Ngọc Lan hát mà nghe như Ái Vân hát thế hoàng hôn
Thoạt nghe thì giống. Nhưng âm lượng của ca sĩ Ngọc Lan khoẻ hơn và âm lượng rộng hơn anh ạ.
ừ đúng,nghe kỹ thì mới nhận ra hẳn,giọng thanh hơn
Vì sao Mỹ đầu tư 1,2 tỷ USD, chi phí lớn như vậy để xây dựng tòa đại sứ mới tại Việt Nam?
Vì sao Mỹ đầu tư 1,2 tỷ USD, chi phí lớn như vậy để xây dựng tòa đại sứ mới tại Việt Nam?
Thứ 7, 28/08/2021, 07:20
Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sẽ xây tại Việt Nam có vốn đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD, nhiều hơn gần 500 triệu USD so với tòa đại sứ lớn nhất của Mỹ trên thế giới. Đại sứ Phạm Quang Vinh đã đưa ra 3 lý do quan trọng để Mỹ xây dựng tòa quán sứ mới với quy mô lớn tại Việt Nam.
Hiện nay, tòa đại sứ lớn nhất của Mỹ trên thế giới nằm ở thủ đô Baghdad của Iraq. Tọa lạc trên khu đất rộng 42ha, đây cũng là tòa đại sứ lớn nhất thế giới, và gấp khoảng 5 lần tòa sứ quán Mỹ ở Yerevan, vốn là cơ sở ngoại giao lớn thứ 2 của Mỹ ở nước ngoài. Tổ hợp tòa sứ quán ở Baghdad có chi phí xây dựng lên đến 750 triệu USD.
Tòa đại sứ Mỹ lớn thứ 2 thế giới là ở thủ đô Yerevan của Armenia. Được hoàn thành vào năm 2005, công trình này tọa lạc trên khu đất rộng gần 90.000 m2. Đại sứ quán lớn thứ 3 của Mỹ trên thế giới là ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Tòa nhà cao 8 tầng nằm trên 46.000 m2, có tổng chi phí 434 triệu USD.
Đặc biệt tòa đại sứ Mỹ được xây dựng tại London, Anh cũng chỉ có mức chi phí xây dựng 1 tỷ USD, đây hiện đang là tòa sứ quán đắt nhất của Mỹ từng được xây dựng trên thế giới.
Có thể thấy, với mức đầu tư xây dựng lên đến 1,2 tỷ USD, tòa đại sứ Mỹ xây dựng tại Việt Nam sẽ trở thành tòa sứ quán đắt nhất trên thế giới, lớn hơn tòa ở Anh 200 triệu USD, hơn 500 triệu USD so với toàn ở Baghdad, đặc biệt có giá trị gấp gần 3 lần so với tòa sứ quán của Mỹ tại Trung Quốc.
Vì sao Mỹ lại đầu tư xây dựng tòa đại sứ có giá trị lớn nhất tại Việt Nam?
Phát biểu về mối quan hệ giữa 2 bên, Phó Tổng thống Mỹ Kamala cho rằng, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt là ý nghĩa đối với Mỹ. Việc Mỹ đã ký thỏa thuận thuê đất xây dựng sứ quán mới tại Hà Nội lên đến 99 năm là bằng chứng cho cam kết lâu dài của Mỹ đối với mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Ngoài ra, giải mã về việc đầu tư xây tòa đại sứ có giá trị 1,2 tỷ USD tại Việt Nam, Đại sứ Phạm Quang Vinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ, cho biết, khi một nước quyết định đầu tư xây dựng tòa đại sứ, thì nó không chỉ là một tòa nhà. Đại sứ quán thể hiện Việt Nam quan trọng thế nào trong hợp tác của Mỹ với cả khu vực và với Việt Nam. “Phải đủ tầm quan hệ hai nước, vị thế khu vực, thì Hoa Kỳ mới quyết định ưu tiên về chính sách đối ngoại và đầu tư lớn vào đây”, ông Vinh nhận xét.
