JVC: Hành trình thâu tóm kỳ diệu!

tìm được những cổ phiếu bắt đầu từ đáy hồi sinh lên như kỳ quan thứ 10 trong vũ trụ, JVC là 1 cơ hội ngàn năm có 1

1 Likes

ngon nên em mới giữ 100k để lâu dài,chứ ko bán rồi

2 Likes

Giáo sư tiến sĩ có tạo ra tiền giỏi bằng doanh nhân đâu, doanh nghiệp p2 y tế chỉ dựa vô quan hệ thôi nên tiền bơm vào chẳng làm gì đâu b a.
Trước vào các viện vào dự án hh các sếp xong ăn 40-50 % 1 con máy ngon ơ , còn bệnh viện dã chiến thì ko có ăn dc nhiều vậy , dịch bệnh thanh tra làm gắt lắm
CDC mới bị bắt giám đốc đó
Còn 1 khoản đầu tư tất nhiên vẫn có thể lợi nhuận khủng khi có bơm thổi, ko cần DN kiếm ra tiền hay ko
Chứ việc thay da đổi thịt JVC thì niềm tin b chỉ nên đặt vào 50-50 thôi, phân bổ 1 ít kiểu đầu tư mạo hiểm

mua VNM cho nó lành nhỉ

1 Likes

VNM ko tệ nếu 3-4 năm sau thì sẽ thấy rõ cái nào đáng bỏ tiền hơn, cái này do quan điểm đầu tư thôi , em cũng nói rõ rồi đó
NDT giá trị có cách kiếm tiền riêng, các đội lái có cách kiếm tiền của họ, đu càng cũng vậy …
Còn JVC theo nhận định của e là như vậy , BCTC chưa cần nói nhiều vì a e cũng dễ dàng nhìn ra .

thế thì bạn khuyên mấy tay to bán thỏa thuận JVC đi,mấy ông đấy hâm,bỏ vài trăm tỷ ra mua cái của nợ này.Bọn đấy nó ngu như 1 con heo,nhể

Dĩ nhiên ma nào cũng chỉ 10%. Ai mà all in dau bác. Thị trường đầu cơ ai mà all in. Nhưng hiện tại tiêm lực ban lãnh đạo mới và toàn cao thủ tai chính quản trị. Thì JVC là lựa chọn đầu tư tốt nhất hiện nay trong các cp dau co hồi sinh.
Trước đây khi Huy Tuấn nhận JVC có phát biểu lỗ thêm tâm 100ty. Nhưng theo dõi thì mọi thứ không như vậy và tốt hơn nhiều. Tương Huy Tuấn vào giống như Mr tín vào TTF loi ra khoản lỗ. Nhưng sau 2 quý vừa qua tình hình JVC sáng hơn TTF rất rất nhiều. Định giá JVC dang thấp hơn TTF rất rất nhiều.
Theo tôi JVC sẽ sớm vượt TTF

Tại sao vùng giá 5.5k PYN thoát hàng có người mua cho. Vì mức giá này khá cao và PYN cũng có lời rồi. Nhìn TTF thì PYN đã phải cắt lỗ rất mạnh thoát hàng. Chẳng ai dại gì mua của PYN giá cao này. Bởi vì đôi ăn hàng cũng nhìn thấy sự hồi sinh đang rất gần…

Trường phái đầu tư hoi sinh đã giúp WARREN BUFFETT đã kiếm ra rất nhiều tiền. Tạo thành tập đoàn Berkshire Hathaway dầu tư hùng mạnh nhất thế giới. Cứu doanh nghiệp khó khăn, bơm vốn, quản trị…hoi sinh tạo giá trị bền vững tai sản tăng xxx lần

Theo tôi đánh giá tình hình JVC thì tăng về dài hạn. Phân tích về kỹ thuật và phân tích cơ bản kết hợp dong tiền. Tôi khẳng định JVC đã thoát khủng hoảng 10 năm và vào chu kỳ tăng dài hạn…

Thị trường y tế và thiết bị y tế Việt Nam có tiềm năng rất lớn
Nghiên cứu thị trường mới đây của Ngân hàng Thế giới đã dự báo: tính đến năm 2020, thị trường ngành y tế dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp ba lần kể từ năm 2010. Nghiên cứu cũng cho biết, thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam sẽ sớm vượt qua các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Tăng trưởng kinh tế và dân số đang thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên khắp đất nước Việt Nam, đặc biệt là hai trung tâm kinh tế Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ đang tài trợ cho các bệnh viện công cấp tỉnh để nâng cấp cơ sở vật chất và mở các khoa mới, đáp ứng điều trị chuyên khoa. Những phát triển như vậy đang tạo ra cơ hội mới cho các thiết bị y tế tại Việt Nam.

Thị trường y tế và thiết bị y tế Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Theo Business Monitor International (BMI), chi phí chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam ước tính đạt khoảng 16,1 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 7,5% GDP. BMI dự báo chi tiêu y tế sẽ tăng lên 22,7 tỷ USD vào năm 2021, ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 12,5% từ năm 2017 đến năm 2021.

Trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam là một trong những thị trường dược phẩm tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á. Các chuyên gia cho rằng tốc độ tăng trưởng này sẽ còn được duy trì trong 20 năm tới. Giá trị thị trường chung của ngành trong năm 2015 vào khoảng 4,2 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.

