Khuyến nghị MUA/BÁN + Cập nhật trường hàng ngày!

11/6/2024 :
DCM: Chia cổ tức 20%, nhà máy Hàn Việt đã có lãi
Năm 2023, Đạm Cà Mau ghi nhận tổng doanh thu 13.172 tỷ đồng, giảm 19% so với thực hiện năm trước và hoàn thành 98% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế thu về 1.110 tỷ đồng, bằng 26% so với cùng kỳ nhưng vẫn vượt 21% kế hoạch năm.
-Với kết quả đạt được, HĐQT trình mức chi trả cổ tức 20% cho năm 2023, tương đương với số tiền dự chi 1.059 tỷ đồng. Kế hoạch chia cổ tức cho năm 2024 dự kiến 10%.
-Năm 2024, Đạm Cà Mau đặt mục tiêu thận trọng với doanh thu gần 11.878 tỷ đồng, giảm 6% so với thực hiện năm trước. Chỉ tiêu lãi sau thuế 795 tỷ đồng, giảm 43% so với kết quả năm 2023. Mục tiêu nộp ngân sách gần 228 tỷ đồng.
Kế hoạch này dựa trên kịch bản sản xuất 892.000 tấn sản lượng Urê quy đổi và 180.000 tấn NPK. Về tiêu thụ, công ty lên kế hoạch bán 748.500 tấn urê, đạm chức năng 110.000 tấn, NPK 180.000 tấn và phân bón tự doanh 248.000 tấn.
Giữa tháng 5, Đạm Cà Mau đã hoàn thành giao dịch mua 100% phần vốn góp tại công ty Phân bón Hàn - Việt (KVF) từ Tập đoàn Taekwang (Hàn Quốc). KVF hiện có vốn điều lệ gần 2.054 tỷ đồng, thuộc sở hữu hoàn toàn của Đạm Cà Mau.
-CEO Văn Tiến Thanh cho biết kể từ khi nhà máy Hàn Việt đi vòa hoạt động 2016 đến nay liên tục thua lỗ. Tuy nhiên, kể từ khi tái cấu trúc trong tháng 5 và đưa vào hệ sinh thái của Đạm Cà Mau, nhà máy này đã “bắt đầu có lãi”. Về công suất, lãnh đạo doanh nghiệp nói các nhà máy có thể chạy tối đa công suất, tuy nhiên con số sản lượng cụ thể sẽ phụ thuộc vào các điều kiện phân phối ra thị trường, dự kiến nhà máy Hàn Việt sẽ sản xuất 100.000 tấn/năm

14.06.02

NGUYÊN NHÂN CƯỚC VẬN TẢI BIỂN TĂNG MẠNH

  • Một số DN cho biết do chính phủ Mỹ có kế hoạch áp mạnh thuế lên nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc từ đầu tháng 8 tới, nên các nhà xuất khẩu Trung Quốc và nhà nhập khẩu Mỹ muốn “chạy deadline”, đẩy nhanh việc xuất nhập khẩu trước tháng 8 để né thuế. Họ sẵn sàng trả cước vận tải cao hơn để giữ chỗ, chiếm container trước. Hiện, lượng hàng hóa của các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang dồn tại cảng Singapore khá lớn, ước khoảng 26% sức chở container toàn cầu đang bị kẹt tại khu vực này. Thế nên, cảng ưu tiên xử lý lượng hàng này để “cứu” hàng Trung Quốc thoát bị áp thuế cao.
    => Cước vận tải biển có thể tăng đến T8/2024.

CTR hàng siêu phẩm ko mua thì mua gì các bác ơi !