ở 27,600 đồng/cp. Mặc dù vậy, KBC có thể được hưởng lợi khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, do ông lớn KCN miền Bắc này đã ký thỏa thuận với Trump Organization về một dự án xây dựng tổ hợp khu đô thị sân golf với vốn đầu tư 1.5 tỷ USD tại Hưng Yên, có thể được đẩy nhanh tiến độ.

Giá thuê đất khu công nghiệp tăng trong khi nguồn cung hạn chế

Theo JLL Việt Nam, quý 3 không ghi nhận nguồn cung đất KCN mới do các vướng mắc có thể kể đến như đền bù đất không có sổ đỏ, khác biệt giữa mục đích sử dụng đất thực tế và theo cấp phép, không đồng thuận về mức đền bù… những vấn đề này làm chậm quá trình giải phóng mặt bằng và gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Tuy nhiên, dòng vốn FDI liên tục đổ vào đã tạo ra sự lạc quan về nhu cầu đất công nghiệp trong tương lai, đặc biệt là ở miền Bắc. Các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển đến hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư ở miền Bắc chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến bán dẫn, điện tử, linh kiện và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực này.

Còn ở miền Nam, các dự án sản xuất FDI mới đăng ký chủ yếu được ghi nhận ở các nhà xưởng xây sẵn như một phương pháp thay thế cho những doanh nghiệp muốn đặt cơ sở ở miền Nam.

Về giá thuê đất KCN bình quân tại miền Nam trong quý 3 đạt 163.7 USD/m2/kỳ hạn thuê và miền Bắc là 132.1 USD/m2/kỳ hạn thuê đều tăng 2% so với cùng kỳ.

JLL Việt Nam cho rằng triển vọng thị trường BĐS KCN vẫn lạc quan bởi xu hướng sản xuất toàn cầu và sức cạnh tranh của Việt Nam, cũng như nỗ lực và kết hợp chặt chẽ của chính quyền và chủ đầu tư hạ tầng KCN. Sự kết hợp này có khả năng thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng và sức hấp dẫn mảng này đối với các nhà đầu tư và khách thuê tiềm năng.

Dự kiến các địa phương có lợi thế về quỹ đất dồi dào cho phát triển công nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc đơn giản hóa thủ tục giải phóng mặt bằng, sẽ có những tiến triển đáng kể trong phát triển đất công nghiệp thời gian tới.

1 Likes

Ai có full bài này ko, vô forbes ko đc

1 Likes

Nội dung trên copy → google → tới trang này …

https://www.theguardian.com/world/2024/nov/20/donald-trump-tariffs-plan-china-imports-companies-impact-ntwnfb

1 Likes

Ngoài ra, SZE quản lý khai thác nghĩa trang nhân dân Tp. Biên Hòa là 1 nghĩa trang rất lớn ở Đồng Nai.
SZE có dịch vụ vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, hỏa táng, mai táng, xây mộ; Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác nghĩa trang

1 Likes

Không phải bài này đâu bác

1 Likes

NaK có nói … bài của bạn đưa. Bài trên chỉ viết sâu mảng năng lượng mặt trời … TQ vào Mỹ ko phải “made in China” …

  • Nội dung chuyển dịch này thì ko mới bởi thông tin v/v TQ “chuyển” cơ sở SX ra khỏi đất nước → nước lân cận.

P/s : TT nay đáo hạn PS và đây mới là thông tin có ả/h hay sức nặng TT ngày … này.

1 Likes

VGC tím đầu tiên

2 Likes

Cả nhóm ngành chuẩn bị đổi màu.

2 Likes

Full bài đây nhé anh em…Đọc xong choáng đấy…

FORBESINNOVATION 1

DT

DT4725×1153 190 KB

PREMIUMDAILY COVER 1

Under Trump Tariffs, ‘Made In Vietnam’ Will Be The New ‘Made In China’

ILLUSTRATION BY CECILIA RUNXI ZHANG FOR FORBES; PHOTOS BY SCOTT OLSON/GETTY IMAGES; JDAWNINK/GETTY IMAGES

Nov 20, 2024,06:30am EST

Updated Nov 20, 2024, 10:14am EST

For decades, the Southeast Asian nation has opened its doors to major firms like Apple, Samsung and Intel. Now it’s poised to do even bigger business.

