Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Gửi Em Cô Gái Của Tháng 9!

Là em chọn mùa thu
Hay mùa thu thuộc về em…

Em sinh ra giữa thu vàng man mác,
Khi gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè.
Tháng 9, tháng của hoa cúc vàng
Tháng của chút nắng chút gió mơn man tóc thề…

Tháng hay mùa của thi ca nhạc sỹ,
Họa âm những giai điệu dòng thơ…
Tôn vinh mùa thu bất diệt,
Mùa của tình yêu còn lại
Và thu đi…

Tháng của những tà áo cưới,
Phất phơ bay bay trong gió ngàn và lá vàng.
Rơi nhẹ trong thinh không,
Vương trên bầu trời cao xanh vời vợi…

Là nụ cười của em, cô gái tháng 9.
Cô gái sinh trong thời khắc đẹp,
Mùa rất đẹp…

Tinh khôi và trong sáng,
Em mạnh mẽ yêu,
Mạnh mẽ sống.

Em tự bước những bước dài mênh mông,
Em không chọn bờ vai ai để tựa.
Khi chơi vơi giữa mùa về trở gió
Đêm chợt lạnh chợt ấm hay chợt giông…

Giọt mưa thu, giọt mưa tí tách rơi
Giọt mưa Ngâu…
Giọt vương đầy nỗi nhớ,
Kỷ niệm xưa chưa vội xóa bao giờ.

Tình yêu ấy ngàn lần không bất tận,
Để gửi em tháng 9 mộng và mơ.
Hãy yêu đi,
Như chưa yêu lần nào…

Hãy yêu nhau khi rừng thu thay lá.
Hãy cho nhau những ánh nhìn ngơ ngác,
Như nai con đạp trên lá mùa thu.

Hãy lắng nghe lá khô rơi xào xạc,
Thu là em, lắng dịu tới mênh mang…

Là em chọn hay thu thuộc về em.
Tháng 9 này, cầm tay nhau anh nhé!
Bước vào thu, ngủ yên giấc… êm đềm.

1 Likes

mùa này chỉ đi dạo Hồ Tây là số 1 nhỉ hoàng hôn nhỉ

1 Likes
1 Likes

3 Likes

Hoài Cảm!

3 Likes
1 Likes

tưởng nhớ đến Ngọc Tân

1 Likes

Cổ phiếu ngành nào hưởng lợi từ triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam

Thứ 2, 30/08/2021, 13:10

Cổ phiếu ngành nào hưởng lợi từ triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ?

Việc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã chọn Việt Nam là một trong hai điểm dừng chân trong chuyến công du Đông Nam Á mới đây cho thấy tầm qua trọng của quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam.

Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước đã tăng bình quân 18%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng trưởng 55,1%; theo tỷ trọng, Mỹ cũng chiếm 16,75% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam, đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.

Về đầu tư FDI, lĩnh vực sản xuất được Mỹ tập trung hơn với tỷ trọng 61%, tính đến hết 6/2021 đã có 1.100 dự án của Mỹ tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 9,7 tỷ USD. Theo đó, bất chấp diễn biến phức tạp cảu dịch bệnh từ tháng 5, đầu tư FDI vẫn ghi nhận tăng trưởng 4% về giá trị đầu tư vào Việt Nam trong nửa đầu năm. Ngoài ra, thông qua đầu tư gián tiếp là các quỹ, khoảng 655 triệu USD cũng đã được rót vào thị trường Việt Nam.

Đây là tiền đề, mở ra kỳ vọng cho hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong giai đoạn tới đây, giúp Việt Nam có những bước củng cố mới đầy triển vọng. Chứng khoán BIDV (BSC) đã đưa ra nhận định về các ngành sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cụ thể là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thép, dệt may, thủy sản, BĐS khu công nghiệp và cảng biển.

Ngành thép tiếp tục hưởng lợi nhờ giá bán cao và cầu xây dựng phục hồi

Nửa đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang thị trường Mỹ đạt 336.000 tấn, tương ứng tăng trưởng 250% so với cùng kỳ, tổng giá trị khoảng 332 triệu USD. Tới đây, BSC cho rằng thị trường Mỹ vẫn có dư địa tăng trưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp thép Việt Nam khi nhu cầu xây dựng tăng mạnh nhằm đẩy mạnh quá trình hồi phục kinh tế.

Giá các sản phẩm thép cán nóng HRC và thép cán nguội CRC tại thị trường Bắc Mỹ liên tục tăng trong vòng 1 năm trở lại đây nhờ cầu xây dựng và sản xuất tăng mạnh và nguồn cung gián đoạn. BSC cho rằng giá bán HRC và CRC sẽ duy trì ở mức cao nhờ nhu cầu xây dựng tăng mạnh khi gói kích thích kinh tế 1,900 tỷ USD của chính phủ Mỹ có hiệu lực trong thời gian tới. Do vậy, dư địa tăng trưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp thép Việt Nam vẫn tích cực.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thép dẹt tại thị trường Bắc Mỹ sẽ giúp cho KQKD của các doanh nghiệp trong ngành có tỷ trọng xuất khẩu đi Mỹ cao như NKG, HSG tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021.

Ngành thủy sản duy trì kim ngạch xuất khẩu khả quan

Nói đến Thủy sản, Mỹ luôn là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Triển vọng cho kết quả kinh doanh quý 3/2021, BSC cho rằng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục khả quan. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản các thị trường trên thế giới dự kiến trở lại bình thường sau khi tốc độ tiêm vaccine được đẩy nhanh, cùng với đó là mức nền thấp của năm 2020 cũng sẽ hỗ trợ tốc độ tăng trưởng.

Tuy nhiên, áp lực chi phí sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi lợi nhuận của các doanh nghiệp Thủy sản. Cụ thể, việc giãn cách xã hội tại các tỉnh miền Nam trong quý 2 và kéo dài sang quý 3 là rủi ro chính và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thủy sản vì năng suất lao động giảm kèm theo vấn đề tăng chi phí cho doanh nghiệp (chi phí tiến hành 3 tại chỗ, chi phí kiểm dịch,…).

Rủi ro còn đến từ việc cước phí vận tải và chi phí nguyên vật liệu neo ở mức giá cao, từ đó có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực trong quý 3/2021. Bên cạnh đó, BSC cho rằng giá các loại thức ăn chăn nuôi tuy có giảm nhưng vẫn ở tăng 20% so với cùng kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí đầu vào do chi phí thức ăn chiếm khoảng 60% - 70% chi phí nuôi trồng thủy sản.

