Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

9 THÁNG 8, 02:05

Không có căn cứ để tiến hành tiêm chủng hàng loạt trẻ em chống lại COVID - chuyên gia

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vi-rút và Công nghệ Sinh học Nhà nước Vector Rinat Maksyutov lưu ý rằng điều quan trọng nhất là phải có một công cụ để bảo vệ trẻ em khỏi COVID-19

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vi-rút và Công nghệ Sinh học Nhà nước Vector Rinat Maksyutov

© Artyom Geodakyan / TASS

MOSCOW, ngày 8 tháng 8. / TASS /. Rinat Maksyutov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vi-rút và Công nghệ Sinh học của Bang Vector, cho biết không có căn cứ nào để nói về sự cần thiết của việc tiêm chủng hàng loạt trẻ em chống lại bệnh nhiễm coronavirus mới kể cả sau khi một loại vắc-xin tương ứng được chứng nhận.

“Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ cơ sở nào để nói rằng sau khi hoàn thành các xét nghiệm lâm sàng, cần bắt đầu tiêm chủng hàng loạt cho trẻ em. Nói chung, trẻ em thường mắc các dạng bệnh nhẹ hơn trong mọi trường hợp”, ông nói thêm. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải có một công cụ để bảo vệ trẻ em khỏi COVID-19. Ông nói: “Các biến thể coronavirus mới có thể trở nên nguy hiểm hơn đối với trẻ em, những người có thể tiếp xúc với chúng nhiều hơn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko trước đó cho biết không có kế hoạch áp đặt bắt buộc tiêm chủng cho trẻ em chống lại sự lây nhiễm coronavirus.

2 Likes

9 THÁNG 8, 15:11

Dầu thô Brent giảm xuống dưới $ 69 rúp trên sàn ICE của London lần đầu tiên kể từ ngày 21 tháng 7

Dầu thô WTI giảm xuống 66,58 USD / thùng (-2,49%)

MOSCOW, ngày 9 tháng 8. / TASS /. Giá hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 trên sàn ICE của London giảm 2,53% xuống 68,91 USD / thùng.

Lần cuối cùng giá dầu Brent xuống dưới 69 USD / thùng vào ngày 21/7/2021.

Đến 10h35 theo giờ Moscow, giá dầu Brent chậm lại và được giao dịch ở mức 69,01 USD / thùng (-2,39%). Dầu thô WTI giảm xuống 66,58 USD / thùng (-2,49%).

Đồng thời, chỉ số MOEX tăng lên 3.813,3 điểm (+ 0,21%), chỉ số RTS - lên 1.634,58 (+ 0,1%). Tỷ giá đô la giảm xuống 73,48 rúp (-0,01%) và tỷ giá euro tăng lên 86,46 rúp (+ 0,1%).

3 Likes

Ông Trump tuyên bố đã “cứu mạng 100 triệu người” nhờ 1 quyết định đúng đắn khi còn là tổng thống

Thứ 2, 09/08/2021, 10:35

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng ông đã giúp 100 triệu người thoát “cửa tử” nhờ vào chính sách mà ông đã thúc đẩy khi còn ở Nhà Trắng.

Ông Trump tuyên bố đã

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố rằng có lẽ 100 triệu người đã tử vong chết vì COVID-19 nếu không nhờ vào việc ông triển khai các chương trình vắc xin.

Theo Business Insider, dưới thời cựu Tổng thống Trump, đã có 400.000 người thiệt mạng vì COVID-19.

Vắc xin đầu tiên được tiêm tại Mỹ vào ngày 14/12/2020 là cho một y tá tại phòng điều trị tích cực. Để ăn mừng, ông Donald Trump đã viết tweet cá nhân rằng: “Vắc xin đầu tiên được sử dụng. Xin chúc mừng nước Mỹ! Xin chúc mừng Thế giới!”

Ông Trump đã xuất hiện trên chương trình Fox News tối ngày 7/8 (giờ Mỹ) và tuyên bố: “Tôi nghĩ nếu chúng tôi không đưa ra vắc-xin trong thời chính quyền Trump, thế giới có thể sẽ có 100 triệu người chết giống như chúng ta đã từng gặp vào năm 1917”.

Ông Trump đã nhắc tới dịch cúm Tây Ban Nha, lây lan khắp thế giới từ năm 1918 đến năm 1919 và được một số nguồn ước tính là đã khiến 100 triệu người tử vong.

16,5 triệu liều vắc xin đã được phân phối dưới thời Tổng thống Trump vào ngày 20/1, trung bình là 900.000 liều mỗi ngày - vượt xa mục tiêu của Trump là 20 triệu liều sẽ được giao vào cuối năm 2020.

Khi nhậm chức, ông Biden gọi những con số này là “một thất bại thảm hại.”

Dưới thời Biden, 333,5 triệu liều vắc-xin đã được chuyển giao.

Tiến sĩ Anthony Fauci, đồng thời là cố vấn của Tổng thống Joe Biden và giám đốc của Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết trong tuần này rằng các ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày có thể lên tới 200.000 người trong những tuần tới.

Cựu tổng thống Trump còn cho biết thêm rằng việc chậm trễ trong việc mở cửa lại các chương trình giáo dục của trẻ em vì lý do đại dịch sẽ để lại một “vết sẹo” cho những người bị ảnh hưởng.

Hiện tại, một số nguồn tin cho rằng ông Trump sẽ tiếp tục tranh cử tổng thống vào năm 2024. Chính ông Trump cũng từng nhiều lần ám chỉ như vậy sau khi thua cuộc trong tranh cử tổng thống năm 2020.

Theo Tất Đạt

2 Likes

10 nhà đầu tư “thông minh nhất thế giới” mách nước cách xây dựng danh mục hoàn hảo

Điểm mấu chốt là nhà đầu tư cần tìm được tài sản có độ tương quan thấp so với tài sản khác, để khi 1 tài sản biến động không nhất thiết kéo theo tài sản khác cũng biến động mạnh.

10 nhà đầu tư

Liệu có tồn tại thứ gọi là “danh mục hoàn hảo” cho nhà đầu tư?

Tờ MarketWatch đã đặt ra câu hỏi này cho 10 nhân vật nổi tiếng có thể nói là được kính trọng nhất trong cộng đồng đầu tư hiện nay. 6 người đã từng đạt giải Nobel Kinh tế: Harry Markowitz, cha đẻ của Lý thuyết danh mục hiện đại; William Sharrpe, người tạo ra mô hình định giá tài sản CAPM và chỉ số beta đã làm thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về rủi ro và phần thưởng trên thị trường tài chính; Eugene Fama, người đã phát triển Lý thuyết thị trường hiệu quả; Myron Scholes và Robert Merton, 2 nhân vật đồng sáng tạo ra mô hình định giá quyền chọn Black-Scholes/Merton và Robert Shiller, nhà kinh tế học hành vi đã thay đổi quan điểm của chúng ta về thị trường hiệu quả.

4 nhân vật còn lại là các nhà quản lý, nhà đầu tư nổi tiếng và tác giả những cuốn sách đã bán được hàng triệu bản. Đó là Jack Bogle, nhà sáng lập quỹ Vanguard; huyền thoại trái phiếu Marty Leibowizt; “người đàn ông thông thái nhất phố Wall” Charles Ellis và “phù thủy Wharton” Jeremy Siegel.

Không có gì đáng ngạc nhiên, câu trả lời của họ không hề đồng thuận. Dựa trên nền tảng và kinh nghiệm khác nhau của mỗi người, góc nhìn của họ cũng khác nhau và điều đó cũng phản ánh sự phức tạp của công việc quản lý danh mục đầu tư. Không có hình mẫu nào vừa vặn với tất cả mọi người.

Theo Markowitz, điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đa dạng hóa danh mục. Chỉ tập trung vào danh mục gồm những tài sản được dự đoán sẽ đem lại mức lợi suất cao nhất trên một mức rủi ro đã xác định trước. Tôn chỉ này cũng áp dụng với các tài sản khác như trái phiếu, bất động sản và hàng hóa.

Điểm mấu chốt là nhà đầu tư cần tìm được tài sản có độ tương quan thấp so với tài sản khác, để khi 1 tài sản biến động không nhất thiết kéo theo tài sản khác cũng biến động mạnh.

