Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lý giải vì sao Hải Phòng, Thanh Hóa… được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù?

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh thể chế là thống nhất trên toàn quốc nhưng cần có thí điểm một số khuôn khổ chính sách mới khi nói về các dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lý giải vì sao Hải Phòng, Thanh Hóa... được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù?

Trong phiên thảo luận tại tổ sáng 22/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết có nhiều ý kiến cho rằng cần giải thích kỹ hơn vì sao phải có cơ chế chính sách đặc thù cho một số địa phương, địa phương này có mà địa phương kia không có.

“Trước hết, chúng ta cũng biết là thể chế của chúng ta là một khuôn khổ thống nhất cho toàn quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thí điểm một số khuôn khổ chính sách mới. Trên cơ sở kết quả thí điểm này, chúng ta có thể tổng kết, đánh giá và nhân rộng hơn cho toàn quốc”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ giải thích.

Ngay trong các dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, ban soạn thảo cũng đã nêu rõ chữ “thí điểm”. Từ những “thí điểm” này mới có thể có đánh giá, tổng kết để sau đó, có thể nâng chuẩn của luật pháp. Ngay cả sau đó, vẫn sẽ tiếp tục có những thí điểm để có thể nâng lên chuẩn cao hơn nữa. Đây là một quá trình liên tục.

Phiên họp tổ của Quốc hội sáng ngày 22/10, về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh không chỉ có những địa phương trên mới được hưởng những cơ chế này. Sau khi chứng minh được hiệu quả, sẽ tổng kết đánh giá và trở thành những quy định có tính phổ quát chung. Ngoài ra, thí điểm cũng phục vụ cho mục tiêu quản trị của quốc gia.

“Chủ trương nhất quán của Đảng ta là nâng đỡ những địa phương có thể trở thành động lực, trở thành đầu tàu bằng các cơ chế, chính sách đột phá. Không chỉ tạo điều kiện cho địa phương phát triển, điều này còn tạo được động lực lan tỏa cho địa phương khác trong vùng và cho cả nước. Với những địa phương, địa bàn khó khăn, chúng ta có cơ chế, chính sách đặc thù để các địa phương này vươn lên và rút ngắn khoảng cách phát triển với địa phương khác”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết riêng về phát triển các địa phương Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế và Quốc hội, Chính phủ đang thể chế hóa các Nghị quyết này. Bên cạnh đó, các địa phương này cũng có những điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ chế “thí điểm”.

“Hải Phòng nằm trong tam giác phát triển phía bắc cùng với Hà Nội và Quảng Ninh. Đây cũng là một cực phát triển của phía bắc. Gần đây, Hải Phòng có bứt phá mạnh mẽ cả về GDP, thu ngân sách, kết cấu hạ tầng, nông thôn mới…”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Theo đó, Hải Phòng đang xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nâng cao. Địa phương đang đầu tư 135-180 tỷ đồng cho một xã lên nông thôn mới. Các xã ở những huyện có khả năng lên quận còn được đầu tư mạnh hơn. Với các huyện thông thường, đường giao thông được quy hoạch mặt cắt 7m, mỗi hè bên đường 5m với thiết bị chiếu sáng như đường đô thị.

Ngoài ra, 9 tháng đầu năm nay, dù cả nước tăng trưởng thấp nhưng Hải Phòng vẫn tăng trưởng 12,28%. Nếu cả nước đang phấn đấu đến 2030, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000 USD – 8.000 USD thì Hải Phòng đặt mục tiêu GDP/đầu người vượt 16.000 USD cùng giai đoạn.

“Do đó, nhu cầu phát triển của Hải Phòng rất lớn nên Bộ Chính trị có Nghị quyết 45 (do ban kinh tế Trung ương chuẩn bị) về phát triển kinh tế địa phương. Tầm nhìn, Hải Phòng không còn là cực tăng trưởng nữa mà trở thành động lực tăng trưởng của khu vực và cả nước. Hải Phòng cũng phấn đấu là một trong những địa phương hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm nhất, trở thành thành phố tầm cỡ trong khu vực”, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.