By Cyrus Farivar, Forbes Staff


President-elect Donald Trump says his plan to impose heavy tariffs on goods imported to the U.S. will shrink the federal deficit, lower food prices and create more jobs at home. On the campaign trail in Savannah, Ga., he vowed to “relocate entire industries” to the U.S. “You will see a mass exodus of manufacturing from China to Pennsylvania, from Korea to North Carolina, from Germany to right here in Georgia,” he said in September.

But such reshoring is unlikely to happen, certainly not at the scale and speed that Trump wants, if ever. Instead, expect to see one country as a major beneficiary of Trump’s policies: Vietnam.

“If previously it was made in China, now it’s going to be made in Vietnam,” Jason Miller, a professor of supply chain management at Michigan State University, told Forbes. “That production is not coming back to America.”

VIETNAM-US-DIPLOMACY-ECONOMY

VIETNAM-US-DIPLOMACY-ECONOMY1440×948 256 KB

The Tan Vu container port in Hai Phong.

AFP VIA GETTY IMAGES

During the previous Trump administration, major foreign corporations, including Apple, Foxconn and Intel started pivoting to Vietnam as a way to diversify their manufacturing portfolio. Just two months ago, SpaceX announced a $1.5 billion investment in Vietnam, too. Even the Trump Organization is investing in the country, with a recently trumpeted $1.5 billion luxury real estate deal.

And now, the southeast Asian nation is well-positioned to benefit even more from the anticipated anti-China sentiment of the forthcoming administration — especially if it moves quickly to streamline regulation so that businesses can move in quickly.

Vietnam has a number of advantages over other regional rivals like India. First, as a single-party authoritarian state, Vietnam can and does set new business-friendly policy quickly. Additionally, the country is geographically well-positioned: it already has three of the world’s top 50 busiest ports, and is next-door to China, making trade and logistics between the two countries easier. Critically, Vietnam also has a free-trade agreement with the European Union – the only other regional country besides Singapore to have one. (India is currently negotiating such a deal, which would smooth imports and exports between the E.U. and the world’s most populous country.)

Vietnam is also moving quickly to improve the infrastructure needed to support large projects, like the country’s new decree earlier this year that allows companies to buy green energy from solar power producers, rather than go through the traditional state power utility. The move, which makes it easier for companies to meet their climate targets, was applauded by Apple, Samsung, the country’s largest foreign investor, and the United States embassy in Hanoi.

Trump has repeatedly said in recent months that he wants to promote American manufacturing and make foreign made goods more expensive to import. He’s singled out Mexico as well as China, saying earlier this month that he would implement tariffs of between 25% and 100% on products made south of the border. Previously, he said that goods made in China should be hit with a 60% tariff, while anything manufactured abroad should have a blanket 20% tariff — including Vietnam. But the country clearly sees an opportunity for growth.

“Vietnam could be mildly successful or it could be hugely successful depending on how it facilitates this [foreign direct investment] wave,” Anh Ngoc Tran, a professor of governance at Indiana University and a former advisor to the Vietnamese prime minister, told Forbes.

Tran said he is currently preparing a memo for Hanoi about how his home country can capitalize on these strict new trade rules, as Vietnam bets that a huge influx of foreign capital will help transform it into a developed, high-income country by 2045. At the top of Tran’s list is targeting multinational corporations that will bring their own ecosystem of suppliers, and focusing on higher-value goods.

“Vietnam should prioritize companies that will bring other companies to Vietnam," he said. “If you bring Apple, there are a lot of other suppliers that want to be close to Apple – companies that allow Vietnam to move into a more high-tech sector. Instead of doing footwear and textiles, Vietnam should aim for biotechnology and AI and semiconductors.”

That’s a shift from its roots as a manufacturing powerhouse in southeast Asia. The country first developed a reputation in the 1990s for footwear and textile manufacturing for foreign multinational corporations like Nike and Adidas. But by the 2000s, major electronics companies began moving out of China to take advantage of lower labor costs and favorable trade agreements in Vietnam. Samsung opened its first manufacturing plant there in 2008, and other large multinational companies, including LG and Intel, quickly followed suit. This wave of multi-billion dollar deals prompted smaller suppliers for those larger firms to also set up shop in the country.