Theo Forbes, thời gian gần đây, đối tác thương mại có kim ngạch song phương với Mỹ tăng nhanh nhất là Việt Nam. Kim ngạch song phương trong 6 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam với Hoa Kỳ tăng hơn 50% so với cùng kỳ 2019. Xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mexico.
Theo báo cáo của Bộ Công thương Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị đạt gần 45,1 tỷ USD. Điều này đã chứng minh được tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược thúc đẩy phát triển thương mại của Mỹ.
Đặc biệt, Đại sứ Phạm Quang Vinh còn chỉ ra 3 lý do tại sao Mỹ lại xây dựng tòa quán sứ có giá trị lớn nhất so với các tòa quán sứ của Mỹ đã từng xây dựng trên thế giới.
"Trước hết, quan hệ hai nước cả về song phương hay về vấn đề gắn kết với khu vực đều chứng tỏ Mỹ cần phải có 1 bộ máy, bao gồm cả tòa nhà lớn hơn, đủ để thực hiện nhiệm vụ quan trọng hơn do đà quan hệ hai nước đã tạo ra.
Thứ 2, chắc chắn phải cam kết lâu dài hợp tác với Việt Nam, cũng như khu vực thì mới có sự kiện này.
Thứ 3, đây là câu chuyện hợp tác để gỡ những khó khăn thủ tục, “có đi có lại” và cùng thuận lợi giữa hai nước", cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ cho biết.
Theo bà Kamala Harris, thời hạn 99 năm cho Đại sứ quán thể hiện cam kết lâu dài. Còn ông Phạm Quang Vinh thì nhận xét: “Chắc sẽ còn nhiều 99 năm khác nữa, tôi tin là như vậy”.
Hồng Nhuận
Doanh nghiệp & Tiếp thị
tòa đấy để mời hoàng hôn vào ở
BCG Land, Tracodi và Vinahud ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược
Thứ 6, 27/08/2021, 13:30
Ngày 27/08/2021, CTCP BCG Land, CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TRACODI) và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị Vinahud đã ký kết hợp tác chiến lược qua hình thức trực tuyến.
Nhằm mục tiêu phát huy tối đa thế mạnh của mình, hỗ trợ lẫn nhau và góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của cả ba bên trên nhiều phương diện, đồng thời nâng cao tiềm lực, sức mạnh cũng như uy tín trên thị trường. BCG Land, Tracodi và Vinahud đã thảo luận và đi đến thống nhất liên kết hợp tác phát triển các dự án tại Việt Nam.
Tại buổi ký kết hợp tác chiến lược, đại diện lãnh đạo ba công ty, Ông Võ Mạnh Tín – Tổng Giám đốc CTCP BCG Land, Ông Bùi Thiện Phương Đông – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tracodi và Bà Nguyễn Thi Ngọc Oanh - Tổng giám đốc Công ty Vinahud đã ký kết bản thỏa thuận giữa ba bên. Cụ thể, BCG Land và Vinahud sẽ hợp tác phát triển các dự án từ khu vực miền Trung ra miền Bắc, Tracodi sẽ đóng vai trò Tổng thầu quản lý thi công các dự án này.
Bản thỏa thuận hợp tác chiến lược là cơ sở để ba bên cùng xây dựng kế hoạch hợp tác chi tiết nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực, lợi thế của ba bên để đạt được các mục tiêu đề ra. Tại buổi lễ, lãnh đạo ba đơn vị bày tỏ niềm vui mừng và tin tưởng sự kiện ký kết hợp tác chiến lược sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển của ba bên và đề nghị sau khi bản thỏa thuận hợp tác được ký kết, các đơn vị trực thuộc có liên quan của ba bên sẽ xúc tiến ký kết hợp đồng trong từng nội dung cụ thể để các hoạt động hợp tác được sớm triển khai. Sự hợp tác này là một khởi đầu quan trọng, dự kiến sẽ tạo ra những sản phẩm, dự án bất động sản chất lượng cao, mang lại giá trị và lợi ích cho cộng đồng và xã hội.