Với Thừa Thiên Huế, trước đây, Bộ Chính trị cũng có nghị quyết riêng nhằm phấn đấu để địa phương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Nhờ sự chung tay của trung ương và địa phương, Thừa Thiên Huế phát triển rất tốt. Tuy nhiên, phần nông thôn của địa phương gặp nhiều khó khăn, khó có thể đạt tiêu chí thành phố trực thực trung ương.

“Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, đã có một đề suất và Bộ Chính trị đã có quyết sách rất mới về việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố Di sản trực thuộc Trung ương với cốt lõi là cố đô Huế. Các tiêu chí của nó về dân số, thu nhập… không nhất thiết phải như các thành phố trực thuộc trung ương khác”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Theo đó, Thừa Thiên Huế cũng cần những chính sách đặc thù để có thể phát triển được thành phố di sản. Việc Thừa Thiên Huế được để lại tiền thu vé du lịch, tham quan di tích trong khi tỉnh khác không có cũng là một phần trong việc xây dựng thành phố di sản trực thuộc trung ương.

Với Thanh Hóa và Nghệ An, Chủ tịch Quốc hội cho biết 2 địa phương này có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng cần cơ chế, chính sách để có thể trở thành động lực tăng trưởng.

“Nhiều lần vào thăm Thanh Hóa, Bác Hồ đã nói rằng địa phương đất rộng, người đông và của cải nhiều, chỉ thiếu sự sắp đặt và thu xếp. Sắp đặt là quản lý, thu xếp là cơ chế. Do đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết để Thanh Hóa phấn đấu trở thành 1 trong 4 tứ giác phát triển ở phía bắc, bên cạnh Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Dù Thanh Hóa có động lực phát triển là Khu công nghiệp Nghi Sơn nhưng cũng có vùng trũng là các huyện miền tây của tỉnh. Chẳng hạn như ở Mường Lát, hiện đang áp dụng quy chế đổi gạo lấy bảo vệ rừng. Hàng năm, Chính phủ thực hiện đề án cấp gạo cho người dân để họ chăm sóc và bảo vệ rừng.

Nghệ An cũng tương tự như Thanh Hóa. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất, dân số đứng thứ 4 với 196.000 đảng viên. Đó cũng là lý do vì sao mà dự thảo Nghị quyết đề nghị cho phép Thanh Hóa, Nghệ An có chính sách chuyển đổi sử dụng diện tích đất nông nghiệp, đất rừng (Hội đồng Nhân dân tỉnh được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 héc ta; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng với quy mô dưới 50 héc ta). Tuy nhiên, diện tích rộng, dân đông với nhiều vùng khó khăn cũng là lý do khiến các địa phương này thu không đủ chi, phải nhờ ngân sách trung ương hỗ trợ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho biết Thanh Hóa, Nghệ An cũng là địa phương tiên phong xây dựng nông thôn mới cấp thôn bản. Mô hình này hiện đã được nhân rộng ra nhiều địa phương khác sao cho phù hợp với điều kiện đặc thù của các địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

“Cần tạo điều kiện cho các địa phương này để có nguồn lực phát triển mới hơn”, Chủ tịch Quốc hội cho hay.

Linh Anh

Tổ Quốc

2 Likes

Tks e nhé.Have nice weekend

1 Likes

Hello anh! Em chúc anh ngày nghỉ happy ạ :apple::blush:

1 Likes

Tks e,dạo này a hơi bận rộn nên ít vào chém buổi tối với mọi người :grinning_face_with_smiling_eyes:

1 Likes

Anh vẫn hàng ngày đều đặn mấy chai chuối hột ạ :blush:

2 Likes

Vẫn như thời ở bên kia e ah,nhưng h o như xưa nên uống ít hơn trước.

1 Likes

Quốc hội thảo luận những gì về cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế?

Sau khi Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế, các ĐBQH đã thảo luận về những vấn đề cụ thể trong các dự thảo Nghị quyết.