As a result, Vietnam’s trade deficit with the United States – the difference between what it exports versus what it imports – has tripled since 2004. According to the United States Census Bureau, Vietnam now has the fourth largest trade deficit with the United States, behind China, Mexico, and the European Union.

When the first Trump administration imposed tariffs on specific goods made in China, like solar panels and washing machines, in 2018, they did not entice firms to bring manufacturing home. Instead, production just shifted to Vietnam, as well as other Asian nations, including Thailand, Malaysia, and India. But Vietnam’s GDP has grown fasterthan any of its Asian neighbors except for China, averaging 6.2% growth per year.

By May 2020, Apple began moving manufacturing AirPods out of China and into Vietnam. Months later, Foxconn reportedly began moving some of its iPad and MacBook assembly out of China and to Vietnam at Apple’s request. (Apple has also moved some production to India.)

Statistics from the United States International Trade Commission also show that between 2018 and 2019, electronics imports from Vietnam almost doubled. A 2023 report from the World Bank found that between 2017 and 2022, the amount of Chinese-made items ranging from sewing machines to laser printers imported into the U.S. fell, while the share of Vietnamese-made items rose at corresponding rates.

Vietnam had clearly pounced on the opportunity. It’s “one of the countries that managed to take advantage of the U.S.-China tariffs, in terms of being able to enter the U.S., at least over the first few years of the trade war,” Pablo Fajgelbaum, an economics professor at the University of California, Los Angeles, told Forbes.

That grew the country’s entire export economy as plants shifted to Vietnam, manufacturing goods for more than just U.S. consumers. “Vietnam grew its exports to the rest of the world, too,” Fajgelbaum said. He expects that if there’s a gap in tariffs between Vietnam and China, companies will continue moving their plants there.

Recently, Maersk announced late last month that it had opened its first bonded warehouse in northern Vietnam – a facility where goods can be stored before paying duties or tariffs – in the Haiphong seaport region, and announced that Amazon Vietnam would be its first client. Lego, the Danish iconic toy maker, also said earlier this month that its new $1 billion plant in Binh Duong was nearly complete, and would come onlineearly next year.

Vietnam has also cozied up to Trump himself. In early October, Eric Trump, the president-elect’s son and the executive vice president of the Trump Organization, announced the development of a $1.5 billion project that will include five-star hotels and golf courses in a province outside Hanoi.

“Vietnam has tremendous potential for luxurious hospitality and entertainment, and we are beyond thrilled to work with this amazing family to redefine luxury in the region,” the younger Trump said in a statement at the time, referring to the company’s Vietnamese partners.

Domestic investors see great opportunities too. Michael Kokalari, chief economist of Vina Capital, one of Vietnam’s largest investment firms in the country, with $3.7 billion under management, told Forbes that he believes all of these trends will create demand for logistics and clean energy companies, and help grow the middle class in Vietnam. “Much of our investment activities at VinaCapital are focused on companies that either directly or indirectly benefit from the growing middle class,” he said by email.

Just as companies once moved manufacturing to China, Trump’s tariffs will just accelerate the shift to Vietnam. Either way, the domestic ship has sailed.

