Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Mắt Thu!

1 Likes

Vâng . May thật. Đúng là may hơn khôn.
Chỉ tính vào vì cái ln đột biến. Giờ lòi ra cổ tức. Và lại có cả MA. kaka

Tuổi 13!

1 Likes

Hưởng lợi từ giá xuất khẩu tăng mạnh, nhiều cổ phiếu thép tăng trần trong phiên 6/9

Thứ 2, 06/09/2021, 16:05

Trong khi xuất khẩu vào EU tăng mạnh, thép Việt Nam lại có lợi thế lớn về giá thành. Theo VDSC, chênh lệch giá giữa EU và Việt Nam ngày càng nới rộng và dao động trong khoảng 300-530 USD/tấn. VDSC ước tính biên lợi nhuận gộp của các nhà xuất khẩu thép ở Việt Nam có thể dao động từ 15%-25% trong nửa cuối năm 2021.

Hưởng lợi từ giá xuất khẩu tăng mạnh, nhiều cổ phiếu thép tăng trần trong phiên 6/9

Kể từ khi VN-Index tạo đỉnh 1.420 điểm vào đầu tháng 7, nhóm cổ phiếu tăng nóng trong nửa đầu năm là thép đã có dấu hiệu chững lại và nhiều mã đã bước vào nhịp điều chỉnh tích lũy. Tuy nhiên, trong những phiên gần đây, dòng tiền đã trở lại nhóm thép một cách mạnh mẽ.

Riêng phiên 6/9, nhiều cổ phiếu thép đã tăng hết biên độ, có thể kể tới như HSG, SMC, TLH, VIS. Một số cổ phiếu trên sàn HNX, UPCom thậm chí tăng mạnh hơn như VGS (+9,3%), TIS (+9%), TVN (+14,7%). Với mức tăng ấn tượng, nhiều cổ phiếu thép thậm chí đã vượt xa đỉnh lịch sử như VGS, HSG, TLH, SMC…

Cổ phiếu thép tăng mạnh trong phiên 6/9

Việc cổ phiếu thép bứt phá thời gian gần đây có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là câu chuyện giá xuất khẩu tăng mạnh cùng với nhu cầu về thép tăng mạnh sau đại dịch.

Theo chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nhu cầu thép, tôn mạ ở châu Âu được dự báo sẽ tăng 10,2% YoY vào năm 2021 và 4,8% vào năm 2022. Trong khi đó, các nước EU đã gia hạn các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà sản xuất, như NKG, HSG, đã nhận đủ đơn đặt hàng cho đến tháng 11.

Hưởng lợi từ giá xuất khẩu tăng mạnh, nhiều cổ phiếu thép tăng trần trong phiên 6/9 - Ảnh 2.

VDSC ước tính sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam vẫn sẽ cao cho đến năm 2023, khi EU bắt đầu áp dụng cơ chế biên giới carbon, làm giảm lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong khi xuất khẩu vào EU tăng mạnh, thép Việt Nam lại có lợi thế lớn về giá thành. Theo VDSC, chênh lệch giá giữa EU và Việt Nam ngày càng nới rộng và dao động trong khoảng 300-530 USD/tấn. VDSC ước tính biên lợi nhuận gộp của các nhà xuất khẩu thép ở Việt Nam có thể dao động từ 15%-25% trong nửa cuối năm 2021.

Hưởng lợi từ giá xuất khẩu tăng mạnh, nhiều cổ phiếu thép tăng trần trong phiên 6/9 - Ảnh 3.

Với giả định mỗi tấn théo (BOF) cần thải ra 1,85 tấn CO2 (WSA), chi phí sản xuất ở EU sẽ cao hơn 120 USD so với Việt Nam và Ấn Độ do tốn chi phí cho bản quyền phát thải. Ngoài ra, giá diệndao động trong khoảng 150-330 USD/Mwh ở EU và 77 USD/Mwh ở Việt Nam. Chi phí điện ở EU sẽ cao hơn 15-35 USD cho mỗi tấn thép sản xuất. Thép được sản xuất bằng lò điện chiếm 40% sản lượng thép ở châu Âu và có giá thành sản xuất cao hơn từ 15%-20% so với thép sản xuất bằng lò BOF.

Hưởng lợi từ giá xuất khẩu tăng mạnh, nhiều cổ phiếu thép tăng trần trong phiên 6/9 - Ảnh 4.

VDSC dự báo biên lợi nhuận gộp xuất khẩu tôn mạ Việt Nam sang EU-Bắc Mỹ có thể giảm dần từ 22% trong Q2 xuống khoảng 14% vào năm 2022 nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn 2018-2019.

Ngoảia, tiêu thị HRC cũng được dự báo sẽ tích cực nhờ nhu cầu mạnh mẽ của các nhà sản xuất hạ nguồn. Giá bán HRC trong Quý 3 vẫn ở mức cao nhờ nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ sang các thị trường EU-Bắc Mỹ, những thị trường vốn cấm thép có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trong năm 2022, VDSC kỳ vọng mức tiêu thụ HRC sẽ vẫn ở mức cao. Mức chênh lệch giá thép cao giữa châu Âu-Bắc Mỹ và Việt Nam cho phép HPG và Formosa xuất khẩu với lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu tôn mạ có thể vẫn tích cực nhờ giá thép cạnh tranh ở Việt Nam và lĩnh vực xây dựng ở EU-Bắc Mỹ có thể tiếp tục phục hồi. Do đó, VDSC đánh giá HPG và Formosa vẫn sẽ có lợi nhuận và sản lượng tiêu thụ cao trong nửa cuối 2021 ở mảng HRC.