Quốc hội thảo luận những gì về cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế?

Phiên họp trực tuyến của Quốc hội sáng ngày 22/10, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.

Về chính sách dư nợ vay

Theo dự thảo Nghị quyết, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Nghệ An được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp; thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách Tỉnh, Thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách của các tỉnh, thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định.

Về ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu từ tăng thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố

Đối với thành phố Hải Phòng, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (phần còn lại sau khi thực hiện thưởng vượt thu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước) và các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% quy định tại các điểm b, c, d, g, h, i, và q khoản 1 Điều 35 Luật Ngân sách nhà nước so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao nhưng không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách Trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước và ngân sách Trung ương không hụt thu. Việc xác định số bổ sung có mục tiêu trên cơ sở tổng các khoản thu, không tính riêng từng khoản thu.

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Nghệ An: Hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Nghệ An không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu của hàng hóa xuất, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu), nhưng không vượt quá tổng số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu so với thực hiện thu năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu, để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của địa phương.

Đối với tỉnh Thanh Hóa: Hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho Tỉnh không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu để đầu tư hình thành tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được ngân sách trung ương hoàn lại thuế giá trị gia tăng) để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Về định mức chi thường xuyên

Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.

Về thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn

  • Trên địa bàn thành phố Hải phòng và tỉnh Thanh Hóa: Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng trên địa bàn các loại phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí trừ án phí, lệ phí Tòa án. Ngân sách thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa được hưởng 100% số thu tăng thêm do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố.

  • Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: Phí tham quan di tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thu đầy đủ vào ngân sách nhà nước (sau khi trừ chi phí được trích để lại cho đơn vị sự nghiệp công lập để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định của Luật phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn). Ngân sách địa phương được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí tham quan nộp vào ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.

Việc thí điểm chính sách phí, lệ phí phải đảm bảo có lộ trình phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của địa phương; không gây ra tiêu cực, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh; bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ; công khai, minh bạch, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.

Về quản lý đất đai và quản lý sử dụng rừng

a) Đối với tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An:

  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ đầu nguồn với quy mô trên 50 héc ta; đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô trên 500 héc ta. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

  • Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 héc ta; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng với quy mô dưới 50 héc ta phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản này thực hiện theo trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật đất đai.

  • Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 1.000 héc ta bảo đảm nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

b) Đối với thành phố Hải Phòng:

Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện theo trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.

  • Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu sự tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Về quản lý quy hoạch

Trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố này thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Về thu từ xử lý nhà, đất

Ngân sách tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của Tỉnh.

Về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức

Thành phố Hải Phòng thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Sau khi ngân sách Thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách Thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc với mức không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định.

Về thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế

  • Cho phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ Quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý. Giao Chính phủ quy định chi tiết về việc thành lập và quy chế hoạt động của Quỹ.

  • Quỹ bảo tồn di sản Huế được tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác; không sử dụng ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế để hỗ trợ Quỹ. Nguồn thu của Quỹ để đầu tư thực hiện công tác trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.

  • Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được sử dụng ngân sách của địa phương để hỗ trợ cho Quỹ bảo tồn di sản Huế thực hiện trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế.

Linh Anh

2 Likes

Đợt rồi anh ck thắng lợi chứ anh?

Nhà mình chú ý dòng BĐS, Cảng biển phía Bắc. Dòng viễn thông nhé ! :apple:
Sau đợt đại dịch xảy ra CP mới nhìn ra sự bất cập tập trung nguồn lao động vào một chỗ phía Nam. Nên không bao quát được hết, cho nên sẽ giãn cách cho nguồn lực lao động về phía Bắc và miền Trung…Mà nguồn lao động này lại từ phía Bắc vào Nam rất lớn. Vừa rồi có cuộc người lao động tự động di chuyển về nơi mình sinh ra.