1 Likes

Anh em nào khó hiểu có thể dùng GG dịch tạm nhé: Theo Thuế quan của Trump, ‘Sản xuất tại Việt Nam’ sẽ là ‘Sản xuất tại Trung Quốc’ mới Trong nhiều thập kỷ, quốc gia Đông Nam Á này đã mở cửa cho các công ty lớn như Apple, Samsung và Intel. Bây giờ, họ đã sẵn sàng để làm ăn lớn hơn nữa. Bởi Cyrus Farivar, Nhân viên Forbes ________________________________________ Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết kế hoạch áp thuế nặng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ của ông sẽ thu hẹp thâm hụt liên bang, hạ giá thực phẩm và tạo ra nhiều việc làm hơn trong nước. Trong chiến dịch tranh cử tại Savannah, Georgia, ông đã thề sẽ “di dời toàn bộ các ngành công nghiệp” về Hoa Kỳ. “Bạn sẽ thấy một cuộc di cư hàng loạt của ngành sản xuất từ ​​Trung Quốc đến Pennsylvania, từ Hàn Quốc đến Bắc Carolina, từ Đức đến ngay tại Georgia”, ông nói vào tháng 9. Nhưng việc hồi hương như vậy khó có thể xảy ra, chắc chắn không ở quy mô và tốc độ mà Trump mong muốn, nếu có. Thay vào đó, hãy mong đợi thấy một quốc gia là bên hưởng lợi chính từ các chính sách của Trump: Việt Nam. “Nếu trước đây nó được sản xuất tại Trung Quốc, thì giờ nó sẽ được sản xuất tại Việt Nam”, Jason Miller, giáo sư quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học bang Michigan, chia sẻ với Forbes. “Hoạt động sản xuất đó sẽ không quay trở lại Mỹ”. Trong chính quyền Trump trước đây, các tập đoàn nước ngoài lớn, bao gồm Apple, Foxconn và Intel đã bắt đầu chuyển hướng sang Việt Nam như một cách để đa dạng hóa danh mục sản xuất của họ. Chỉ hai tháng trước, SpaceX cũng đã công bố khoản đầu tư 1,5 tỷ đô la vào Việt Nam. Ngay cả Trump Organization cũng đang đầu tư vào quốc gia này, với một thỏa thuận bất động sản xa xỉ trị giá 1,5 tỷ đô la mới được công bố gần đây. Và hiện tại, quốc gia Đông Nam Á này đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi nhiều hơn nữa từ tâm lý chống Trung Quốc được dự đoán của chính quyền sắp tới — đặc biệt là nếu chính quyền này nhanh chóng hành động để hợp lý hóa quy định để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển vào. Việt Nam có một số lợi thế so với các đối thủ khác trong khu vực như Ấn Độ. Đầu tiên, là một quốc gia độc đảng độc tài, Việt Nam có thể và thực sự đã thiết lập chính sách thân thiện với doanh nghiệp mới một cách nhanh chóng. Ngoài ra, đất nước này còn có vị trí địa lý thuận lợi: hiện đã có ba trong số 50 cảng biển bận rộn nhất thế giới và nằm ngay cạnh Trung Quốc, giúp cho hoạt động thương mại và hậu cần giữa hai nước trở nên dễ dàng hơn. Quan trọng hơn, Việt Nam cũng có một hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu - quốc gia duy nhất trong khu vực ngoài Singapore có hiệp định này. (Ấn Độ hiện đang đàm phán một thỏa thuận như vậy, sẽ giúp hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu giữa EU và quốc gia đông dân nhất thế giới trở nên dễ dàng hơn.) Việt Nam cũng đang nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ các dự án lớn, như nghị định mới của đất nước vào đầu năm nay cho phép các công ty mua năng lượng xanh từ các nhà sản xuất điện mặt trời, thay vì thông qua công ty điện lực nhà nước truyền thống. Động thái này, giúp các công ty dễ dàng đạt được mục tiêu về khí hậu của mình, đã được Apple, Samsung, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của đất nước và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hoan nghênh. Trong những tháng gần đây, Trump đã nhiều lần nói rằng ông muốn thúc đẩy sản xuất của Hoa Kỳ và làm cho hàng hóa sản xuất ở nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn khi nhập khẩu. Ông đã chỉ đích danh Mexico cũng như Trung Quốc, nói vào đầu tháng này rằng ông sẽ áp dụng mức thuế từ 25% đến 100% đối với các sản phẩm được sản xuất ở phía nam biên giới. Trước đó, ông nói rằng hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc sẽ bị đánh thuế 60%, trong khibất kỳ sản phẩm nào được sản xuất ở nước ngoài đều phải chịu mức thuế suất chung là 20% — bao gồm cả Việt Nam. Nhưng rõ ràng quốc gia này nhìn thấy cơ hội tăng trưởng. “Việt Nam có thể thành công ở mức độ vừa phải hoặc có thể thành công to lớn tùy thuộc vào cách tạo điều kiện cho làn sóng [đầu tư trực tiếp nước ngoài] này”, Anh Ngoc Tran, giáo sư quản trị tại Đại học Indiana và là cựu cố vấn của thủ tướng Việt Nam, nói với Forbes. Tran cho biết hiện ông đang chuẩn bị một bản ghi nhớ cho Hà Nội về cách đất nước ông có thể tận dụng các quy tắc thương mại mới nghiêm ngặt này, vì Việt Nam đặt cược rằng dòng vốn nước ngoài lớn sẽ giúp chuyển đổi đất nước thành một quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Đứng đầu danh sách của Tran là nhắm mục tiêu vào các tập đoàn đa quốc gia sẽ mang theo hệ sinh thái nhà cung cấp của riêng họ và tập trung vào các mặt hàng có giá trị cao hơn. “Việt Nam nên ưu tiên các công ty sẽ đưa các công ty khác đến Việt Nam", ông nói. “Nếu bạn đưa Apple vào, sẽ có rất nhiều nhà cung cấp khác muốn gần gũi với Apple – các công ty cho phép Việt Nam chuyển sang một lĩnh vực công nghệ cao hơn. Thay vì sản xuất giày dép và dệt may, Việt Nam nên hướng đến công nghệ sinh học, AI và chất bán dẫn”. Đó là sự thay đổi từ gốc rễ là một cường quốc sản xuất ở Đông Nam Á. Lần đầu tiên đất