Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

4 Likes

Cảm ơn HHT đã cung cấp dữ liệu quan trọng này, trước giờ thắc mắc rất nhiều vấn đề này, vậy có nghĩa là phát âm của ông bà ta trước kia vẫn như bây giờ mà chỉ là cách viết là theo chữ Nôm, mà mình có thắc mắc sao trước kia Giáo Sửa francisco không học chữ viết bản địa để truyền giáo mà lại phải sáng tạo ra bộ chữ mới, rồi còn thể áp dụng đc bộ chữ này cho toàn bộ dân mình, công nhận là rất rất công phu, khó khăn và mất thời gian

2 Likes

Nghiệp vụ mua đỉnh bán đáy anh dính chưởng mấy lần, bây giờ nghe tới vẫn còn sợ :frowning: . Nghiệp vụ truyền cành là sao? lần đầu nghe nói tới ./?

2 Likes
NHÀ BIA TƯỞNG NIỆM 
ALEXANDRE DE RHODES
            
  * Ở khoảng đất đầu hồi đền Bà Kiệu, vị trí trước đó là rạp cinema Pathe'(xây dựng năm 1920)và hiện nay là vị trí tượng đài "Cảm tử để tổ quốc quyết sinh". Trước kia đã từng có một nhà để tấm bia tưởng niệm, ghi nhớ công ơn Alexandre de Rhodes(âm Hán Việt đọc là A lịch sơn Đắc lộ), một trong những người có công lớn mang lại chữ viết hiện nay cho người Việt .

IMG_20210313_122752

4 Likes

Nếu không làm gì bây giờ, thì rất có thể sau này sẽ không làm được. Nếu bạn liên tục chuyển các hành động sang thì tương lai, thì tình huống của bạn ở hiện tại sẽ không bao giờ thay đổi. Cách duy nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này là làm ngay bây giờ, mọi lúc.

3 Likes

Là khi em mua mã nào xong em theo dõi không ổn là em truyền sang mã khác ngay để tránh thương đau anh ạ. Hoặc là những mã em xác định chơi T+, dù biết rằng có cơ còn lên nhưng em đã xác định T+ là dứt khoát chốt. Đó là cách chuyền cành của em. (Em ít khi mua xuống, chỉ mua lên khi thấy CP đó có độ an toàn nắm giữ là lúc em mua lên có thể mua lên giá cao nhưng em vẫn mua thêm vào anh ạ).:grinning:

4 Likes

3 Likes

2 Likes

Lady In Red!

