Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

21 THÁNG 10, 15:10

Tàu ngầm Knyaz Oleg bắn thử ICBM Bulava từ Biển Trắng đến phạm vi Kura của Kamchatka

Theo dữ liệu xác nhận của kiểm soát mục tiêu, các đầu đạn của tên lửa đã thành công đến khu vực được chỉ định vào thời gian ước tính

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Knyaz Oleg

© Oleg Kuleshov / TASS

MOSCOW, ngày 21 tháng 10. / TASS /. Bộ Quốc phòng Nga nói với các nhà báo hôm thứ Năm rằng tàu ngầm tên lửa đạn đạo Knyaz Oleg đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Bulava từ Biển Trắng đến dãy Kura ở Kamchatka trong các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước.

"Trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm cấp nhà nước, tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược Knyaz Oleg đã bắn một tên lửa đạn đạo Bulava từ vùng biển của Biển Trắng. Vụ phóng tên lửa đạn đạo được thực hiện từ một vị trí dưới nước đến dãy Kura ở Kamchatka, "cơ quan quân sự cho biết.

Bộ Quốc phòng báo cáo rằng, theo dữ liệu xác nhận của kiểm soát mục tiêu, “các đầu đạn của tên lửa đã tiếp cận thành công khu vực được chỉ định vào thời điểm ước tính.”

Knyaz Oleg là tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy nối tiếp lớp Project 955A Borei-A đầu tiên.

Vào ngày 23/6, Giám đốc điều hành của Nhà máy đóng tàu Sevmash (công ty con của Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất) Mikhail Budnichenko nói với TASS rằng tàu ngầm sẽ trải qua các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước vào nửa cuối năm nay và sẽ được chuyển giao cho Hải quân vào cuối năm nay. Trước đó, TASS đưa tin, trích dẫn một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp-quân sự, rằng tàu phụ Knyaz Oleg sẽ phóng một tên lửa Bulava từ một vị trí dưới nước tới phạm vi Kura ở Kamchatka trong các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước vào tháng 11 năm nay.

Các tàu ngầm lớp Borei và Borei-A, do Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Rubin sản xuất, mang 16 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava và được trang bị các ống phóng ngư lôi 533mm. Theo Bộ Quốc phòng, so với dòng Borei cơ bản, tàu ngầm Borei-A có khả năng tàng hình âm học, cơ động và hoạt động dưới biển sâu tốt hơn, cũng như hệ thống điều khiển vũ khí được cải tiến

3 Likes

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng: ‘Tôi kỳ vọng năm 2023, công nghệ 6G của thế giới sẽ có tiếng nói của Viettel’

Viettel bắt đầu với sản xuất công nghệ cao năm 2007 bằng việc thành lập Trung tâm Công nghệ, sau đó là Viện Nghiên cứu và Phát triển. Đầu năm 2010, Nhà máy thông tin M1 và M3 được Bộ Quốc phòng quyết định chuyển giao về Viettel với kỳ vọng được đặt ra chỉ là Viettel phải chủ động nghiên cứu sản xuất được các thiết bị thông tin quân sự.

Thế nhưng, đến nay, Viettel đã làm chủ và sản xuất được gần như toàn bộ hệ thống mạng viễn thông lõi, như hệ thống tính cước theo thời gian thực (OCS), hệ thống nhắn tin, trạm phát sóng BTS 4G, thiết bị phát sóng 5G…, đứng vào hàng ngũ một trong 5 nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Tương lai sẽ là gì theo chia sẻ của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel?

- Trước khi Viettel bắt đầu bước chân vào lĩnh vực Nghiên cứu sản xuất (NCSX) thiết bị hạ tầng viễn thông, tại Việt Nam đã có nhiều người nghĩ tới, thậm chí cũng thử sức nhưng đều thất bại. Vậy cá nhân ông có niềm tin là Viettel sẽ thành công không?

  • Để NCSX thành công thì phải đảm bảo ít nhất 4 yếu tố. Thứ nhất là tiềm lực công nghệ, bao gồm cả tiềm lực con người làm công nghệ đó. Thứ hai, tài chính mạnh. Thứ ba là mối quan hệ sâu rộng với đối tác công nghệ tầm quốc tế. Thứ tư là thị trường.

Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam nghĩ đến việc làm NCSX nhưng thiếu 1, 2 yếu tố, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Vì vậy, đa số không thành công mà phải đi theo hướng lắp ráp gia công, hợp tác với nước ngoài. Họ không nắm công nghệ lõi, không nghiên cứu, thiết kế, sản xuất linh kiện chủ chốt theo ý muốn của mình, ví dụ như con chip, chỉ làm theo đặt hàng của nước ngoài.

Còn Viettel có đủ các điều kiện nói trên. Đặc biệt, Viettel hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao là viễn thông công nghệ thông tin nên nguồn lực con người, hiểu biết về công nghệ thông tin rất tốt.

Sau quá trình làm cung cấp dịch vụ, năng lực tài chính của chúng ta đã mạnh lên, mối quan hệ với các đối tác nước ngoài rất nhiều, bao gồm cả các đối tác hợp tác dịch vụ và đối tác hợp tác về thiết bị viễn thông CNTT.

Việt Nam là đất nước trăm triệu dân, là thị trường nội địa tốt để nghiên cứu thiết bị dùng cho chính mình. Viettel đã đầu tư vào 10 quốc gia, sở hữu thị trường quốc tế đủ lớn, đủ rộng để tiêu thụ sản phẩm mình làm ra.

Thực lòng, tôi thấy ở Việt Nam đến giờ phút này, chỉ có Viettel đầy đủ 4 yếu tố và đủ nguồn lực bước chân mạnh mẽ vào lĩnh vực NCSX. Khi đưa ra quyết định, ban lãnh đạo Viettel hoàn toàn tin tưởng sẽ thành công.

- Trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, các doanh nghiệp làm dịch vụ sẽ không được phép làm NCSX bởi vì Chính phủ lo ngại, nếu làm đồng thời, họ sẽ sử dụng thiết bị do chính họ sản xuất và có lợi thế hơn các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, nếu vừa sản xuất vừa dùng thì có thể chất lượng không cao lắm vì tâm lý dễ thỏa mãn. Vậy làm thế nào để người Viettel tin rằng sẽ vượt qua được những lo ngại về sự công bằng hay “tự làm tự dùng”?

  • Nó xuất phát từ một điều, đó là lợi ích quốc gia. Đây là điều mà Viettel luôn đặt ra cho mình.

Một, muốn trở thành đất nước phát triển thì Việt Nam phải làm chủ công nghệ lõi, hay trái tim và bộ não của thiết bị. Hai, vấn đề an ninh an toàn của quốc gia được đặt lên rất cao trong một thế giới rất nhiều bất ổn như thế này.

Chính vì thế, Viettel đã nhận trách nhiệm về mình, đảm bảo 2 điều. Một là khi chúng tôi bước chân vào thì phải làm chủ công nghệ lõi, thiết kế thiết bị theo đúng chuẩn, theo mục tiêu của mình. Hai là chỉ khi tự làm ra thì chúng tôi mới có hệ sinh thái sản phẩm đảm bảo vấn đề an ninh quốc gia.

Thực tế, nếu chỉ tiếp tục cung cấp dịch vụ thì Viettel vẫn ổn, nhưng như vậy thì chúng tôi sẽ không thể vượt qua “cái bẫy thu nhập trung bình” được.

- Theo ông, khi làm NCSX, tố chất nào cần ở doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam?

  • Tôi nghĩ, đó là khát vọng.

Nếu chúng ta tiếp tục đi sau thì mãi mãi sẽ đi sau. Thế giới trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, chúng ta đều đi sau và tụt hậu. Cho nên, trong cuộc cách mạng 4.0 này, mong muốn lớn nhất là chúng ta đi ngang bằng với thế giới. Những câu chuyện này đều xuất phát từ khát khao về sự hùng cường của đất nước.

Và ngoài khát khao thì cũng phải liều và có tiềm lực nữa. Chứ có khát vọng, và liều rồi, nhưng không có tiềm lực thì sẽ rất khó làm ở Việt Nam.