Trong khi đó danh mục hoàn hảo của Sharpe giống như những gì ông đã đưa ra trong mô hình CAPM: hãy đầu tư vào những thứ như quỹ chỉ số để cover toàn bộ thị trường.

Fama đã phát triển 1 mô hình lấy CAPM làm cơ sở và thêm vào 2 yếu tố. Thứ nhất là sự khác biệt về lợi suất giữa cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng, thứ hai là sự khác biệt giữa nhóm vốn hóa nhỏ và các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn. Theo Fama, 1 danh mục đầu tư đa dạng nên hướng về các cổ phiếu giá trị và các công ty có giá trị vốn hóa nhỏ. Cả 2 loại này đều có xu hướng diễn biến tốt trong dài hạn.

Trên cương vị là người tạo ra quỹ tương hỗ chỉ số đầu tiên trên thế giới, đương nhiên danh mục hoàn hảo của Bogle tập trung vào các quỹ chỉ số, ví dụ như quỹ ETF theo dõi chỉ số S&P 500 của Vanguard. Tôn chỉ của ông là hãy hạ thấp chi phí bằng cách sử dụng quỹ chỉ số và không thực hiện những hành động có thể phá hủy giá trị. Đôi lúc tất cả những gì bạn cần làm là “Không làm gì cả, đứng yên ở đó!”.

Còn đối với Scholes, 1 danh mục hoàn hảo cần chú trọng đến việc quản lý rủi ro. Thành công sẽ phụ thuộc nhiều nhất vào việc bạn tránh được “rủi ro đuôi” (tail risk) – là những sự kiện hiếm khi xảy ra nhưng sẽ khiến thị trường sụt giảm nghiêm trọng như khủng hoảng tài chính 2008 hay đại dịch Covid-19.

Để làm được điều này, cần chú ý đến các chỉ số đo lường mức độ biến động của thị trường như chỉ số VIX. Ví dụ, khi VIX ở dưới mức trung bình lịch sử, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tăng tỷ trọng đầu tư vào những cổ phiếu rủi ro.

Merton cho rằng trước tiên 1 danh mục hoàn hảo phải bao gồm những tài sản phi rủi ro, ví dụ như trái phiếu chính phủ được bảo vệ trước lạm phát. Đối với mục tiêu kiếm tiền cho thời kỳ hưu trí, lý tưởng nhất là bạn nên tiết kiệm dần dần và mua những loại như bảo hiểm để có dòng thu nhập đều đặn hàng năm.

Đối với Leibowitz, danh mục hoàn hảo chính là mức độ rủi ro mà bản thân bạn có thể chịu đựng. Hãy xem xét đến mọi trường hợp có thể xảy ra (bao gồm cả những sự kiện quan trọng trong đời) và cả các khoản thuế. Ngoài cổ phiếu, nên đầu tư cả trái phiếu để giảm mức độ biến động của danh mục. Cần có 1 kế hoạch dự phòng khẩn cấp để đối phó với những sự kiện bất ngờ nhưng nghiêm trọng và có thể đảo ngược tất cả.

Shiller đặc biệt coi trọng tính đa dạng của danh mục, không chỉ đa dạng bằng nhiều loại tài sản khác nhau mà còn đa dạng về địa lý, có cả tài sản trong nước và tài sản quốc tế.

Ellis, một trong những người đi tiên phong của trường phái đầu tư bị động, cho rằng danh mục hoàn hảo tất nhiên phải có quỹ chỉ số, đặc biệt nếu bạn muốn có cơ hội lọt top 20% quỹ có hiệu suất cao nhất trong 20 năm tới. Bạn nên đầu tư vào các quỹ chỉ số trái phiếu và quỹ chỉ số quốc tế có chi phí thấp, ví dụ như MSCI EAFE (châu Âu, Australia và viễn Đông). Ngoài ra cần chú ý đến số thuế cần phải nộp.

Siegel khuyến khích nhà đầu tư đưa ra mức kỳ vọng hợp lý dựa trên lịch sử tài chính của bản thân. Càng đầu tư dài hạn thì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục sẽ càng lớn. Nên xem xét đến cổ phiếu ở các nước đang phát triển. Đối với trái phiếu, trái phiếu chính phủ có bảo vệ trước lạm phát là lựa chọn hợp lý.

Cuối cùng, hãy chú ý tới mức độ chấp nhận rủi ro, thu nhập hiện tại, mong ước của bản thân về tài sản trong tương lai và dự kiến những nhu cầu tài chính của bản thân ở cả hiện tại và tương lai.

Tham khảo Marketwatch

2 Likes

Nhật Bản - ‘Ông tổ’ ngành đạo nhái: Nhờ sao chép nước khác mà trở thành cường quốc giàu có bậc nhất, đưa ‘Made in Japan’ trở thành biểu tượng

Chủ nhật, 08/08/2021, 15:52

Nền kinh tế Nhật Bản đã thành công nhờ sao chép quốc gia khác, chuyển mình từ đi đạo nhái sang hình mẫu để các nước khác noi theo.

Nhật Bản - 'Ông tổ' ngành đạo nhái: Nhờ sao chép nước khác mà trở thành cường quốc giàu có bậc nhất, đưa 'Made in Japan' trở thành biểu tượng

Nói đến sao chép, hàng giả hàng nhái thì mọi người thường nghĩ đến Trung Quốc, công xưởng của thế giới trong nhiều mảng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện chiến lược sao chép này lại là Nhật Bản và cũng chính nhờ nó, nước này mới vươn lên trở thành cường quốc.

Đôi khi muốn thành công thì phải đạo nhái

Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912) của Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội mang tên Minh Trị Duy Tân, qua đó mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước. Mặc dù thời kỳ này vẫn còn nhiều xung đột giữa các phe phái duy trì chế độ cũ và mới nhưng Nhật Bản đã dần cải cách để chuyển mình nhằm tránh nguy cơ bị nước ngoài xâm lược và đô hộ.

Với mục tiêu hiện đại hóa đất nước, chính phủ Nhật Bản thời kỳ này đã nhanh chóng bắt tay vào phát triển công nghiệp bằng hàng loạt các chính sách ưu đãi. Đặc biệt, Nhật Bản đã học hỏi và sao chép những gì tinh túy nhất của các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đêm về nghiên cứu, thay đổi và ứng dụng sao cho hợp lý nhất cho quốc gia mình.

Nhật Bản - Ông tổ ngành đạo nhái: Nhờ sao chép nước khác mà trở thành cường quốc giàu có bậc nhất, đưa Made in Japan trở thành biểu tượng - Ảnh 1.

Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912)

Kể từ đây, Nhật Bản có hàng loạt thay đổi theo Phương Tây như thành lập ngân hàng quốc gia, phát hành đồng Yên thay cho đồng tiền cũ, xây dựng những ngành khai khoáng, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như đường sắt, đường bộ. Chính phủ cũng khuyến khích người dân kinh doanh, mở cửa thị trường và thúc đẩy phát triển công nghệ kỹ thuật, áp dụng các phương pháp sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất.

Trong thập niên 1870, Nhật Bản đã học hỏi đế quốc Phổ (tiền thân của nước Đức) trong tiến trình hiện đại hóa đất nước để trở nên hùng cường. Chính phủ đã thành lập nhiều doanh nghiệp quốc doanh thí điểm trong những ngành công nghiệp cơ bản.

Mặc dù nhiều công ty trong ngành phải chịu thua lỗ nhưng chính phủ Nhật vẫn hỗ trợ nhằm tạo tiền đề tiên phong phát triển công nghiệp. Thời kỳ này các nhà tư bản cá nhân chưa dám đầu tư vào những mảng kinh doanh công nghiệp mới do sợ lỗ và chính phủ sẽ phải là người đi tiên phong.

Không chỉ sao chép con đường cải cách kinh tế của Phương Tây, Nhật Bản còn mua và học hỏi, đạo nhái các máy móc của người Anh. Chính phủ Nhật thậm chí thuê hay có những chính sách ưu đãi nhằm thuyết phục các kỹ sư nước ngoài ở lại làm việc cho họ. Mặc dù chính phủ Anh cùng nhiều nước Phương Tây ngăn cấm nhưng Nhật Bản vẫn tìm cách đưa các kỹ sư giỏi của nước ngoài về làm việc cho họ.