Doanh nghiệp Dệt may khả quan nhờ lượng đơn hàng ký mới tăng mạnh

Cùng với Thủy sản, Dệt may cũng được hưởng lợi trực tiếp khi Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu trong quý 3/2021 kỳ vọng tiếp tục khả quan. Giá trị đơn hàng khả quan ký từ đầu năm và ký mới khi nhu cầu mua sắm tại thị trường xuất khẩu tăng cao và mức nền thấp của năm 2020 giúp tăng trưởng nửa cuối năm 2021 của doanh nghiệp dệt may tích cực.

Song, rủi ro xuất phát từ năng suất lao động giảm khi phải tiến hành giãn cách cùng với áp lực tăng chi phí để duy trì sản xuất. Do đó, BSC đánh giá, các doanh nghiệp Dệt may sẽ có thể gặp khó khăn trong việc giao đơn hàng đã ký kết đúng hạn và e ngại khi ký đơn hàng mới khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Cổ phiếu ngành nào hưởng lợi từ triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ? - Ảnh 3.

Ngành Bất động sản khu công nghiệp được "mở khóa"

Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư FDI từ Mỹ vào Việt Nam liên tục được cải thiện sau chiến tranh thương mại Mỹ -Trung. Triển vọng nửa cuối năm 2021, BSC đánh giá yếu tố “mở khóa” nguồn cung đất khu công nghiệp giúp xu hướng dịch chuyển mở rộng ra các khu vực tỉnh thành cấp 2-3. Bên cạnh đó, nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng cao vẫn là yếu tố giúp giá cho thuê khu công nghiệp duy trì ở mức cao.

Đặc biệt, hạ tầng giao thông kết nối sẽ giải quyết nút thắt cổ chai “logistic” hỗ trợ trực tiếp cho ngành bất động sản KCN trong trung hạn. Mặt khác, hiện tại, dịch bệnh vẫn là rào cản lớn nhất dẫn đến sự đình trệ trong tiến độ giao dịch của khu công nghiệp trong bối cảnh nhu cầu vẫn duy trì ở mức cao trong nửa cuối năm.

Ngành cảng biển tăng trưởng mạnh nhờ lượng hàng hóa qua cảng tăng

Là một trong những ngành nhận được sự quan tâm lớn từ đầu năm tới nay, Cảng biển được BSC đánh giá các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm 2021. Mỹ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam với danh mục hàng loạt mặt hàng đa dạng như dệt may, điện tử, gỗ…

Với việc sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển kỳ vọng đạt 381 triệu tấn (+9%), các doanh nghiệp Cảng biển sẽ tiếp đà tăng trưởng. Điều này nhờ sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu khi các quốc gia đang thúc đẩy chiến dịch miễn dịch toàn dân kết hợp với các chính sách kinh tế kích thích tăng trưởng tiêu dùng và đẩy mạnh sản xuất.

Phương Linh

4 Likes

Những chính sách kinh tế nổi bật nào bắt đầu có hiệu lực từ tháng 9/2021?

Thứ 2, 30/08/2021, 13:18

Từ tháng 9/2021, rất nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực như: người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) có thêm quyền lợi, nghị định mới về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư,…

Những chính sách kinh tế nổi bật nào bắt đầu có hiệu lực từ tháng 9/2021?

Nghị định mới về cải tạo, xây dựng nhà chung cư

Nghị định 69/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã mở ra giai đoạn mới, “cởi trói” cho công tác xây dựng lại hàng nghìn nhà chung cư cũ. Góp phần nâng cao đời sống của người dân tại khu vực đô thị, nhất là tại TP. Hà Nội, TP. HCM.

Đáng chú ý, Nghị định 69 giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết của khu vực nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại thay vì để chủ đầu tư thực hiện lập như quy định trước đây nhằm đảm bảo tính khả thi, thống nhất. Nghị định cũng giải quyết những “nút” thắt trong quy định về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư một cách rõ ràng và cụ thể hơn.

Người tham gia BHXH có thêm nhiều quyền lợi

Ngày 1/9/2021 là thời điểm Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bắt đầu có hiệu lực. Thông tư có nhiều quy định mới liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia BHXH bắt buộc, như:

Bổ sung thêm trường hợp vợ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chồng vẫn được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con (trước đây chỉ quy định vợ không tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng mới được nhận khoản tiền này).

Bổ sung thêm trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên.

Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên thì chế độ thai sản được hưởng tính theo số lượng con đã sinh, không kể còn sống hay đã mất (trước đây chỉ giải quyết chế độ thai sản cho con còn sống)…

Quy định về hỗ trợ khi thu hồi đất

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung 9 thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 bắt đầu có hiệu lực từ 1/9/2021. Một trong những điểm mới của thông tư là bổ sung các quy định liên quan đến hỗ trợ sau khi thu hồi đất.

Thông tư đã bổ sung thêm một số trường hợp đất nông nghiệp được hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất.

Ngoài ra, thông tư đã quy định thêm về hồ sơ sang tên khi chuyển nhượng, tặng cho đất. Cụ thể, dù vẫn giữ nguyên thành phần hồ sơ đăng ký khi sang tên nhà đất nhưng khi chuyển nhượng, tặng cho đất nông nghiệp thì tại đơn đề nghị theo Mẫu số 09/ĐK phải ghi rõ thông tin tổng diện tích đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, tặng cho.

Mức thu phí trong công tác an toàn thực phẩm

Từ ngày 19/9/2021, Thông tư số 67/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Đối tượng nộp phí gồm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu,… Thông tư quy định cụ thể các mức phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đồng thời, thông tư cũng có quy định mới về mức thu phí đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022

Thông tư số 61/2021/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/9/2021, thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2022 - 2024.

Cụ thể, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2022 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bình quân cả nước tăng khoảng 6 - 8% so với đánh giá ước thực hiện năm 2021 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách).

Theo thông tư, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 phải được xây dựng ở mức phấn đấu tích cực, khả thi. Đồng thời, gắn với việc triển khai chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập.

Giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng đến 30/6/2022

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 13/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 5/12/2013 ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ 1/9/2021 và được bổ sung một số quy định sau:

Giảm 50% mức phí thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán trong nước,…

Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 19/2020/TT-NHNN ngày 30/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 5/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo Ngân hàng Nhà nước, mới này được ban hành để tiếp tục có chính sách hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19. Đồng thời, thực hiện chủ trương nhà nước về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

2 Likes

Thu hút vốn FDI vẫn khả quan

Thứ 2, 30/08/2021, 10:02

Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực trong thu hút vốn FDI, cần chủ động để đón xu hướng dịch chuyển dòng vốn ngoại khi dịch bệnh được kiểm soát.

Mặc dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả khả quan trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), là điểm đầu tư tin cậy của doanh nhân nước ngoài.

TP HCM đứng thứ 2 cả nước

Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20-8, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,12 tỉ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 1.135 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt gần 11,33 tỉ USD (tăng 16,3% so với cùng kỳ). Bên cạnh đó, 639 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký thêm (gần 5 tỉ USD) tăng 2,3% so với cùng kỳ (đạt gần 5 tỉ USD). Nhà đầu tư nước ngoài đã góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là 2.720 lượt, tổng giá trị xấp xỉ 2,81 tỉ USD.

Phân tích của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy vốn đầu tư điều chỉnh đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong 7 tháng. Tuy số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái song mức độ giảm cũng đang được cải thiện dần. Trong đó, sự suy giảm số dự án này chủ yếu tập trung vào nhóm dự án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD), trong khi số lượng các dự án quy mô lớn (trên 50 triệu USD) vẫn duy trì tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2021. Về địa bàn thu hút vốn FDI, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỉ USD, trong đó có dự án điện lên tới 3,1 tỉ USD.

Đáng chú ý, trong bối cảnh nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, TP HCM vẫn ghi nhận kết quả tích cực trong thu hút FDI. Cụ thể, TP HCM đứng thứ 2 cả nước với tổng vốn đăng ký gần 2,2 tỉ USD, chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư; thành phố dẫn đầu cả nước về số dự án mới khi chiếm tới 34%. Đây là tín hiệu đáng mừng khi thành phố vừa gồng mình chống dịch vừa nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội.

Số vốn ngoại “rót” vào Bình Dương đứng thứ 3 với gần 1,7 tỉ USD, tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội.

Đồng Nai cũng là một trong những điểm sáng trên cả nước về thu hút FDI dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở đây. Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, vốn FDI đổ vào tỉnh gần 946 triệu USD, đạt hơn 135% kế hoạch năm.

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, cho biết thu hút vốn FDI của thành phố cảng đạt trên 1,4 tỉ USD, gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2020. Cũng theo ông Kiên, trong bối cảnh dịch bệnh, công tác xúc tiến đầu tư được triển khai linh hoạt, đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động. Cụ thể, ban quản lý đã tiếp xúc, làm việc với trên 60 lượt nhà đầu tư thông qua nhiều hình thức như trực tiếp, trực tuyến để quảng bá, thu hút đầu tư vào Hải Phòng.

Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực trong thu hút vốn FDI Ảnh: Minh Phong

Kiểm soát dịch bệnh, duy trì đà thu hút vốn

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, đánh giá dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, song bức tranh nền kinh tế vẫn cho thấy điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư FDI. Những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, các bộ - ngành, địa phương đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi chọn Việt Nam là điểm đến. Bên cạnh những ưu tiên cho công tác chống dịch, Việt Nam vẫn duy trì các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư để thực hiện mục tiêu kép.

Để duy trì đà thu hút vốn FDI trong thời gian tới, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng trước mắt cần sớm kiểm soát dịch bệnh, sẵn sàng cho các hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai các biện pháp phòng chống dịch, cần có sự thống nhất, linh hoạt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất - kinh doanh, lưu thông hàng hóa. Về lâu dài, dịch Covid-19 trên toàn cầu khiến nhiều quốc gia thay đổi chiến lược thu hút vốn FDI và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc. Bên cạnh các giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, sẵn sàng hạ tầng, có cơ chế hấp dẫn nhà đầu tư, Việt Nam cần xác định những nhóm ngành, lĩnh vực có xu hướng dịch chuyển đầu tư mà chúng ta có lợi thế để bắt kịp dòng chảy đó.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE), cho rằng cần sớm kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin Covid-19. Bên cạnh đó, hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng do thực hiện giãn cách để các DN tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ cấp bách kiểm soát dịch, chúng ta cần chủ động chuẩn bị các giải pháp phục hồi sản xuất - kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chương trình xúc tiến đầu tư.

Theo báo cáo điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 8-2021 vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam có sự vững vàng so với các quốc gia khác trên thế giới. Điều đó cho thấy niềm tin vào tiềm năng kinh tế của Việt Nam và nước ta là một điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư. Hiện Việt Nam đang phải tập trung chống dịch Covid-19, các nhà đầu tư vẫn có niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam và kỳ vọng sẽ phục hồi tốt trong thời gian tới. WB cũng khuyến nghị thách thức của Việt Nam trong thời gian tới là phải nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh để giữ chân các nhà đầu tư, cũng như nâng cao năng lực DN trong nước để cùng tham gia chuỗi giá trị với DN FDI.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến giải ngân vốn

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới ngày 20-8, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 11,58 tỉ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện trong tháng 8-2021 giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 14,3% so với tháng 7-2021. Tuy nhiên, tính cả 8 tháng năm 2021, vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ.

3 Likes

Cổ phiếu bứt phá, dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng và cổ tức trong tháng 9

Thứ 2, 30/08/2021, 17:04

Trên thị trường, NKG đang trong xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, từ cuối tháng 7 thị giá NKG bứt phá mạnh, từ vùng 25.000 đồng/cp hiện đã ở mức 38.000 đồng/cp, tức tăng 28%.

Thép Nam Kim (NKG): Cổ phiếu bứt phá, dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng và cổ tức trong tháng 9

Thép Nam Kim (NKG) vừa thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng và chia cổ tức, thời gian dự kiến thực hiện trong tháng 9/2021 này.

Cụ thể, NKG sẽ phát hành 36,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020 và phát hành cổ phiếu thưởng tổng tỷ lệ 20%, trong đó trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 7% và chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 13%. Giá trị phát hành theo mệnh giá 364 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế và thặng dư vốn cổ phần trên BCTC hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán.