Bảo Sơn

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

Vừa chống dịch vừa ‘lót ổ’ đón đầu tư nước ngoài

Thứ 2, 06/09/2021, 10:09

Từng là tâm dịch cả nước, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Bắc Giang 6 tháng đầu năm đạt khoảng 760 triệu USD, nhiều khu công nghiệp (KCN) được lấp đầy. Tỉnh Bắc Giang đang xây dựng thêm nhiều KCN mới để đón các nhà đầu tư lớn.

Vừa chống dịch vừa 'lót ổ' đón đầu tư nước ngoài

Ngày 18/1 trở thành dấu mốc quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài khi Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn) đầu tư 270 triệu USD để sản xuất máy tính bảng và máy tính xách tay tại KCN Quang Châu. Trao đổi với phóng viên Tiền Phong tại buổi cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án này (ngày 18/1), ông Trác Hiến Hồng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Foxconn tại Việt Nam thông tin, dự án sản xuất máy tính bảng và máy tính xách tay của Foxconn sản xuất các sản phẩm cho Apple. Dự án có tổng quy mô 38 ha. Dự kiến, cuối năm 2021, dự án sẽ hoàn thành việc xây dựng nhà xưởng giai đoạn 1 (22ha) và đầu quý I năm 2022 đi vào sản xuất. Khi dự án đi vào sản xuất sẽ cần khoảng 40.000 lao động.

Ông Hồng cho biết thêm, do ảnh hưởng của dịch, ngày 18/5, tỉnh Bắc Giang có công văn về việc tạm dừng sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN khiến Foxconn tại Việt Nam cũng rất lo lắng, vì tạm ngừng hoạt động sẽ ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng rất may tỉnh Bắc Giang đã kịp thời xây dựng những phương án khống chế sự lây lan của dịch, giúp Foxconn ở Bắc Giang sớm hoạt động trở lại.

Ông Đào Xuân Cường, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang cho biết, hiện tỉnh có 6 khu công nghiệp, trong đó có 5 KCN đang hoạt động. Tổng diện tích đất KCN đã được thành lập hơn 1.300 ha. Hiện tại, 4 KCN (Đình Trám, Vân Trung, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng), với tổng diện tích 1.054 ha đã được lấp đầy. Khu Công nghiệp Hòa Phú (huyện Hiệp Hòa), với diện tích 208 ha mới được đầu tư xây dựng nhưng các doanh nghiệp đã đến thuê 30% diện tích.

Cũng theo ông Cường, tỉnh Bắc Giang chủ trương thu hút các nhà đầu tư lớn thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu như Foxconn, Công ty Luxshare - ICT (sản xuất sản phẩm cho Tập đoàn Apple), các công ty vệ tinh của Tập đoàn Samsung, Honda…. Tính đến nay, Foxconn đầu tư vào tỉnh Bắc Giang hơn 1,2 tỷ USD (với số lượng khoảng 40.000 lao động), Cty TNHH Luxshare - ICT đầu tư khoảng 360 triệu USD.

Theo một số chuyên gia, thực tế của tỉnh Bắc Giang là một minh chứng cho thấy, các cấp chính quyền, người dân ở những tỉnh bùng phát COVID-19 luôn nỗ lực để khống chế dịch nhanh nhất và ngay lập tức sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất, lót ổ để nhà đầu tư nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài được tăng tốc phát triển trở lại.

Trong kỳ họp HĐND tỉnh Bắc Giang ngày 10/8, ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang thông tin, sau đợt dịch bùng phát vừa qua, một số doanh nghiệp FDI lớn có nhu cầu tăng thêm khoảng 20% số công nhân so với trước khi dịch. Doanh nghiệp trong các KCN sắp tới có nhu cầu tuyển thêm gần 40.000 công nhân. Có những nhà đầu tư rất lớn vẫn đang tìm hiểu, khảo sát thông tin để đầu tư ở tỉnh Bắc Giang.

Theo ông Cường, các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có tập đoàn lớn trên thế giới quan tâm đến đầu tư ở Bắc Giang bắt đầu nhộn nhịp khoảng 5 năm trở lại đây. Nguyên nhân tạo ra bước tiến xuất phát từ yếu tố con người, cụ thể là sự thay đổi quan điểm của tỉnh Bắc Giang khi làm việc với doanh nghiệp FDI trên tinh thần hợp tác cùng phát triển, không quản lý doanh nghiệp theo kiểu xin cho. Từ đó, chính sách thu hút đầu tư, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng luôn được triển khai nhanh ngọn. “Chúng tôi đã đổi mới đến mức doanh nghiệp chỉ cần gạch đầu dòng các thông tin họ cần, việc còn lại là Ban Quản lý các KCN sẽ cung cấp nhanh nhất có thể”, ông Cường cho biết.