- Ông có thể kể một dự án mà hội đủ 3 yếu tố: khát vọng, liều và có tiềm lực, mà Viettel đã thực hiện?

  • Ví dụ như khi làm 5G, chúng tôi rất phân vân. Có những doanh nghiệp đã bỏ ra đến 3 tỷ đô để nghiên cứu rồi mới bắt đầu bán được thiết bị. Viettel là một doanh nghiệp Nhà nước mà chỉ cần bỏ ra 100 triệu đô để đầu tư mạo hiểm đã là rất khó.

Cho nên, khi làm 5G thì cũng phải liều thì mới làm được. Lúc đầu Ban Tổng Giám đốc thống nhất đầu tư 30 triệu đô, “xoay sở” trong số vốn đó, sau này thành công thì bổ sung thêm. Bây giờ khi nhìn vào 5G đã bắt đầu có thành quả thì có thể nhiều người nghĩ khác, nhưng lúc bắt đầu thì đâu giống như vậy.

- Nhìn lại những sản phẩm nghiên cứu sản xuất thiết bị hạ tầng viễn thông, đồng chí “tâm đắc” dự án nào nhất?

  • Chắc mọi người đã nghe nhiều lần về hệ thống OCS (tính cước thời gian thực) của Viettel. Đó là một hệ thống được gọi là “trái tim của nhà mạng”. Trước kia, Viettel phải mua của nước ngoài.

Lúc đầu hệ thống chạy ổn khi toàn dân dùng một gói cước. Nhưng khi người dùng đòi hỏi tính cá nhân cao hơn, sở thích tiêu dùng của các vùng miền, nghề nghiệp khác nhau, hệ thống tính cước của nước ngoài không đáp ứng được về tính linh hoạt, không chăm sóc được từng khách hàng như Viettel mong muốn.

Chúng ta đã quyết định phải làm hệ thống của mình và đến giờ, tôi dám khẳng định, OCS của Viettel vượt mọi OCS trên thế giới. Hệ thống OCS của Viettel đang phục vụ 100 triệu khách hàng.

Đặc biệt, sắp tới, khi cung cấp dịch vụ mobile money, hệ thống OCS này có thể quản lý cả trăm triệu khách hàng một cách linh hoạt và đồng bộ trên một tài khoản viễn thông. Các nhà mạng khác (kể cả Việt Nam hay trên thế giới) đều không thể làm được điều này vì hệ thống tài khoản viễn thông và hệ thống ví điện tử để làm mobile money độc lập với nhau.

- Tuyên bố sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”, việc phát triển các sản phẩm thiết bị hạ tầng viễn thông có phải là một giải pháp để thực hiện mục tiêu này?

  • Nó mang 2 ý nghĩa. Quan trọng nhất khi chuyển đổi số là an ninh an toàn thông tin quốc gia. Chỉ khi nào chúng ta sở hữu một hệ sinh thái đầy đủ thiết bị IoT sensor của mình, camera của mình, server của mình… thì mới an toàn.

Việc thứ hai là bây giờ, sản xuất bất cứ cái gì cũng có thể đưa công nghệ số, lồng trí tuệ nhân tạo vào. Nếu đi mua thiết bị khác, khi cần một chức năng - giả sử như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu - mà đưa sản phẩm của mình vào rất khó. Cho nên chúng ta phải làm chủ.

Bên cạnh đó, khi mua từng thiết bị từ nước ngoài về, nối vào thành hệ thống thì chúng ta lại phải viết các phần mềm chống tin tặc, chống tấn công… Nếu thiết bị do chúng ta tự sản xuất thì ngay từ khâu sản xuất đã đồng bộ phần mềm chống tấn công.

- Dù mới bước chân vào lĩnh vực NCSX nhưng trong chiến lược phát triển đến năm 2025, Tập đoàn đặt ra mục tiêu dẫn đầu Việt Nam và top 5 thế giới về đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa các thiết bị hạ tầng viễn thông, trọng tâm là thiết bị 5G, IoT… Cơ sở nào để Viettel đặt ra mục tiêu lớn như vậy?