2 Likes

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và hãng nước mắm Vạn Vân
Cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (1924 - 2001) sinh ra ở Cát Hải, Hải Phòng và lớn lên ở Hà Nội, là con của ông chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng đất Kinh kỳ những thập niên đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên Đoàn Chuẩn không quan tâm gì đến việc kinh doanh của gia đình, ông lại “phải lòng” tiếng đàn guitar Hawaii từ rất sớm nên đã tự học rồi viết nên những ca khúc lay động biết bao thế hệ người nghe.
Vậy nhạc sĩ tài danh họ Đoàn có chút duyên nợ gì với hãng nước mắm Vạn Vân?
Ngôi nhà số 9 phố Cao Bá Quát (Hà Nội, mua từ 1956) cho đến nay được biết đến là nơi ở của gia đình cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, ông vua của những tình khúc mùa thu nổi tiếng. Tuy nhiên, ngôi biệt thự này còn là nơi thờ gia tộc họ Đoàn với thương hiệu nước mắm Vạn Vân vang bóng một thời, mà nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là một thành viên. Nghệ sĩ Đoàn Đức Liêm, con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cho biết: “Thời ấy, gắn liền với những bản nhạc của cha tôi luôn in kèm quảng cáo về Hãng nước mắm Vạn Vân. Tiếc thay, qua thời gian, những bản nhạc của cha tôi in quảng cáo Hãng nước mắm Vạn Vân gia đình đều không giữ lại được. May mắn đến năm 2002, một người quen cũ là ông Nguyễn Ngọc Khôi đã tìm được một bản và gửi cho chúng tôi với lời đề tặng: “Kính tặng gia đình cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn”. Khi gia đình nhận được bản nhạc này, cha tôi vừa mất năm trước”.
“Nhận được một bản nhạc như vậy là quý lắm rồi, nhưng nó còn đặc biệt hơn nữa vì đây là sáng tác đầu tay của cha tôi”- Bản nhạc Ánh trăng mùa thu mà gia đình được gửi tặng, phía dưới bản nhạc nhạc sĩ Đoàn Chuẩn có ghi: Viết ở Đống Năm để kỷ niệm những ngày ở Khuốc Thu 47. Thông tin này đã xác định Ánh trăng mùa thu được viết năm 1947 khi nhạc sĩ ở Đống Năm (Đông Hưng, Thái Bình), trước cả Tình nghệ sĩ viết năm 1948 vốn trước đây được xem là tác phẩm đầu tay của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.
Phía sau bản nhạc Ánh trăng mùa thu có in quảng cáo của Hãng nước mắm Vạn Vân, trong đó có một số thông tin như Cơ sở Vạn Vân thành lập 1916, Xưởng sản xuất (Hòa Hy, Cát Hải, Quảng Yên), các đại lý của hãng (tại Hà Nội, Hải Phòng và cả ở Paris, Pháp)… Bản nhạc này được in tại nhà in Continentale (Hải Phòng), ghi rõ tác giả giữ bản quyền.
Vì sao NS Đoàn Chuẩn lại đưa quảng cáo nước mắm Vạn Vân gắn với những bản nhạc trữ tình của mình?
Theo kể lại, bà Đoàn Thị Mi, em gái út của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã ở tuổi ngoài 80 nhưng còn rất minh mẫn. Nhắc lại chuyện xưa, bà cho biết, người sáng lập ra thương hiệu nước mắm Vạn Vân là cụ thân sinh ra bà - doanh nhân Đoàn Đức Ban. Bố và mẹ bà có 4 người con. Anh cả Đoàn Đức Trình và chị thứ hai Đoàn Thị Tề sau theo nghề của cha, còn anh trai trên bà là Đoàn Đức Chuẩn (nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) lại say mê âm nhạc. Các anh chị bà giờ đã mất cả.
Về chuyện những tấm hình quảng cáo nước mắm Vạn Vân được in cùng bản nhạc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn người được cho là không quan tâm gì đến kinh doanh, bà Mi cho rằng, do sức mạnh truyền thống của một dòng tộc nhiều đời làm nước mắm nổi tiếng đã khiến nhạc sĩ Đoàn Chuẩn không thể quên trách nhiệm của mình. Không phải ngẫu nhiên nước mắm Vạn Vân trở nên nổi tiếng, mà là sự kế thừa truyền thống của dòng tộc.
