Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Bộ Tài chính chỉ đạo giảm lô giao dịch HoSE xuống 10 cổ phiếu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từ HNX về HoSE

Thứ 2, 26/07/2021, 18:35

Bộ Tài chính chỉ đạo khẩn trương báo cáo việc áp dụng giao dịch lô tối thiểu 10 cổ phiếu như trước đây để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Bộ Tài chính chỉ đạo giảm lô giao dịch HoSE xuống 10 cổ phiếu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từ HNX về HoSE

Bộ Tài chính có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc rà soát các biện pháp chống nghẽn lệnh đã áp dụng.

Cụ thể, từ ngày 5/7/2021, hệ thống giao dịch chứng khoán mới tại SGDCK TP.HCM (HoSE) đã chính thức đi vào vận hành và nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Hiện tượng nghẽn lệnh giao dịch cơ bản đã được khắc phục, qua đó góp phần ổn định tâm lý thị trường, nâng cao uy tín và thể hiện được sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính.

Để tiếp tục tăng cường vai trò quản lý, điều hành thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính yêu cầu Ủy ban chứng khoán Nhà nước:

(1) Chỉ đạo các Công ty chứng khoán, đặc biệt các công ty có thị phần môi giới lớn báo cáo về hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin của mình, đảm bảo việc kết nối ổn định, thông suốt với hệ thống giao dịch mới của HoSE. Đồng thời khẩn trương rà soát, khắc phục những tồn tại, đảm bảo vận hành đầy đủ các tính năng giao dịch theo quy định.

(2) Rà soát đảm bảo khả năng vận hành của hệ thống giao dịch mới, trong thời gian sớm nhất có thông báo chính thức cho phép HoSE tiếp nhận trở lại các hồ sơ đăng ký niêm yết mới. Đồng thời tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển niêm yết từ Sở GDCK Hà Nội sang HoSE, đặc biệt là các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong thời gian nghẽn lệnh tại HoSE. Khẩn trương báo cáo việc áp dụng giao dịch lô tối thiểu 10 cổ phiếu như trước đây để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

(3) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, thông báo nhanh, kịp thời các chính sách nhằm ổn định tâm lý thị trường, nâng cao uy tín trong công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính.

Trước đó, việc nhà đầu tư ồ ạt đổ tiền vào thị trường chứng khoán đã dẫn tới hiện tượng nghẽn lệnh trên sàn HoSE từ cuối năm 2020. Trước tình trạng này, HoSE đã phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như tăng lô giao dịch từ 10 lên 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ; Tạm chuyển niêm yết một số cổ phiếu từ HoSE sang HNX hay hạn chế hủy, sửa lệnh nhằm hạn chế nghẽn lệnh nhưng tình trạng không được cải thiện nhiều. Đến đầu tháng 7, hệ thống giao dịch mới được hỗ trợ bởi FPT đã đi vào vận hành, qua đó giải quyết tình trạng tắc nghẽn kéo dài trên sàn HoSE.

Minh Anh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

Đã thương lượng lại với các bên và Thagrico sẽ tiếp tục rót 600 tỷ đồng, BIDV cũng đồng ý trả 3 giấy tờ đất

Thứ 2, 26/07/2021, 14:01

Cùng với đó, về việc HAGL liên tục bán ra cổ phiếu, hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức cam kết (theo quan điểm Thaco) và gây áp lực giảm lên cổ phiếu, phía HAGL cũng đã cam kết sẽ không bán ra cổ phần.

HAGL Agrico (HNG): Đã thương lượng lại với các bên và Thagrico sẽ tiếp tục rót 600 tỷ đồng, BIDV cũng đồng ý trả 3 giấy tờ đất

Phiên sáng ngày 26/7/2021, sau thông tin Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương tạm dừng kế hoạch mua thêm cổ phiếu HNG của HAGL Agrico do hàng loạt vấn đề còn tồn đọng, cổ phiếu HNG lập tức nằm sàn với dư bán sàn gần 30 triệu đơn vị.

Sang phiên chiều, phía HNG phát đi thông tin mới liên quan đến Thaco và các bên liên quan. Đáng chú ý, một trong số những vấn đề phía Thaco nêu liên quan đến các giấy tờ đất tại BIDV nhanh chóng được khắc phục, HNG cho biết BIDV đồng ý hoàn trả 3 giấy tờ đất cho HNG để bàn giao cho Thagrico theo đúng cam kết.

Cùng với đó, về việc HAGL liên tục bán ra cổ phiếu, hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức cam kết (theo quan điểm Thaco) và gây áp lực giảm lên cổ phiếu, phía HAGL cũng đã cam kết sẽ không bán ra cổ phần.

Thagrico cũng sẽ tiếp tục rót 600 tỷ đồng cho HNG tiếp tục đầu tư đến hết năm 2021. Những thông tin trên nhanh chóng phản ánh lên thị giá, hiện HNG đã hồi về vùng 7.840 đồng/cp.

HAGL Agrico (HNG): Đã thương lượng lại với các bên và Thagrico sẽ tiếp tục rót 600 tỷ đồng, BIDV cũng đồng ý trả 3 giấy tờ đất - Ảnh 1.

Cụ thể, HNG cho biết đã nhận được phản hồi tích cực từ các bên liên quan:

  • BIDV đồng ý hoàn trả 3 giấy tờ đất cho HNG để bàn giao cho Thagrico theo đúng cam kết khi HNG bán các công ty con cho Thagrico vào năm 2019.

  • HAGL cam kết dừng, không bán tiếp cổ phiếu.

  • HAGL và BIDV sẽ tiến hành tách bạch tài sản của HNG đang đảm bảo cho các khoản vay của HAGL, và HAGL sẽ lập kế hoạch và tiến hành thanh toán các khoản vay cho BIDV.

  • Thagrico đã mua 4 công ty từ HNG với giá 9.095 tỷ đồng, trong đó số tiền nhận nợ thay (nợ kế thừa) là 2.595 tỷ đồng. Số tiền Thagrico phải thanh toán cho HNG là 6.500 tỷ đồng để trả nợ ngân hàng đến hạn và chi cho hoạt động đầu tư. Tính đến nay, Thagrico đã thanh toán khoảng 470 tỷ đồng, số tiền Thagrico còn nợ lại là 6.030 tỷ đồng sẽ được cấn trừ vào khoản tiền HNG đang nợ Thagrico 7.296 tỷ đồng.