nước này nổi tiếng vào những năm 1990 về sản xuất giày dép và dệt may cho các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài như Nike và Adidas. Nhưng đến những năm 2000, các công ty điện tử lớn bắt đầu chuyển ra khỏi Trung Quốc để tận dụng chi phí lao động thấp hơn và các hiệp định thương mại có lợi tại Việt Nam. Samsung đã mở nhà máy sản xuất đầu tiên tại đây vào năm 2008 và các công ty đa quốc gia lớn khác, bao gồm LG và Intel, cũng nhanh chóng làm theo. Làn sóng các thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la này đã thúc đẩy các nhà cung cấp nhỏ hơn cho các công ty lớn hơn cũng thành lập cửa hàng tại quốc gia này. Do đó, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ - chênh lệch giữa những gì nước này xuất khẩu so với những gì nước này nhập khẩu - đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2004. Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, Việt Nam hiện có thâm hụt thương mại lớn thứ tư với Hoa Kỳ, sau Trung Quốc, Mexico và Liên minh Châu Âu. Khi chính quyền Trump đầu tiên áp thuế đối với một số mặt hàng cụ thể được sản xuất tại Trung Quốc, như tấm pin mặt trời và máy giặt, vào năm 2018, chúng đã không thu hút được các công ty đưa hoạt động sản xuất trở về nước. Thay vào đó, hoạt động sản xuất chỉ chuyển sang Việt Nam, cũng như các quốc gia châu Á khác, bao gồm Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ. Nhưng GDP của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nước láng giềng châu Á nào ngoại trừ Trung Quốc, đạt mức tăng trưởng trung bình 6,2% mỗi năm. Đến tháng 5 năm 2020, Apple bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất AirPods ra khỏi Trung Quốc và vào Việt Nam. Vài tháng sau, Foxconn được cho là đã bắt đầu chuyển một số dây chuyền lắp ráp iPad và MacBook ra khỏi Trung Quốc và đến Việt Nam theo yêu cầu của Apple. (Apple cũng đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang Ấn Độ.) Số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cũng cho thấy rằng từ năm 2018 đến năm 2019, lượng hàng điện tử nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng gần gấp đôi. Một báo cáo năm 2023 của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng từ năm 2017 đến năm 2022, lượng hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, từ máy khâu đến máy in laser nhập khẩu vào Hoa Kỳ đã giảm, trong khi tỷ lệ hàng hóa do Việt Nam sản xuất tăng theo tỷ lệ tương ứng. Rõ ràng là Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội. Đây là "một trong những quốc gia đã tận dụng được lợi thế từ thuế quan của Hoa Kỳ-Trung Quốc, về khả năng nhập cảnh vào Hoa Kỳ, ít nhất là trong vài năm đầu tiênnhiều năm chiến tranh thương mại”, Pablo Fajgelbaum, giáo sư kinh tế tại Đại học California, Los Angeles, chia sẻ với Forbes. Điều đó đã thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xuất khẩu của đất nước khi các nhà máy chuyển sang Việt Nam, sản xuất hàng hóa không chỉ cho người tiêu dùng Hoa Kỳ. “Việt Nam cũng tăng xuất khẩu sang các nước còn lại trên thế giới”, Fajgelbaum cho biết. Ông hy vọng rằng nếu có khoảng cách về thuế quan giữa Việt Nam và Trung Quốc, các công ty sẽ tiếp tục chuyển nhà máy của họ đến đó. Gần đây, Maersk đã thông báo vào cuối tháng trước rằng họ đã mở kho ngoại quan đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam - một cơ sở nơi hàng hóa có thể được lưu trữ trước khi nộp thuế hoặc thuế quan - tại khu vực cảng biển Hải Phòng và thông báo rằng Amazon Việt Nam sẽ là khách hàng đầu tiên của họ. Lego, nhà sản xuất đồ chơi mang tính biểu tượng của Đan Mạch, cũng cho biết vào đầu tháng này rằng nhà máy mới trị giá 1 tỷ đô la của họ ở Bình Dương đã gần hoàn thành và sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm sau. Việt Nam cũng đã thân thiện với chính Trump. Vào đầu tháng 10, Eric Trump, con trai của tổng thống đắc cử và là phó chủ tịch điều hành của Trump Organization, đã công bố việc phát triển một dự án trị giá 1,5 tỷ đô la bao gồm các khách sạn năm sao và sân golf tại một tỉnh bên ngoài Hà Nội. “Việt Nam có tiềm năng to lớn về dịch vụ khách sạn và giải trí sang trọng, và chúng tôi vô cùng vui mừng khi được hợp tác với gia đình tuyệt vời này để định nghĩa lại sự sang trọng trong khu vực”, Trump trẻ tuổi cho biết trong một tuyên bố vào thời điểm đó, ám chỉ đến các đối tác Việt Nam của công ty. Các nhà đầu tư trong nước cũng nhìn thấy những cơ hội tuyệt vời. Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng của Vina Capital, một trong những công ty đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với 3,7 tỷ đô la đang quản lý, đã nói với Forbes rằng ông tin rằng tất cả những xu hướng này sẽ tạo ra nhu cầu đối với các công ty hậu cần và năng lượng sạch, đồng thời giúp phát triển tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. “Phần lớn các hoạt động đầu tư của chúng tôi tại VinaCapital tập trung vào các công ty được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ tầng lớp trung lưu đang phát triển”, ông cho biết qua email. Cũng giống như các công ty từng chuyển hoạt động sản xuất sang Trung Quốc, thuế quan của Trump sẽ chỉ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang Việt Nam. Dù bằng cách nào, con tàu trong nước đã ra khơi.