Năm 1843, khi đế quốc Anh bãi bỏ những hạn chế trong xuất khẩu máy móc với Nhật Bản thì các nước Phương Tây cũng gây áp lực để nước này ký các thỏa thuận về bản quyền. Dẫu vậy Nhật Bản phớt lờ các quy định này. Trong khi nước ngoài lên án gay gắt nạn sao chép các kỹ thuật thì người Nhật lại gọi đó là “sự tiếp thu” các công nghệ mới, một đặc trưng của tinh thần học hỏi.

Xưởng làm bông tại Nhật

Đọc đến đây chắc có lẽ nhiều người cũng đã nhận ra có sự tương đồng đáng kể trong quá trình hiện đại hóa nhờ sao chép giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Những tư liệu lịch sử của Phương Tây cho thấy những hàng giả hàng nhái thời kỳ này của Nhật Bản thường có công nghệ thấp, rẻ tiền và bị các nước coi thường. Tuy nhiên chính những hàng nhái này lại đáp ứng được nhu cầu của người dân vùng quê Nhật Bản do nhắm đến những nhu cầu đời thường cấp thiết của thị trường trong nước. Nhờ đó, thị trường hàng nhái vẫn sống tốt và dần phát triển, qua đó giúp nền công nghệ Nhật Bản từng bước đi lên.

Sao chép cũng phải có kỹ thuật

Bước sang thập niên 1880, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trỗi dậy nhờ mảng dệt may, một ngành kinh doanh không đòi hỏi nhiều vốn hay công nghệ cao nhưng luôn có sẵn thị trường. Ban đầu chính phủ Nhật nâng thuế nhập khẩu bông thô để bảo hộ ngành trồng bông trong nước, sau đó chuyển dần các chính sách bảo hộ sang những nhà máy sản xuất bông vải rồi lan dần ra các mảng kinh tế quan trọng khác theo đúng những gì nền kinh tế Đức-Phổ đã từng cải cách.

Năm 1914, mảng dệt may đã chiếm tới 60% tỷ lệ xuất khẩu của Nhật Bản. May mắn hơn, Thế chiến I bùng nổ khiến công nghiệp tại Châu Âu gián đoạn, giúp các nhà máy Nhật Bản tiếp cận được nhiều thị trường hơn với hàng loạt mặt hàng như dệt may, thực phẩm, đồ hộp, xe đạp…

Bước sang thập niên 1920, nền công nghiệp Nhật Bản dần vững mạnh và chuyển dần từ nhập khẩu nguyên liệu thô sang các sản phẩm đầu vào thứ cấp. Vào thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển mạnh tại Nhật và dù mở cửa thị trường nhưng chính phủ vẫn can thiệp mạnh mẽ để định hướng cho nền kinh tế.

Trong những năm tiếp theo, Nhật Bản tiếp tục tăng cường bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, trợ cấp và phát triển các công nghệ tiên tiến. Đến giai đoạn này, Nhật Bản bắt đầu chú trọng đến công nghiệp nặng và hóa chất. Nhằm tạo lợi thế cho xuất khẩu, mô hình các tập đoàn tài phiệt (Zaibatsu) được phát triển.

Nhật Bản - Ông tổ ngành đạo nhái: Nhờ sao chép nước khác mà trở thành cường quốc giàu có bậc nhất, đưa Made in Japan trở thành biểu tượng - Ảnh 3.

Nhật Bản đã sao chép các ý tưởng thành công của nước khác để tự phát triển

Theo đó, một công ty thành công trong mảng chính sẽ phân nhánh kiểm soát các doanh nghiệp nhỏ hơn ở những mảng khác, tạo thành mạng lưới kinh doanh đồ sộ. Với vốn và tiềm lực của ngành kinh doanh chính, những Zaibatsu này dễ dàng mở rộng mạng lưới của mình hơn. Điều này cũng tương tự như khi các tập đoàn lớn như Samsung của Hàn Quốc ngày nay mở rộng từ mảng chính điện tử của mình sang các phân nhánh khác.

Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp năng suất tại Nhật tăng đáng kể, tạo tiền đề cho nền kinh tế bứt tốc. Ngay trước Thế chiến II, ngành công nghiệp nặng đã thu hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% tổng sản lượng toàn ngành cho Nhật Bản.

Khôi phục kinh tế nhờ bắt chước

Trong thời kỳ bứt tốc kinh tế trước Thế chiến II và hồi phục hậu chiến tranh, Nhật Bản đều tích cực sao chép các sản phẩm Phương Tây mà chẳng thấy ngại ngùng gì. Thậm chí trong Thế chiến II, nước này cũng nhanh chóng đạo nhái các vũ khí của nước ngoài và thay đổi để thích nghi với quân đội nước mình.

Từ năm 1952, sản lượng sản xuất và khai mỏ của Nhật Bản tăng hơn 10 lần trong hai thập kỷ, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên đạt được tăng trưởng kinh tế hai chữ số một cách bền vững. Rất nhiều người nghĩ rằng quốc gia này đã khám phá ra một hình thức quản trị kinh tế mới và không thể đánh bại. Thực tế, Nhật Bản chỉ làm lại những ý tưởng cũ và phát triển từ người Đức trước đó.

Nhật Bản - Ông tổ ngành đạo nhái: Nhờ sao chép nước khác mà trở thành cường quốc giàu có bậc nhất, đưa Made in Japan trở thành biểu tượng - Ảnh 4.

Hàng loạt sản phẩm đạo nhái của Nhật với những mặt hàng gốc của nước ngoài

Con đường đạo nhái của Nhật Bản kéo dài tới tận thập niên 1970 và trở thành một phương pháp chính giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng hậu Thế chiến II. Từ sản phẩm gia dụng, thực phẩm, truyện tranh cho đến những thứ đơn giản như thiết kế thời trang đều có sự sao chép tại Nhật.

Những câu chuyện về các nhà sáng lập xe máy, đồ điện tử hay nhiều sản phẩm nổi tiếng khác của Nhật đều có chung đặc điểm là phải học nghề, tiếp thu kinh nghiệm lan truyền từ Phương Tây trước. Hầu hết các sản phẩm này mang tính bắt chước có cải tiến rồi mới dần tự nghiên cứu được công nghệ cho riêng mình.

Sau Thế chiến II, Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu mô hình kinh tế Mỹ và đạo nhái các sản phẩm bình dân. Ban đầu họ chưa chú trọng vào chất lượng mà chỉ mang tính học hỏi, thế rồi dần dần người Nhật cải tiến sản phẩm và đặt các tiêu chuẩn khắt khe lên hàng đầu làm lợi thế cạnh tranh.

Nhờ tận dụng sự bắt chước mà vào thập niên 1990, nền kinh tế Nhật trỗi dậy trở lại thành công với thu nhập GDP bình quân đầu người cao tới 23.796 USD, đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ. Đây cũng là thời kỳ mà thương hiệu “Made in Japan” trở thành biểu tượng cho chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, tinh thần dân tộc trọng chữ tín của người Nhật cũng thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng dù chúng đẩy giá thành lên cao.

Trớ trêu thay, sự thành công của nền kinh tế Nhật cùng chất lượng sản phẩm đã khiến nhiều nước phải học hỏi. Nếu nhìn qua Hàn Quốc và Trung Quốc, chúng ta có thể thấy đâu đó những dấu vết học hỏi từ con đường làm giàu của người Nhật. Không những thế, các sản phẩm của Nhật cũng bị làm nhái rất nhiều.

Ngày nay, từ vị thế phải đi mời chào chuyên gia hay đạo nhái sản phẩm, người Nhật đã có quyền tự hào khi nhiều nước phải học hỏi họ, sản phẩm của Nhật “được” làm nhái còn nền kinh tế trở thành tấm gương cho nhiều quốc gia noi theo.

Theo Băng Băng

3 Likes

Điểm lại các gói hỗ trợ tương tự gói 650 tỷ USD kỷ lục từ IMF: Việt Nam đã nhận được bao nhiêu?

THỨ 2, 09/08/2021, 13:25

Trong hơn 50 năm qua, IMF đã thực hiện phân bổ quyền rút vốn đặc biệt SDR tổng cộng 5 lần. Đặc biệt trong năm 2009, sau khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, IMF đã thực hiện 2 lần phân bổ. Đặc biệt, cả hai lần Việt Nam đều nhận được những khoản hỗ trợ từ tổ chức cho vay lớn nhất thế giới này.

Điểm lại các gói hỗ trợ tương tự gói 650 tỷ USD kỷ lục từ IMF: Việt Nam đã nhận được bao nhiêu?