Sau khi cấn trừ các công nợ thông qua việc thanh toán dứt điểm Hợp đồng mua 4 công ty (như trên đã nói) thì HNG còn nợ Thagrico là 1.266 tỷ đồng, Thagrico theo đó sẽ tiếp tục cam kết cho HNG vay thêm 600 tỷ đồng để chi cho hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và trồng mới trong năm 2021 này.

Phía HNG cũng cho biết thêm, do dịch bệnh Covid-19 tại Lào, Campuchia và Việt Nam nên thực tế hoạt động đầu tư xây dựng, trồng mới trong năm 2021 sẽ giảm so với kế hoạch đề ra. Theo đó, HNG cho biết đang điều chỉnh lại kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Tri Túc

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

Cần gói cứu trợ đủ mạnh để doanh nghiệp Việt đón đầu cơ hội ‘hậu Covid-19’

ĐBQH Hoàng Văn Cường – Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, các gói hỗ trợ hiện nay chỉ có thể giúp doanh nghiệp “đỡ khó khăn” chứ chưa đủ mạnh để tạo ra cú huých, giúp doanh nghiệp Việt đón đầu cơ hội “hậu Covid-19”.

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Cần gói cứu trợ đủ mạnh để doanh nghiệp Việt đón đầu cơ hội 'hậu Covid-19'

Trả lời phỏng vấn báo điện tử Tổ quốc, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, cho rằng dịch bệnh đang diễn biến khá phức tạp trong lần bùng phát thứ 4. Tuy nhiên ông Cường tin rằng Chính phủ có thể khống chế sự lây lan của virus. Hiện tại, Việt Nam đã thể hiện được khả năng chống dịch năng động và đảm bảo phát triển kinh tế một cách “tương đối phù hợp”.

Tuy nhiên, đại biểu này cũng nhấn mạnh, trước sự lây lan của biến chủng Delta, cần nghiêm chỉnh thực hiện việc dừng các hoạt động không cần thiết. Dẫu vậy, cách chống dịch ở các địa phương phải bám sát vào hoàn cảnh của từng nơi. Với những vùng không có dịch, hoạt động kinh tế cần diễn ra bình thường. Với những vùng bị dịch bệnh ngăn cách, vẫn phải đảm bảo giao thương về kinh tế và đảm bảo lưu thông hàng hóa.

“Các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn đang được tiến hành theo phương thức ‘3 tại chỗ’, ‘1 cung đường, 2 điểm đến’. Đây là phương thức vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế một cách rất phù hợp mà Chính phủ đang thực thi. Nó giúp doanh nghiệp đảm bảo toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất, mang lại công ăn việc làm cho người lao động trong giai đoạn khó khăn này”, ông Cường chia sẻ.

Tuy nhiên, vị ĐBQH đoàn Hà Nội nhấn mạnh rằng trong 6 tháng cuối năm 2021, ưu tiên trọng tâm số 1 là làm thế nào để kiểm soát, không để bùng phát dịch. Làm được điều đó, kinh tế sẽ khôi phục trở lại bởi kịch bản tăng trưởng kinh tế, cuối cùng vẫn phụ thuộc vào diễn biến dịch. Nếu từ nay đến cuối năm Việt Nam không kiểm soát được, để lây lan tràn lan thì kinh tế khó có thể phục hồi.

Trong khi đó, các gói cứu trợ hiện có, ông Cường cho rằng nó chỉ đủ để doanh nghiệp “đỡ khó khăn” chứ chưa thể tạo cú huých, cho phép đón đầu đại dịch.

“Việc hoãn, giãn, thuế; hoãn giãn các khoản nợ, hạ lãi suất… chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp “đỡ khó khăn”, chưa tạo ra tiềm lực cho phát triển. Cần gói cứu trợ hỗ trợ đủ mạnh để doanh nghiệp có nguồn lực đầu tư các công nghệ mới, thay đổi dây chuyền công nghệ sản xuất để đón đầu cơ hội thời ‘hậu Covid’ - khi cả thế giới mở cửa trở lại. Đó mới là động lực tạo ra bứt phá cho nền kinh tế”, ĐBQH Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Để đạt được sự chủ động trong phòng chống dịch bệnh, ĐBQH Hoàng Văn Cường nhấn mạnh tầm quan trọng của vắc xin Made in Việt Nam. Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên toàn cầu càng cho thấy tầm quan trọng của tự chủ vắc xin. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần sớm kết thúc thử nghiệm để có thể đưa vắc xin do Việt Nam nghiên cứu vào sử dụng trong thực tế.

Dẫu vậy, vị ĐBQH đoàn Hà Nội cũng nhấn mạnh không phải vì mục tiêu nhanh mà bỏ qua các quy trình trong kiểm định. Việc tuân thủ các quy định là quan trọng nhưng có thể đẩy nhanh tốc độ bằng cách “tập trung tất cả những ưu tiên để quá trình nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm sớm hoàn thành”.

“Tôi rất kỳ vọng vắc xin của Việt Nam sẽ trở thành “công cụ đảm bảo”, tạo chủ động cho nước ta trong phòng chống dịch một cách lâu dài”, ông Cường nói và bày tỏ hy vọng vắc xin Made in Vietnam có đủ độ tin cậy cũng như năng lực sản xuất nội địa đủ cho dân số Việt Nam.

Tự chủ vắc xin cũng là chủ đề được rất nhiều ĐBQH nhắc đến trong phiên thảo luận sáng 25/7 tại Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí đoàn Hà Nội cho biết nhà nước đang làm mọi cách để có đủ nguồn vắc xin tiêm cho người dân và sắp tới, Việt Nam phải có nguồn vắc xin nội địa do mình tự sản xuất. Ông Trí cũng kêu gọi người dân tin tưởng tham gia các chương trình tiêm chủng để sớm ngăn chặn dịch bệnh lây lan mạnh mẽ.

Đại biểu Trịnh Xuân An đoàn Đồng Nai nhấn mạnh vắc xin sẽ là chìa khóa để Việt Nam chiến thắng đại dịch. Bên cạnh các biện pháp tìm kiếm nguồn cung hiện có, ông An đề nghị các cơ quan hữu quan “tập trung nghiên cứu để cấp phép cho vắc xin NanoCovax”.