1 Likes

(bài đăng bị xóa bởi tác giả)

Lợi nhuận nhóm bất động sản khu công nghiệp tăng 55%: Top 1 bứt phá gấp 3 lần cùng kỳ

Cập nhật: 13:50 | 21/11/2024

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh không chỉ thách thức nội tại mà còn sự ảnh hưởng của thị trường chung.

Top 3 dẫn đầu về lợi nhuận: IDC, BCM và SIP

Theo báo cáo tài chính quý III/2024 của 27 doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp niêm yết, tổng doanh thu toàn ngành đạt 9.415 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận ròng cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng 55%, đạt 2.097 tỷ đồng. Trong đó, 14 doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng dương, song sự tăng trưởng không đồng đều khi vẫn có doanh nghiệp báo lãi giảm và thậm chí thua lỗ.


Hình minh họa

Tổng Công ty IDICO (IDC) dẫn đầu nhóm với lợi nhuận ròng đạt 511 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Đóng góp của IDC chiếm đến 1/4 lợi nhuận toàn ngành nhờ tăng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp (KCN) đáp ứng điều kiện ghi nhận một lần. Doanh thu quý III của IDC cũng đạt 2.275,5 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ.

Xếp thứ hai là Becamex IDC (BCM), ghi nhận lãi sau thuế 344 tỷ đồng, tăng 58%. Doanh thu thuần của BCM đạt gần 1.228 tỷ đồng, tăng 9%. Mặc dù chi phí hoạt động gia tăng, công ty hưởng lợi từ khoản lãi 224 tỷ đồng từ công ty liên doanh, gấp 38 lần cùng kỳ, giúp duy trì đà tăng trưởng.

Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) đứng thứ ba với lợi nhuận ròng gần 302 tỷ đồng, tăng 56% so với quý III/2023. Doanh thu thuần của SIP đạt 1.977 tỷ đồng, tăng 16%, chủ yếu nhờ mảng cung cấp dịch vụ tiện ích điện, nước tại các KCN. SIP cũng ghi nhận khoản doanh thu tài chính tăng 155%, bù đắp cho sự gia tăng chi phí hoạt động.