Tính đến cuối năm 2020, tổng thặng dư vốn Công ty hơn 766 tỷ đồng, sau khi phát hành cổ phiếu thưởng dự kiến thặng dư sẽ giảm còn gần 530 tỷ đồng.

Trên thị trường, NKG đang trong xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, từ cuối tháng 7 thị giá NKG bứt phá mạnh, từ vùng 25.000 đồng/cp hiện đã ở mức 38.000 đồng/cp, tức tăng 28%. Không chỉ động lực từ kế hoạch chia tách, NKG còn được hưởng lợi từ thị trường xuất khẩu, đặc biệt nhu cầu tại khu vực Bắc Mỹ đang lên cao.

Thép Nam Kim (NKG): Cổ phiếu bứt phá, dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng và cổ tức trong tháng 9 - Ảnh 1.

Hiện, NKG đã có các đơn đặt hàng xuất khẩu cho các thị trường Mỹ và Châu Âu đến hết tháng 11/2021 nhờ sự thiếu hụt nguồn cung ở các thị trường xuất khẩu này. Dự kiến, sản lượng xuất khẩu sẽ chiếm khoảng 80% tổng sản lượng tiêu thụ, bù đắp mạnh sự sụt giảm từ dịch bệnh trong nước.

Nửa đầu năm, NKG đạt kỷ lục về lợi nhuận với 1.166 tỷ đồng - cao gấp 4 lần tổng lãi của cả năm 2020 và vượt hơn 94% so với kế hoạch năm 2021. Trong đó, tổng sản lượng tiêu thụ trong kỳ đạt 564.000 tấn, tăng 91%; đặc biệt sản lượng xuất khẩu đột biến 176% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 292.000 tấn.

Thép Nam Kim (NKG): Cổ phiếu bứt phá, dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng và cổ tức trong tháng 9 - Ảnh 2.

Tri Túc

2 Likes

Định giá P/E không còn là thước đo chuẩn, chứng khoán tăng nhờ dòng tiền dẫn dắt!

Nhiều nhóm ngành đã tăng mạnh trong thời gian qua và định giá đang dần khá cao. Hiện P/E của thị trường Việt Nam thực tế còn đang cao hơn so với các thị trường phát triển như Anh, Nhật Bản.

Định giá P/E không còn là thước đo chuẩn, chứng khoán tăng nhờ dòng tiền dẫn dắt!

P/E "không bình thường"

Nhà đầu tư trên [thị trường chứng khoán] vẫn luôn coi định giá P/E như kim chỉ nam trong các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát đã bẻ cong thước ngắm quen thuộc này.

Hiện P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam sau tuần điều chỉnh thứ 2 vừa qua đã về mức dưới 16 lần, đây là mức định giá đã hạ nhiệt đi nhiều so với giai đoạn tháng 7 vừa qua khi có lúc lên hơn 19 lần. Tuy nhiên, mức P/E hiện tại vẫn cao hơn so với mức trung bình 10 năm.

Định giá P/E không còn là thước đo chuẩn, chứng khoán tăng nhờ dòng tiền dẫn dắt! - Ảnh 1.

Trao đổi với BizLIVE, một chuyên gia tư vấn chứng khoán cho biết, định giá thị trường hiện tại không thể nói là rẻ được. “Nếu so sánh, mức P/E forward của nhiều thị trường lớn như Trung Quốc (13 lần), Hàn Quốc (hơn 11 lần), Anh (hơn 12 lần), các thị trường Mới nổi (gần 13 lần), thị trường Việt Nam thậm chí còn đang nhỉnh hơn”, vị này nói.

Tuy nhiên, nếu so với một số thị trường như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, P/E của Việt Nam lại thấp hơn đáng kể khi các quốc gia này lại đang có mức PE tới hơn 20 lần.

Theo chuyên gia này, ý tưởng so sánh với các nước Đông Nam Á là vô lý vì hiện tại P/E các thị trường này đang trong trạng thái “không bình thường” do chịu tác động từ dịch COVID-19 suốt từ đầu năm 2021. Một số thị trường như Thái Lan, Philippines, Singapore hiện còn đang vượt khỏi 2 lần độ lệch của trung bình 10 năm. Vì vậy, sự so sánh định giá giữa các thị trường sẽ trở nên khập khiễng.

Thay vào đó, câu chuyện của thị trường được dẫn dắt chủ yếu với dòng tiền: dòng tiền mạnh thì chứng khoán tăng. Với nhà đầu tư theo trường phái đầu cơ, thị trường còn xu hướng, còn tiền thì tham gia và cần biết cắt lỗ đúng thời điểm.

Tuy nhiên, với nhà đầu tư theo trường phái dài hạn, cổ phiếu phải có được “biên an toàn”, nghĩa là giá cổ phiếu phải rẻ hơn 20-25% nhưng danh sách các các cổ phiếu đạt được “biên an toàn” đã co hẹp đi nhiều.

Yếu tố bất định của dòng tiền

Thị trường chứng khoán bùng nổ thanh khoản trong đại dịch có thể đem lại niềm vui với người làm nghề. Tuy nhiên, nếu chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào dòng tiền cũng sẽ khiến các chuyển động trở nên rất khó đoán. Nếu kinh tế hồi phục, tiền được khơi thông trở lại ở các ngành nghề đang bị đình trệ do dịch, thị trường có thể trở về mặt đất với thanh khoản kém đi.

Trong buổi bàn tròn gần đây tại CTCK VNDIRECT, chuyên gia Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp - Ban Kinh tế Trung ương cũng đã đặt ra câu hỏi về khả năng xoay chiều của dòng tiền.

Định giá P/E không còn là thước đo chuẩn, chứng khoán tăng nhờ dòng tiền dẫn dắt! - Ảnh 2.

Theo ông, phần lớn tiền của F0 đến từ khu vực chưa quan sát được của nền kinh tế như các hoạt động vay, cho vay. Khi nền kinh tế bị tác động từ COVID-19 thì những khu vực không quan sát lớn với nguồn tài chính khá lớn chịu ảnh hưởng đầu tiên.

Định giá P/E không còn là thước đo chuẩn, chứng khoán tăng nhờ dòng tiền dẫn dắt! - Ảnh 3.

Với việc tiêm vắc xin cho toàn dân bởi có thể thúc đẩy cầu tại khu vực kinh tế chưa quan sát được tăng trở lại, các cơ hội làm ăn quay về trong khi nguồn vốn lại đang khan hiếm, tiền F0 hoàn toàn có thể được rút ra để trở lại nền kinh tế.