Chuẩn bị cả chục nghìn hécta đất KCN đón nhà đầu tư

Ông Cường cho hay, để đón đầu nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang xây dựng thêm 3 KCN mới và mở rộng 3 KCN đã hoạt động, với tổng diện tích hơn 1.100ha. Nguồn cung về đất KCN trong vòng 2-3 năm nữa, tỉnh Bắc Giang có hơn 1.000 ha, gần bằng so với tổng diện tích KCN mà tỉnh này xây dựng gần 20 năm qua. Theo quy hoạch tỉnh Bắc Giang đang trình Trung ương, 2 năm tới, tỉnh có thêm hàng nghìn ha đất KCN.

Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang chú trọng đến việc lựa chọn các dự án đầu tư có chất lượng, không đón đầu tư theo kiểu “vơ bèo vạt tép”. Tỉnh này đề ra tiêu chí, doanh nghiệp muốn thuê đất trong KCN thì dự án phải có mức đầu tư 4 triệu USD/ha. Năm nay, tỉnh Bắc Giang đề ra mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài khoảng 1 tỷ USD. Sáu tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN tại Bắc Giang đạt khoảng 760 triệu USD.

Theo Nguyễn Thắng

2 Likes

như này ko phải kcn là cái gì

Cảng biển phía bắc rất ít. Nên được quan tâm đẩy mạnh. Hơn nữa phía Lào Cai Thượng Hải họ mở đường cao tốc rất lớn: sẽ chạy thẳng ra cảng Hải Phòng, rút ngắn khoảng cách và cung đường được rất nhiều, giảm chi phí đáng kể cho vận chuyển. Phía Quảng Ninh Móng Cái CP mở rất rộng con đường cao tốc sự giao thương từ cửa khẩu Móng Cái Quảng Ninh chuyển hàng ra cảng Hải Phòng rất nhanh và thuận tiện, giảm được chi phí vận chuyển khá lớn. Vì vậy cảng biển Hải Phòng sẽ là nơi sẽ rất sầm uất và công việc làm không hết…HHT muốn chia sẻ một chút về cảng biển Hải Phòng ạ…Vì vậy các mã cảng biển Hải Phòng luôn luôn dậy sóng và ta chỉ cần quan tâm một chút sẽ nhận ra và mua bán. Cách đánh các mã cảng biển Hải Phòng rất khó chịu, vừa đi vừa rũ hết hàng mới lại đi tiếp ạ…:blush:

4 Likes

về hải phòng quê anh ăn bánh đa cua đi

1 Likes

Bong bóng bất động sản sẽ vỡ nếu nhà đầu tư quá lạc quan vào thị trường địa ốc?

Chủ nhật, 05/09/2021, 07:54

Bong bóng bất động sản sẽ vỡ nếu nhà đầu tư quá lạc quan vào thị trường địa ốc?

Vì sao nhà đầu tư lạc quan?

Sốt đất sẽ trở lại – đó là kịch bản đầy lạc quan của nhiều nhà đầu tư khi đánh giá tổng quan về thị trường địa ốc. Lý giải điều này, đa phần các nhà đầu tư đều cho rằng, “trong nguy luôn có cơ”. Thế nên, dù dịch bệnh kéo dài hay chính sách cách ly làm gián đoạn hoạt động giao dịch, có thể dẫn tới tình trạng cắt lỗ ở một bộ phận nhà đầu tư F0 hay nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhưng sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà, điều đó không làm suy giảm sự lạc quan về sự sôi động trở lại của thị trường địa ốc.

Ngay cả khi, các dự báo về chu kỳ 10 năm một lần đối với thị trường bất động sản cũng được nhiều nhà đầu tư xoay ngược lại và lý giải bằng sự khác biệt của giai đoạn hiện tại 2015-2021 với thời điểm 2011-2013.

Những nhà đầu tư lạc quan còn nhận định, nhu cầu về bất động sản không ngừng gia tăng trong khi dịch bệnh đã làm nén lại nhu cầu này. Thế nên, họ cho rằng, khi hết dịch, chắc chắn thị trường sẽ bật tăng vì nhu cầu về bất động sản được đáp ứng.

Chưa kể, trong giai đoạn 2020-2021, sau thời điểm dịch bệnh kiểm soát, sốt đất đều trở lại. Đó là cơ sở khiến nhà đầu tư củng cố niềm tin, chu kỳ “đóng băng” tạm thời đến sốt đất sẽ lặp lại trong ngắn hạn.

Như nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, nhà đầu tư lạc quan vì 3 lần dịch bệnh kiểm soát, giá đất tăng cao. Hơn nữa, họ còn kỳ vọng vào chương trình tiêm chủng vaccine được đẩy mạnh thì đồng nghĩa với việc miễn dịch cộng đồng hình thành.

Một điểm khác mà các nhà đầu tư lạc quan đó chính là hoạt động đầu tư công đang được đẩy mạnh. Những nhà đầu tư cho rằng, khi dự án hạ tầng giao thông được đẩy mạnh sẽ làm tăng giá trị của đất đai. Đây là cơ hội của các nhà đầu tư xuống tiền, chớp khả năng sinh lời.

Kịch bản nào xảy ra nếu sự lạc quan quá đà?

Sự tăng giá bất động sản kéo dài trong giai đoạn 2017-2019 khiến nhiều chuyên gia nhận định rằng, bong bóng bất động sản thực tế đã hình thành vì giá đất đai tăng đột biến, có nơi tăng tới 10 lần chỉ sau thời gian ngắn. Ngay cả khi dịch bệnh như hiện tại, giá nhà vẫn tăng cao, vượt xa thu nhập của người dân. Thị trường ;aok ghi nhận chủ yếu là hoạt động đầu cơ.