Ngày 2/8/2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố thông qua một gói hỗ trợ tài chính lớn nhất lịch sử tổ chức này, trị giá lên đến 650 tỷ USD. Bloomberg ước tính, Việt Nam có thể nhận được khoảng 1,56 tỷ USD, Philippines nhận được 2,795 tỷ USD, Thái Lan nhận được khoảng 4,42 tỷ USD, Malaysia 4,94 tỷ USD, Indonesia 6,37 tỷ USD…

Đây là lần đầu tiên kể từ khi IMF tung gói cứu trợ 250 tỷ USD, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, tổ chức cho vay lớn nhất thế giới này áp dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR).

Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs (Special Drawing Rights) là đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên của IMF. SDRs có mã tiền tệ ISO 4217 là XDR. Chương trình được ban điều hành IMF phê duyệt vào giữa tháng 7, sẽ thực hiện vào ngày 23/8 sắp tới. Các SDR mới được ban hành sẽ được phân bổ cho các nước thành viên tương ứng với hạn ngạch IMF của họ.

IMF thông tin, khoảng 275 tỷ USD (khoảng 193 tỷ SDR) trong phân bổ mới sẽ dành cho các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước có thu nhập thấp.

Vậy trước đó, IMF đã quyết định phân bổ SDR bao nhiêu lần và trị giá bao nhiêu?

Điểm lại các gói hỗ trợ tương tự gói 650 tỷ USD kỷ lục từ IMF: Việt Nam đã nhận được bao nhiêu? - Ảnh 1.

IMF đã thông qua việc phân bổ chung Quyền rút vốn đặc biệt (SDR)trị giá 650 tỷ USD (khoảng 456 tỷ SDR) vào ngày 2/8/2021. Dữ liệu: IMF

Ngày 28/8/2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, IMF đã thực hiện phân bổ chung Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) tương đương khoảng 250 tỷ USD. Riêng việc phân bổ SDR đặc biệt có hiệu lực vào ngày 10/8/2009, sau đó được phân bổ cho các thành viên vào ngày 9/9/2009.

Tổng số SDR được phân bổ đặc biệt là 21,5 tỷ SRD (khoảng 34 tỷ USD); trong đó, Việt Nam nhận được khoảng 36,68 triệu USD. Đặc biệt, trong gói phân bổ SDR chung năm 2009, Việt Nam nhận được khoảng 385,77 triệu USD.

Dữ liệu: IMF

SDR được phân bổ cho các quốc gia thành viên sẽ được tính vào tài sản dự trữ, đóng vai trò như một bộ đệm thanh khoản chi phí thấp cho các nước thu nhập thấp và các thị trường mới nổi.

Một số nước thành viên có thể chọn bán một phần hoặc toàn bộ phân bổ của họ cho các thành viên khác để đổi lấy ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu cán cân thanh toán. Trong khi các thành viên khác có thể chọn mua thêm SDR như một phương tiện tái phân bổ dự trữ.

Anh Vũ

2 Likes

CEO The Asia Group: Nhà đầu tư Mỹ vẫn chọn Việt Nam là điểm đến hấp dẫn trong khu vực

THỨ 2, 09/08/2021, 16:15

Vừa qua, tại cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hợp tác đầu tư xuyên Thái Bình Dương” do The Asia Group tổ chức, Tổng Giám đốc The Asia Group Nirav Patel và đại diện nhiều doanh nghiệp khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm đến được các nhà đầu tư Mỹ quan tâm tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

CEO The Asia Group: Nhà đầu tư Mỹ vẫn chọn Việt Nam là điểm đến hấp dẫn trong khu vực

Tại đây, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đã chia sẻ chủ trương, nỗ lực và thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, cập nhật chính sách ưu đãi và định hướng mới trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Ông Hà Kim Ngọc khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, phát huy vai trò của Việt Nam trong việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ, sự phát triển tích cực của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ, việc thúc đẩy mạng lưới các FTA của Việt Nam là những yếu tố thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Theo Đại sứ Hà Kim Ngọc, Việt Nam sẵn sàng đối thoại xây dựng, giải quyết các vướng mắc, khó khăn, bảo đảm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp Mỹ. “Trong bối cảnh công tác phòng chống dịch đang được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực tối đa để chống dịch hiệu quả, duy trì các chuỗi cung ứng quan trọng, tạo thuận lợi cho sự phục hồi và phát triển kinh tế”.

Bên cạnh đó, Đại sứ cảm ơn chính quyền, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã ủng hộ Việt Nam, đặc biệt là 2 đợt viện trợ 5 triệu liều vaccine Moderna vừa qua. Đồng thời, đề nghị cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tiếp tục đồng hành, giúp Việt Nam tiếp cận nhiều hơn nữa các nguồn vaccine, trang thiết bị y tế, thuốc điều trị COVID-19, cũng như đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.

Cũng tại tọa đàm, Tổng Giám đốc The Asia Group Nirav Patel và đại diện nhiều doanh nghiệp cho hay, Việt Nam vẫn là điểm đến được các nhà đầu tư Mỹ quan tâm tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Cùng với đó, các đại biểu tham dự chúc mừng Việt Nam trong việc duy trì tăng trưởng dương năm 2020, là quốc gia thành công trong việc ứng phó đại dịch và phát triển kinh tế. Nhiều đại biểu cũng bày tỏ tin tưởng vào quyết tâm, nỗ lực và kết quả chống dịch COVID-19 của Việt Nam, khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành với Việt Nam trong nỗ lực chung này.

Trong đó, một số doanh nghiệp, tập đoàn bày tỏ quan tâm đến những vấn đề cụ thể ,như xử lý một số khác biệt về thương mại số, nghiên cứu xúc tiến đường bay thẳng giữa hai nước hiện nay.

Hà Trần

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

Chấp nhận làm “công xưởng” thì mới có tương lai. Chứ tiền không có, khoa học cơ bản thì không mà đòi “đi tắt đón đầu” thì chỉ có hoang đường và ảo tưởng. TQ họ cũng mất hơn 40 năm chấp nhận làm “công xưởng” để có ngày nay. Thế nên … À…liên hệ lại ttck Vịt vẫn chỉ thấy quanh quanh cổ tài chánh với bđs là chính, ngẫm mà nó chán :joy:

2 Likes

Gà quay lu là ngon lắm á. :blush:

2 Likes

Người lao động có thể làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ Covid-19 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Chủ nhật, 08/08/2021, 15:59

Người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 có thể làm thủ tục để được hỗ trợ trên Cổng dịch vụ công quốc gia bằng cách truy cập vào địa chỉ Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội vừa có Công văn 2582/LĐTBXH-VP triển khai các dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

NÓNG: Người lao động có thể làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ Covid-19 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia - Ảnh 1.

Người lao động có thể làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ Covid-19 trên Cổng DVCQG

Theo đó, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội xây dựng, hoàn thiện và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (địa chỉ: www.ncovi.dichvucong.gov.vn) gồm:

  • Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

  • Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

  • Hỗ trợ người lao động ngừng việc.

NÓNG: Người lao động có thể làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ Covid-19 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia - Ảnh 2.

  • Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp;

  • Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Như vậy, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 có thể làm thủ tục để được hỗ trợ trên Cổng dịch vụ công quốc gia bằng cách truy cập vào địa chỉ Cổng Dịch vụ công Quốc gia .

Theo A.Chi

2 Likes

Kiến nghị giãn thời gian trả nợ và không bị phạt chậm nợ đến tháng 6/2022

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong tháng 7/2021, VCCI đã tập hợp, phân loại và gửi 29 kiến nghị mới của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp tới các bộ, ngành, địa phương.

Kiến nghị giãn thời gian trả nợ và không bị phạt chậm nợ đến tháng 6/2022

Các kiến nghị mới chủ yếu tập trung đề xuất các chính sách hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 như: giảm lãi suất cho vay, giãn thời gian trả nợ và không bị phạt chậm nợ đến tháng 6/2022 để doanh nghiệp có thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh; sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật.

Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp cần được hỗ trợ nguồn vốn vay với lãi suất thấp, tăng giá trị tài sản đảm bảo để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn tài chính lúc cần thiết; đồng thời, các cấp, ngành xem xét điều chỉnh theo hướng giảm tiền thuê đất hàng năm (trong giai đoạn 2020 - 2024) nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch COVID-19.