10 Likes

Ôi, sao bạn mình toàn dọa đem thỏ ra làm thịt ăn. :smiley:

2 Likes

Bên kia bạn bị doạ đem nấu mẻ nữa cơ á :innocent:

2 Likes

Công bố chỉ số hoạt động cảng container 2021: 2 cảng lớn của Mỹ đứng cuối bảng, Việt Nam có 3 cảng thuộc top 50

Thứ 6, 22/10/2021

Trong 351 cảng được đánh giá, cảng Los Angeles đứng gần cuối (thứ 328). Cảng Long Beach gần đó bị xếp hạng thấp hơn, đứng ở vị trí 333. Trong khi đó, Việt Nam có 3 cảng thuộc top 50.

Công bố chỉ số hoạt động cảng container 2021: 2 cảng lớn của Mỹ đứng cuối bảng, Việt Nam có 3 cảng thuộc top 50

Mới đây, Reuters đã dẫn số liệu từ bảng xếp hạng Chỉ số Hoạt động Cảng container năm 2021 do Ngân hàng Thế giới (Word Bank - WB) phối hợp với IHS Markit thực hiện. Theo đó, một thực tế là hai cảng Long Beach và Los Angeles, thuộc bang California là những cảng biển xử lý nhiều hàng hóa nhất tại Mỹ, nhưng hiệu quả lại đứng cuối trong bảng xếp hạng Chỉ số Hoạt động Cảng container (CPPI).

Chỉ số Hoạt động Cảng container được đánh giá và tính điểm dựa trên nhiều chỉ số khác nhau, đưa ra so sánh về mức độ hiệu quả của các cảng trên toàn cầu. Qua đó CPPI sẽ xác định những khiếm khuyết và cơ hội mà các cảng có thể cải thiện, tạo thuận lợi cho các bên liên quan trong ngành từ các hãng vận tải, chính phủ đến khách hàng.

Bảng xếp hạng cho thấy, trong 351 cảng được đánh giá, WB và IHS Markit xếp cảng Los Angeles đứng gần cuối (thứ 328). Cảng Long Beach gần đó bị xếp hạng thấp hơn, đứng ở vị trí 333 sau cả cảng Mombasa của Kenya.

Ngày 18/10 vừa qua, cả hai cảng ghi nhận tổng số tàu chờ để dỡ hàng ngoài cảng lên mức kỷ lục mọi thời đại - 100 tàu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ hiện tại là xu hướng mua sắm, nhập khẩu hàng hóa của người Mỹ tăng vọt, trong khi hạ tầng chuỗi cung ứng Mỹ lại không thể xử lý, từ đó dẫn đến trì hoãn, tắc nghẽn.

Hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với giá trị lên đến 2,5 nghìn tỷ USD. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đang thúc đẩy thông qua ngân sách liên bang để hiện đại hóa hạ tầng giao thông vận tải, trong đó có cảng biển.

Hàng loạt cảng biển ở nước ngoài, nhờ nhờ có sự kết hợp kiểm soát của chính phủ, tự động hóa và vận hành 24/7, nên hoạt động hiệu quả hơn nhiều cảng tại Mỹ.

Quay lại bảng xếp hạng Chỉ số Hoạt động Cảng container năm 2021 nói trên, châu Á, Trung Đông và Bắc Phi là những khu vực có nhiều cảng chiếm lĩnh top 50 cảng hiệu quả nhất thế giới. Theo đó, cảng Yokohama (Nhật Bản) đứng vị trí thứ nhất. Theo sau là cảng King Abdullah tại Saudi Arabia và đứng thứ 3 là cảng Chiwan (Thâm Quyến, Trung Quốc).

Đáng chú ý, trong top 50 cảng xuất hiện tên 3 cảng của Việt Nam, bao gồm Cái Lân (TP. Hạ Long, Quảng Ninh) được xếp ở vị trí 46, cảng Hải Phòng chiếm vị trí 47 và Cái Mép (Vũng Tàu) đứng ở vị trí 49.