Bà Mi cho biết, gia tộc họ Đoàn có cụ Đoàn Thượng là một danh tướng đời Lý. Khi quyền lực từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần, cụ Đoàn Thượng chống lại triều đình mới. Sự việc thất bại, một số con cháu cụ Đoàn Thượng phải rời bỏ quê hương Thái Bình đến đảo Cát Hải (tỉnh Quảng Yên bấy giờ) ẩn tích và mang đến đây những món ẩm thực cung đình cùng một số gia vị đặc biệt như nước mắm trắng, mắm tôm điềm… Thời điểm này, người dân đảo Cát Hải chỉ sinh sống bằng nghề làm muối và chài lưới.
Con cháu họ Đoàn đã tận dụng vùng đảo sẵn cá và muối để xây dựng nghề làm nước mắm tại đây. Họ đã tạo ra một bí quyết làm nước mắm có hương vị riêng của Cát Hải.
Ban đầu, nước mắm Cát Hải chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ để dùng trong họ tộc rồi được bán trong vùng. Đến cuối thế kỷ 18, con cháu họ Đoàn theo các thương thuyền buôn muối mang nước mắm đến bán tại Thị Cầu (Bắc Ninh), sau đó buôn vải, tơ lụa, thóc gạo, ngô khoai, củ nâu… về Cát Hải. Bến Thị Cầu thời đó là bến đỗ của các thương thuyền từ những vùng duyên hải, vùng phụ cận Kinh Bắc nên còn được gọi là vạn. Gần bến Thị Cầu có làng Vân nấu rượu ngon nổi tiếng thời đó.
Ngành kinh doanh nước mắm tại Vạn Thị Cầu dần phát triển. Sau đó, một người tài giỏi, năng động trong dòng tộc họ Đoàn là ông Đoàn Đức Ban tức bố đẻ bà Mi đã lấy tên Vạn của Thị Cầu ghép với tên Vân thành tên hiệu Vạn Vân để kỷ niệm nơi ra đời nghề chế biến và buôn bán nước mắm của dòng họ Đoàn (năm 1916 tại Huyện Cát Hải Tỉnh Quảng Yên) - (Tới 1956 H. Cát Hải nhập về TP Hải Phòng)
Sau những năm kinh doanh nước mắm Vạn Vân tại Vạn Thị Cầu, doanh nhân Đoàn Đức Ban là người đầu tiên nghĩ tới việc phát triển nước mắm Vạn Vân ra kinh kỳ Thăng Long. Ông thuê một cửa hàng vừa làm kho chứa vừa làm đại lý tại Hà Nội để kinh doanh nước mắm, ở phố Trần Nhật Duật là vị trí gần ga Đầu Cầu (ga Long Biên) và sông Hồng thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa; phía sau là chợ Bắc Qua và Đồng Xuân - nơi người mua kẻ bán tấp nập của đất Hà Nội 36 phố phường.
Hãng nước mắm Vạn Vân lớn mạnh, cạnh tranh với các dòng nước mắm của miền Trung và miền Nam. Nước mắm Vạn Vân có màu trắng (hơi pha vàng) và nhẹ mùi, phù hợp để làm giò chả hoặc nước dùng phở - những món ăn đặc trưng của miền Bắc. Rồi người dân miền Bắc dần quen dùng nước mắm Vạn Vân trong bữa ăn của mình. Chẳng bao lâu nước mắm Vạn Vân gần như chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường tiêu thụ phía Bắc. Theo một tài liệu của người Pháp (Staliques Commerciales) ấn hành vào năm 1936 thì xí nghiệp Vạn Vân là cơ sở sản xuất nước mắm lớn nhất tại Việt Nam và có thể cả ở Đông Dương. Năm 1939 Hãng nước mắm Vạn Vân mở đại lý tại Paris, Pháp bắt đầu xuất khẩu sang Pháp và một số nước châu Âu.
Là người có đầu óc kinh doanh nhạy bén, doanh nhân Đoàn Đức Ban luôn nghĩ ra những phương thức mới để mở rộng thị trường. Chủ hãng Vạn Vân nghĩ ra cách đóng chai, dán nhãn vào sản phẩm của mình. Sản phẩm ngon nhất của hãng Vạn Vân được lấy tên Rồng Vàng, với hàm ý đó là nước mắm của đất Thăng Long.
Sau nhãn hiệu Rồng Vàng, hãng Vạn Vân sản xuất hai loại nước mắm khác là Con Hổ và Lá Cờ. Đáng chú ý, ngay từ thời đó, cả ba nhãn hiệu trên đều được đăng ký với Nha Kinh tế Hải Phòng để giữ bản quyền. Tên tuổi doanh nhân Đoàn Đức Ban trở nên nổi tiếng, sánh ngang với những nhà tư sản dân tộc thời bấy giờ như chủ hãng sơn Nguyễn Sơn Hà, vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi…(Ông Đoàn Đức Ban đã mất trước CMT8 1945).
Trong nhiều năm nước mắm Vạn Vân nổi tiếng, đã đi vào dân gian:
Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần,
Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
Năm 1959, trong đợt cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cùng với 54 hộ tư sản và tiểu chủ sản xuất nước mắm khác ở Cát Hải, trong đó tài sản của Vạn Vân chiếm đa số, đã bị sáp nhập chung thành một xí nghiệp quốc doanh với sản phẩm nước mắm Cát Hải, hãng và nhãn hiệu nước mắm Vạn Vân chấm dứt.
ST.

