Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Thuở nhỏ tôi cũng đọc tâm quốc 1 cách say mê, lớp 4-9, đã kết nghĩa ae với 2 ng bạn để tự xem mình là quan vũ…
Sau hơn 30 năm sau giờ nhìn lại thời trẻ trâu nhiều kỉ niệm, và biết rất nhiều x vật có thật và được lập đền thờ khắp nơi.
Hy vọng rằng sau này tướng Giáp sẽ được như vậy, để ghi nhớ anh hùng VN…

1 Likes

Bác tự nhận mình là Quan Vũ hay đấy bác ạ :grinning:
HHT thích Khổng Minh, Tào Tháo, Quan Vũ, Quan Vân Trường.

3 Likes

Vì lúc đó ô. Lưu Bị sinh trước vài tháng, có điều như Quan Thánh khó quá, không sợ bị chặt đầu

1 Likes

HHT không thích ông Lưu Bị, không ghét. Ông này tính cách mờ nhạt.

4 Likes
3 Likes

Mai là 8/3 HHT và cả nhà nge lại bài này nhe!

3 Likes

Em cảm ơn anh nhiều ạ! Bài này hay và rất ý nghĩa, ca sỹ hát bài này hay và tình cảm a.

3 Likes
3 Likes
3 Likes

Ở đây lạnh cóng. 7-8 năm mới phải tắm 1 lần. Có hôm đun nước nóng ấm dội lên người mà chạm đến da là lại đông thành viên đá như hạt ngô… :sweat_drops:

1 Likes

Chuyện vui cop nhặt đó đây:

Một người đàn ông trẻ và một cô gái đang ngồi trên một chiếc ghế dài. Người thanh niên rất nhút nhát.
Ở đây cô gái muốn anh hôn mình, và cô ấy nói:

  • Ôi, má em đau quá!
    Nam thanh niên hôn lên má cô.
  • Chà, bây giờ, có đau không?
  • Không, không đau đâu.
    Một lúc sau:
  • Ôi, đau cổ quá!
    Anh vỗ mạnh vào cổ cô:
  • Chà, đau thế nào?
  • Không, không đau đâu.
    Một cụ già ngồi bên cạnh hỏi:
  • Anh bạn trẻ, anh không chữa bệnh trĩ à?
3 Likes

Những bóng hồng trong đời thơ Nguyễn Bính: “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”

Vốn mang một tâm hồn nhạy cảm, đa mang từ rất sớm nên tuổi yêu của Nguyễn Bính cũng phát lộ nhanh nhạy hơn những thiếu niên đồng trang lứa.

Tuổi thiếu niên và những rung động đầu đời

Nguyễn Bính vốn sinh ra ở làng Trạm, mẹ mất sớm nên được người anh của mẹ (gọi là bác, theo kiểu xưng hô của người miền Bắc) là cụ Bùi Trinh Nghiêm (thân sinh của nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn) nuôi nấng, dạy dỗ ở làng Vân Cát (tục gọi là làng Vân). Tuổi thiếu niên và những rung động đầu đời của Nguyễn Bính cũng diễn ra ở làng này. Hãy nghe chính nhà thơ nhớ về những xuyến xao ngày ấy (tư liệu này chúng tôi ghi theo tác giả Trần Văn Tư trong một bài viết đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay):

“Làng Vân Cát của mình có hội Phủ Giày rất tuyệt. Từ bé mình đã mê những sắc màu xanh đỏ tím vàng của lễ hội tưng bừng, mê hát chầu văn, mê những buổi lên đồng của các con nhang đệ tử, mê quá nhiều khi quên cả về nhà. Có thể nói, màu sắc âm thanh của lễ hội Phủ Giày mãi về sau vẫn còn ám vào thơ mình, gợi lên cái hương vị đồng quê… Năm ấy, mình mười bốn tuổi, đầu tháng ba âm lịch về chơi hội, mưa cuối xuân bay phấp phới. Đang ngồi xem hầu bóng, chợt thấy một cô gái chắc cũng ang áng tuổi mình, mặc áo cánh sen, thắt lưng hoa lý, chít khăn vành nhung, thả chiếc đuôi gà sau gáy, dáng dong dỏng cao, bước đi thanh thoát, y như vừa bước ra từ một bức tranh tố nữ. Người đi bên cô áng chừng là mẹ, mặt phúc hậu, miệng luôn lẩm nhẩm tụng kinh. Mình vội đi theo cô ấy, ngắm mãi khuôn mặt trái xoan và làn da trắng hồng khiến mình ngơ ngẩn cả người. Suốt buổi ấy, mình cứ đi theo mẹ con cô gái, lạy cùng lạy, khấn cùng khấn. Đôi khi chen sát vào cô ấy, chỉ mong cô ấy ghé mắt liếc mình một tí. Nhưng cô gái ấy tuy dịu dàng mà nghiêm trang quá, chỉ có một lần đuôi mắt của cô ấy khẽ chạm vào ánh nhìn của mình rồi vội vã quay đi… Phủ ở giữa, một bên là chùa, bên kia là đền, khách thập phương lũ lượt nối đuôi nhau, kẻ ra người vào. Khói hương nghi ngút nhưng mọi thứ lúc đó đối với mình đều như mơ hồ, chỉ có bóng cô gái là không khi nào rời khỏi đôi mắt của mình…