Trước đó, IHS Markit dẫn lời ông Martin Humphreys, nhà kinh tế vận tải hàng đầu và lãnh đạo toàn cầu về kết nối vận tải, hội nhập khu vực thuộc WB: “Hạ tầng cảng container hiệu quả, chất lượng cao chính là nhân tố quan trọng, đóng góp vào chiến lược phát triển dựa trên xuất khẩu thành công ở các nước đã và đang phát triển”.

Theo ông Martin, các cảng hoạt động hiệu quả sẽ đảm bảo kết nối kinh doanh, cải thiện độ linh hoạt cho những cửa ngõ hàng hải vốn là mấu chốt quan trọng trong hệ thống logistics toàn cầu. Hiện nay, hơn 4/5 thương mại hàng hóa toàn cầu đang được vận chuyển theo đường biển. Trong đó, khoảng 35% trong tổng lượng hàng, chiếm 60% giá trị thương mại hàng hóa, được vận tải bằng container.

Anh Vũ

3 Likes

Mua dần PHP là đúng cách!:apple::blush:

8 Likes

Hòa Phát đóng 8.106 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong 9 tháng, địa phương nào nhận nhiều nhất?

Thứ 5, 21/10/2021, 17:30

Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát đang hoạt động và đóng góp ngân sách nhà nước tại 25 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hòa Phát đóng 8.106 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong 9 tháng, địa phương nào nhận nhiều nhất?

Theo thông tin công bố bởi Tập đoàn Hòa Phát, trong 9 tháng năm 2021, tập đoàn này đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 8.106 tỷ đồng, cao hơn 11% so với số nộp cả năm 2020.

Trong đó, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Giang, Bình Dương là những địa bàn Hòa Phát đóng góp nhiều nhất, bao gồm cả thuế hải quan và thuế nội địa các loại.

Tập đoàn Hòa Phát đang hoạt động và đóng góp ngân sách nhà nước tại 25 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, 7 tỉnh nói trên là những địa bàn Hòa Phát nộp thuế nhiều nhất.

Tổng số nộp thuế, phí các loại của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đạt hơn 5.500 tỷ đồng, trong đó thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu (thuế hải quan thu hộ) là 5.380 tỷ đồng, chiếm 97%, còn lại là thuế nội địa.

Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương đã nộp ngân sách Nhà nước tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh gần 1.400 tỷ đồng. Các công ty thành viên của Hòa Phát đóng góp gần 500 tỷ đồng tại Hưng Yên trong 9 tháng vừa qua.

Hòa Phát đóng 8.106 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong 9 tháng, địa phương nào nhận nhiều nhất? - Ảnh 1.

Năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long nộp 7.300 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là 1.850,8 tỷ đồng. Giai đoạn 5 năm 2016-2020, Hòa Phát đã nộp tổng cộng 28.591 tỷ đồng vào ngân sách.

Hoàng Hà

Nhịp sống kinh tế

3 Likes

Thép Việt Nam hưởng lợi gì khi Trung Quốc cắt giảm sản lượng sản xuất?

Để đạt được mục tiêu về môi trường, Trung Quốc phải giảm khoảng 15% sản lượng thép trong quý IV năm nay so với cùng kỳ 2020.

Theo báo cáo Cập nhật hàng hóa cơ bản quý III của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), 8 tháng đầu năm, sản lượng thép của Trung Quốc đạt 734 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ 2020.

ACBS nhận định nếu tăng trưởng 6% sản lượng thép được duy trì cho quý cuối cùng của năm 2021, Trung Quốc không thể đạt được mục tiêu môi trường trong năm nay. Để đạt được kế hoạch đề ra, chính phủ Trung Quốc phải duy trì mức sản xuất thép năm nay tương đương với 2020, ở mức 1.065 triệu tấn. Nghĩa là, nước này phải giảm sản lượng trong quý IV khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, tiêu thụ thép của Trung Quốc năm 2021 dự kiến tăng 6 -7% trong khi sản lượng thép nội địa không thể đáp ứng được nhu cầu và làm cán cân cung cầu bị lệch nghiêm trọng.