Theo phân tích về đặc tính tâm lý của con người trong thuyết tài chính hành vi của nhà kinh tế Robert Shille, soi chiếu vào thị trường bất động sản địa ốc, chính sự sôi động và bùng nổ về giá đất đai khiến nhà đầu tư hưởng mức lợi nhuận lớn. Họ bị phấn khích bởi mức lợi nhuận kiếm được cộng hưởng với sự sôi động của thị trường, cùng với thông tin tích cực trên phượng truyền thông. Điều đó khiến họ dễ rơi vào trạng thái tâm lý lạc quan quá đà.

Sự lạc quan thái quá có thể khiến mọi người chấp nhận rủi ro cao hơn. Giá tài sản và theo đó là lợi tức gia tăng làm nảy sinh hành vi đầu cơ và hệ quả là các quyết định kinh tế không dựa trên những nguyên tắc truyền thống.

Ở giai đoạn đầu khi nền kinh tế phát triển, những nhà đầu tư quen với một tỷ suất lợi tức ở mức hợp lý, có nghĩa là nhà đầu tư không tin rằng giá tài sản sẽ tăng quá nhiều hoặc sụt giảm quá mức.

Ở giai đoạn giữa cho đến cuối, khi giá nhà ở đã tăng cao trong một thời gian tương đối dài và cho dù mức giá này cao hơn nhiều so với giá trung bình trong quá khứ, người ta vẫn sẵn sàng mua vào nhà ở vì mức giá đó đã ở mức dù lâu nên có vẻ bình thường.

Các báo cáo kinh tế và số liệu thống kê cho thấy hình ảnh nền kinh tế nhuốm màu bi quan và ảm đạm. Thoạt tiên, nhiều người còn tin rằng, sự đảo chiều của nền kinh tế chỉ là tạm thời, song kết quả kinh tế ngày càng tồi tệ hơn, giá tài sản tiếp tục giảm, các dự án đầu tư bị đình trệ, hệ quả là thị trường rơi vào trạng thái suy giảm và đóng băng. Như vậy, sự lạc quan quá đà của nhà đầu tư sẽ kéo theo tình trạng vỡ bong bóng bất động sản.

TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, nếu như nhà đầu tư quá lạc quan mà không dựa trên diễn biến thực tế của thị trường, họ không có dự phòng rủi ro. Nguy cơ đổ vỡ thị trường là điều có thể xảy ra. Nếu thị trường hoạt động theo cơ chế thông thường, khi giá nhà tăng quá cao sẽ đến lúc buộc phải hạ, để đáp ứng với đường cầu.

Hải Nam

4 Likes

Cổ phiếu ngành viễn thông dậy sóng, đồng loạt lập đỉnh mới

Thứ 2, 06/09/2021, 08:03

Kể từ khi tạo đỉnh ở vùng 1.420 điểm vào đầu tháng 7, chỉ số VN-Index đã bước vào nhịp điều chỉnh và hiện chủ yếu dao động quanh vùng 1.300 điểm. Mặc dù thị trường chung không còn quá thuận lợi nhưng dòng tiền vẫn tìm đến một số nhóm ngành riêng biệt, giúp nhiều cổ phiếu ngược dòng bứt phá.

Một trong những nhóm ngành tăng trưởng tốt thời gian gần đây là cổ phiếu viễn thông với hàng loạt mã lập đỉnh mới, có thể kể tới như FPT Telecom (FOX), CMC (CMG), Viettel Construction (CTR), Công nghệ Tiên Phong (ITD), Elcom (ELC), VNTT (TTN). Trong đó, FOX đã tăng gần 84% so với đầu năm, đưa vốn hóa FPT Telecom lên hơn 28.000 tỷ đồng, qua đó gia nhập nhóm doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô trên sàn chứng khoán.

Cổ phiếu viễn thông đồng loạt lập đỉnh mới

Đà tăng trưởng của nhóm viễn thông có đóng góp không nhỏ từ kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19. Xét về đà tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm 2021, ITD là doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất nhóm viễn thông với mức tăng 85% so với cùng kỳ năm trước, đạt 23,6 tỷ đồng.

Viettel Construction cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế lên tới 55% so với cùng kỳ, đạt 153 tỷ đồng. CMC tăng trưởng 33% lợi nhuận, đạt 116 tỷ đồng; Elcom tăng trưởng 31% lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm 2021, đạt 18,7 tỷ đồng; FPT Telecom tăng trưởng 28% lợi nhuận sau thuế, đạt 958 tỷ đồng…

Cơ hội nào cho ngành viễn thông?

Theo Internet World Stats, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới. Số lượng thuê bao Internet đã tăng 343 lần từ năm 2000 đến năm 2020. Chứng khoán VNDIRECT đánh giá tiềm năng phát triển Internet băng rộng cố định tại Việt Nam còn lớn khi tỷ lệ thâm nhập hiện đạt khoảng 18 thuê bao/100 người, thấp hơn tương đối so với mức bình quân của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 23 thuê bao/100 người.