Ánh trăng mùa thu - Đoàn Chuẩn (Quỳnh Dao). Bài này là sáng tác đầu tay của tác giả!

Gửi Người Em Gái - Đoàn Chuẩn (Ánh Tuyết)

2 Likes

12 THÁNG 3, 19:50

Tuần này trong ảnh: Chuyến thăm Iraq của Giáo hoàng, chơi khúc côn cầu trên Hồ Baikal và đám cưới trên xe cứu thương

Ngắm nhìn thế giới bằng hình ảnh từ thư viện ảnh TASS

ẢNH 1 TỪ 13

Những người biểu tình nữ cố gắng vượt qua sự che chắn của cảnh sát khi họ diễu hành đến Quảng trường Taksim trong cuộc mít tinh đánh dấu Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 8 tháng 3. Ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức trên toàn cầu vào ngày 8 tháng 3 nhằm thúc đẩy quyền và bình đẳng của phụ nữ. Theo nền tảng xã hội ‘Chúng tôi sẽ ngừng nữ quyền’, 335 phụ nữ đã bị giết vì bạo lực giới và hàng trăm người bị đàn ông tấn công vào năm 2020, ở Thổ Nhĩ Kỳ

© EPA-EFE / SEDAT SUNA

Giáo hoàng Francis đến thăm Iraq, sân chơi khúc côn cầu trên hồ Baikal đóng băng và lễ cưới bên trong xe cứu thương ở Rio de Janeiro là một trong số những diễn biến được ghi lại trong các bức ảnh tuần này.

3 Likes

Bánh Xe Lãng Tử!

2 Likes

Xin chào, những người hâm mộ Kyoto! Hàng năm vào ngày 14 tháng 3, một lễ hội tôn vinh Seiryū, người bảo vệ rồng xanh của phương đông, được tổ chức bởi đền Kiyomizu-dera. Các nhà sư và các thành viên của nhóm phố mua sắm địa phương cùng nhau tạo thành một đám rước năng động bắt đầu từ ngôi đền và diễu hành quanh khu phố mang theo và nhảy múa với một hình nộm tuyệt vời của Seiryū. Một điều mà một người quan sát bình thường có thể ngạc nhiên khi biết rằng con rồng lớn, được bao phủ bởi kinh và những bộ trang phục tuyệt đẹp mà những người tham gia mặc thực sự được thiết kế bởi nhà thiết kế trang phục nổi tiếng Emi Wada, người nổi tiếng với các tác phẩm điện ảnh như Ran , Anh hùng, và Ngôi nhà của Dao găm bay.

2 Likes
2 Likes

Mùa Sakura ở Kyoto

hình ảnh

4 Likes

Đẹp lắm anh ạ. Một đất nước thật tuyệt vời. Người dân ở Nhật họ chịu khó lao động. Người đàn ông về hưu tuổi cao thì họ đi lái xe grab, phụ nữ lớn tuổi đi ra nông trường thu hoạch hoa quả …:heart: Em rất ấn tượng về đất nước Nhật ạ.

2 Likes
2 Likes

Em sang Nhật là em làm việc với một Tập đoàn lớn toàn các giám đốc của các Bảo tàng của Nhật họ nghiên cứu về sơn mài của Việt Nam. Thịt bò kobe thì đắt khủng khiếp, phải đặt hàng trước một tháng. Nhưng ăn thì ngon tuyệt vời anh ạ…Anh bạn người Nhật cùng lớp với em thì rất giỏi tiếng Việt cũng trong đoàn ạ.