“Chúng ta cần có vắc xin Made in Vietnam càng sớm càng tốt. Hiện nay, vắc xin NanoCovax đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3 và và kết quả là khả quan. Tôi đề nghị Bộ Y tế trực tiếp quan tâm tới vấn đề này”, đại biểu Trịnh Xuân An nói.

Linh Anh

2 Likes

Thủ tướng quyết định bổ sung hơn 1.500 tỉ đồng phòng chống dịch Covid-19

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ sung hơn 1.500 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 cho Bộ Quốc phòng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, số kinh phí trên bổ sung cho Bộ Quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao (tiếp nhận công dân cách ly y tế tập trung; kiểm soát, ngăn chặn người nhập cảnh trên toàn tuyến biên giới; xét nghiệm, phòng, chống dịch tại các địa phương…); chi trả chế độ đặc thù phòng, chống dịch theo quy định tại Nghị quyết số 16/2021; kinh phí hỗ trợ tiền ăn và bồi dưỡng chống dịch Covid-19 trong 5 ngày Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu 2021 theo quy định tại Nghị quyết số 17/2021.

Thủ tướng quyết định bổ sung hơn 1.500 tỉ đồng phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Lực lượng bộ đội hóa học tiến hành phun khử khuẩn tại nhiều địa điểm có nguy cơ cao ở TP Hà Nội ngày 26-7 - Ảnh: Ngô Nhung

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.

Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định của pháp luật có liên quan, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ lưu ý kinh phí đảm bảo doanh trại (vật dụng thiết yếu phục vụ sinh hoạt của công dân; sửa chữa doanh trại, điện nước, phương tiện và xăng, dầu…) đảm bảo không trùng lặp với số kinh phí đã được bổ sung tại Quyết định số 420/2020 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung kinh phí phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra và Quyết định số 1384/2020 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung kinh phí cho Bộ Quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (lần 2).

Theo T.Dũng

2 Likes

Đức cam kết hỗ trợ hơn 113,5 triệu Euro vốn ODA cho Việt Nam

Trong đó, 15 triệu Euro vốn ODA không hoàn lại đã được Chính phủ Đức cam kết cho dự án “Trung tâm dự báo và quản lý dịch bệnh” do Bộ Y tế Việt Nam đề xuất nhằm ứng phó khẩn cấp với đại dịch Covid-19.

Đức cam kết hỗ trợ hơn 113,5 triệu Euro vốn ODA cho Việt Nam

Mới đây, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Phạm Hoàng Mai và Tổng Vụ trưởng Vụ Hợp tác với châu Á, Đông Nam Á, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức Gisela Hammerschmidt đã ký kết Biên bản Kỳ họp đàm phán cấp Chính phủ về hợp tác phát triển Việt Nam - Đức năm 2021 theo hình thức trực tuyến.

Theo đó, Đức cam kết hỗ trợ vốn vay ODA năm 2021 cho Việt Nam là 50 triệu Euro và vốn ODA không hoàn là 63,559 triệu Euro dành cho 14 dự án hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư.

Trong đó, 15 triệu Euro vốn ODA không hoàn lại đã được Chính phủ Đức cam kết cho dự án “Trung tâm dự báo và quản lý dịch bệnh” do Bộ Y tế Việt Nam đề xuất nhằm ứng phó khẩn cấp với đại dịch Covid-19.

Trong hợp tác phát triển theo “Chiến lược BMZ 2030” mới, Chính phủ Đức xác định Việt Nam là “Đối tác toàn cầu” . Trên cơ sở đó, phía Đức bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa với Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và ổn định kinh tế toàn cầu.

Cụ thể, 3 lĩnh vực ưu tiên hợp tác ODA giữa hai nước tiếp tục được đẩy mạnh là năng lượng, đào tạo nghề và môi trường và sẽ được thay đổi tên gọi mới phù hợp với “Chiến lược BMZ 2030”: đào tạo và tăng trưởng bền vững; trách nhiệm đối với hành tinh - khí hậu và năng lượng; bảo vệ sự sống trên trái đất - môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, Đức cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác tăng cường trong lĩnh vực y tế nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19.

Bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19, Đức tiếp tục duy trì vị trí đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong EU với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt xấp xỉ 10 tỷ USD và Việt Nam là bạn hàng lớn nhất của Đức trong ASEAN.

Gần đây, Việt Nam được được Ủy ban châu Á – Thái Bình Dương của giới kinh tế Đức (APA) nhận định là một điểm đến đầu tư hấp dẫn, là đối tác quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại châu Á – Thái Bình Dương với lợi thế quan trọng là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, toàn diện và chất lượng cao giữa châu Âu và Việt Nam (EVFTA).

Quỳnh Anh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

Còn quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một ‘siêu chu kỳ hàng hóa’ gây áp lực lên lạm phát?

Thứ 2, 26/07/2021, 19:21

Mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã công bố một báo cáo về triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam cho cả năm 2021.

VCBS: Còn quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một 'siêu chu kỳ hàng hóa' gây áp lực lên lạm phát?

Mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã công bố một báo cáo về triển vọng phát triển kinh tế cho cả năm 2021.

Về tăng trưởng kinh tế, VCBS cho rằng, việc duy trì sự ổn định trong các chỉ báo kinh tế vĩ mô đã đang và sẽ là mục tiêu của Chính phủ. Theo đó, thành công của Việt Nam trong các năm trở lại đây là đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sức hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư quốc tế nhằm sử dụng nguồn lực đầu tư đẩy mạnh sản xuất nâng cao thu nhập bình quân đầu người và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Bên cạnh đó, trong năm 2021, Việt Nam đang được hưởng lợi từ 2 dòng xu hướng. Đầu tiên là sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia châu Á. Thứ hai, các Hiệp định thương mại tự do được ký kết. Tuy vậy, điều kiện tiên quyết để phát triển đó là phải kiểm soát dịch bệnh; phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và tiền tệ; lấy đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân.

So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng và kiểm soát tốt dịch bệnh. Một số quốc gia châu Á trong đó có điểm sáng Việt Nam thành công trong kiểm soát dịch bệnh và ghi nhận tăng trưởng dương. Nhưng bối cảnh dịch bệnh bùng lên ngoài tầm kiểm soát là rủi ro khiến khu vực châu Á bị tụt hậu lại phía sau trong nỗ lực chống dịch bao gồm cả tiếp cận vaccine.