Lễ hội diễn ra trong mười ngày. Mình theo riết cô ấy từ Phủ Giày (làng Vân Cát) sang Phủ Chính (làng Tiên Hương). Đến ngày thứ tư thì mình giúi được vào tay cô ấy mảnh giấy có ghi mấy câu thơ: “Em ở cõi trần hay cõi tiên?/Phủ đền nhang khói nức hương em/Xin đi chầm chậm cho theo với/Lộc thánh dâng người một trái tim”. Mắt cô ấy ngó lơ chỗ khác nhưng tay thì nhanh nhẹn nhận lấy mảnh giấy. Quả là “giai nhân thong thái tự nhiên thành” khiến mình thật hồi hộp rồi… sung sướng! Đến chiều ngày thứ năm, trong khi mẹ của cô đang để hết tâm trí vào một phiên hầu bóng thì cô lẻn bước ra bên ngoài. Mình bám theo bén gót. Chợt cô ấy dừng chân lại, nói bâng quơ: “Mai về Mỹ Trọng rồi!” (Mỹ Trọng là một làng ngoại thành Nam Định). Mình đánh bạo nắm lấy bàn tay của cô ấy nhưng cô rụt lại rồi quay nhanh vào chỗ hầu bóng. Một cảm xúc bồi hồi dâng lên trong lòng mình…

Hôm sau mình theo mẹ con cô ấy về tận Mỹ Trọng. Nhà cô ấy ở gần chợ, cũng thuộc vào hạng khá giả ở đây. Qua dò hỏi, biết được gia đình này có năm người con, cô ấy thứ tư, chưa hề được đi học nhưng nhờ có người anh dạy chữ quốc ngữ cho nên cũng biết đọc, biết viết. Sau đó mình cố tình tạo ra những tình huống “tình cờ gặp gỡ” cô ấy mấy lần ở chợ, biết tên cô là Ngọc Lan, và rồi những bức thư ngăn ngắn được trao đổi vội vàng… Mỗi lần gặp Ngọc Lan xong, về nhà mình lại cắm đầu làm thơ, xao nhãng cả việc học hành, bị ông anh Trúc Đường mắng cho mấy trận nhưng vẫn không chừa… Khoảng ba tháng sau thì bố mẹ cô ấy chuyển chỗ ở, Ngọc Lan không kịp báo tin cho mình. Thế là “biệt vô âm tín” của giai nhân từ đó. Mình bị hụt hẫng, chao đảo suốt một thời gian dài…

Những cảm xúc, rung động đầu đời của thuở 14, 15 tưởng như gió thoảng hương bay… Vậy mà cái màu áo cánh sen, cái thắt lưng hoa lý ấy cứ đeo đẳng hồn thơ. Từ ấy đến giờ, hễ cứ nghe thoang thoảng mùi hương khói, trong tiềm thức mình lại hiển hiện bóng dáng của cô thiếu nữ thơ ngây đi trẩy hội Phủ Giày năm ấy, lòng không khỏi bâng khuâng…”.

Vì sao lại có tên Nguyễn Bính Thuyết?

Tuy nhiên, trên bước đường giang hồ, phiêu bạt phía Nam có một chi tiết đã khiến nhiều người nhầm lẫn về tiểu sử của Nguyễn Bính. Đó là có nhiều tư liệu, bài viết kể cả sách giáo khoa ghi Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết. Bà Hồng Châu - vợ nhà thơ Nguyễn Bính kể lại rằng, hồi năm 1951, bà từ trong chiến khu đã bí mật vào công tác trong nội thành Sài Gòn, nhân đó bà có mua một số sách đem về bán (vợ chồng Nguyễn Bính có mở hiệu sách Nhân Dân tại xã Trí Phải, Cà Mau), trong đó có một cuốn sách viết về nhà thơ Nguyễn Bính, bà háo hức mua về tặng chồng. Vượt một quãng đường dài mấy trăm cây số, về tới nhà, việc đầu tiên của bà Hồng Châu là đem cuốn sách khoe với chồng. Nguyễn Bính cũng lộ vẻ vui mừng và cắm cúi đọc ngay. Một lát sau, khi bà Hồng Châu đang thu dọn hàng thì bỗng nghe tiếng xoạt xoạt. Nhìn ra thì… hỡi ôi, cuốn sách đã bị xé tan thành từng mảnh vụn, còn Nguyễn Bính thì mặt hầm hầm tức giận, ngồi bất động… Niềm vui chưa được trọn vẹn, thay vào đó là nỗi hụt hẫng, tủi buồn. Bà Hồng Châu vào buồng nằm ôm con khóc!