  • Lúc ban đầu, thế giới bảo mật công nghệ sản xuất chip rất chặt, không thể tiếp cận. Nhưng khi cần phổ cập hơn thì nhiều công ty trên thế giới đã mở, đưa ra các nền tảng chung để các nước đều phát triển được. Điều đó giúp cho Viettel có nhiều cơ hội hơn để làm.

Hiện nay, trong lĩnh vực thiết bị hạ tầng viễn thông, chúng ta đã làm chủ mảng core, đưa được thiết bị vào chạy. Cuộc chiến ngành viễn thông giờ nằm ở thiết bị thu phát. Theo kế hoạch, đến cuối năm nay Viettel dùng chip macro của 5G chạy cho mạng của mình.

Về tiến độ, tôi thấy hơi chậm một chút nhưng hoàn toàn tin tưởng đến năm 2025, các thiết bị 5G do Viettel sản xuất sẽ được sử dụng trong mạng của mình. Nhưng bài toán khi đó có thể là thế giới bắt đầu 6G rồi, nên đến năm 2023, chúng tôi sẽ phải nghiên cứu 6G để chờ thời điểm ứng dụng ở năm 2028, 2030 chẳng hạn.

- Trong chiến lược phát triển kinh tế Make in Vietnam, chủ quyền công nghệ được nhấn mạnh cần đóng vai trò là mô hình kinh doanh để tất cả những người tham gia thị trường có thể đưa ra những quyết định độc lập và cạnh tranh công bằng. Viettel xác định tinh thần về chủ quyền công nghệ như thế nào trong việc phát triển các thiết bị hạ tầng viễn thông?

  • Những doanh nghiệp NCSX trong ngành viễn thông phải làm theo chuẩn ITU vì doanh nghiệp sản xuất thiết bị và sản xuất đầu cuối là độc lập, phải có chuẩn để mua thiết bị đầu cuối của hãng nào thì khi lắp vào cũng chạy được ở mạng của mình. Tuy nhiên, vì an ninh, chúng ta phải có code riêng, mã hóa riêng. Đặc biệt, cái lõi phải “make in Vietnam”, phải sản xuất ra con chip thì mới chính xác là thiết bị của mình.

Viettel đã sản xuất được các thiết bị nhưng phải hướng tới việc đăng ký sáng chế, đóng góp vào xây dựng chuẩn ITU. Trên thế giới, các hãng lớn nhất là các đơn vị đóng góp tiêu chuẩn, xây dựng nên ITU. Hiện nay Viettel đăng ký rất nhiều bản quyền rồi nhưng bước tiếp theo phải là nằm trong nhóm các đơn vị đóng góp cho chuẩn thế giới.

Tôi kỳ vọng đến năm 2023, trong công nghệ 6G trên thế giới bắt đầu có tiếng nói của Viettel và ITU khi giới thiệu có tên Viettel đã đóng góp bao nhiêu bằng sáng chế, bao nhiêu tiêu chuẩn trong ITU. Năm 2022, Viettel sẽ có chip riêng tự làm.

- Trong chiến lược phát triển kinh tế Make in Vietnam, Chính phủ cũng nhấn mạnh xây dựng chuỗi công nghiệp. Viettel sẽ phát triển chuỗi công nghiệp của mình như thế nào và đóng góp vào chuỗi công nghiệp quốc gia ra sao?

  • Trong chuỗi sản xuất thiết bị phục vụ cho hạ tầng viễn thông, CNTT, Viettel đã sản xuất nhiều thứ rồi, như: IoT, thiết bị thông minh, thậm chí robot, các thiết bị hạ tầng viễn thông kể cả trạm thu phát, hạ tầng điều khiển ở dưới… Ngoài ra, Viettel cũng tạo ra các nền tảng cho tất cả vấn đề chuyển đổi số.

Nói về chiến lược Make in Vietnam, Viettel tập trung hơn đến dân sinh, nền tảng tự động hóa sản xuất, tự động hóa nền nông nghiệp thông minh, y tế, giáo dục; còn ước mơ lớn như vũ trụ thì biết đâu, vài năm nữa người Viettel cũng sẽ làm…

Có thể một ngày nào đấy, người Viettel cũng ước mơ bay vào vũ trụ như Jeff Bezos và bắt tay sản xuất tàu vũ trụ.