Nửa đầu năm 2021, tăng trưởng GDP Việt Nam ước đạt 5,64%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 32,2%, trong đó nhập khẩu tăng nhanh và mạnh hơn giá trị xuất khẩu lần lượt ở mức tăng 36% và 28%. Cán cân thương mại thâm hụt 1,47 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ & doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng kỳ (loại trừ yếu tố giá tăng 3,55%).

Theo phân tích của VCBS, tăng trưởng chi tiêu công có thể tạo tác động tích cực lên chi tiêu tiêu dùng và đầu tư tư nhân. Ngoài ra, mức tăng trưởng mạnh nhập khẩu các tư liệu sản xuất đặc biệt là các loại máy móc và nguyên liệu là cơ sở khẳng định cho mức tăng trưởng sản xuất trong các tháng cuối năm ngay khi dịch bệnh được kiểm soát thành công.

Về dịch vụ, mức độ hồi phục của ngành dịch vụ cũng như nhu cầu tiêu dùng hàng hóa phụ thuộc vào thời điểm và khả năng mở cửa trở lại của nền kinh tế đặc biệt là tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Trên cơ sở đó, các chuyên gia dự báo rằng, tăng trưởng GDP cả năm 2021 của Việt Nam sẽ đạt từ 6,3% - 6,7%.

Liên quan đến lạm phát, theo VCBS, mức tăng lạm phát còn phụ thuộc vào tốc độ mở cửa lại của nền kinh tế trước tác động của dịch Covid-19. Cụ thể, VCBS dự báo rằng, cầu tiền sẽ không tăng đột biến trong nửa cuối năm.

Bên cạnh đó, giá lương thực thực phẩm nội địa bình ổn khi Việt Nam đã có kinh nghiệm kiểm soát dịch tả lợn và thực hiện các hoạt động tái đàn. Ngoài ra, nỗ lực hỗ trợ phòng chống dịch vẫn được thể hiện xuyên suốt như hỗ trợ giảm giá điện cho một số đối tượng đến tháng 12/2021. Giá nước, y tế, giáo dục vẫn hoàn toàn nằm dưới sự điều hành của Chính phủ. Chính sách tiền tệ giảm thiểu tối đa các tác động của lạm phát tiền tệ.

Bên cạnh những thuận lợi, VCBS cũng đề cập đến một số áp lực tác động lên mức tăng của lạm phát. Cụ thể, nhu cầu mua sắm trước Lễ tết sẽ làm gia tăng áp lực lên lạm phát vào nửa cuối năm. Đặc biệt báo cáo nhấn mạnh đến giá nguyên vật liệu đang phải chịu áp lực tăng theo giá thế giới. Mặc dù vậy, hiện nay giá hàng hóa có dấu hiệu hạ nhiệt nhờ một số biện pháp và tăng cường giám sát của Chính phủ Trung Quốc.

Ngoài ra, lạm phát nhóm giao thông nhiều khả năng sẽ tăng khi hoạt động sản xuất – kinh doanh và nhu cầu di chuyển của người dân trở lại sau giãn cách xã hội và khi mức độ tiêm vaccine đã được phổ biến.

Vì vậy, các chuyên gia của VCBS cho rằng còn quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một “siêu chu kỳ hàng hóa” gây áp lực tăng lên lạm phát trong trung và dài hạn. Đồng thời, báo cáo cũng đưa ra dự báo lạm phát sẽ tăng từ 3,1%-3,4% trong năm 2021.

Đối với tỷ giá, VCBS dự báo tỷ giá trong năm 2021 sẽ giao động trong khoảng ± 0.5% khi NHNN còn nhiều dư địa và nguồn lực để đảm bảo ổn định tỷ giá. Bên cạnh đó, VCBS còn cho rằng, lãi suất huy động nhiều khả năng không giảm thêm nhằm đảm bảo lợi ích của người gửi tiền. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay thấp hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế vẫn là định hướng xuyên suốt của cơ quan quản lý.

Quỳnh Anh

2 Likes

Ấn Độ và Việt Nam có thể trở thành trụ cột chính của các sáng kiến ​​chuỗi cung ứng toàn cầu

Ấn Độ và Việt Nam có thể trở thành trụ cột chính của các sáng kiến ​​chuỗi cung ứng toàn cầu. Đó là nhận định trên Thời báo Kinh tế của Ấn Độ (The Economic Times) ngày 22/7, cho biết rằng tác động chính của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19 là sự sụp đổ của chuỗi cung ứng toàn cầu truyền thống có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Sự hỗn loạn trong thương mại quốc tế đã đòi hỏi phải xem xét lại chuỗi cung ứng. Trước đây, chuỗi cung ứng được thiết kế để giữ mức chi phí thấp. Trong thời đại hậu đại dịch, chuỗi cung ứng đang được thiết kế lại để giảm nguy cơ gián đoạn trong tương lai. Cộng đồng quốc tế đang hướng tới việc chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới và phải đối mặt với hai thách thức: khắc phục tình trạng dễ bị tổn thương do đại dịch và ngăn chặn tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ làm gia tăng tính dễ bị tổn thương trong chuỗi cung ứng của nước này.

Bối cảnh đó tạo cơ hội cho các nước thu nhập thấp và trung bình làm việc với các nước phát triển để chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc. Trung Quốc có tỷ trọng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động nhất trên thế giới. Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc ước tính đã tăng từ 13,9% năm 2000 lên 26,9% vào năm 2018. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2018 cũng đã mang lại mức sống cao hơn. Lương sản xuất ở ba quốc gia xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc đã tăng từ 11% đến 14% mỗi năm trong 20 năm qua. Đại dịch là một lời kêu gọi thức tỉnh đối với các công ty chỉ phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc. Đa dạng hóa nhà cung cấp là một cách để tăng khả năng phục hồi. Điều này có nghĩa là ít nhất một số dây chuyền sản xuất cần phải được di chuyển đến một địa điểm khác. Tuy nhiên, các khía cạnh thực tế của việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc rất phức tạp.