Do đó, ACBS cho rằng kế hoạch cắt giảm sản lượng thép của Trung Quốc có thể mở ra cơ hội xuất khẩu cho các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thép Việt Nam tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 8,43 tỷ USD, tăng 1,32% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Trung Quốc đạt 1,32 tỷ USD.

Chuyên viên phân tích Huỳnh Anh Huy của ACBS cho rằng mức tăng trưởng xuất khẩu tương tự tháng 9 vừa qua có thể duy trì đến cuối năm nay. Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang Trung Quốc cũng sẽ tăng do Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng. Việc xuất khẩu sang Trung Quốc tăng có thể giúp các nhà sản xuất thép Việt Nam tối đa hóa công suất trong bối cảnh dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ thép trong nước.

Theo Đỗ Lan

2 Likes

Bloomberg: Tỷ phú Trần Đình Long nhắm đến mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD từ sản xuất thiết bị gia dụng

Nguồn vốn dồi dào của Hoà Phát ở thời điểm hiện tại là cơ sở để tỷ phú Trần Đình Long có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác.

Bloomberg: Tỷ phú Trần Đình Long nhắm đến mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD từ sản xuất thiết bị gia dụng

Theo Bloomberg, nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam – CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HPG) có kế hoạch mở rộng sang sản xuất thiết bị gia dụng để đón đầu cơ hội khi các công ty dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc bởi chi phí ngày càng trở nên đắt đỏ.

Theo Chủ tịch Trần Đình Long, Hoà Phát đặt mục tiêu doanh thu từ hoạt động sản xuất này đạt 1 tỷ USD vào năm 2030 và trở thành nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất cả nước. Công ty sẽ tập trung vào các sản phẩm bao gồm máy điều hoà không khí, tủ lạnh, máy lọc nước và máy giặt, với 50% sản lượng dành cho xuất khẩu.

Ông Long cho biết: “Trung quốc có hai vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp lớn phải chuyển sản xuất sang các quốc gia khác”, trong đó có lựa chọn Việt Nam. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vượt ngưỡng 10.000 USD cùng với tình trạng thiếu hụt năng lượng gần đây cũng đang gây áp lực lên chi phí.

Cổ phiếu Hoà Phát tăng khoảng 86% trong năm nay sau khi tăng gấp đôi vào năm 2020, trở thành công ty niêm yết có giá trị lớn thứ tư tại Việt Nam. Doanh thu của Hoà Phát trong 9 tháng đầu năm đã vượt 60% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,65 tỷ USD.

Công ty có “nguồn vốn dồi dào” để tiếp sức cho việc mở rộng, ông Long cho biết thêm là Hoà Phát nhận thấy nhu cầu cao với thiết bị gia dụng tại Việt Nam và các thị trường khác như châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ.

Đông A

Nhịp sống kinh tế

2 Likes

Nam Long (NLG): Doanh thu giảm 76%, quý 3 vẫn lãi lớn nhờ hợp nhất với Southgate

Thứ 6, 22/10/2021, 09:26

Doanh thu giảm mạnh là do đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng đến quá trình nghiệm thu và bàn giao dự án Akari của Nam Long (NLG).

Nam Long (NLG): Doanh thu giảm 76%, quý 3 vẫn lãi lớn nhờ hợp nhất với Southgate

Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã CK: NLG) đã công bố BCTC quý 3/2021 và luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021.

Theo đó riêng quý 3 doanh thu thuần chỉ đạt gần 151 tỷ đồng giảm 76% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt hơn 76 tỷ đồng giảm 39% so với quý 3/2020.

Đáng chú ý hoạt động tài chính mang về cho NLG tới gần 372 tỷ đồng doanh thu cao gấp 23 lần cùng kỳ. Nên mặc dù các chi phí phát sinh đều tăng cao nhưng nhờ doanh thu tài chính lớn, NLG lãi ròng 297 tỷ đồng cao gấp hơn 10 lần cùng kỳ. EPS quý 3 đạt 2.387 đồng.