1 Likes
2 Likes

Nhật Bản hạn chế phái đoàn nước ngoài đến Thế vận hội Tokyo - Kyodo

Nhật Bản hạn chế phái đoàn nước ngoài đến Thế vận hội Tokyo - Kyodo Một nhóm đi cùng với một nhà lãnh đạo nước ngoài nên bao gồm tối đa 11 người

© AP Ảnh / Koji SasaharaTOKYO, ngày 14 tháng 3. / TASS /. Nhà chức trách Nhật Bản kêu gọi các quốc gia khác hạn chế số lượng người tháp tùng các nhà lãnh đạo và bộ trưởng nước ngoài tới Thế vận hội Tokyo trong bối cảnh đại dịch coronavirus mới xảy ra, hãng tin Kyodo trích dẫn nguồn tin hôm Chủ nhật.Theo cơ quan này, đoàn tháp tùng một nhà lãnh đạo nước ngoài có thể lên đến 11 người. Bộ trưởng có thể đi cùng với một phái đoàn không quá bốn người. Các yêu cầu liên quan đã được gửi đến các đại sứ quán nước ngoài và các ủy ban Olympic quốc gia.Ngoài ra, các phái đoàn nước ngoài sẽ phải vượt qua một bài kiểm tra coronavirus mới trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành đến Nhật Bản và trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe khi họ đến đất nước. Họ sẽ không được phép gặp gỡ các vận động viên và sẽ chỉ phải sử dụng phương tiện di chuyển do nước chủ nhà cung cấp.Trong các sự kiện công cộng, họ sẽ được một quan chức chính phủ Nhật Bản tháp tùng, người này sẽ đảm bảo họ tuân thủ các yêu cầu vệ sinh, chẳng hạn như đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên, cơ quan này cho biết.Trong khi đó, tờ Sankei đưa tin hôm Chủ nhật trích dẫn các nguồn tin riêng rằng các nhà tổ chức Thế vận hội Mùa hè Tokyo 2020 có thể cho phép các địa điểm Olympic chỉ lấp đầy một nửa sức chứa của họ trong bối cảnh mối đe dọa của loại coronavirus mới. Đối với các sân vận động lớn, số lượng khán giả không quá 20.000 người.Tuy nhiên, nếu tình hình dịch tễ trong nước được cải thiện, các nhà tổ chức có thể bỏ những hạn chế đó. Quyết định cuối cùng về vấn đề này sẽ được đưa ra vào giữa tháng Tư.Vào ngày 9 tháng 3, Kyodo đưa tin rằng chính phủ Nhật Bản đã quyết định loại trừ khán giả nước ngoài tham dự Thế vận hội Tokyo để hạn chế sự lây lan của bệnh nhiễm coronavirus mới.Hiện tại, ở Nhật Bản có hiệu lực cấm cấp thị thực mới cho công dân của tất cả các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới do phát hiện một chủng vi rút coronavirus mới ở Anh. Lệnh cấm này có hiệu lực vào ngày 28 tháng 12 năm ngoái. Ban đầu, biện pháp này được cho là sẽ có hiệu lực cho đến cuối tháng 1, nhưng sau đó nó đã được gia hạn cùng với chế độ khẩn cấp. Tuy nhiên, các hãng thông tấn địa phương liên tục đưa tin rằng ngay cả sau khi chế độ khẩn cấp được dỡ bỏ, chính quyền địa phương vẫn muốn giữ nguyên lệnh cấm cấp thị thực mới cho người nước ngoài có hiệu lực trong một thời gian. Hiện tại, chỉ có công dân Nhật Bản và người nước ngoài có thị thực dài hạn thường trú tại nước này mới được phép vào lãnh thổ của nước này.Theo cuộc thăm dò do tờ báo Yomiuri của Nhật Bản thực hiện, hơn 90% người Nhật cho rằng Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè sắp tới nên được tổ chức mà không có khán giả hoặc với sự hiện diện tối thiểu của họ do nguy cơ lây lan của coronavirus. Thế vận hội Olympic Tokyo ban đầu được lên kế hoạch tổ chức từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 9 tháng 8 năm 2020. Do đại dịch coronavirus, Thế vận hội đã bị hoãn lại một năm và hiện được lên kế hoạch trong khoảng thời gian từ ngày 23 tháng 7 đến ngày 8 tháng 8 năm 2021 trong khi vẫn giữ nguyên Tên Tokyo-2020.

2 Likes