Việt Nam và Ấn Độ đã nổi lên như những nguồn mua sắm thay thế, theo báo cáo quý II gần đây của Công ty cung cấp dịch vụ kiểm soát chất lượng và chuỗi cung ứng QIMA. Những cải cách của Việt Nam sẽ cho phép người nước ngoài sở hữu tài sản và phần lớn cổ phần của các công ty Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế ổn định đã khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Theo Khảo sát Nguồn cung ứng Toàn cầu của QIMA, 43% doanh nghiệp được hỏi có trụ sở tại Mỹ đã liệt kê Việt Nam là một trong ba thị trường mua hàng đầu vào đầu năm 2021, chiếm khoảng 1/3 số người mua toàn cầu. Báo cáo QIMA cũng cho thấy nhu cầu tìm nguồn cung ứng ngày càng tăng từ Ấn Độ, nhưng thách thức vẫn là làn sóng Covid-19 mới nhất có thể trì hoãn việc tìm nguồn cung ứng từ Ấn Độ. Ấn Độ là một thị trường mua bán được đánh giá cao như nhau đối với các mặt hàng khuyến mại, giày dép, kính mắt, đồ trang sức và phụ kiện. Nhưng sự phục hồi này cho đến nay dường như phụ thuộc vào cách Ấn Độ quản lý hiệu quả cuộc chiến đang diễn ra với Covid-19.

Chính phủ Ấn Độ gần đây đã cho phép tối đa 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào lĩnh vực sản xuất, với trọng tâm là tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực chế tạo trong tổng vốn FDI. Ngoài ra, khoảng 1,85 tỷ USD dự kiến ​​sẽ được chi cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cảng nội địa quan trọng. Chính phủ Ấn Độ cũng cho phép tối đa 100% vốn FDI đối với các dự án liên quan đến cảng và cung cấp thời gian miễn thuế 10 năm cho các cảng và việc xây dựng và bảo trì cảng để tạo thuận lợi cho đầu tư. Cơ hội cho Ấn Độ và Việt Nam là rõ ràng, nhưng thách thức cũng vậy. Ấn Độ có kinh nghiệm trở thành một phần của trung tâm chuỗi cung ứng của Mỹ nhờ lĩnh vực công nghệ thông tin của nước này. Chuyển dịch chuỗi cung ứng phải là chuyển động đa phương. Mỹ có kế hoạch xây dựng một “mạng lưới thịnh vượng kinh tế” với các quốc gia thân thiện, làm việc dựa trên các tiêu chuẩn tương tự từ kinh doanh kỹ thuật số đến năng lượng đến cơ sở hạ tầng. Ấn Độ và Việt Nam có thể trở thành trụ cột chính của các sáng kiến ​​chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Việt Dũng

2 Likes

Ông THACO ra đòn hay quá. Đúng là trí thông minh của tỷ phú.

1 Likes

Fubon FTSE Vietnam ETF tiếp tục mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam trong tuần 19-23/7

Thứ 2, 26/07/2021, 00:03

Lũy kế từ đầu tháng 7 tới nay, Fubon FTSE Vietnam ETF đã hút ròng tổng cộng 173 triệu USD (khoảng 4.000 tỷ đồng) và là quỹ hút vốn mạnh nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Fubon FTSE Vietnam ETF tiếp tục mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam trong tuần 19-23/7

Tuần giao dịch 19-23/7 diễn ra không mấy tích cực với thị trường chứng khoán Việt Nam khi áp lực bán tiếp diễn khiến các chỉ số giảm điểm. Những lo ngại về tình hình dịch bệnh cùng áp lực chốt lời mạnh các cổ phiếu “Bank, chứng, thép” sau giai đoạn tăng nóng vừa qua đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index dừng lại 1.268,83 điểm, giảm 2,35% so với tuần trước đó.

Về giao dịch khối ngoại, sau vài tuần mua ròng liên tiếp gần đây, họ đã quay đầu bán ròng trong cả 5 phiên trên sàn HoSE với tổng giá trị 2.629 tỷ đồng.

Dù xu hướng chung của khối ngoại là không thực sự tích cực, tuy nhiên vẫn xuất hiện điểm sáng từ các quỹ ETFs khi tiếp tục “bơm” tiền vào thị trường, góp phần giảm áp lực bán ròng của khối ngoại.

Trong tuần qua, Fubon FTSE Vietnam ETF tiếp tục là quỹ mua ròng mạnh nhất thị trường chứng khoán Việt Nam khi hút ròng gần 46 triệu USD (khoảng 1.060 tỷ đồng) và toàn bộ đã được giải ngân vào thị trường.

Tuần trước đó, Fubon FTSE Vietnam ETF cũng rất tích cực giải ngân vào thị trường Việt Nam với số tiền ước tính khoảng 86,3 triệu USD (~2.000 tỷ đồng). Lũy kế từ đầu tháng 7 tới nay, Fubon FTSE Vietnam ETF đã hút ròng tổng cộng 173 triệu USD (khoảng 4.000 tỷ đồng) và là quỹ hút vốn mạnh nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo một số chuyên gia, việc Fubon FTSE Vietnam ETF đẩy mạnh giải vào thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp có thể đến từ kinh nghiệm xử lý tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Trong tháng 5 vừa qua, thị trường chứng khoán Đài Loan đã chịu ảnh hưởng từ làn sóng Covid-19 lần thứ tư và chỉ số Taiwan Weighted đã giảm từ vùng 17.600 điểm xuống 15.300 điểm, nhưng sau đó đã mau chóng hồi phục và hiện đã vượt đỉnh cũ, tiến sát mốc 18.000 điểm. Nhiều khả năng Fubon FTSE Vietnam ETF đang kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm kiểm soát thành công dịch bệnh và thị trường chứng khoán sẽ hồi phục trở lại nên đã đẩy mạnh giải ngân.

Chỉ số Taiwan Weighted đã hồi phục mạnh mẽ sau làn sóng Covid

Trước đó vào tháng 3/2021, Fubon FTSE Vietnam ETF khi mới thành lập đã đánh giá việc kiểm soát tốt dịch bệnh, thu hút đầu tư nước ngoài khả quan cũng như nỗ lực cải cách của Chính phủ Việt Nam sẽ giúp dòng vốn tiếp tục đổ mạnh vào thị trường chứng khoán.

“Việt Nam bây giờ giống như Đài Loan của những năm 1980. Bạn không thể tham gia đầu tư vào Đài Loan cách đây 40 năm, nhưng bạn có thể kiếm được lợi nhuận nhờ những cải cách kinh tế Việt Nam thông qua việc đầu tư vào Fubon Vietnam ETF”, Yang Yining, giám đốc đầu tư Fubon Vietnam ETF cho biết.