Vì vậy, có thể cho rằng, thị trường đang trong giai đoạn tiền đầu cơ mạnh hơn bao giờ hết. Với những diễn biến như phiên 20/6 và các phiên tuần qua, nhà đầu tư cũng hiểu thêm về bản chất cuộc chơi đầu cơ là như thế nào. Thị trường nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều rủi ro và khó đoán. Nhà đầu tư khi chấp nhận tham gia có lẽ chỉ cần ghi nhớ câu nói được nhiều nhà môi giới chia sẻ “nhạc còn thì nhảy tiếp”.

Theo Mai Hương

3 Likes

Nhiều doanh nghiệp vượt “bão” Covid-19, kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt trong tháng 7

Thứ 2, 30/08/2021, 07:26

Cập nhật tình hình tháng 7 vừa qua, không ít doanh nghiệp trong lĩnh vực thép, công nghệ - viễn thông, hoặc ngành hàng thiết yếu…vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt về cả doanh thu và lợi nhuận.

Nhiều doanh nghiệp vượt

Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn đầu quý 3/2021. Trong khi hàng loạt tên tuổi đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, vẫn có những doanh nghiệp “sống khỏe” giữa thời kỳ dịch bệnh.

Việc giãn cách xã hội đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu phần nào ảnh hưởng. Tuy nhiên, cập nhật tình hình tháng 7 vừa qua, không ít doanh nghiệp trong lĩnh vực thép, công nghệ - viễn thông, hoặc ngành hàng thiết yếu… vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt về cả doanh thu và lợi nhuận.

Sau 6 tháng đầu năm đồng loạt phá kỷ lục lợi nhuận, các doanh nghiệp thép vẫn đang tiếp đà tăng trưởng trong tháng đầu tiên của quý 3. Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) cập nhật, sản lượng tiêu thụ tháng 7 ước đạt hơn 189 nghìn tấn, khiến doanh thu tăng mạnh 97% so với cùng kỳ năm trước lên 4.921 tỷ đồng. Tính riêng trong tháng này, sản lượng xuất khẩu tôn mạ của HSG đạt hơn 123 nghìn tấn; đồng thời đã ký các hợp đồng xuất khẩu đến hết tháng 11/2021. Công ty cho biết, điều này sẽ giúp duy trì được sản lượng bán hàng ổn định và mang về doanh thu lên tới 4.500 tỷ đồng/tháng.

Tại Thép Tiến Lên (TLH), công ty nhập giá bình quân hàng hoá thấp và giá bán tăng cao đã dẫn đến lợi nhuận gộp tăng tương ứng, trong tháng 7 biên lợi nhuận gộp đạt mức 24%. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, TLH thực hiện 54% kế hoạch doanh thu cả năm, song đã ghi nhận lãi sau thuế kỷ lục 355 tỷ đồng, vượt 42% mục tiêu năm.

Việc thế giới mở cửa lại sau quãng gián đoạn bởi dịch bệnh đã kích thích cầu xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu ghi nhận tình hình rất tích cực. Ngoài thép, cầu xuất khẩu dệt may cũng tăng mạnh. Đặc biệt tại Dệt may TNG, lượng đơn hàng rất tốt nhờ chuyển dịch đơn hàng từ các nhà máy dệt may tại miền Nam ra phía Bắc; cộng thêm việc không bị ảnh hưởng bởi chi phí logistics khi các đơn hàng chủ yếu là FOB. Doanh thu tháng 7 của TNG đạt 595 tỷ đồng; thậm chí, nếu không có tình trạng thiếu hụt container, doanh thu có thể lên ngưỡng 650 tỷ đồng.

Hay tại doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là Vĩnh Hoàn (VHC), sản phẩm cá tra xuất khẩu tăng trưởng 27% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 554 tỷ doanh thu. Sự tái hoạt động của nhà hàng cũng như ngành dịch vụ thực phẩm của thị trường Mỹ đưa kim ngạch xuất sang Mỹ trong tháng 7 của Vĩnh Hoàn tiếp đà tăng mạnh 31%; các thị trường EU và Trung Quốc cũng tăng từ 14-18%.

Nhiều doanh nghiệp vượt bão Covid-19, kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt trong tháng 7 - Ảnh 3.

Cơ cấu doanh thu tháng 7 của Vĩnh Hoàn (tỷ đồng)

Hoạt động trong lĩnh vực thiết yếu, đặc biệt là địa bàn hoạt động tại TP Hồ Chí Minh, chuỗi Bách Hoá Xanh (BHX) ghi nhận tình hình kinh doanh tháng 7 với kỷ lục mới khi doanh thu gần 4.240 tỷ đồng, tăng 55% so với tháng 6 và tăng 133% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng đạt hơn 2,1 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Chính sự tăng trưởng vượt trội này đẩy tỷ lệ đóng góp của BHX trong tổng doanh thu của Thế giới Di Động (MWG) lên tới 45%.

Tương tự, báo cáo của Vinamilk cho biết doanh thu nội địa công ty mẹ trong tháng 7 đã tăng 6% so với cùng kỳ, một phần nhờ người tiêu dùng tăng cường tích trữ các sản phẩm sữa.

Ngành công nghệ cũng đứng vững trong bối cảnh dịch bệnh. COVID-19 gây không ít khó khăn cho hoạt động trong và ngoài nước của Viettel Construction (Mã CK: CTR), tuy vậy doanh thu tháng 7 vẫn tăng 35%, ghi nhận 682 tỷ đồng. Đặc biệt, khối thị trường nước ngoài có sự bứt phá mạnh khi đem về doanh thu 76,4 tỷ đồng, tăng trưởng 73% so với cùng kỳ.

“Ông lớn” Tập đoàn FPT trong tháng 7 vừa qua ước đạt 2.774 tỷ đồng doanh thu, giúp lợi nhuận trước thuế đạt 492 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 7 tháng đầu năm, lãi ròng vượt kế hoạch 2% lên 2.233 tỷ đồng. Theo báo cáo, doanh thu các mảng Công nghệ, Dịch vụ CNTT và Chuyển đổi số đều đạt mức tăng trưởng hai chữ số. Ngược lại, Giáo dục, Đầu tư và Khác lại giảm do không ghi nhận doanh thu, tăng chi phí và đang trong giai đoạn đầu tư ban đầu.