Thông tin về BCG LAND:
Công ty Cổ phần BCG Land (BCG Land) là thành viên trụ cột của Tập đoàn Bamboo Capital, BCG Land là đơn vị phát triển dự án bất động sản tập trung vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng và căn hộ cao cấp tại những vị trí đắt địa trên cả nước. Thừa hưởng sự thành công và tiềm lực tài chính vững mạnh của công ty mẹ cùng với đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. BCG Land đang khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường bất động sản Việt Nam. BCG Land đặt dấu ấn qua các dự án King Crown Village, King Crown Infinity, King Crown Park, King Crown City, Radisson Blu Hội An, Hội An D’or, Casa Marina Premium, Casa Marina Mũi Né…
Trong năm 2021, BCG Land dự kiến đạt doanh thu hợp nhất 3.830 tỷ đồng từ việc ghi nhận doanh thu các dự án bất động sản; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 898 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 816 tỷ đồng, tăng 7,6 lần so với lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin về TRACODI:
CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TRACODI) - công ty thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital - được thành lập vào năm 1990 và chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 26/5/2017 với mã cổ phiếu là TCD. Tracodi tập trung vào những mảng chính: Xây dựng hạ tầng, dân dụng và công nghiệp, Khai thác đá, Thương mại, Xuất khẩu Lao động và Công nghệ xử lý nước (MET). Tổng tài sản đạt 6.857,8 tỷ đồng và Vốn điều lệ hiện có 872.091.520.000 đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, TRACODI đạt doanh thu và lợi nhuận lũy kế lần lượt là 1.730,9 tỷ đồng và 234,1 tỷ đồng. Theo đó, TRACODI đã hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu và 68,34% kế hoạch lợi nhuận dự kiến năm 2021.
Trong năm 2021, TRACODI dự kiến đạt doanh thu hợp nhất 3.203 tỷ đồng, tăng 12,3%; lợi nhuận trước thuế hơn 343 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 280 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng hơn 91%.
Thông tin về VINAHUD:
Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (VINAHUD) là một tên tuổi quen thuộc trên thị trường bất động sản Việt Nam, được thành lập vào năm 2007, tiền thân là Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng phát triển nhà và đô thị Vinaconex, trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex. Sau hơn 14 năm hình thành và phát triển, đến nay VINAHUD đã phát triển mạnh và trở thành công ty hoạt động đa lĩnh vực. Trong đó, VINAHUD tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực chính là đầu tư kinh doanh bất động sản, tư vấn quản lý dự án và thi công xây dựng công trình.
Ánh Dương
Nhịp sống kinh tế
Ngành này sẽ phát triển mạnh mẽ đấy ạ.
Giải pháp quản lý lưới điện nhằm tối ưu nguồn năng lượng tái tạo
Thứ 6, 27/08/2021, 13:30
Việt Nam cần thực hiện các nhóm giải pháp chính mang tính hoạch định và vận hành hệ thống điện nếu muốn vận hành tối ưu công suất nguồn điện năng lượng tái tạo và tận dụng tối đa nguồn năng lượng này trong hệ thống điện.
Đây là nội dung chính của buổi hội thảo trực tuyến tổng kết “Các giải pháp quản lý lưới điện nhằm hỗ trợ vận hành tối ưu nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện” diễn ra ngày 26/8/2021 tại Hà Nội. Hội thảo do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Cục Điều tiết Điện lực/Bộ Công Thương phối hợp tổ chức.
Tham dự hội thảo là đại diện của các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các chuyên gia của các Hội Điện lực, Năng lượng Việt Nam, các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia, tư vấn trong nước và quốc tế.