Fubon FTSE Vietnam ETF dù là quỹ mới thành lập được vài tháng nhưng đã thu hút dòng vốn khá mạnh và hiện là một trong những quỹ ngoại lớn nhất thị trường Việt Nam với quy mô tại ngày 23/7 lên tới 14,8 tỷ Đài Tệ (khoảng 532 triệu USD, tương đương 12.350 tỷ đồng).

Fubon FTSE Vietnam ETF tiếp tục mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam trong tuần 19-23/7 - Ảnh 2.

Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF tại ngày 23/7

Fubon FTSE Vietnam ETF hiện đầu tư toàn bộ danh mục vào thị trường Việt Nam, danh mục được mô phỏng theo chỉ số FTSE Vietnam 30 Index. Trong đó, HPG hiện là cổ phiếu lớn nhất danh mục quỹ với tỷ trọng 11,92%, xếp tiếp theo lần lượt là MSN (10,76%), VHM (9,67%), VIC (8,82%), NVL (8,76%)…

Ngoài Fubon FTSE Vietnam ETF, một quỹ ETF ngoại khác cũng “rục rịch” giải ngân vào Việt Nam trong tuần qua là Vaneck Vectos Vietnam ETF (VNM ETF) khi mua ròng 1,92 triệu USD.

VNM ETF rục rịch hút vốn những ngày gần đây

Minh Anh

2 Likes

Ngân hàng tăng cường kiểm soát nợ xấu, thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế

Thứ 2, 26/07/2021, 14:44

Phân tích các báo cáo tài chính quý II/2021 vừa công bố cho thấy có sự gia tăng số lượng ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm. Giảm được nợ xấu, ngân hàng có thêm nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Ngân hàng tăng cường kiểm soát nợ xấu, thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế

Nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm

Trong thời gian qua, cùng với việc ưu tiên hỗ trợ kịp thời khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các ngân hàng cũng tăng cường kiểm soát nợ xấu, nhờ đó nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu thấp kỷ lục.

Cụ thể, tính đến 30/6/2021, tổng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) chỉ còn hơn 1,118 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm và chiếm tỷ lệ 0,36% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) cũng giảm về mức 1,3%. Một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ nợ xấu giảm như Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) nợ xấu giảm từ 1,69% xuống còn 1,53%, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) giảm từ 1,86% xuống còn 1,76%… Có những ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu thấp nhất từ trước đến nay.

Đề cập đến giải pháp đã thực hiện, ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết, MB đã đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tăng cao trích lập dự phòng rủi ro. Kết quả đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu của MBGroup chỉ ở mức 0,76%, trong đó riêng ngân hàng là 0,58% - mức thấp kỷ lục của ngân hàng này từ trước tới nay.

Để có được kết quả này, trước đó nhiều ngân hàng đã chủ động phòng tránh rủi ro nợ xấu bằng việc ưu tiên tăng độ bao phủ nợ xấu. Tính đến cuối quý II/2021, vị trí dẫn đầu về tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu trong 6 tháng đầu năm là MB đạt 311%, thứ hai là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt 280%, Techcombank với tỷ lệ là 259% Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) khoảng 110%…

Tuy nhiên, với dự báo diễn biến dịch bệnh còn rất phức tạp trong năm 2021, áp lực nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn.

Đối mặt với thách thức nợ xấu

Lý giải nguyên nhân, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (SIEM), cho rằng dịch bệnh diễn biến phức tạp đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, không ít trong số đó đã phải đóng cửa hoặc dừng hoạt động, khiến áp lực nợ xấu tăng lên. Thách thức nợ xấu tăng trong năm nay và cả năm tới sẽ là những thách thức của ngân hàng trong thời gian tới.

Để xử lý nợ xấu hiệu quả, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng quy định thủ tục xử lý nợ xấu cần được đơn giản hơn. Như tại Mỹ, khi khách chậm trả nợ đến ngày thứ 9 thì ngân hàng sẽ gửi thông báo yêu cầu trả nợ. Sau 30 ngày mà khách vẫn không trả đúng hạn, ngân hàng sẽ tịch thu tài sản đảm bảo, thanh lý tài sản thế chấp của khoản vay qua bán đấu giá. Quy định, thủ tục cho phép ngân hàng tại Mỹ bán đấu giá tài sản đảm bảo rất khác với ở Việt Nam.

“Một công ty sẽ được giao quyền bán đấu giá tài sản đảm bảo, tất cả mọi người gồm cả ngân hàng đều có thể tham gia cuộc đấu giá với mức giá khởi đầu là giá trị khoản nợ gốc, lãi và cộng thêm 1 USD. Người nào đấu giá cao nhất thì trả tiền thanh toán khoản nợ cho ngân hàng và nhận tài sản đảm bảo. Nếu không có người đấu giá cao hơn ngân hàng thì ngân hàng đương nhiên có quyền thu hồi và thanh lý tài sản đó”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết.

Bên cạnh đó, vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc kiểm soát rủi ro nợ xấu tại các ngân hàng cũng được nhiều chuyên gia nhấn mạnh. Theo TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng NHNN cần phối hợp chặt chẽ các tổ chức tín dụng để tiếp tục rà soát chính sách, quy trình về tín dụng, tăng cường kiểm soát rủi ro, nhất là trong bối cảnh tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 nhằm hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai.

Bên cạnh việc xây dựng kịch bản xử lý nợ xấu, NHNN cần tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng, thực hiện các giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Ngoài các giải pháp trên, để tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu, giới chuyên môn cũng khuyến nghị nên có những điều chỉnh về mặt hành lang pháp lý, cụ thể là có văn bản thay thế Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Bởi lẽ, việc triển khai Nghị quyết 42 trong hơn 3 năm qua đã tạo ra những dấu ấn rõ nét trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Nhờ đó, đến nay toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 530.000 tỷ đồng nợ xấu.

Theo Hương Giang

2 Likes

Kiều hối vẫn nhiều triển vọng

Thứ 2, 26/07/2021, 10:22

Một chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, với việc đẩy mạnh tỷ lệ tiêm chủng tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ khiến hoạt động kinh tế nhanh chóng được phục hồi, kéo theo thu nhập của người dân được cải thiện và từ đó thì kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan.