Nhiều doanh nghiệp vượt bão Covid-19, kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt trong tháng 7 - Ảnh 4.

Có thể thấy trong khó khăn vẫn có nhiều doanh nghiệp ngược dòng thành công. Những luồng thông tin tốt từ kết quả kinh doanh phần nào đã được phản ánh trên thị trường chứng khoán. Dòng tiền chảy vào các nhóm cổ phiếu thép, cảng biển, dệt may, bán lẻ, bất động sản, thủy sản, công nghệ… thời gian qua ghi nhận khá tốt. Kết quả, thị giá cổ phiếu nhiều phiên đã tăng điểm mạnh, thậm chí còn tạo nhiều đợt “sóng” tăng trần.

Phương Linh

2 Likes

Vốn ngoại đổ bộ và làn sóng đổi chủ ở các công ty chứng khoán

Thứ 2, 30/08/2021, 09:55

Làn sóng đổi chủ của các CTCK được cho là đến từ bối cảnh Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngừng cấp phép thành lập với công ty chứng khoán vô thời hạn.

Vốn ngoại đổ bộ và làn sóng đổi chủ ở các công ty chứng khoán

Năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động với chỉ 6 công ty chứng khoán (CTCK), bao gồm Chứng khoán Bảo Việt (BVSC, HNX: BVS ), Chứng khoán BIDV (BSC, HNX: BSI ), Chứng khoán ACB (ACBS), Chứng khoán SSI ( HoSE: SSI ), Chứng khoán MB ( HNX: MBS ) - trước đây là Chứng khoán Thăng Long và Chứng khoán Đệ Nhất (nay là Chứng khoán Yuanta Việt Nam - YSVN). Vốn điều lệ của các công ty thời điểm bắt đầu cũng rất khiếm tốn: SSI nhỏ nhất với chỉ 6 tỷ đồng, MBS là 9 tỷ đồng, YSVN 40 tỷ đồng, ACBS 43 tỷ đồng, BVSC 50 tỷ đồng và BSC 55 tỷ đồng.

Trong khoảng 10 năm phát triển của thị trường chứng khoán, số lượng CTCK tăng vọt. Năm 2010, có trên có đến 105 CTCK hoạt động. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán giảm mạnh giai đoạn 2009-2010, nhiều công ty thua lỗ hoặc hoạt động kém hiệu quả. Năm 2012, trong số 105 công ty chứng khoán hoạt động, thì có hơn 50% lỗ và hơn 70% có lỗ lũy kế.

Các CTCK thua lỗ còn dẫn tới tình trạng vi phạm chuẩn mực đạo đức hoạt động như lạm dụng tài khoản tiền và chứng khoán của nhà đầu tư. Điều này tác động tiêu cực đến lòng tin của nhà đầu tư và dẫn tới sự tái cấu trúc của ngành chứng khoán: công ty ngừng hoạt động, công ty thay tên đổi chủ và sự gia nhập của các đơn vị nước ngoài.

Hiện tại, số lượng CTCK hoạt động bình thường là 74 đơn vị. Quy mô của nhóm CTCK cũng tăng mạnh với tổng vốn điều lệ tại thời điểm 30/6 đạt gần 78.324 tỷ đồng. Trong đó, SSI là có vốn điều lệ lớn nhất với hơn 6.573 tỷ đồng. Đây cũng là số ít các CTCK có vốn hóa trên 1 tỷ USD - đạt hơn 40.000 tỷ đồng.

Số CTCK báo lãi trong năm 2020 là 61 trong khi vẫn còn 12 đơn vị kinh doanh thua lỗ, Chứng khoán Thủ Đô không có BCTC năm 2020. Trong đó, các công ty vốn “nội” khẳng định vị thế khi luôn đứng đầu đề lợi nhuận cũng như duy trì được thị phần môi giới áp đảo qua các năm.

Nhóm chứng khoán ngoại đổ bộ

Trong quá trình tái cấu trúc nhóm CTCK, bên cạnh sự đào thải những đơn vị yếu kém, còn phải nhắc đến sự xuất hiện của vốn đầu tư nước ngoài. Khi thấy được “miếng bánh béo bở” từ ngành còn nhiều dư dư địa để phát triển như chứng khoán, nhiều tập đoàn nước ngoài lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc thâu tóm các CTCK Việt Nam. Maybank KimEng (MBKE) trở thành CTCK 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Hiện công ty có vốn điều lệ 1.745 tỷ đồng, so với 300 tỷ đồng năm 2013. Kết quả kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể khi liên tục kinh doanh có lãi qua các năm. Năm 2020, MBKE lãi sau thuế kỷ lục gần 105 tỷ đồng.

Sau MBKE, hàng loạt các công ty vốn ngoại khác xuất hiện như Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS), Chứng khoán Pinetree, Chứng khoán Shinhan (SSV)… Trong danh sách này có một số cái đơn vị tiến hành thâu tóm các CTCK Việt Nam. Tập đoàn tài chính JB mua lại Chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt vào tháng 4/2020 và đổi tên thành Công ty TNHH Chứng khoán JB Việt Nam. Tương tự, Hanwha Investment & Securities hoàn tất thâu tóm Công ty chứng khoán HFT vào năm 2019 và đổi tên thành Chứng khoán Pinetree.

Các công ty chứng khoán ngoại sau khi gia nhập thị trường Việt Nam, bằng tiềm lực dồi dào từ công ty mẹ, đã tăng vốn mạnh mẽ trong giai đoạn 2017-2020. Điền hình như Mirae Asset từ mức vốn điều lệ chỉ 700 tỷ đồng (2017) thì hiện tăng lên 5.456 tỷ đồng (quý II/20210), KBSV cũng tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 1.675 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của nhóm CTCK vốn ngoại. Đơn vị: Tỷ đồng.

Hầu hết các CTCK ngoại đều kinh doanh có lãi. Chứng khoán Pinetree là đơn vị hiếm hoi trong số này báo lỗ với 23,4 tỷ đồng trong 2020 và 4,6 tỷ đồng trong 2019.Việc các CTCK có vốn ngoại liên tục mở rộng quy mô khiến sự cạnh tranh miếng bánh thị phần môi giới ngày càng trở nên gay gắt hơn. Các CTCK ngoại có lợi thế từ nguồn vốn dồi dào, chi phí thấp, có kinh nghiệm triển khai các sản phẩm mới từ các tập đoàn mẹ. Tuy nhiên, các CTCK nội như SSI, HSC, Bản Việt lại có lợi thế ở đội ngũ phân tích nhiều kinh nghiệm, hay thế mạnh ở mảng ngân hàng đầu tư (IB)…VPS, VND với lợi thế phí giao dịch thấp cũng có lợi thế trong mảng môi giới khách hàng cá nhân.