Bên cạnh đó, VNDIRECT cho rằng công nghệ 5G sẽ là động lực mới trong ngành Công nghệ - Viễn thông. Việt Nam có thể sớm trở thành một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ra mắt 5G, trong đó các doanh nghiệp công nghệ viễn thông nội địa đang chạy đua phát triển mạng lưới quốc gia đầu tiên. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông tham gia phát triển cơ sở hạ tầng.

Các doanh nghiệp trên sàn hiện có nhiều dư địa tăng trưởng từ lĩnh vực viễn thông. Với FPT Telecom, bên cạnh việc phát triển thuê bao băng rộng cố định, các mảng Data Center, truyền hình trả tiền sẽ là động lực tăng trưởng tiếp theo của doanh nghiệp này. VNDIRECT dự báo mảng dịch vụ truyền thình trả tiền có thể đạt điểm hòa vốn trong năm nay và từ 2022 trở đi có thể có lãi.

Viettel Construction là đơn vị được hưởng lợi nhất từ làn sóng 5G khi là đơn vị thi công và vận hành khai thác hạ tầng viễn thông cho tập đoàn mẹ Viettel. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh lĩnh vực hạ tầng cho thuê (TowerCo) sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận khi xu hướng dùng chung hạ tầng viễn thông ngày càng gia tăng, nhất là khi 5G được triển khai. Ngoài ra, lĩnh vực bổ trợ Giải pháp tích hợp cũng được kỳ vọng tăng trưởng trong xu hướng phổ cập internet, 5G của Việt Nam.

Với CMC, tập đoàn công nghệ này hiện đang có đóng góp lớn nhất từ khối viễn thông khi chiếm khoảng 75% lợi nhuận. Trong năm 2020, CMC đã tập trung đầu tư hạ tầng viễn thông, phát triển các sản phẩm dịch vụ, Cloud cũng như đầu tư nâng cấp năng lực hạ tầng mở rộng Data Center. Đây sẽ là động lực tăng trưởng chính cho mảng viễn thông của CMC.

Trong khi đó, Elcom và ITD bên cạnh những lĩnh vực kinh doanh truyền thống được dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong những năm tới nhờ lĩnh vực tự động hóa, giao thông thông minh…

Nhìn chung, ngành viễn thông được dự báo là lĩnh vực giàu tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới khi nhu cầu đầu tư 5G, hạ tầng thông minh, Cloud…tăng mạnh. Đây cũng là nhóm ngành hấp dẫn giới đầu tư với tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định. Tuy vậy, nhóm viễn thông không quá sôi động trên thị trường bởi đặc tính thanh khoản thấp cũng như không có quá nhiều doanh nghiệp để lựa chọn đầu tư.

Minh Anh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

Tình hình trading sao rồi e???

1 Likes

Em chào anh ạ! Em trading ok gà đen anh ạ :blush:

1 Likes

Ok vậy là ổn rồi. :heart:

2 Likes

Màn hình OLED được kỳ vọng là ‘kẻ thay đổi cuộc chơi’ hậu đại dịch, đây là lý do LG Display đầu tư hơn 2,1 tỷ USD vào Hải Phòng trong năm 2021

Thứ 2, 06/09/2021, 10:43

Với tổng vốn đầu tư 4,65 tỷ USD, đây là khoản đầu tư lớn nhất vào thành phố Hải Phòng.

Màn hình OLED được kỳ vọng là 'kẻ thay đổi cuộc chơi' hậu đại dịch, đây là lý do LG Display đầu tư hơn 2,1 tỷ USD vào Hải Phòng trong năm 2021

Công ty TNHH LG Display Việt Nam (LGD) vừa được trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, dự kiến tăng thêm 1,4 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư tại Hải Phòng lên 4,65 tỷ USD, lớn nhất thành phố.

Với khoản đầu tư này, LGD sẽ tăng sản lượng màn hình OLED nhựa từ 9,6 – 10 triệu sản phẩm/tháng lên 13 – 14 triệu sản phẩm/tháng.

Đây là lần điều chỉnh tăng vốn lần thứ hai của LG Display kể từ đầu năm. Lần đầu diễn ra hồi đầu tháng 2, tăng vốn thêm 750 triệu USD.

Theo tờ Korea JoongAng Daily, người phát ngôn của LG Display cho biết việc mở rộng đầu tư sẽ tăng cường sản xuất các tấm nền lớn cho TV và tấm nền nhỏ hơn cho điện thoại và màn hình ô tô.

Là nhà sản xuất tấm nền OLED duy nhất cho TV, LG Display đang đáp ứng với nhu cầu tăng cao của sản phẩm này, vốn đắt tiền hơn nhiều so với màn hình tinh thể lỏng (LCD). Tuy nhiên, mức giá đã liên tục giảm trong những năm gần đây khi nhiều nhà sản xuất TV như Sony, Xiaomi và Vizio bắt đầu bán các mẫu OLED, có sử dụng màn hình do LG Display sản xuất. Năm nay, giá tấm nền LCD tăng mạnh khiến TV OLED càng trở nên cạnh tranh hơn.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Omdia, lô hàng TV OLED của LG Electronics đạt mức cao nhất mọi thời đại trong quý 2 năm nay với 945.600 chiếc.

Vị thế của LG Display trong phân khúc OLED vừa và nhỏ thua kém khá nhiều so với Samsung Display, công ty chiếm thị phần 82,1% tính đến hết tháng 6. LG Display cho biết nắm 7,5% thị phần.