Cùng với đó, có một số kiến nghị về giảm thuế xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, tạo điều kiện cho người lao động và nâng cao vị thế của các sản phẩm Make in Việt Nam. Đồng thời, chính quyền các địa phương tiếp tục hướng dẫn cụ thể việc áp dụng “3 tại chỗ” và “2 địa điểm 1 cung đường” để doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trở lại bao gồm: các khâu liên quan đến chuỗi cung ứng sản phẩm như kho bãi, vận chuyển và khu vực nhà máy sản xuất.

Ngoài ra, sửa đổi và điều chỉnh Thông tư số 03/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 2/4/2021 theo hướng để các doanh nghiệp nói chung và Bamboo Airways nói riêng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh được áp dụng chính sách cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí… và thời gian áp dụng đến khi Chính phủ công bố hết dịch COVID-19; sửa đổi, bổ sung các quy định của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 về việc cấp giấy phép lao động trong một số trường hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động nước ngoài; sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm chống chuyển giá và thất thu ngân sách Nhà nước.

Đến thời điểm này, VCCI đã nhận được 8 văn bản trả lời từ phía các bộ, ngành, địa phương, còn những kiến nghị khác chưa được giải quyết là do liên quan đến việc sửa đổi các quy định của pháp luật nên phải có thời gian xem xét, nghiên cứu. Mặt khác trong tháng 7/2021, thực hiện các quy định về giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội để phòng, chống dịch COVID-19 nên các bộ, ngành ưu tiên công tác phòng, chống dịch.

Được biết, VCCI đã đề nghị Văn phòng Chính phủ tiếp tục chuyển các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp do VCCI tập hợp để đôn đốc các bộ, ngành, địa phương xem xét, giải quyết sớm những kiến nghị còn tồn đọng.

Theo Ngọc Quỳnh

2 Likes

Mất tiền vào “Room VIP” chứng khoán, nhà đầu tư vẫn thua lỗ với “siêu phẩm” được phím

Chủ nhật, 08/08/2021, 16:22

Nhà đầu tư cần hết sức cảnh giác trước những chiêu trò lôi kéo, hô hào từ các đội nhóm để tránh mất tiền không đáng trên thị trường chứng khoán.

Mất tiền vào “Room VIP” chứng khoán, nhà đầu tư vẫn thua lỗ với “siêu phẩm” được phím

Không học kinh tế cũng không hoạt động trong ngành tài chính, tôi là một “tay mơ” đúng nghĩa tham gia thị trường chứng khoán với giấc mơ làm giàu nhanh. Mới tham gia thị trường từ đầu năm 2021 nhưng tính cả thời gian tìm hiểu cũng “ngót nghét” một năm.

Đáng tiếc, những thứ tôi tập trung tìm hiểu về chứng khoán không phải là phân tích cơ bản (vĩ mô, ngành, doanh nghiệp,…) hay phân tích kỹ thuật (chart, nến, chỉ báo,…) mà tìm lại những “siêu phẩm” trong quá khứ, cổ phiếu nào từng tăng bằng lần, thậm chí hàng chục lần.

Với hy vọng may mắn bắt được vàng, tôi bắt đầu dành nhiều thời gian để lang thang các diễn đàn, các đội nhóm để tìm “game”. Tham gia thị trường vào đúng thời điểm sôi động nhất, không khó để tìm thấy các nhận định, khuyến nghị thậm chí hô hào về cổ phiếu này, cổ phiếu kia, về thị trường, về VN-Index , về gấp mất lần tài khoản chỉ sau một thời gian ngắn… trên khắp mạng xã hội.

Những bài viết, topic kiểu phân tích doanh nghiệp chi tiết nhưng upside trong ngắn hạn không ấn tượng như mong đợi tôi đều lướt qua khá nhanh và chẳng mấy quan tâm. Thứ thực sự thu hút tôi là những post dạng như “Siêu phẩm tăng bằng lần trong vài tháng tới”, “X10 tài khoản với cổ phiếu ABC”, “Hàng về hết tay lái, cổ phiếu XYZ trần cả tháng”,…

Tôi vô tình thấy một cổ phiếu penny đã trần được 5 phiên được bàn tán nhiều trên các diễn đàn. Xuôi theo những hô hào x5, x10 tài khoản, tôi đánh liều đu theo và sau 3 phiên liên tục đua lệnh giá trần cuối cùng tôi cũng có hàng. Thật đen đủi, ngày tôi mua được lại là ngày cổ phiếu đó “quay xe” bắt đầu giảm triền miên. Tôi buộc phải cắt lỗ dù số tiền không nhiều vì chỉ dám đi một phần tiền thăm dò.

Sau cú ngã, tôi đổi chiến thuật sang mua các cổ phiếu đi ngang với giá “bèo” từ khá lâu để tránh bị đu đỉnh như trước nhưng kết quả cũng không khá khẩm hơn là mấy. Được quảng cáo trên diễn đàn là tích lũy chặt vùng đáy, sẽ sớm nhân đôi, lúc tăng không có hàng mua múc,… tôi nằm cả tháng với cổ phiếu này nhưng tài khoản vẫn không “nhúc nhích”.

Đúng là chẳng có bữa trưa nào miễn phí, game mà ai cũng cũng biết thì chẳng đến lượt mình. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến lời mời gọi tham gia các “Room VIP” nhưng vẫn phần nào đó hoài nghi.

Tôi vô tình đọc được một bài viết của một tài khoản facebook có khá nhiều lượt theo dõi với đại ý dạy cách lãi bằng lần trên sàn chứng khoán, khoe đánh mấy vòng một cổ phiếu A nào đó mà lần nào cũng lãi trên dưới 100% kèm theo nhiều bình luận tung hô phía dưới.

Tôi cũng như một số người khác trong room cũng được phím khá nhiều “hàng nóng”. Tương tự “bìm bịp” công khai ngoài các diễn đàn, các mã được phím đều đã chạy được một đoạn khá dài nhưng điểm khác biệt là chủ room lại thường có hàng từ chân sóng. Khi tôi hỏi vì sao không báo mua từ sớm thì nhận được câu trả lời “khá logic” rằng “tay to” nên phải đi tiền trước.

Với lời hứa hẹn còn tăng mạnh, tôi cũng chấp nhận bỏ qua. Nhưng rồi cổ phiếu được phím còn chưa tăng bao nhiêu, chủ room đã khoe cầm hàng “hot” khác và lại hô hào đu theo. Không ít người tiếp tục bơm tiền múc “siêu phẩm” mới đương nhiên có cả tôi. Chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại, chủ room vẫn cứ khoe lãi lớn hết cổ phiếu này đến cổ phiếu khác còn các thành viên bị xoay như chóng chóng nhưng chẳng lãi được nhiều do mã này đập mã kia.

Sang đến tháng 7, thị trường điều chỉnh sâu kéo theo các mã đầu cơ cũng đồng loạt giảm sâu. Nhóm vẫn phím hàng nhưng số mã thắng không nhiều thay vào đó các game bị lỗ ngày càng nhiều. Các thành viên bắt đầu phàn nàn nhiều hơn nhưng chỉ nhận lại được câu trả lời “nhóm chỉ khuyến nghị chứ không chịu trách nhiệm với các quyết định mua bán của anh/chị”. Chủ room sau đó cũng ngày càng ít tương tác bỏ lại các thành viên dần chán nản và lần lượt rời nhóm.

Tôi cảm thấy như bị lừa và đành chấp nhận mất tiền cho việc không đáng. Đây có lẽ là bài học đắt giá không chỉ cho riêng tôi mà còn cho cả các nhà đầu tư khác để tránh rơi vào tình cảnh tương tự.

Theo Thanh Hà

[Theo BizLive ]

3 Likes

Bất động sản cuối năm có quay lại thảm cảnh 2011-2013: Giá giảm từng ngày, người người nợ nần…tin rao bán nhà đất khắp nơi nhưng chẳng ai còn tiền mua!

Covid xuất hiện làm đảo lộn mọi thứ, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, làm cho nhiều ngành nghề khốn đốn. Nếu dịch tiếp tục kéo dài liệu bất động sản có quay lại tình cảnh thê thảm như cuộc khủng khoảng cách đây 10 năm.

