Rôm quá. Mình nhảy vào góp vui dù giờ ôm TDC. Các bạn nghĩ họ bỏ nghìn tỷ để mua thâu tóm IJC và TDC rồi mang giấy lên sàn hả? Lại còn bơm lãi trái phiếu vài trăm tỷ lãi suất thấp như cho giữa cái lúc Chính phủ bơm cash này.
Thị trường vượt 1k2 mà mấy bác vẫn còn ngồi đây cãi nhau à.
- Ai cũng biết IJC là hàng ngon, hàng đánh theo quý, theo năm nhưng lỗ quá -7% -9% rồi cắt chờ điểm hồi vào lại thôi đánh theo quý, theo năm mà trễ 1 2 nhịp các bác cũng sợ.
- Đu giá 31 32 không phải là sai. Không đi qua đinh sao biết đó là đỉnh mà trách người ta. Có trách thì chỉ trách các bác lỗ nặng mà ko chịu cắt gồng bỏ qua rất nhiều cơ hội. Âu đó cũng là bài học cho các bác F0 tiền đi kinh nghiệm vẫn còn. Trên thị trường CK này ko ai giỏi hơn ai cả chỉ có ai kinh nghiệm nhiều hơn ai thôi.
- Khi thị trường đến 1k2 thế này có rất nhiều cơ hội sụp cũng là 1 cơ hội mà qua 1k2 cũng là 1 cơ hội. Ai cũng biết quý 1 này dòng ck ai cũng lãi lồi mồm lãi khủng. Mà tích lũy 2 3 tháng nay thì chỉ cần 1 dòng tiền vào là nó phi như điên. Em đoán các bác ai cũng biết ai cũng hiểu nhưng ko ai chịu làm ngồi cắn răng cắn cỏ đợi 1 cổ phiếu đánh theo năm tăng vù vù như các cổ đầu cơ.
- NAV cũng quyết định luôn cách đầu tư của mỗi người. Vốn khủng vốn to như bác only thì thường ít bay nhảy. Còn NAV 1 tỷ 2 tỷ hoặc dưới 1 tỷ thì cứ vô tư bay nhảy đi. Bay càng nhiều nhảy càng nhiều va chạm càng nhiều tự nhiên các bác sẽ có kinh nghiệm thôi và từ đó sẽ rút ra dc cách đầu tư sao cho hợp lý nhất.
- Em biết nhiều bác còn tức là thị trường qua 1k2 sao vẫn còn xa bờ -10% -12%. Đó là do các bác thôi. -7% cắt thì sao đến -10% được.
- Cùng 1 cỗ phiếu người vô 25x sẽ có vị thế khác người vô 30x cho nên cứ mặc định lỗ quá thì cắt thôi. Người ta vô trước bạn lỗ ít hơn bạn người ta hold đó là việc của người ta. Bạn vô sau lỗ quá -7% thì cắt ko ai trách bạn cả. Hơn nhau là cách quản trị rủi ro của các bạn thôi.
Trái phiếu bình thường hay trái phiếu chuyển đổi hả bác
Trái phiếu thường. Lãi suất bèo. Bơm IJC tháng 12-2020 rồi. TDC thoái xong vào tháng 5 tới là cũng bơm. Ko lấy đâu tiền làm dự án?
Mãi mới thấy được một bác có cái nhìn rất công tâm về đầu tư. Cứ như bác thì cuộc sống nhẹ nhàng biết chừng nào, không trần ai.
Réo hồn cả sáng tới giờ mà ko thấy cụ ấy vào comment. Chắc dỗi thật rồi.
Ngon rồi bác
Các bác cãi nhau xôm quá e vô giúp vui. Túm lại sốt đất BD ai cũng thấy, giá cp bđs hàng 2x như IjC có còn ko? Các bác đánh ngắn như bác Lap Han nói cứ nhảy ra nhảy vô xoay vòng vốn đi. Hàng rác như QC còn x3 tk được mà. Dù biết là đợt này tăng có bàn tay của lái nhưng từ 4 lên 7 lái cũng có đánh nhiều đâu.