Để rút ngắn khoảng cách, đầu tháng 8, LG Display thông báo rằng họ sẽ đầu tư khoảng 2,9 tỷ USD để xây dựng một dây chuyền sản xuất mới cho các tấm nền OLED nhỏ hơn ở Paju, Gyeonggi, Hàn Quốc.

Cách đây hơn một tuần, ông Yoon Soo – young, CTO của LG Display có bài phát biểu cho rằng “sự tăng tốc của kỷ nguyên chuyển đổi số (DX) do những ảnh hưởng của COVID-19 là cơ hội mới cho ngành công nghiệp màn hình”.

Màn hình OLED có được sự tự nhiên thực tế và thoải mái cho mắt, có thể kết hợp với các ứng dụng mới, thân thiện môi trường, và đang phát triển nhanh chóng như một kẻ “thay đổi cuộc chơi” trong ngành công nghiệp màn hình.

CTO LG Display nói rằng có kế hoạch mở rộng ứng dụng màn hình OLED sang các thị trường mới như kiến trúc, giao thông và nội thất, thay vì chỉ với các sản phẩm TV, công nghệ thông tin và di động như hiện tại.

Hứa Vân

Nhịp sống kinh tế

4 Likes

Anh trading ok chứ ạ? :blush:

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 6/9

Thứ 2, 06/09/2021, 08:37

Tin doanh nghiệp

TNG - Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG - Doanh thu lũy kế 8 tháng đầu năm 2021 đạt 3.543,6 tỷ đồng tăng 16% so với cùng kỳ tương đương với mức tăng 485 tỷ đồng.

PVT - Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí - PVTrans - Doanh thu 8 tháng ước đạt 4.930 tỷ đồng, tăng 103% và lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 602,8 tỷ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ. Với kết quả này, PVT hoàn thành 82% kế hoạch doanh thu và vượt 24% kế hoạch lợi nhuận năm 2021.

FMC - Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta - Sản lượng tiêu thụ tháng 8 là 11,1 triệu USD, bằng 44% so cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 8 tháng là 132,9 triệu USD, tăng 10% so cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ nông sản có khá hơn, 8 tháng đạt 1.079 tấn, tăng 27% so cùng kỳ năm 2020.

TS4 - CTCP Thủy sản số 4 - Ngày 31/8, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu từ ngày 13/9/2021. Nguyên nhân do, TS4 vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.

CTB - CTCP Chế tạo Bơm Hải Dương - Ngày 08/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2020, ngày đăng ký cuối cùng là 09/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 15/10/2021.

C69 - CTCP Xây dựng 1369 - Ngày 13/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2020, ngày đăng ký cuối cùng 14/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3%, thanh toán bắt đầu từ ngày 25/9/2021.

POM - Công ty cổ phần Thép Pomina - Sau khi soát xét, doanh thu thuần của POM giảm nhẹ 4% về mức 6.213,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng giảm 3,7% xuống còn 195,1 tỷ đồng. Đây là kết quả tích cực hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ lỗ sau thuế 150,7 tỷ đồng).

Tuy nhiên, kiểm toán nhấn mạnh, tại ngày 30/6/2021, nợ phải trả ngắn hạn của nhóm Công ty đã vượt qua tài sản ngắn hạn với số tiền là hơn 350,4 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Pomina.

PVX - Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam – Sau soát xét, doanh thu thuần của PVX giảm nhẹ xuống 997,44 tỷ đồng. Đồng thời, so với mức lỗ gần hơn 87 tỷ đồng trong báo cáo tự lập, PVX đã giảm lỗ xuống mức 39,4 tỷ đồng, tương đương giảm 47,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kiểm toán từ chối đưa ra kết luận về báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021 của PVX do không thể thu thập được đẩy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận về một loạt vấn đề. Thậm chí kiểm toán còn không thể xác định báo cáo hợp nhất tự lập với giả định Công ty sẽ tiếp tục hoạt động liên tục có phù hợp không.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

DIG - Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng - CTCP Đầu tư phát triển Thiên Tân đã bán 2.489.700 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 63.544.515 cp (tỷ lệ 15,55%). Giao dịch thực hiện ngày 27/8/2021.

GKM - CTCP Khang Minh Group - CTCP Chứng khoán APG đã mua 647.350 cp, nâng lượng sở hữu từ 710.000 cp (tỷ lệ 4,77%) lên 1.357.350 cp (tỷ lệ 9,12%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 27/8/2021.

HAH - CTCP Vận tải và xếp dỡ Hải An - CTCP Đại lý Cánh Đồng Xanh đã bán toàn bộ 403.200 cp. Giao dịch thực hiện từ 12/8 đến 27/8/2021.

NDC - CTCP Nam Dược - Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân đã mua 177.600 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 966.920 cp. Giao dịch thực hiện từ 16/8 đến 27/8/2021.

CLX - CTCP XNK và đầu tư Chợ Lớn - CTCP Dịch vụ văn hóa Việt đã bán 119.200 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 5.083.547 cp (tỷ lệ 5,87%). Giao dịch thực hiện ngày 30/8/2021.