Lợi nhuận sau thuế của nhóm CTCK vốn ngoại. Đơn vị: Tỷ đồng.

Làn sóng đổi chủ

Trước bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng phát triển cả về chỉ số lẫn thanh khoản, các CTCK được cho là hưởng lợi nhất. Tuy nhiên, một thực tế ở nhóm CTCK hiện tại là sự chênh lệch thị phần rất lớn ở các CTCK lớn so với nhóm nhỏ. Trong bối cảnh này, nhóm CTCK nhỏ buộc phải bước vào giai đoạn tái cấu trúc trong đó có việc “thay máu” cổ đông.

Hàng loạt các công ty chứng khoán nhỏ như Chứng khoán Đông Nam Á (AseanSC), Chứng khoán Đại Việt (DVSC) hay Chứng khoán KS (KS)… từ năm 2020 đến nay đều có những biến động mạnh về cơ cấu cổ đông lớn.

Tại Chứng khoán KS, tên trước đây là Chứng khoán Việt Nam Gate Way, cuộc “thay máu” cổ đông lớn diễn ra hồi cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Việc đổi tên diễn ra vào tháng 3/2021, khi xuất hiện cổ đông lớn nhất là bà Trần Thị Thu Hằng, nhận sở hữu hơn 51% cổ phần - từng là Tổng giám đốc Sunshine Group, hiện là Chủ tịch Kienlongbank (với ngân hàng số KS Bank).

Tương tự, Chứng khoán Đà Nẵng ( UPCoM: DSC ) cũng tiến hành đổi chủ từ cuối năm 2020 khi xuất hiện 3 cổ đông cá nhân lớn nắm giữ 75% vốn của doanh nghiệp này. CTCK này mới đây đã hoàn thành đợt tăng vốn gấp 16 lần lên 1.000 tỷ đồng. Trong đó, Đầu tư NTP chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của DSC khi nắm giữ lên tới 70% vốn điều lệ tương đương 70 triệu cổ phiếu, nắm quyền kiểm soát DSC. Đầu tư NTP có trụ sở tại tầng 8, Thành Công Building (80 Dịch Vọng Hậu, Hà Nội). Đây cũng chính là trụ sở của Tập đoàn Thành Công - “đại gia” trong lĩnh vực lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Gần đây nhất Louis Capital ( HoSE: TGG ) trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ lên xấp xỉ 573 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ 30 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư với giá 15.000 đồng/cp, tương đương số tiền thu được từ đợt phát hành là 450 tỷ đồng. TGG dự kiến sẽ giải ngân khoảng 200 tỷ đồng để mua cổ phiếu của Chứng khoán APG ( HoSE: APG ).

Làn sóng đổi chủ của các CTCK được cho là đến từ bối cảnh Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngừng cấp phép thành lập với công ty chứng khoán vô thời hạn. Chính điều này khiến nở rộ cuộc đua mua bán, sáp nhập các CTCK để các đơn vị có tiềm lực tài chính lớn có thể tham gia vào “cuộc chơi” nhiều tiềm năng này. Mục tiêu được nhắm đến thường là các công ty chứng khoán nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả để có thể dễ dàng tái cơ cấu.

Theo Bình An

3 Likes

Cảnh báo tin giả về lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng: “Nhận cuộc gọi, bấm phím 1 hoặc 2, mất sạch tiền trong tài khoản”

Thứ 2, 30/08/2021, 09:39

Trên các nền tảng mạng xã hội Messenger, Z.alo gần đây xuất hiện một tin nhắn lan truyền rộng rãi khiến nhiều người nhận tin cảm thấy lo lắng vì sợ mất tiền trong tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên qua xác minh, nội dung thông tin này là giả mạo.

Trung tâm Xử lý Tin giả Việt Nam (VAFC) cho biết mới đây phát hiện trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin “vừa rồi đồng nghiệp của tôi nhận được một cuộc gọi hỏi rằng anh ấy đã được tiêm phòng chưa. Nếu anh ta tiêm phòng, hãy nhấn phím 1; nếu anh ta chưa được tiêm phòng, nhấn phím 2. Kết quả là anh ta nhấn phím 1, điện thoại bị chặn và thông tin ngân hàng trực tuyến và thẻ thanh toán swk thường xuyên sử dụng của anh ta đều được chuyển”.

Thông tin này được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội với mức chóng mặt vì rất nhiều người nghĩ rằng đó là thông tin cảnh báo thật, hoặc nửa tin nửa ngờ, cứ gửi cho bạn bè, nhóm chat/mạng xã hội để đề phòng vẫn hơn.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, xác minh từ cơ quan chức năng, VAFC khẳng định nội dung thông tin trên là giả mạo. VAFC khuyến cáo người dân và cộng đồng mạng không chia sẻ tin giả nêu trên, khi có yêu cầu hỗ trợ liên quan dịch bệnh hãy gọi ngay cho đường dây nóng của chính quyền địa phương, ngành y tế, công an và lực lượng chức năng khác. Vụ việc sẽ được chuyển cơ quan chức năng để xem xét, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

PV

4 Likes

Ai thích thì mua QTP nhé.

4 Likes

Đâu Bởi Phải Mùa Thu!

4 Likes

cả đời tôi đi tìm hoa mai quế,không biết hoa mai quế đó nằm ở đâu
https://www.youtube.com/watch?v=pP67gLAEaQw

1 Likes

thập niên 80,chắc ai cũng biết bài này nhỉ

1 Likes

The Economist gọi Việt Nam là ‘phép màu’ kinh tế Đông Á giai đoạn đầu bất chấp Delta: Tất cả nhờ nguồn động lực mới này

Thứ 3, 31/08/2021, 16:49

The Economist gọi Việt Nam là 'phép màu' kinh tế Đông Á giai đoạn đầu bất chấp Delta: Tất cả nhờ nguồn động lực mới này

Đâu là điểm khác biệt với các thị trường cận biên khác?