Kế hoạch LN đủ thuyết phục rồi nhỉ^^ nhưng giá 25-26 thì lại vẫn sợ, cứ thích lên 30 mua cho yên tâm, đến lạy các bác😂 thôi cổ tốt để thời gian trả lời =)) 33 chắc chắn ko phải là đỉnh của năm nay rồi:)))))))
Nói chung cứ tuân theo nguyên tắc do các bạn đặt ra. Nguyên tắc rất quan trong.
- Là con người ai cũng có lòng tham. Đặc biệt là trong cái thị trường Ck này.
- Tím 1 cây nói với lòng mai nó tím rồi bán, mai nó tím lại nói mai nó tím rồi bán cầu đang mạnh đóng trần cứng… Nói chung khi các bác tham thì sẽ tìm lý do để không bán cổ phiếu đó và tiếp tục giữ.
- Khi cổ phiếu xuống các bác -7% muốn cắt lắm rồi nhưng nghĩ chắc mai nó sẽ tăng, chờ hồi 1 chút rồi bán đỡ lỗ. Cạn cung rồi, Cổ phiếu tốt mà ai cũng cầm dại gì mình bán… Khi không muốn bán các bác lại tiếp tục tìm lý do để giữ lại gồng lỗ.
- Bởi vậy phương pháp tốt nhất là tuân theo Nguyên tắc mình đặt ra. Các bác cứ in bà tờ giấy A4 ra dán trên tường -7% -9% nhất quyết cắt lỗ. Lời 15%-20% nhất quyết chốt lời. Nó hồi thì canh nhịp nó test vào lại không mất gì cả.
- Nên nhớ cắt lỗ rồi bác vẫn có thể vào dc với vị thế tốt hơn. Chốt lời rồi khi cổ phiếu đó lên bác vẫn có thể vào tiếp với tỷ trong nhỏ hơn lúc bác bán ra để bảo toàn thành quả.
Cứ trader theo nguyên tắc đặt ra trước có thua thì cũng là thua do mình. Chứ ko phải thua do lòng tham. Đôi khi lòng tham kiểm soát lý trí nhưng tuân thủ nguyên tắc sẽ hạn chế phần nào điều đó
** Em không phải chuyên gia em chỉ chia sẻ theo góc nhìn của em và kinh nghiệm của em các bác có thể tham khảo đừng nói lời cay đắng như: mày biết gì mà dạy tao. Tiền trong túi tao tao quản lý dc. Ăn no lo chuyện thiên hạ**
Ths các bác đã đọc
Only nói rồi từ trên đầu topic, với Lợi nhuận giữ lại của 2020 thì cổ tức 2020 sẽ trả khoảng 15% tiền , năm 2021 thì có thể được 30% tiền .
với bác này trong trend tăng còn khen only được thế này cơ mà. Chuyện đời là vậy đấy. Không có gì phải suy nghĩ cả
Đấy bác lên bài sớm thì lại không ồn ào rồi :))
tại vùng 3x, việc VCI bán ra hơn chục triệu cổ phiếu sau 3 năm giữ , việc bán IJC phục vụ việc chốt lời cho book lãi quý 1 của VCI sắp tăng vốn. Việc bán ra gây áp lực lệch cung cầu , gây áp lực giảm ngắn hạn là việc bình thường. Khi bán xong thì hết lượng hàng bán ra và thanh khoản sẽ thấp lại .
Only biết cái này mà vẫn nắm IJC , tổ chức này ra thì tổ chức khác vào. Quan trọng là IJC sẽ tăng trưởng ra sao .Việc đặt kế hoạch lợi nhuận 2021, tuy tăng trưởng rất cao như trên , theo only vẫn còn quá khiêm tốn so với tình hình thực tế sốt đất liên tục như hiên nay. Tất nhiên lãnh đạo của DN nhà nước bao giờ họ cũng muốn an toàn và được khen thưởng cuối năm khi vượt kế hoạch là bình thường.