DPR - CTCP Cao su Đồng Phú - Samarang Ucits – Samarang Asian Prosperity đã bán 100.000 cp, giảm lượng sở hữu từ 2.244.680 cp (tỷ lệ 5,22%) xuống 2.144.680 cp (tỷ lệ 4,99%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 31/8/2021.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

MWG - CTCP Đầu tư Thế giới di động - Ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 100.000 cp. Trước giao dịch ông Hiểu Em sở hữu 940.620 cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/9 đến 7/10/2021.

FMC - CTCP Thực phẩm Sao Ta - Bà Triệu Mai Lan, vợ ông Phạm Hoàng Việt – Tổng Giám đốc – đăng ký bán 150.000 cp trong tổng số 204.588 cp (tỷ lệ 0,348%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/9 đến 7/10/2021.

APS - CTCP Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương - CTCP Đầu tư Apex Holding đăng ký mua 2 triệu cp. Trước giao dịch Apex Holding không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 6/9 đến 30/9/2021.

TMS - CTCP Transimex - Ông Bùi Minh Tuấn, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 1 triệu cp. Trước giao dịch ông Tuấn sở hữu 12.969.738 cp (tỷ lệ 15,92%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 27/8 đến 24/9/2021.

AAV - CTCP Việt Tiên Sơn địa ốc - Bà Đỗ Thị Thu Hà, Trưởng BKS, đăng ký bán toàn bộ 185.150 cp (tỷ lệ 0,51%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/9 đến 6/10.2021.

Cũng liên quan đến cổ phiếu AAV, cùng thời gian, ông Nguyễn Minh Xô, Chủ tịch HĐQT công ty con (CTCP Việt Tâm Doanh), đăng ký bán toàn bộ 297.562 cp đang sở hữu.

Trần Dũng

3 Likes

Các ngân hàng sắp được nới tín dụng thêm lần nữa?

Thứ 2, 06/09/2021, 08:39

Còn nhớ hồi trung tuần tháng 7, sau thời gian chờ đợi, hàng loạt ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tín dụng để có thêm vốn cho vay cuối năm. Đây là thông tin hỗ trợ đẩy nhóm cổ phiếu ngân hàng có nhịp tăng khoảng 10% sau đó.

Các ngân hàng sắp được nới tín dụng thêm lần nữa?

Trong bản tin mới nhất gửi tới nhà đầu tư, chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán SSI cho biết, tuần vừa qua, mặc dù tâm lý thị trường vẫn được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu có vốn hoá vừa và nhỏ là chủ yếu, tuy nhiên đã có thể thấy những khởi sắc đến từ nhóm ngân hàng.

Về phân tích kỹ thuật – dòng tiền: đa số các cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch quanh khu vực đáy trước trong 8 phiên trở lại đây, thanh khoản cạn kiệt ở cả chiều mua và chiều bán.

Về câu chuyện nhóm ngân hàng: Các ngân hàng đang tích cực tái cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng phân khúc bán lẻ có lợi suất cao hơn. Các ngân hàng cũng bắt đầu trả cổ tức cổ phiếu, vốn điều lệ tăng – mở đường cho tăng trưởng tín dụng và giới hạn đầu tư.

Còn nhớ hồi trung tuần tháng 7, sau thời gian chờ đợi, hàng loạt ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức (room) tín dụng để có thêm vốn cho vay cuối năm. Đây là thông tin hỗ trợ đẩy nhóm cổ phiếu ngân hàng có nhịp tăng khoảng 10% sau đó.

Tuy nhiên do lo ngại đại dịch Covid-19 lần này sẽ tác động rất tiêu cực lên hoạt động của các ngân hàng như tín dụng tăng trưởng chậm lại, trong khi rủi ro nợ xấu gia tăng, các cổ phiếu ngân hàng đã sụt giảm trở lại vùng đáy cũ ngày 15/7, giá đã phản ánh những tiêu cực thời gian qua.

Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng kỳ vọng, với định hướng nới lỏng hỗ trợ, Ngân hàng Nhà nước sẽ nới hạn mức tín dụng thêm một lần nữa vào giai đoạn cuối quý 3 hoặc đầu quý 4 năm nay, tạo thêm điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp. Nếu việc này được thực hiện thì cổ phiếu ngân hàng cũng được lợi.

Một số báo cáo phân tích và định giá của SSI Research gần đây đưa ra giá mục tiêu của các cổ phiếu ngân hàng tăng khoảng 10-15% từ vùng giá hiện tại. Giá mục tiêu này đã tính đến việc (1) lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi các khoản trích lập dự phòng nợ xấu mạnh trong quý 2/2021 và (2) thu nhập từ lãi giảm sẽ để bù đắp tác động của việc cắt giảm lãi suất cho vay trong 6 tháng cuối năm 2021.

Thanh Bình

2 Likes

6 THÁNG 9, 20:47

Người điều hành cho biết việc đặt đường ống cuối cùng của đường ống Nord Stream 2 đã hoàn thành

Công ty nhấn mạnh sẽ thực hiện các hoạt động vận hành thử theo yêu cầu với mục tiêu đưa đường ống vào hoạt động trước cuối năm nay

[© Axel Schmidt / Nord Stream 2]

MOSCOW, ngày 6 tháng 9. / TASS /. Đường ống cuối cùng của đường ống Nord Stream 2 đã được hàn ở biển Baltic, sau đó đường ống này sẽ được hạ xuống đáy biển, Nord Stream 2 AG, nhà điều hành dự án của đường ống Nord Stream 2, cho biết hôm thứ Hai, cho biết thêm rằng dự kiến ​​cuối năm nay sẽ đưa đường ống vào hoạt động.