Bất động sản cuối năm có quay lại thảm cảnh 2011-2013: Giá giảm từng ngày, người người nợ nần...tin rao bán nhà đất khắp nơi nhưng chẳng ai còn tiền mua!

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu góc nhìn về thị trường bất động sản cuối năm của ông Nguyễn Thọ Tuyển - Chuyên gia lâu năm trên thị trường bất động sản. Hiện ông Tuyển cũng được biết đến là chủ tịch BHS Group.

"Nhớ về những năm 2011-2013, tôi thường gọi đó là thời kỳ đen tối của bất động sản. Sau khi nền kinh tế của Việt Nam chịu tác động nặng nề của lạm phát (trên dưới 20%/năm) thì ngân hàng nhà nước buộc phải thu tiền về bằng cách tăng lãi suất huy động và cho vay.

Người có tiền mặt hiếm vô cùng do đã đầu tư vào một kênh nào đó. Nhiều lãnh đạo Bank cũng bị bắt do trả tiền ngoài cho khách gửi tiền (trong đó lớn nhất là vụ liên quan đến ngân hàng Ocean Bank). Phía đầu ra thì lãi suất lên đến 20%-24%/năm.

Bạn cứ tưởng tượng một công ty làm ăn tốt cũng chỉ đủ trả lãi ngân hàng. Doanh nghiệp mất thanh khoản, cá nhân kiệt quệ. Tôi có khoản vay cá nhân 500 triệu thời điểm đó, và mỗi tháng phải trả cả gốc lãi cỡ 18,3 triệu - quả là một con số ám ảnh khi lương 10 triệu/tháng và hoa hồng Giám Đốc cũng chỉ vài triệu/tháng vì công ty không có mấy doanh thu.

Ông Nguyễn Thọ Tuyển - Chuyên gia lâu năm trên thị trường bất động sản.

Nếu nói về BĐS thì quả thật chưa bao giờ thị trường đóng băng toàn tập như thế. Năm 2010, tôi có mua 2 căn hộ Golden Palace Mễ Trì với giá 40 triệu/m2 (36 triệu/m2 tiền trong HĐ và 4 triệu /m2 tiền ngoài). Sau khi không thể có tiền nộp tiếp thì bán vội với giá 25 triệu/m2 (coi như mất hết tiền ngoài, còn tiền trong hợp đồng mất 11tr/m2). Bán được lúc đó cũng là may lắm rồi.

Thị trường chung lúc ấy thì thê thảm, giá giảm từng ngày, người người nợ nần. Tin rao bán nhà đất khắp nơi nhưng nó nhanh chóng trôi vào hư không vì chẳng ai còn tiền mà mua. Giống kiểu bạn hì hục quăng lưới bắt cá ở một dòng sông không cá.

Lúc đó gặp có ai hỏi: “Cháu làm nghề gì?” mà trả lời “cháu làm BĐS” thì chắc chắn nhận được một ánh mắt thương cảm và một cái lắc đầu, hai cái chẹp miệng.

Nhà đầu tư thì mất tăm. Sale bán hàng thì chuyển nghề nhiều không kể nổi. Bạn tôi, người thì đi bán bếp Gas, người thì khoe vừa mới tìm được mối đưa đoàn du lịch đi Thái Lan, người thì về bán bánh cuốn với vợ, có người mất tích giờ không biết nó ở đâu và làm gì… một bức tranh đen tối không hề muốn nhắc lại.

Đó là một thảm cảnh của nghề. Có rất nhiều nguyên nhân, từ bong bóng trước đó, từ kinh tế vĩ mô, từ cung cầu… nhưng hai từ theo tôi thấy chuẩn nhất đó chính là “lãi suất”.

Bất động sản và tài chính có mối liên quan chặt chẽ và không thể tách rời. Cái này tốt thì cái kia tốt và ngược lại.

Tôi kể câu chuyện trên để các bạn, những người làm trong nghề BĐS thấy rằng: Hiện nay chúng ta còn đang quá nhiều cơ hội. Covid xuất hiện làm đảo lộn mọi thứ, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, làm cho nhiều ngành nghề khốn đốn. Chắc chắn trong một tương lai dài, loài người sẽ phải mất thời gian và tiền bạc để chữa lành vết thương đó. Nhưng với bối cảnh của Việt Nam hiện nay, thị trường BĐS vẫn sẽ là một kênh đầu tư tốt, bảo toàn vốn lâu dài và an toàn. Tôi có thể gợi ý cho bạn một vài lý do:

  1. Lãi suất ngân hàng vẫn đang ở mức thấp, lạm phát cũng được được kiểm soát tốt. Lúc này, “cơ thể” các doanh nghiệp đang cần hồi sức nên lãi suất trong vài năm tới sẽ khó tăng.

  2. Dòng tiền tiếp tục đổ vào các kênh đầu tư tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, thậm chí tiền ảo. Đây là một dấu hiệu bất thường, nhưng dù sao thì cũng làm cho ngành tài chính hưởng lợi. Bằng chứng là thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm và ngày càng nhiều F0. Và mọi dòng tiền có chạy đi đâu thì cuối cùng cũng chốt lời vào BĐS.

  3. Nguồn cung khan hiếm. Nhiều người cho rằng đây là điều bất lợi, nhưng rõ ràng, trong thời điểm này thì nguồn cung hiếm là chốt chặn cho thị trường phát triển. Những sản phẩm có pháp lý minh bạch, có tiến độ tốt, có hạ tầng, có “gu” vẫn được các nhà đầu tư săn tìm. Bằng chứng là giá đất nền trung tâm các tỉnh vẫn đang tăng, chung cư ở TP HCM và HN giá tăng khoảng 8-15% trong năm qua. Đặc biệt, loại hình Second homes sở hữu lâu dài được các nhà đầu tư tìm mua rất lớn.

  4. “Nhàn cư vi bất thiện”. Thực ra việc khó khăn trong kinh doanh ở một số ngành thì lại là thuận lợi cho BĐS. Vì rõ ràng, khi lãi suất thấp mà vốn không kinh doanh trong ngành của mình được, thì nhiều người muốn đầu tư sang kênh khác có lợi hơn. Trong đó có BĐS. Nguyên lý là khi nào còn dòng tiền mới thì giá sẽ tăng.

  5. Công nghệ giúp việc kinh doanh BĐS không quá khó. Bằng chứng là khi Hà Nội và TP HCM giãn cách theo chỉ thị 16, việc gặp gỡ khách hàng rất khó khăn, nhưng một số Sales vẫn bán được hàng. Họ có thể cung cấp vị trí dự án, tiến độ, các chính sách bán hàng hoàn toàn online. Thay bằng những buổi mở bán ở khách sạn trước đây với vài trăm khách trên một sự kiện, thì một buổi bán hàng online họ có thể thu hút được vài chục ngàn lượt xem và hàng trăm booking online.

Nói thuận lợi là như vậy, nhưng nó không phải là đối với tất cả mọi người. Nếu bạn là nhà đầu tư, bạn cần có kiến thức và có những nguồn thông tin tin cậy. Nếu bạn là Sales, bạn cần kiên trì và nhanh chóng học hỏi những kỹ năng mới. Đặc biệt là biết sử dụng các công cụ online. Và dù bạn là ai, thì việc giữ một tình thần và thể trạng tốt vẫn luôn là vũ khí hạng nặng đưa bạn dẫn đầu. Đừng để sự ủ dột xâm lấn ý chí của bạn trong thời điểm này, bạn nhé!".

Lan Nhi

Nhịp sống kinh tế

3 Likes

Khó khăn chồng khó khăn, Hiệp hội nhà thầu xây dựng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ kịp thời

Thứ 2, 09/08/2021, 15:15

Thời gian qua, dịch Covid 19 đã và đang tác động xấu đến nhiều mặt đời sống kinh tế-xã hội của nước ta, trong đó các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khó khăn chồng khó khăn, Hiệp hội nhà thầu xây dựng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ kịp thời

Trước tình trạng trên, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã có báo cáo và khẩn thiết kiến nghị với Chính phủ một số giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp cho các doanh nghiệp cầm cự được qua thời điểm khó khăn hiện nay:

Trước hết, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ xây dựng hướng dẫn việc áp dụng quy định về điều kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng giao nhận thầu thực hiện trong thời điểm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Thứ hai, bổ sung các chi phí phòng dịch bắt buộc, các chi phí tạm dừng thi công chờ việc, các chi phí kiểm tra nhanh dịch bệnh cho cán bộ, công nhân… vào chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Thứ ba, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng giao Bộ xây dựng có quy định hướng dẫn cụ thể về điều kiện để công trình được tiếp tục thi công trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, công trình nào phải tạm dừng. Hiệp hội nhà thầu xây dựng xin kiến nghị với Thủ tướng những công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, san nền có mặt bằng rất thoáng không bị tập trung đông người hoặc những công trình xây dựng đang ở vào giai đoạn hoàn thiện cuối để bàn giao mà không nằm trong vùng dịch trọng điểm xin đề nghị vẫn cho phép tiếp tục triển khai (nhưng phải áp dụng đầy đủ các biện pháp kiểm tra phòng chống dịch).