Năm ngoái, Việt Nam là một trong những quốc gia đã để lại ấn tượng mạnh với thế giới trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Song ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phải đối mặt với những diễn biến vô cùng phức tạp của đại dịch.

Hàng loạt nhà máy, từ cơ sở sản xuất giày cho Nike, đến nhà máy sản xuất smartphone cho Samsung, đều buộc phải giảm hoạt động hay tạm đóng cửa. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mặc dù vậy, nhờ nhanh chóng hội nhập với kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn luôn duy trì tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn dịch bệnh. Năm 2020, GDP Việt Nam tăng trưởng 2,9% trong khi hầu hết các quốc gia đều ghi nhận suy thoái sâu. Bất chấp đợt bùng phát mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức 4,8% trong năm nay.

Nguồn: The Economist

Những kết quả trên là lý do thực sự để Việt Nam nâng vị thế trên toàn cầu. Bên cạnh đó, việc hội nhập nhanh với thương mại và đầu tư đã khiến Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng.

Việt Nam là một trong 5 quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới trong 30 năm qua, đánh bại các nước láng giềng. Đáng chú ý, không như các thị trường cận biên khác, kết quả này là nhờ Việt Nam có một sự tăng trưởng ổn định. Chính phủ cũng đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Điều này đòi hỏi mức tăng trưởng trung bình của quốc gia phải đạt 7%/năm.

Vậy bí quyết thành công của Việt Nam là gì, và liệu Việt Nam có thể duy trì các lợi thế này?

Việt Nam hay được so sánh với Trung Quốc giai đoạn những năm 1990 hoặc đầu những năm 2000. Điều này không phải không có cơ sở. Cả hai quốc gia đều tăng trưởng nhờ xuất khẩu mạnh mẽ. Song hai nước cũng có những khác biệt lớn.

Thứ nhất, việc nói Việt Nam là nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu vẫn chưa thể hiện được hết tiềm năng của khu vực này. Thương mại hàng hóa Việt Nam thường vượt quá 200% GDP. Rất ít nền kinh tế trên thế giới, trừ các nước giàu tài nguyên hay các khu vực có ưu thế về thương mại hàng hải, đang hoặc đã đạt được kết quả như vậy.

Đặc biệt, không chỉ ở số lượng xuất khẩu, mà bản chất của các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng khác với Trung Quốc. Thật vậy, việc kết nối sâu rộng với chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như mức đầu tư nước ngoài cao khiến Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Singapore hơn.

Kể từ năm 1990, Việt Nam nhận được dòng vốn FDI trung bình trị giá tương đương 6% GDP mỗi năm, hơn gấp đôi mức toàn cầu, và thậm chí còn nhiều hơn cả Trung Quốc hay Hàn Quốc từng ghi nhận trong một thời gian dài.

Nguồn: The Economist

Thách thức của từng khu vực kinh tế

Khi phần còn lại của các nước Đông Á đã phát triển và mức lương từ đó cũng tăng theo, thì Việt Nam lại thu hút được các nhà sản xuất toàn cầu nhờ chi phí nhân công thấp và tỷ giá hối đoái ổn định. Điều này cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu bùng nổ. Trong thập kỷ qua, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã tăng 137%, trong khi xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng 422%.

Mặc dù vậy, khoảng cách ngày càng gia tăng giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước đang đặt ra thách thức đối với tăng trưởng của Việt Nam. Bởi thế, theo tờ Economist, Việt Nam cần một khu vực dịch vụ năng suất và hiệu quả hơn. Khi mức sống tăng lên, sức hút đầu tư có thể sẽ giảm đối với các nhà sản xuất nước ngoài, và người lao động cũng cần có những cơ hội khác.

Nguồn: The Economist

Trong thách thức này bao gồm có các doanh nghiệp nhà nước. Tầm quan trọng của khu vực này đối với hoạt động kinh tế và cơ hội việc làm cho người lao động mặc dù đang bị thu hẹp, song đây vẫn là khu vực tác động lớn đến nền kinh tế.

Bên cạnh đó, khu vực tư nhân của Việt Nam cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Một ví dụ điển hình chính là Vingroup. Tập đoàn này có hoạt động trải dài trên các lĩnh vực từ du lịch, giáo dục, y tế… như VinPearl, VinSchool và VinMec. Đặc biệt, VinHomes còn là một trong những công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán tính theo vốn hóa.

Nỗ lực của Vingroup trong hoạt động sản xuất ô tô cũng được đánh giá đã đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của đất nước, nhất là khi Việt Nam thường được biết đến là nền kinh tế tập trung vào lĩnh vực sản xuất trung gian.

Tháng 7 vừa qua, VinFast Fadil đã trở thành mẫu xe bán chạy nhất của Việt Nam, đánh bại Toyota. VinFast cũng có tham vọng lớn ở nước ngoài. Cũng trong tháng 7, công ty thông báo đã mở văn phòng ở Mỹ và châu Âu, dự kiến bán xe điện tại 2 thị trường này vào tháng 3/2022.

Song, việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, đồng thời hội nhập với đầu tư nước ngoài không phải là điều dễ dàng. Lý do là Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng một loạt thỏa thuận thương mại và đầu tư khác, đồng nghĩa rằng không thể dành ưu đãi cho các nhà sản xuất trong nước. Theo đó, Việt Nam cũng phải mở rộng hỗ trợ cho các công ty nước ngoài sản xuất ô tô tại đây.

Nguồn động lực mới

Tuy vậy, vẫn còn một nguồn động lực khác có thể thúc đẩy tăng trưởng quốc gia. Bùng nổ kinh tế đã khuyến khích các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư hoặc quay về nước. Ông Andy Ho, Giám đốc đầu tư của VinaCapital nhấn mạnh: “Không có nhiều nền kinh tế đang trải qua điều tương tự như Việt Nam”. Gia đình ông đến Mỹ năm 1977, nơi ông được đào tạo và làm việc trong lĩnh vực tư vấn và tài chính. Ông trở về Việt Nam cùng gia đình vào năm 2004.

Thành công của xu hướng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới, với 17 tỷ USD chảy vào trong năm ngoái, tương đương 6% GDP. Không tính đến những ảnh hưởng từ đợt dịch Covid-19 vừa qua, Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của phép màu kinh tế Đông Á.

Anh Vũ

1 Likes