Trước khi được bán tại Việt Nam, các loại thuốc phải được đăng ký với Bộ Y tế. Bộ Y tế sẽ cấp giấy phép tiếp thị, thường có hiệu lực trong 5 năm. Hết 5 năm, sản phẩm phải được đăng ký lại.

Chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người là 44 USD vào năm 2015. Ước tính con số này sẽ tăng gấp đôi lên 85 USD vào năm 2020 và tăng gấp bốn lần lên mức 163 USD vào năm 2025.

Chính phủ khuyến khích nhập khẩu thiết bị y tế vì sản xuất trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Thiết bị y tế nhập khẩu hưởng mức thuế nhập khẩu thấp và không có hạn chế hạn ngạch. Tuy nhiên, các thiết bị này phải tuân thủ các yêu cầu về quy định và cấp phép của Bộ Y tế. Chỉ những công ty có pháp nhân kinh doanh đăng ký tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu mới đủ điều kiện để phân phối thiết bị y tế.

Tăng trưởng kinh tế, thu nhập, dân số và quá trình đô thị hóa, cùng với già hóa dân số là nguyên nhân gây ra sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu dược phẩm tại Việt Nam. Mặt khác, một số tác động tiêu cực như ô nhiễm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc điều kiện sống và làm việc không an toàn cũng khiến người dân phải chi cho thuốc thang nhiều hơn.

BMI đưa ra lời khuyên: nếu Việt Nam mong muốn hiện đại hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe để tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh trong những năm tới, khu vực đầu tiên cần cải thiện là mạng lưới bệnh viện.

Hiện đại hóa các bệnh viện sẽ đòi hỏi đầu tư và tài trợ lớn, Việt Nam cần phải huy động nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau: cả nhà nước, tư nhân và các công ty nước ngoài. Hiện nay, ngành Y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong nước vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của người dân. Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng ước tính, mỗi năm có khoảng 40.000 bệnh nhân Việt Nam ra nước ngoài khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

90% thiết bị y tế ở Việt Nam đều phải nhập khẩu. Trong đó, 30% tổng giá trị nhập khẩu thiết bị y tế là các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, bao gồm máy cộng hưởng từ MRI, máy chụp CT, thiết bị siêu âm và X-quang. Các quốc gia chính cung cấp thiết bị y tế cho Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Đức, chiếm khoảng 55% giá trị nhập khẩu thiết bị y tế của Việt Nam.
JVC là đầu mối lớn nhất nhập khẩu thiết bị y tế của Nhật Bản. Do thằng Hưởng làm mất số đối tác. Giờ thì họ sẽ quay lại…

1 Likes

hài. từ 79 triệu lên 1,5 tỷ rồi đem con số 1800% ra loè :slight_smile: Đường trend line ai dạy vẽ vậy?

JVC phải có tiềm năng hay không thì DNP Corp và nhóm cá nhân lớn mới bỏ ra hàng trăm tỷ để gom của Nước ngoài bán, những DN này thường sau khi hồi sinh sẽ hồi sinh rất mạnh mẽ, và giá cũng tăng bằng lần từ vùng đáy đi lên

đơn giản,hỏi bọn đi mua cả mớ giấy lộn ấy

JVC tôi cảm thấy nó tăng theo mô hình của VOS… năm 2020 là năm lỗ cuối cùng của thế hệ cũ để lại. Sự đột biến lợi nhuận đến từ hoàn nhập dự phòng 1.200ty. đồng thời mang kinh doanh thiết bị hoi phục mạnh từ việc bán máy thở oxy dong cao cho các BV, vật tư tiêu hao, xét nghiệm covid, nước sát khuẩn y tế, máy chụp… các bác có thể vào trang web cty thấy chuyển biến các hợp đồng bán máy quý này…
Mr Tuấn đang lấy lòng bo Y tế tạo môi quan hệ lại tốt. Như ho tro miễn phí xe khám lưu động cho vùng dịch, tặng xe điện cho BV, tặng nước sát khuẩn… PR khéo léo quá

1 Likes

tay chơi là phải chất,cho a mấy cái đấy để các anh có tiếng thơm thì jvc có tương lai về sau.Chứ thằng sara với amv đang cong đít bán tài sản để trả nợ thì có vẹo giề ở cái sới này.

1 Likes

Bọn AMV nghi vấn bị điều tra khai khống thiết bị… từ đợt GĐ CDC Hà Nội bị bắt. Năm 2019 lợi nhuận quá cao so với doanh thu… Hưởng nó dang rút khỏi AMV vì mất uy tín… lợi nhuận doanh thu xuống trầm trọng, và liên tục thoát vốn… giám cướp khách hàng của JVC… nó bị các phòng khám và bv tây chay… bán giá chat mặt hàng dỏm mà

láo nháo pháo ăn xe khi cụ tổng đang cầm trịch.láo thì trảm

Đợt này các phòng khám và BV quay lại mua của JVC cũng là vì hai đối thủ của JVC bị điều tra bán thiết bị nâng không giá trị: là thằng Công nghệ y tế BMS , và Y tế Việt Mỹ (AMV). Các hợp đồng vào tay JVC thôi… tổng giám đốc BMS boc lịch rùi

1 Likes