Thứ tư, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng đều vô cùng khó khăn Hiệp hội xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ một số biện pháp cụ thể:

Dừng thu BHXH 6 tháng cuối năm cho tất cả các lao động thời vụ ký hợp đồng lao động từ dưới 6 tháng tại các doanh nghiệp xây dựng (Vì lao động thời vụ nông nhàn là một đặc thù của ngành xây dựng việt nam, hiện nay do tình hình dịch bệnh, công việc thì phải dừng, về quê thì không được mà ở lại cũng không có thu nhập). Đây là một vấn đề bức xúc mà toàn bộ các doanh nghiệp xây dựng đều tha thiết mong Thủ tướng quan tâm xử lý.

Về tài chính doanh nghiệp, đề nghị giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng từ quý 2/2021 sang đầu năm 2022 (Các khối lượng nghiệm thu hoàn thành đến quý 2/2021 đã xuất hóa đơn nhưng chưa được thanh toán).

Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp thời điểm từ tháng 4/2021 đến tháng 12/2021 cho tất cả các doanh nghiệp xây dựng.

Các khoản vay ngân hàng phục vụ cho công trường, dự án nhưng phải dừng thi công do giãn cách chống dịch được tính lãi suất 0%.

Hoãn nộp tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đến hết năm 2021, đồng thời có phương án giảm giá thuê đất đặc biệt đối với các diện tích đất làm nhà kho, xưởng phục vụ thi công, sản xuất.

Yêu cầu các Sở xây dựng địa phương cập nhật kịp thời, chính xác đơn giá các vật liệu xây dựng để áp dụng cho các công trình dùng vốn ngân sách, có được đơn giá chính xác, phù hợp tránh làm thiệt thòi cho các nhà thầu xây dựng.

Lan Nhi

2 Likes

Nhiều doanh nghiệp lỗ lớn trong nửa đầu năm 2021, Vietnam Airlines giành ngôi “quán quân”

Thứ 2, 09/08/2021, 14:39

Nhiều doanh nghiệp đã lường trước khó khăn tuy nhiên vẫn có doanh nghiệp kỳ vọng lãi cao trong năm nay đặt ra thách thức lớn cho nửa còn lại của năm 2021.

Nhiều doanh nghiệp lỗ lớn trong nửa đầu năm 2021, Vietnam Airlines giành ngôi

Vietnam Airlines lỗ lớn, bên bờ vực phá sản

Hiện Vietnam Airlines chưa công bố BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021 nhưng dự kiến vị trí quán quân lỗ sẽ thuộc về Vietnam Airlines khi công ty mẹ Vietnam Airlines đã ước lỗ 6 tháng khoảng hơn 9.800 tỷ đồng, lỗ hợp nhất dự kiến khoảng xấp xỉ 10.800 tỷ đồng.

Hiện số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines lên tới 6.240 tỉ đồng, tổng công ty này đang cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản trong khi các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng nên chưa giải ngân thêm hoặc không gia hạn, cấp thêm hạn mức tín dụng.

Nhiều doanh nghiệp lỗ lớn trong nửa đầu năm 2021, Vietnam Airlines giành ngôi quán quân - Ảnh 1.

Những khoản lỗ trăm tỷ quen thuộc

Những khoản lỗ trăm tỷ trong nửa đầu năm thuộc về những cái tên quen thuộc như DHB, MSR, KHP, CEO và VST.

Phân đạm và hóa chất Hà Bắc (DHB) mặc dù lỗ quý 2 chỉ hơn 167,3 tỷ đồng, giảm lỗ một nửa so với quý 2 năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 Đạm Hà Bắc lỗ gần 415 tỷ đồng.

Masan High-Tech Materials (MSR) nhờ hợp nhất với H.C.Starck, quý 2 lãi gộp 554 tỷ đồng. Tuy nhiên phần lãi gộp tăng cao lại bị cấn trừ bởi sự sụt giảm doanh thu tài chính và chi phí tăng nên Masan High-Tech Materials (MSR) chỉ lãi ròng 2 tỷ đồng trong quý 2. Do quý 1 lỗ lớn nên lãi sau thuế 6 tháng âm 262,6 tỷ đồng.

Điện lực Khánh Hòa (KHP) lỗ 105 tỷ đồng trong quý 2 do việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, LNST âm 182 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 230 tỷ đồng.

Tập đoàn C.E.O (CEO) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ 126,7 tỷ đồng, nâng khoản lỗ 6 tháng đầu năm lên con số gần 164,8 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 3 liên tiếp và cũng là quý có mức lỗ cao nhất của tập đoàn này nhiều năm qua.

Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST) báo lỗ quý 2 hơn 47 tỷ đồng nâng lỗ 6 tháng đầu năm 2021 gần chạm 100 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 166 tỷ đồng, VST đã lỗ lũy kế 2.460 tỷ đồng tính đến 30/6/2021.

Vận tải, du lịch, khách sạn thậm chí cả bất động sản cũng gặp khó vì Covid - 19

Đứng đầu trong nhóm này là khoản lỗ của Vinasun, Quý 2/2021, Vinasun (VNS) lỗ ròng gần 66 tỷ đồng đã giảm bớt so với cùng kỳ nhưng đây vẫn là quý thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp báo lỗ kể từ quý 1/2020.

Tiếp đó Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM) cũng báo lỗ gần 47 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua. FTM cho biết dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong kỳ khiến Công ty phải dừng sản xuất hoàn toàn nhà máy số 2, số 5 và các chi phí cố định không được bù đắp lớn.

Vận tải Đường sắt Hà Nội - Haraco (HRT) lỗ gần 15,4 tỷ đồng, thấp hơn so với mức 58,7 tỷ đồng của quý 2/2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, LNST của công ty âm hơn 75,6 tỷ đồng - Đây là quý thứ 8 liên tiếp ông lớn ngành đường sắt kinh doanh gặp khó khăn và báo lỗ trong kinh doanh.

Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) lỗ sau thuế gần 59 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 23 tỷ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ gần 46 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ thứ 9 liên tiếp của doanh nghiệp.

Ngoài ra những khoản lỗ đáng chú ý khác trong 6 tháng đầu năm 2021 có thể kể đến chủ đầu tư loạt dự án nghìn tỷ tại khu vực Cầu Giấy - Nam Từ Liêm là Tasco cũng báo lỗ 74 tỷ đồng sau nửa đầu năm.

Danh Khôi (NRC) cũng công bố khoản lỗ sau thuế 46 tỷ đồng trong quý 2/2021 - mức lỗ kỷ lục của doanh nghiệp kể từ năm 2017. Sau nửa đầu năm, công ty báo lỗ sau thuế hơn 69 tỷ đồng, doanh thu 6 tháng chưa đến 5 tỷ đồng.

Trong nhóm này tiếp tục có sự góp mặt của những cái tên quen thuộc như Vận tải biển Phương Đông (NOS) lỗ tiếp 69 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên gần 4.500 tỷ đồng, đã âm vốn chủ sở hữu hơn 4.200 tỷ đồng.

BOT Cầu Thái Hà (BOT) lỗ hơn 22,2 tỷ đồng – là quý thứ 10 liên tiếp công ty báo lỗ, nhưng vẫn giảm được 1,7 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tổng lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 lên đến 43,2 tỷ đồng, giảm 2,8 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Dịch vụ Hàng không Taseco (AST) lỗ 35 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 14,6 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, AST lỗ gần 67 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 1,5 tỷ đồng. Trong năm 2021, AST đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu là 317,6 tỷ đồng và lỗ 83,87 tỷ đồng.