Những con số tích cực

Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong quý I/2021, lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh - địa phương thu hút kiều hối nhiều nhất Việt Nam – đã đạt 1,45 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2020. Đại diện NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho hay, ước tính lượng kiều hối đổ về TP. Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 3,2 tỷ USD (tăng 22,34% so với cùng kỳ năm 2020). Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh vẫn tăng khá mạnh cho thấy điểm sáng tương đối tích cực.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài chính, lượng kiều hối đổ về TP.Hồ Chí Minh lâu nay chủ yếu tới từ Mỹ, Úc, Canada và một số quốc gia phát triển khác… Nhìn chung trong nửa đầu năm nay, những quốc gia này đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 nhờ tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao, sản xuất kinh doanh phục hồi, đời sống của người dân dần ổn định. Chẳng hạn như Canada có tỷ lệ dân số tiêm chủng vượt Mỹ khi có hơn 50% dân số quốc gia này từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm đầy đủ. Còn ở Mỹ, con số này theo báo cáo của CDC là khoảng hơn 48%. IMF mới đây cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay có thể lên tới 7%. Khi tăng trưởng kinh tế được hồi phục thì thu nhập của người dân, trong đó có đối tượng kiều bào Việt Nam, cũng có xu hướng tăng lên.

Dự báo năm 2021, kiều hối về TP.Hồ Chí Minh khoảng 6,5 tỷ USD - tăng 6,5% so với 2020

Ghi nhận trên thị trường, nhiều ngân hàng đã triển khai mạnh mẽ các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng là kiều bào chuyển tiền về. Sacombank - vốn là một trong những ngân hàng có thế mạnh về kiều hối đã phối hợp với Visa triển khai khuyến mãi dành cho khách hàng nhận tiền Visa Direct bằng thẻ Sacombank Visa Debit được chuyển từ nước ngoài qua dịch vụ MoneyGram hoặc Remitly. 50.000 chủ thẻ đầu tiên nhận tiền trong thời gian từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/9 sẽ được tặng 5 USD.Trong khi “tình hình dịch bệnh trong nước vẫn diễn biến phức tạp từ đầu năm, nhất là ở đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này thì các tỉnh phía Nam, trong đó TP.Hồ Chí Minh chịu nặng nề nhất đã kéo theo thu nhập của người dân giảm đi đáng kể. Tôi cho rằng đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều kiều bào gửi tiền về để hỗ trợ, giúp đỡ người thân trong điều kiện hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ.

Agribank cũng đã triển khai chương trình khuyến mại thường niên “Kiều hối Agribank - Tích điểm nhận quà”. Theo đó, trong 6 tháng cuối năm, mỗi giao dịch chuyển hoặc nhận tiền kiều hối qua hệ thống WU tại nhà băng được hệ thống tự động tích điểm để nhận quà. VietinBank cũng nhanh chóng đẩy mạnh tự động hóa giao dịch kiều hối như giao dịch online, nhận tiền online qua tài khoản và Internet, kết hợp triển khai các chương trình ưu đãi về giá phí, tặng quà cho khách hàng mới sử dụng dịch vụ, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng qua các kênh mạng xã hội… nhờ đó lượng kiều hối chuyển về qua ngân hàng vẫn đang được duy trì.

Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng hồi phục tốt

Có cái nhìn tích cực về dòng kiều hối về Việt Nam năm nay, một chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, với việc đẩy mạnh tỷ lệ tiêm chủng tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ khiến hoạt động kinh tế nhanh chóng được phục hồi, kéo theo thu nhập của người dân được cải thiện và từ đó thì kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan. Một trong những yếu tố cũng được vị chuyên gia này đề cập tới đó là việc không ít kiều bào tích cực gửi tiền về Việt Nam để mua bán, đầu tư đón đầu cơ hội khi kinh tế ở Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu hồi phục và Việt Nam vừa ký kết và đang triển khai thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA hay UKVFTA…

Trên thực tế, từ nhiều năm trở lại đây, kiều hối được kiều bào chuyển về không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ người thân mà còn đổ nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cũng cho biết, kiều hối chuyển về chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế của thành phố và cũng là nguồn cung ổn định ngoại tệ trên địa bàn cũng như cả nước. Dự báo năm nay, lượng kiều hối chuyển về TP.Hồ Chí Minh đạt khoảng 6,5 tỷ USD - tăng 6,5% so với năm 2020 (6,1 tỷ USD).

Kiều hối chảy nhiều hơn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh phần nhiều do nền kinh tế Việt Nam duy trì được đà tăng trưởng rất tích cực, trong khi kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Đặc biệt những thành công trong công tác phòng chống dịch Covid-19 càng khiến kiều bào tin tưởng chuyển vốn về nước để đầu tư kinh doanh. Chẳng hạn như năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát đã đẩy nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, rơi vào suy giảm, song Việt Nam chẳng những đã khống chế rất tốt dịch bệnh mà vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương.

Năm nay cũng vậy, dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Việt Nam vẫn được nhiều tổ chức quốc tế, cũng như các nhà đầu tư trên thế giới đưa ra dự báo tăng trưởng khá lạc quan. Như WB đánh giá mức tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,6%, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán là 6,5%. Ngân hàng UOB cũng đưa ra con số tích cực lên đến 6,7%, cao hơn so với mục tiêu của Chính phủ Việt Nam đề ra là 6-6,5%.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán tăng trưởng bùng nổ trong những tháng đầu năm cũng là một hấp lực đối với dòng kiều hối chuyển về nước. Bên cạnh đó, việc tỷ giá được duy trì ổn định trong nhiều năm qua cũng là một yếu tố tích cực thu hút dòng vốn FDI và cả kiều hối. Tính trong 6 tháng đầu năm 2021, tỷ giá USD/VND tiếp tục giữ ổn định khi tỷ giá trung tâm chỉ tăng 0,2% so với đầu năm. Tỷ giá trung tâm được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhờ đó, tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhìn chung ổn định.

Với tất cả những yếu tố trên, nhiều chuyên gia cũng kỳ vọng dòng kiều hối chuyển về nước sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm nay.

Tại báo cáo cập nhật dữ liệu kiều hối toàn cầu công bố hồi tháng 5/2021, WB đã điều chỉnh ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 từ mức 15,7 tỷ USD (trong báo cáo tháng 10/2020) lên 17,2 tỷ USD. Với con số này, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Tính riêng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Việt Nam xếp thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Philippines. Xét theo quy mô nền kinh tế, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 tương đương 5% GDP, nằm trong top 10 thế giới.

Trong 5 năm qua, WB ước tính tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt khoảng 71 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm.