Đến tối, khi cơn giận lắng xuống, Nguyễn Bính mới xin lỗi vợ và cho biết nguyên nhân cơn giận của mình. Số là, Nguyễn Bính vốn “đa tình”, đi đến đâu cũng “đa mang” những người đẹp, trong đó không thiếu những nàng tiểu thư khuê các. Tuy nhiên, đời thi sĩ vốn nghèo kiết xác. Những người đẹp chỉ yêu sự tài hoa của thi nhân, còn để “kết tóc se tơ” thì chẳng cô nào muốn dính vào một anh chàng tay trắng. Dẫu biết vậy, nhưng Nguyễn Bính vẫn ngầm tự hào về cái số đào hoa của mình. Có hôm, ông cao hứng nói với bạn bè: “Tao không muốn thì thôi, còn nếu muốn thì chỉ vài hôm là có xe hoa đến đón một nàng”. Ông bạn Thanh Bình bèn giễu: “Cậu là người “năng thuyết bất năng hành” (nói được mà làm không được). Từ nay, đặt tên cho cậu là Nguyễn Bính Thuyết!”. Từ đó, nếu có ai đùa dai, gọi trêu ông là Nguyễn Bính Thuyết thì Nguyễn Bính làm mặt giận, cho đó là một sự xúc phạm… Vậy mà chẳng hiểu do từ đâu, cái tên Nguyễn Bính Thuyết lại được nhiều ấn phẩm ghi vào phần tiểu sử của Nguyễn Bính một cách “đường đường, chính chính”.

Nhân loạt bài này, chúng tôi xin mạo muội cải chính: Nguyễn Bính Thuyết không phải là tên thật của nhà thơ. Thật ra chính tên của ông là Nguyễn Trọng Bính, nhưng thôi hãy cứ gọi ông là Nguyễn Bính như ông đã từng ký tên dưới những bài thơ và như chúng ta vẫn trân trọng nhắc đến tên ông suốt 70 năm qua…

Hà Đình Nguyên

Người hàng xóm (Bướm trắng)

2 Likes
2 Likes
3 Likes

6 THÁNG 3, 22:27

Belarus bắt đầu trung chuyển sản phẩm dầu qua các cảng của Nga

Vào ngày 5 tháng 3, hơn 5.000 tấn xăng của Belarus đã được vận chuyển bằng một số chuyến tàu để trung chuyển qua nhà ga Portenergo

© Yuri Smityuk / TASS

MOSCOW, ngày 6 tháng 3. / TASS /.Belarus đã bắt đầu quá cảnh các sản phẩm dầu của mình thông qua các cảng biển của Nga, Bộ Giao thông Vận tải Nga cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Bảy.

Thông cáo báo chí cho biết vào ngày 5 tháng 3, hơn 5.000 tấn xăng của Belarus đã được vận chuyển bằng một số chuyến tàu để trung chuyển qua nhà ga Portenergo (cảng biển Ust-Luga). Chuyến tàu đầu tiên trong số những chuyến tàu này đến Nga vào thứ Bảy lúc 9 giờ sáng và dự kiến ​​sẽ đến Nhà ga Portenergo vào ngày 9 tháng 3. Nhà máy lọc dầu Mozyr đóng vai trò là người gửi hàng.

Ngoài ra, một lô hàng dầu nhiên liệu trị giá 3.600 tấn đã được vận chuyển từ Nhà máy lọc dầu Mozyr để chuyển tải qua Cảng dầu St.Petersburg (cảng biển St.Petersburg) vào ngày 6 tháng 3.

Các chuyến hàng đã được thực hiện theo thỏa thuận liên chính phủ được ký kết giữa Nga và Belarus vào tháng Hai. Theo thỏa thuận, Belarus bắt đầu sử dụng các cảng biển của Nga để trung chuyển các sản phẩm dầu của mình, bao gồm dầu nhiên liệu, xăng, gasoil và dầu.Hơn 9,8 triệu tấn hàng hóa dự kiến ​​sẽ được trung chuyển trong giai đoạn 2021-2023. Thỏa thuận quy định rằng các hợp đồng dựa trên nguyên tắc nhận hoặc trả tiền.

3 Likes

MỒNG TÁM THÁNG BA.
LÀ NGÀY CỦA ĐÀN BÀ
KHÔNG PHẢI CỦA ĐÀN ÔNG.
SAO NGU,LẠI ĐEM TĂNG HOA HỒNG…
LẦN SAU NHỚ TẶNG VÀI BÔNG…
…ĐỒNG TIỀN…:grinning::blush::grinning:

5 Likes

Kaka…

1 Likes
3 Likes
3 Likes
3 Likes