Doanh thu thuần tăng 100% đạt 27,5 tỷ đồng nhưng giá vốn và chi phí vận hành tăng cao khiến chủ sở hữu khách sạn Royal Hạ Long phải ôm lỗ ròng quý 2/2021 hơn 18 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, RIC lỗ 45 tỷ đồng. Kể từ quý 4/2019, RIC bắt đầu trượt dài trong thua lỗ. Sau 7 quý lỗ liên tục, mức lỗ lũy kế của RIC đã tăng lên gần 355 tỷ đồng.

Đáng chú ý trong nhóm này có khoản lỗ 34 tỷ đồng của Nông nghiệp và thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (HKB) trong 6 tháng đầu năm nay, do thua lỗ liên tục cùng hàng loạt vấn đề trong báo cáo tài chính, HKB đã bị hủy niêm yết bắt buộc vào cuối tháng 7 vừa qua.

Lỗ trong kế hoạch

Đa phần các doanh nghiệp lỗ lớn trong 6 tháng đầu năm đều đã lường trước khó khăn khi đặt kế hoạch lỗ trong năm nay, trong đó như HRT dự tính lỗ gần 193 tỷ đồng.

Tasco cũng dự tính lỗ 100 tỷ, AST, VNS và FTM cũng dự kiến lỗ vài chục tỷ đồng. Tuy nhiên đến hết quý 2 đa phần đều đã vượt con số lỗ mục tiêu này.

Đáng chú ý có những mục tiêu lãi lớn như MSR dự kiến lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông đạt khoảng 200 - 400 tỷ đồng. CEO Group đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng, hay Danh Khôi (NRC) cũng dự kiến lãi 180 tỷ đồng trong năm nay.

Ngoại trừ MSR với những lợi thế về thị trường và giá, đồng thời thực hiện giá trị đối với việc bán sản phẩm đồng trong nửa cuối năm, MSR kỳ vọng vẫn sẽ đạt được các chỉ tiêu kinh doanh của năm 2021. Các mục tiêu có lãi trong năm 2021 đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp đã thua lỗ cao trong nửa đầu năm nay.

Trần Dũng

2 Likes

Các doanh nghiệp SME Hà Nội đề xuất NHNN chỉ đạo giảm 3-5%/năm lãi suất cho vay

Thứ 2, 09/08/2021, 16:19

Với các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả gốc và lãi, kiến nghị cho phép các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19, có hợp đồng tốt và lịch sử trả nợ tốt, đúng hạn, đến kỳ trả nợ gốc và lãi, được đề xuất khoanh lại đến tháng 6/2022 mà không bị phạt, đưa vào nhóm nợ xấu, để doanh nghiệp có thời gian phục hồi.

Các doanh nghiệp SME Hà Nội đề xuất NHNN chỉ đạo giảm 3-5%/năm lãi suất cho vay

Ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thành phố Hà Nội đã có bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho biết, theo kết quả khảo sát nhanh của các sở, ngành đối với gần 1.500 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố trong tháng 6/2021cho thấy: 57,10% DN trả lời hoạt động cầm chừng; 38,97% DN đang hoạt động bình thường; 2,61% DN tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể; 1,41% DN hoạt động tốt trong thời điểm dịch bệnh.

Phần lớn các khó khăn là không tiêu thụ được sản phẩm đầu ra do bị ách tắc tại khâu lưu thông, vận chuyển; thiếu nguyên vật liệu đầu vào; giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng; phát sinh các chi phí thực hiện chống dịch; khó khăn trong việc đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền thuê đất cao và thay đổi liên tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, Hiệp hội gửi 10 kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thứ nhất: Đề nghị Lãnh đạo Thành phố cho phép thành lập Tổ Vắc xin doanh nghiệp, cafe Doanh nhân để kịp thời tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp.

Thứ hai: Đề nghị Thành phố tạo nguồn vaccine tiêm cho cán bộ công nhân viên phục vụ sản xuất, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu, liên quan đến tiến độ giao nhận hàng hóa.

Thứ ba: Doanh nghiệp cùng chính quyền thành phố kêu gọi ủng hộ chương trình Vắc xin của UBND thành phố hỗ trợ để thành phố mua vaccine phục vụ tiêm cho toàn dân thủ Đô.

Thứ tư: Trong tình hình khó khăn do Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, HANOISME đề xuất Chính phủ cho giảm thuế đất hàng năm phải nộp của năm 2021, để bù đắp cho DN những tháng phải ngừng SXKD của năm 2020 – 2021.

Thứ năm: Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, thu không đủ chi, DN cũng không thể kỳ vọng vào các gói hỗ trợ lớn như một số nước phát triển. Tuy vậy, DN mong Chính phủ, các bộ, ngành rà soát, loại bỏ các thủ tục để DN hiểu và làm ngay, nhằm tạo điều kiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhất là trong lĩnh vực đất đai, mặt bằng sản xuất tạo cơ hội cho DN có điều kiện tăng quy mô sản xuất, thời gian kéo quá dài hàng 2-3 năm mất đi cơ hội cho DN.

Thứ sáu: Thành phố hỗ trợ cho Doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, cần đổi mới công tác này được thiết thưc hơn như thu hút đoàn vào và thành lập phòng trưng bày sản phẩm chủ lực của thành phố để DN bạn vào tham quan đặt hàng. Vì các đoàn ra chúng ta đã làm nhiều nhưng hiệu quả còn hạn chế.

Thứ bảy: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm có chỉ đạo để rà soát những khó khăn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trên cơ sở đó, với các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả gốc và lãi, cho phép các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19, có hợp đồng tốt và lịch sử trả nợ tốt, đúng hạn, đến kỳ trả nợ gốc và lãi, được đề xuất khoanh lại đến tháng 6/2022 mà không bị phạt, đưa vào nhóm nợ xấu, để doanh nghiệp có thời gian phục hồi.

Thứ tám: Hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn và tài chính cho doanh nghiệp. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách cơ cấu nợ vay, giãn nợ vay đối với khoản nợ phát sinh trong năm 2020-2021 và không chuyển nhóm nợ cho đến hết 31/12/2021. (Thông tư số 01/2020-TT-NHNN quy định chỉ áp dụng cho những khoản nợ vay phát sinh trước ngày 31/12/2020); chỉ đạo hệ thống ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp: Giảm từ 3 đến 5% lãi suất cho vay; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Giữ nguyên nhóm nợ; cho vay mới để doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • Mở rộng đối tượng được giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp (theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020), cho vay gián tiếp không chỉ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà thêm doanh nghiệp trong các ngành bị tác động trực tiếp nặng nề bởi dịch bệnh như hàng không, du lịch, khách sạn, vận tải…

  • Ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất cho khoản vay tín dụng trong năm 2021-2023 để giúp các doanh nghiệp giải quyết thanh khoản, duy trì nguồn lực để hoạt động và phát triển (tương tự như gói hỗ trợ của Chính phủ cho Vietnam Airline).

Thứ chín: Nguồn ngân sách nhà nước luôn là một trọng số để kích cầu. Trong đó tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp các ngành. Vậy đề xuất không giới hạn, hạn chế, chỉ định những gói thầu mua sắm công để các doanh nghiệp có đủ năng lực cung cấp. Tạo ra cơ hội công ăn việc làm cho những doanh nghiệp khác.

Thứ mười: Thanh Tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động theo tuân thủ của pháp luật. Việc thanh tra kiểm tra là cần thiết tuy nhiên tại thời điểm khó khăn này, và dịch diễn biến ngày càng phức tạp. Đề xuất các việc thanh kiểm tra có thể tạm hoãn, lùi lại để doanh nghiệp tập trung và nguồn lực sản xuất. Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với các cơ quan quản lý.

Thu Thuỷ

2 Likes

Tình hình còn vô vàn khó khăn hiện tại và phía trước với các doanh nghiệp…Nên NDT đừng thấy TT xanh đẹp mà đua lệnh nhé. Rất nguy hiểm đấy ạ (TT đang tạo cho các NĐT một ảo ảnh là TT đang vào uptren mua gì cũng thắng …). Nên chọn những Công ty làm ăn có lãi và Ban Quản Trị là những người có tâm và trong đại dịch được hưởng lợi và cần đến sự đóng góp của công ty đẩy lùi dịch dã này ạ). Đôi lời chia sẻ thật lòng của HHT đến với nhà mình ạ.

3 Likes
1 Likes
1 Likes
1 Likes