"Vào ngày 6 tháng 9 năm 2021, các chuyên gia trên tàu thuyền buồm Fortuna đã hàn đường ống cuối cùng của hai dây của Đường ống Nord Stream 2. Đường ống số 200.858 sẽ được hạ xuống đáy biển ở vùng biển nước Đức. Bước tiếp theo, phần của đường ống đến từ bờ biển của Đức sẽ được kết nối với đoạn đến từ vùng biển Đan Mạch trong cái gọi là cột nước ở trên. Sau đó, các hoạt động tiền vận hành bắt buộc được thực hiện với mục tiêu đưa đường ống vào hoạt động trước khi vào cuối năm nay, "công ty cho biết trong một tuyên bố.

“Nord Stream 2 sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu dài hạn của thị trường năng lượng châu Âu về nhập khẩu khí đốt, cải thiện an ninh và độ tin cậy của nguồn cung cấp, đồng thời cung cấp khí đốt trong điều kiện kinh tế hợp lý”, Nord Stream 2 AG lưu ý.

Dự án Nord Stream 2 dự kiến ​​xây dựng hai đường ống với tổng công suất 55 tỷ mét khối mỗi năm từ bờ biển của Nga qua Biển Baltic đến Đức. Các công trình đã bị đình chỉ vào tháng 12 năm 2019 sau khi Allseas của Thụy Sĩ từ bỏ việc đặt đường ống do các lệnh trừng phạt có thể xảy ra của Hoa Kỳ. Vào tháng 12 năm 2020, việc xây dựng đường ống được tiếp tục.

2 Likes

6 THÁNG 9, 20:54

Giá nhôm chạm mức cao nhất trong 10 năm trong bối cảnh bất ổn ở Guinea

Thị trường nhôm toàn cầu phụ thuộc vào 20% nguồn cung cấp bauxite từ Guinea

© AP Ảnh / Rafiq Maqbool

MOSCOW, ngày 6 tháng 9. / TASS /. Theo dữ liệu giao dịch, giá nhôm đã tăng lên 2.761 USD / tấn trong bối cảnh các báo cáo về một cuộc đảo chính ở Guinea, với kim loại này đã vượt qua mức cao nhất năm 2011, theo dữ liệu giao dịch. Giá đã tăng 1% vào cuối ngày thứ Sáu.

Vào ngày 5 tháng 9, quân đội Guinea đã có bài phát biểu trên truyền hình, thông báo việc bắt giữ Tổng thống Alpha Conde, giải tán chính phủ và đình chỉ Hiến pháp. Những người chứng kiến ​​cho biết có vụ nổ súng gần dinh tổng thống.

Thị trường nhôm toàn cầu phụ thuộc vào 20% nguồn cung cấp bauxite từ Guinea.

Trong bối cảnh đó, cổ phiếu Rusal đã tăng hơn 14% vào thứ Hai, cũng đạt mức cao nhất năm 2012 trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

Rusal đã hoạt động tại Cộng hòa Guinea từ năm 2001, là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại quốc gia này. Ở Guinea, Rusal sở hữu Compagnie des Bauxites de Kindia (CBK) và khu phức hợp bôxít và alumin Friguia. Hơn nữa, công ty đang thực hiện dự án phát triển mỏ bô-xit lớn nhất thế giới Dian Dian ở vùng Boke.

3 Likes

6 THÁNG 9, 19:45

Nord Stream 2 sẽ bắt đầu hoạt động trong vài ngày tới - Lavrov

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga, các nước Hợp nhất muốn thúc đẩy khí đốt tự nhiên hóa lỏng của mình, mặc dù nó được sử dụng chủ yếu bằng các cách không thân thiện với môi trường và nó đắt hơn nhiều.

© EPA-EFE / CLEMENS BILAN

NS. PETERSBURG, ngày 6 tháng 9. / TASS /. Dự án Nord Stream 2 sẽ hoàn thành trong vài ngày tới và sẽ bắt đầu hoạt động, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết hôm thứ Hai.

Ông nói: “Bây giờ chúng tôi thấy đơn giản là một cuộc tấn công trực diện, bất chấp mọi thứ, mặc dù mọi người đều hiểu, và người Mỹ đã nhận ra rằng nó sẽ hoàn thành trong một vài ngày tới, nó sẽ bắt đầu hoạt động”.

Theo bộ trưởng, các quốc gia hợp nhất muốn thúc đẩy khí đốt tự nhiên hóa lỏng của mình, mặc dù nó được sử dụng chủ yếu bằng cách sử dụng những cách không thân thiện với môi trường và nó đắt hơn nhiều.

Nord Stream 2 bao gồm việc xây dựng hai tuyến đường ống dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ mét khối mỗi năm từ bờ biển Nga qua Biển Baltic đến Đức. Công việc bị đình chỉ vào tháng 12 năm 2019 sau khi Allseas của Thụy Sĩ từ bỏ việc đặt đường ống do đe dọa trừng phạt của Mỹ. Kể từ tháng 12 năm 2020, việc xây dựng đường ống dẫn khí đã được nối lại.

3 Likes