2 Likes

TT lên mạnh mẽ vẫn phải dùng CK, NH làm leader! ,:blush:

1 Likes

Hà Nội phạt hơn 1,5 tỷ đồng trong 3 ngày đầu giãn cách xã hội

Thứ 2, 26/07/2021, 21:15

Trong 3 ngày thực hiện Chỉ thị 17, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã xử phạt hành chính số tiền hơn 1,5 tỷ đồng các trường hợp vi phạm phòng dịch. Đa số các lỗi người dân mắc phải như không đeo khẩu trang, ra ngoài không có lý do, tụ tập đông người…

Hà Nội phạt hơn 1,5 tỷ đồng trong 3 ngày đầu giãn cách xã hội

Công an thành phố Hà Nội cho biết, trong ngày 26/7, các đơn vị tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát, nhắc nhở, tuyên truyền và xử phạt hành chính đối với 250 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng với số tiền 499,5 triệu đồng; 11 cơ sở kinh doanh dịch vụ không chấp hành việc tạm dừng hoạt động bị phạt 54 triệu đồng.

Ngoài ra, các đơn vị cũng xử phạt hơn 268 triệu đồng đối với 135 trường hợp có các hành vi vi phạm phòng, chống dịch khác như không thực hiện biện pháp cách ly; ra khỏi nhà khi không cần thiết; đeo khẩu trang không đúng quy cách…

Tại quận Thanh Xuân, từ ngày 24/7 đến 10h sáng 26/7, các đơn vị lập biên bản xử phạt 24 trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch, trong đó 13 cá nhân ra đường không lý do, 11 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng, tổng số tiền phạt là 53 triệu đồng.

Ngày 26/7 là ngày thứ 3 Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, lực lượng chức năng quận Ba Đình tiếp tục cắm chốt, duy trì xử phạt các cá nhân ra ngoài đường không có lý do chính đáng; ngăn chặn giải quyết dứt điểm không để các chợ tạm hoạt động; đảm bảo giãn cách phòng chống dịch tại chợ truyền thống.

Riêng sáng 26/7, theo Ban Chỉ đạo Phòng Chống dịch phường Ngọc Khánh, thành viên Ban Chỉ đạo 197 phường đã tăng cường các chốt trực, kiểm tra, xử phạt 8 trường hợp vi phạm với số tiền 8 triệu đồng.

Theo thông tin từ UBND quận Hoàn Kiếm, thời gian qua Công an quận đã phối hợp với các cơ quan hữu quan thành lập 46 tổ tuần tra, kiểm soát công tác phòng, chống dịch trên địa bàn gồm: 40 tổ công tác công an phường; 2 tổ công tác BQL hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội; 2 tổ công tác Đội CS GTTT - CAQ; 2 tổ công tác phòng chống đua xe CAQ.

Kết quả, từ 6h sáng ngày 24/7 đến 11h ngày 26/7, đã xử lý 22 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng với tổng số tiền phạt là 44 triệu đồng; 21 trường hợp ra đường không có lý do chính đáng với tổng số tiền phạt là 42 triệu đồng; 1 trường hợp bán hàng rong với mức phạt là 150.000 đồng.

Trong đó, từ sáng ngày 24/7 đến hôm nay (26/7), quận đã xử phạt 4 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng, một trường hợp ra đường không lý do chính đáng với tổng tiền phạt là 10 triệu đồng.

Như vậy, tính từ thời điểm Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội đên nay, công an thành phố và các đơn vị đã xử phạt hành chính số tiền hơn 1,5 tỷ đồng các trường hợp vi phạm.

Trong những ngày tiếp theo của đợt giãn cách này, Công an Hà Nội sẽ tích cực phối hợp tiếp tục tuyên truyền đồng thời tăng cường xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, quyết tâm cùng toàn thể hệ thống chính trị và người dân Thủ đô chung sức, đồng lòng chiến thắng dịch bệnh.

Theo Hoàng Phong

2 Likes

Mối quan hệ với một người không phải là một cái gì đó bắt nguồn từ nó.
Đây là những gì đến từ bạn.
Mọi người đều có xu hướng nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính họ trong thế giới. Người đàn ông có được tất cả dường như không sao. Ốm - ốm. Nếu bạn thua, bạn thua.
Chúng ta không nhìn thấy thế giới, mà là nội dung của tâm trí chúng ta.
Kẻ làm hại người khác, làm điều ác với chính mình. Người giúp đỡ người khác là làm điều tốt cho chính bạn.
Bạn mang theo những lý do cho sự bất hạnh hay hạnh phúc, thiên đường hay ada bên trong mình. Bất cứ điều gì xảy ra với bạn, nó xảy ra bởi vì bạn. Lý do bên ngoài là thứ yếu, lý do bên trong là chính. Và miễn là bạn không hiểu điều này, thì không thể thay đổi được từ bên trong. Nếu lý do là bên ngoài, thì bạn sẽ luôn ở trong công việc, bởi vì bạn không thể thay đổi lý do bên ngoài. Nếu bạn thực hiện dù chỉ một thay đổi, hàng triệu người sẽ làm theo. Những lý do bên trong, bên ngoài chỉ là sự biện minh.
Bạn có thể thay đổi toàn bộ môi trường bên ngoài, nhưng sẽ không có gì thay đổi nếu thế giới bên trong không thay đổi. Việc lắp đặt bên trong sẽ tạo ra cùng một mô hình từ trong ra ngoài, bởi vì một người sống từ bên trong ra bên ngoài. Chúng tôi luôn mang địa ngục hoặc thiên đường của bạn trong chính bạn. Làm thế nào một con nhện mang một mạng trong chính nó. Nếu con nhện không đến, nó sẽ tự lan rộng xung quanh theo mạng của mình. Và khi con nhện muốn đi xa hơn, nó sẽ hấp thụ mạng lưới vào chính mình. Cho dù bạn đến bằng cách nào, bạn cũng tạo ra mô hình của riêng bạn xung quanh mình.
Hiểu, mọi thứ phụ thuộc vào bạn. Hiểu rằng sự biến đổi của bạn sẽ phụ thuộc vào điều này. Nếu bạn đang ở trong địa ngục, bất cứ nơi nào bạn đi, bạn luôn tạo ra địa ngục xung quanh bạn.

2 Likes
1 Likes
1 Likes
1 Likes
1 Likes
2 Likes
2 Likes