Ông Markus Bissel - Giám đốc Dự án Lưới điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE), Tổ chức GIZ - cho biết “Các giải pháp được trình bày sẽ góp phần giúp Việt Nam tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, sử dụng hiệu quả và tối ưu hạ tầng lưới điện nhằm hấp thụ tối đa các nguồn năng lượng sạch, qua đó hạn chế việc giới hạn công suất phát của các nguồn điện năng lượng tái tạo. Nhờ đó, Việt Nam vừa thúc đẩy được sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo vừa đảm bảo nguồn cung cấp điện tin cậy và ổn định, hướng đến phát triển năng lượng bền vững.”
Tại hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe các phần trình bày về phân tích hệ thống điện và đánh giá hiện trạng quản lý lưới điện tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế thành công ở các nước được lựa chọn có các đặc điểm tương đồng với Việt Nam (như quy mô công suất đặt của hệ thống điện, tỷ trọng công suất đặt của các nguồn năng lượng tái tạo, mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo, chỉ số GDP và các chỉ số đặc trưng khác). Từ đó, nhóm tư vấn quốc tế và trong nước do GIZ điều phối đã đề xuất các giải pháp chính như sau:
Nhóm giải pháp mang tính hoạch định : Trong đó quan trọng nhất là ban hành cơ chế giá FIT hợp lý được thay đổi theo vùng, thời gian hoặc nhu cầu phụ tải để hạn chế việc đầu tư năng lượng tái tạo quá tập trung chỉ vào một vài vùng nhất định. Ngoài ra, có thể khuyến khích nhà đầu tư trang bị các hệ thống tích trữ năng lượng, khuyến khích các giải pháp tự động hóa/số hóa lưới điện, nâng cấp và mở rộng năng lực truyền tải của lưới điện hiện tại.
Nhóm giải pháp về vận hành hệ thống điện: 1) Giải pháp dài hạn là đầu tư lưới điện truyền tải điện một chiều siêu cao áp. Các giải pháp có thể áp dụng trong ngắn và trung hạn là ứng dụng phần mềm tiên tiến nhằm hỗ trợ việc thay đổi cấu trúc kết dây lưới điện, đầu tư trang bị máy biến áp dịch pha, thiết bị điều chỉnh điện áp dưới tải để tối ưu trào lưu công suất trong hệ thống điện.
-
Giải pháp về thị trường điện: Cho phép các mô hình kinh doanh mới tham gia vào thị trường điện, như hệ thống lưu trữ năng lượng hay mô hình nhà máy điện ảo; triển khai các chương trình quản lý nhu cầu phụ tải, điều chỉnh phụ tải điện, áp dụng giải pháp tái điều độ có sự tham gia của các nguồn điện năng lượng tái tạo phân tán có quy mô công suất nhỏ và trao đổi điện đối lưu liên vùng nhằm vận hành tối ưu các nguồn điện năng lượng tái tạo.
-
Giải pháp kiểm soát nguồn năng lượng tái tạo được phát vào lưới điện: Cho phép thực hiện việc giới hạn công suất phát của các nguồn điện năng lượng tái tạo sau khi vấn đề nghẽn mạch vẫn tồn tại dù đã áp dụng hết các biện pháp khác trước đó trên cơ sở so sánh chi phí quy dẫn. Nhà đầu tư sẽ được cân nhắc bù đắp doanh thu đã bị mất ở mức độ nhất định.
Trong thời gian gần đây, các dự án điện năng lượng tái tạo phát triển nhanh tại Việt Nam sau khi Chính phủ ban hành các cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, như về năng lượng mặt trời trong Quyết định 11/2017/QĐ-TTg và về năng lượng gió trong Quyết định 39/2018/QĐ-TTg.
Tuy nhiên, hầu hết các dự án này chỉ phân bổ tập trung tại một số khu vực có tiềm năng lớn bức xạ mặt trời và gió trong khi hạ tầng lưới điện để giải toả công suất nguồn điện không đủ để đáp ứng đồng bộ. Cùng với đó, sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu phụ tải cao điểm và thấp điểm dẫn đến sự không ổn định của hệ thống lưới điện, gây ra tình trạng tắc nghẽn tại các khu vực này. Các dự án phải hạn chế sản lượng điện phát, ảnh hưởng tới doanh thu và lãng phí nguồn đầu tư. Do vậy, các giải pháp được đưa ra tại hội thảo sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật song phương “Lưới điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng” (SGREEE), do Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam và Tổ chức GIZ (dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên Bang Đức (BMZ)) phối hợp thực hiện.