Nam Long cho biết doanh thu giảm 76% là do đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng đến quá trình nghiệm thu và bàn giao dự án Akari của Nam Long (dự kiến đóng góp 1.349 tỷ đồng doanh thu) trong quý 3/2201. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng là do hợp nhất CTCP Southgate.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần đạt 787 tỷ đồng giảm 39% so với cùng kỳ. LNST đạt 709 tỷ đồng cao gấp 3,4 lần cùng kỳ.

Tính đến 30/9/2021, NLG có lượng hàng tồn kho ở mức rất cao với 17.654 tỷ đồng cao gấp gần 3 lần số dư đầu kỳ. Trong đó tập trung lớn nhất là ở các dự án Izumi, Southgate và Akari.

Diễn biến trên thị trường, cổ phiếu NLG vẫn giữ vững xu hướng tăng điểm từ khoảng tháng 4/2020 đến nay. Hiện chốt phiên 20/10, thị giá đứng tham chiếu 51.000 đồng/cổ phiếu, so với đầu năm 2021 đã tăng 63% về giá trị.

Nam Long (NLG): Doanh thu giảm 76%, quý 3 vẫn lãi lớn nhờ hợp nhất với Southgate - Ảnh 3.

Việt Dũng

4 Likes

Làm thỏ 7 - 8 món gì đấy cơ. Chứ mỗi cà ri như bên này thì đã là gì. :smiley:

1 Likes

Bảy món thì khủng hoảng quá bạn Thỏ xinh đẹp :blush:

1 Likes

22 THÁNG 10, 18:44

Điện Kremlin cho biết chiến lược Nga của NATO xác nhận việc ngừng đối thoại chính thức

Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng Moscow không bao giờ nuôi dưỡng bất kỳ ảo tưởng nào về bản chất của NATO và bản chất này đã một lần nữa được khẳng định

MOSCOW, ngày 22 tháng 10. / TASS /. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các nhà báo hôm thứ Sáu rằng chiến lược của NATO về việc kiềm chế Nga xác thực quyết định của Moscow về việc ngừng đối thoại chính thức với liên minh.

Ông nói: “Điều này xác nhận một cách sinh động tính đúng đắn của các quyết định mà Liên bang Nga đã thông qua vài ngày trước đó liên quan đến việc chấm dứt đối thoại chính thức. Bất kỳ cuộc đối thoại nào trong những điều kiện như vậy chỉ đơn giản là không cần thiết và NATO xác nhận điều đó”.

Thư ký báo chí nhấn mạnh rằng Moscow không bao giờ nuôi dưỡng bất kỳ ảo tưởng nào về bản chất của NATO và bản chất này đã một lần nữa được khẳng định. “Liên minh không được tạo ra vì hòa bình, nó được tạo ra để đối đầu, nó được hình thành và lên kế hoạch cho mục đích này. Liên bang Nga thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình một cách thường xuyên”, ông giải thích. Người phát ngôn nói thêm rằng quá trình này sẽ tiếp tục.

Vào ngày 6 tháng 10, NATO đã quyết định cắt giảm một nửa quy mô phái bộ của Nga trong liên minh từ 20 người xuống còn 10 người, đồng thời thu hồi công nhận của khoảng 8 nhà ngoại giao và loại bỏ thêm 2 vị trí tuyển dụng. NATO đã cho các đặc phái viên Nga đến cuối tháng 10 mới rời Brussels. Đáp lại, ngày 18/10, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Moscow sẽ tạm dừng công việc của phái bộ thường trực tại NATO bắt đầu từ đầu tháng 11 sau động thái của NATO rút lại việc công nhận các đặc phái viên Nga.

Hơn nữa, các hoạt động của Phái bộ Liên lạc Quân sự NATO ở Moscow và Văn phòng Thông tin NATO ở Moscow sẽ bị đóng băng.

Ngày 21/10, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak bên lề cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng NATO cho biết, khái niệm quốc phòng mới của EU, tên gọi Chiến lược La bàn của EU, dự tính “các mối đe dọa xuất phát từ Nga”.

3 Likes