Nhà đầu tư có thể để ý việc tăng trưởng như trên thì chỉ có có DN siêu lợi nhuận mới đạt được mức tăng trưởng như vậy, Các DN đầu ngành như HPG hay VNM thông thường chỉ dám đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 15-20% là quá mức kỳ vọng của họ rồi
A kệ đội đó đi, im lặng
10/10 <3 t
Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE)
Cổ phiếu được giao dịch ký quỹ theo Thông báo 26/TB-SGDHCM ngày 06/01/2021 của HSX
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (tiền thân là Công ty Cổ phần Xây dựng và kinh doanh nhà Phát Đạt) được thành lập từ đầu dưới hình thức công ty cổ phần vào năm 2004 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103002655 do Sở KH&ĐT TP HCM cấp ngày 13/09/2004.
Cập nhật lúc 11:32 Thứ 5, 01/04/2021
- (*) EPS cơ bản (nghìn đồng):
3.07
- EPS pha loãng (nghìn đồng):
3.07
- P/E :
20.18
- Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng):
12.88
So sánh IJC với PDR, doanh nghiệp cùng ngành nghề bất động sản, EPS của PDR hiện nay khoảng 3000, nếu so P/e của PDR thì giá của IJC năm nay phải 80 chứ chẳng phải 2x
Cho nên nói chuyện về giá cổ phiếu thì rất vô cùng, quan trọng là giá trị doanh nghiệp mà thôi
Mua đất như mua rau, đại gia vác thùng carton đựng hàng chục bó tiền đi mua bán đất
01-04-2021 - 11:59 AM | Bất động sản
[Chia sẻ7](javascript:
Từ đầu năm 2021 đến nay đi đến đâu cũng râm ran chuyện sốt đất, thông tin truyền tai nhau về người này lãi gấp đôi, gấp ba, thậm chí kiếm bạc tỷ chỉ trong vài ngày từ đất không phải là hiếm. Nông dân bỏ ruộng vườn đi làm môi giới, chủ nhà xưởng bỏ làm ăn đi mua gom đất là thực tế đang diễn ra ở rất nhiều địa phương.
Đi một vòng qua các khu vực Lương Sơn (Hòa Bình), Hòa Lạc, Ba Vì, Quốc Oai (Hà Nội), đất đang canh tác, trồng cây cũng được người dân san vườn san ruộng rao bán. Thậm chí, đất đang tranh chấp, đất lấn chiếm, đất thuê trồng cây lâu năm cũng được truyền hết từ tay người này đến người kia. Giá tháng trước quay đi tháng sau quay lại đã tăng gấp rưỡi, thậm chí khách vừa xem xong muốn chốt cọc ngay thì môi giới báo chủ nhà đã bán lúc 10h tối qua.
Nhiều nơi như Phú Quốc, Thủ Đức lên thành phố giá đất tăng cao, nhà đầu tư đổ về còn lý giải được nhưng có những vùng đất mới manh nha một chút thông tin về hạ tầng cao tốc, sân bay vẫn còn nằm trên giấy như Bảo Lộc, Quảng Hớn…thì ô tô đã xếp hàng dài chờ mua đất. Giá nhảy theo ngày, cơn sốt bùng lên rồi nhanh chóng xẹp đi như người thổi bong bóng.
Dọc các thị trường ven biển miền Trung như Thanh Hóa, đất đấu giá sốt sùng sục. Có những khu đất chưa đầy 20 nền nhưng số lượng hồ sơ nộp vào đã lên con số 500-600. Hay tại Bắc Giang, dù không có sân bay, cao tốc mới được xây dựng nhưng đất “tự nhiên sốt”, người dân cũng không hiểu lý do vì sao giá tăng vọt hàng ngày.