Để biết thêm thông tin về Dự án SGREEE và tham gia Cộng đồng Lưới điện Thông minh Việt Nam (Smart Grid Viet Nam Network), truy cập Trung tâm Chia sẻ Kiến thức về Lưới điện Thông minh Việt Nam
Ánh Dương
Fed thông báo chưa vội nâng lãi suất, Dow Jones tăng hơn 200 điểm. S&P 500 và Nasdaq lập đỉnh mới
Thứ 7, 28/08/2021, 07:13
Kết thúc phiên 27/8, chứng khoán Mỹ tiếp tục sau thông báo mới nhất của Fed về việc chưa vội nâng lãi suất.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 242,68 điểm, tương đương 0,6%, lên 35.455,80 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,8% lên mức cao mới và đóng cửa ở 4.509,37 điểm. Nasdaq Composite tăng 1,2%, cũng đạt mức kỷ lục mới trong phiên, đóng cửa ở mức 15,129.50 điểm.
3 chỉ số chính đều đóng cửa tuần trong sắc xanh. Chỉ số Dow tăng 0,9%, trong khi S&P 500 tăng 1,5% và Nasdaq Composite tăng 2,8%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm, tăng trong tuần này sau bài phát biểu của chủ tịch Fed Jerome Powell, khi ông nói rõ rằng việc tăng lãi suất sẽ không diễn ra ngay lập tức sau khi NHTW thu hẹp quy mô của chương trình mua tài sản.
Tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole 2021, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết NHTW có thể bắt đầu giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng trong năm nay. Ngoài ra, ông cũng nói Fed sẽ không vội vàng nâng lãi suất.
Ông cho hay, nền kinh tế Mỹ hiện đã đáp ứng mục tiêu lạm phát của Fed. Đây là điều kiện tiên quyết mà ông và các quan chức Fed đặt ra cho việc thu hẹp quy mô mua trái phiếu. Ngoài ra, theo ông Powell, thị trường lao động cũng đã đạt được bước tiến rõ ràng.
Dựa trên tuyên bố từ các quan chức ngân hàng trung ương khác, thông báo về việc cắt giảm chương trình mua trái phiếu có thể được đưa ra ngay sau cuộc họp từ ngày 21 đến 22/9 của Fed.
Cổ phiếu năng lượng dẫn đầu S&P 500, sau khi nằm trong số những cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào thứ Năm. Occidental Petroleum tăng 6,9%, Cimarex Energy tăng 6,5% và APA Corp tăng 5,9%.
Các chỉ số chính đang chuẩn bị ghi nhận đà tăng trong tháng này. Chỉ số Dow tăng 1,4% trong tháng 8. S&P 500 cao hơn 2,6% và Nasdaq Composite tăng 3,1% từ đầu tháng đến nay.
Giang Ng
BCG mã này đánh lên nhanh và mạnh CE rầm rập.
Chị @Minh_Thu_Nguyen, chị mua KBC không ạ? Em có nói ở pic là KBC đánh lên trước và SGT theo sau. Lúc em cm KBC mới có 33x, 34x đánh võng mãi bao lâu hôm qua mới lên mạnh ạ.
Chị mua được giá 35 em, chị cũng đang gom dần SGT.
Ok chúc mừng chị ạ.
Điện sạch c cũng mua đ ít TTA, may quá!
SGT đang rẻ quá, nhìn mà tiếc em!
KBC, ITA đã được xác định và được nhìn nhận lại đúng vị thế của 2 mã này rồi chị ạ.
Quay lại thời hoàng kim em nhỉ? Anh Tâm cũng vất vả!