Cuối tuần, đi theo đại lộ Thăng Long hàng dãy xe ô tô mang biển Hà Nội đuổi nhau chạy thẳng lên Ba Vì, Hòa Bình. Thậm chí ngay giữa trưa nhiều đoạn rẽ từ đại lộ Thăng Long đi Hòa Bình và Ba Vì tắc đường. Xe con nườm nượp chạy theo thông tin sốt nóng giá đất Ba Vì, Hòa Bình.
Chị Linh, một nhà đầu tư lăn lộn hết từ Nam đến Bắc cho biết hàng chục năm qua mới tái diễn tình trạng sốt đất như thế này, đất xấu đất kẹt mấy năm trước không bán được năm nay cháy hàng. Môi giới không có hàng để bán, dự án không ra được hàng mới, còn lô nào nào nhà đầu tư mua bán tranh nhau.
“Có những lần đi mua bán đất vào chủ nhật, chốt là cọc luôn. Có những miếng đất chủ đất cần tiền yêu cầu mua bán gấp tôi đành rút tiền mặt đóng vào thùng carton mang đi. Thậm chí có những chủ đất vốn là nông dân họ ít khi giao dịch ngân hàng nên vẫn thích tiền mặt hơn. Chính vì thế, xác định đi xem đất là tiền đã sẵn túi, ưng lô nào là chồng tiện ngay tại trận”, chị Ninh cho biết.
Đất Ba Vì quay cuồng trong cơn sốt, đất đang canh tác cũng được san nền ra bán.
Cũng như chị Ninh, anh Luân một nhà đầu tư vừa về từ Tây Nguyên cho biết, cuối tuần vừa qua anh cùng một nhóm nhà đầu tư vừa vào Măng Đen săn lùng đất. Trước khi đi, tài khoản mỗi người luôn sẵn sàng vài tỷ, chốt được là chuyển cọc và làm giấy tờ thủ tục luôn.
“Do khoảng cách từ Hà Nội vào Măng Đen xa nên cả nhóm xác định 2 ngày tìm đất, ô nào ưng là đi làm thủ tục chuyển nhượng luôn, bỏ qua khâu cọc để không mất nhiều thời gian bay ra bay vào lo khoản giấy tờ. Công chứng xong, cả nhóm lại nhờ môi giới rao bán, được giá sẽ bán ngay”, anh Luân cho biết.
Là một người mới bước chân vào thị trường BĐS khoảng hơn 1 năm nay, anh Khiêm cũng bị cuốn vào cơn sốt đất trong năm 2021 khi vừa chốt lãi được 4 tỷ từ các khoản đầu tư BĐS từ năm ngoái.
Nghe phong phanh một dự án tại Hà Nội đã chết nhiều năm chuẩn bị có quy hoạch, 7h tối anh Khiêm phi ngay xuống dự án tìm hiểu. Cả đêm anh gọi điện cho môi giới để chốt lô. Ngay sáng hôm sau, anh đặt cọc 300 triệu, ngày tiếp theo anh huy động 2 tỷ còn lại của bạn bè và người thân, thậm chí vay nóng để chuyển tiền cho chủ nhà trong lúc chờ món vay từ ngân hàng giải ngân.
“Thời điểm ấy chủ lô đất đang cần bán để chốt miếng đất trong Phú Quốc nên họ yêu cầu tiền gấp. Tôi chỉ sợ họ biết thông tin quy hoạch bỏ cọc không bán nữa. Tôi mua xong thì hôm sau dự án được duyệt quy hoạch 1/500 đất tăng giá vù vù. Mới mua xong có nửa tháng hiện lô đất của tôi đã có người trả gấp đôi tiền”, anh Khiêm tâm sự.
Không chỉ người mua mà ngay cả người bán cũng hỉ hả trong cơn sốt đất. Đất tăng giá từng ngày, nhiều người nhận cọc của khách rồi sẵn sàng đền cọc gấp đôi để bán cho khách khác giá cao hơn. Thậm chí, có những miếng đất mới cọc chưa làm thủ tục sang tên lại tiếp tục được nhà đầu tư mới lướt cọc bán cho người khác.
Bác OnlyU9 xuất hiện dễ chiều IJC lại phi