Hoàng Ly

3 Likes

Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến: Không quá 5

Thứ 7, 23/10/2021, 13:11

“Giá người máy rẻ hơn, từ khoảng 300.000 USD nay tụt xuống còn 40.000 USD thôi. Khi đó chúng ta không có cách nào đua được với người máy về năng suất lao động, chất lượng, thời gian làm việc liên tục với người máy. Hàng triệu người trẻ, rất trẻ sẽ thất nghiệp”, Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến nhận định.

Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến: Không quá 5 - 7 năm nữa, hàng triệu bạn trẻ sẽ bị mất việc!

"Với nhiều quốc gia trên thế giới, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển quan trọng. Đối với Việt Nam, Covid-19 đã cho thấy chúng ta cần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết.

Với sự phát triển của kinh tế số, ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT FPT Telecom - cho rằng có 4 nhóm người trẻ chúng ta cần quan tâm.

- Nhóm 1: Những người sẽ mất việc bởi kinh tế số

Tôi đã trình bày rất nhiều lần, trong vòng không quá 5 - 7 năm nữa, Việt Nam sẽ có hàng triệu người trẻ đang có công ăn việc làm sẽ mất việc làm bởi kinh tế số”, ông Hoàng Nam Tiến cho biết tại Hội thảo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam”.

“Chúng ta đã và đang nhìn thấy rất rõ 2,7 triệu công nhân may; 1,7 triệu công nhân liên quan lĩnh vực giầy da; gần 1 triệu công nhân lắp ráp điện tử… Nhóm công nhân này, về cơ bản, khoảng 70% sẽ thất nghiệp trong vòng 10 năm tới. Lý do rất đơn giản là người máy sẽ thay thế”.

Trước Covid, nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn việc đưa người máy vào các nhà máy tại Việt Nam. Nhưng sau giai đoạn vừa qua, ông Tiến khẳng định hàng loạt người máy sẽ được đưa vào Việt Nam.

"Giá người máy rẻ hơn, từ khoảng 300.000 USD/người máy thì nay tụt xuống còn 40.000 USD thôi. Khi đó chúng ta không có cách nào đua được với người máy về năng suất lao động, chất lượng, thời gian làm việc liên tục với người máy".

“Hàng triệu người trẻ, rất trẻ sẽ thất nghiệp”, ông Tiến nói.

- Nhóm 2: Công dân toàn cầu

Trong thế giới phẳng, những người tài năng của Việt Nam đủ sức cạnh tranh sòng phẳng trên thế giới về công nghệ, trình độ - những người mà ông Tiến gọi là “công dân toàn cầu”. Chủ tịch FPT Telecom cho rằng đấy là nhóm nhân lực chúng ta cần tập trung đào tạo.

Đây là trách nhiệm của các trường đào tạo, đặc biệt là doanh nghiệp”, ông Tiến nói.

- Nhóm 3: Đào tạo cho những người làm chủ

Nhóm “người làm chủ” ông Tiến bao hàm cả các quan chức Nhà nước, lãnh đạo các địa phương, đặc biệt là chủ các doanh nghiệp về việc sử dụng công nghệ.

Tôi muốn nói đây là đào tạo, không phải dự hội thảo. Tôi chứng kiến rất rất nhiều các hội thảo dành cho các nhà lãnh đạo rồi, chỉ dự hội thảo thôi không ăn thua đâu”, vị Chủ tịch FPT Telecom nhìn nhận.

- Nhóm 4: Trẻ em

“Chúng ta có gần 20 triệu học sinh - sinh viên, chúng ta phải đưa vào phương pháp giáo dục mới. COVID-19 vừa rồi rất tàn nhẫn nhưng các cháu, các con đã biết cách học online như thế nào. Chúng tôi tạm gọi là Edu-Next, tức chúng ta phải có một Next-generation – một thế hệ mới về đào tạo”.

“Điều này chắc chắn không thể chỉ là nhiệm vụ của Chính phủ, của Bộ giáo dục và đào tạo, mà cần sự tham gia của cả các doanh nghiệp công nghệ”, ông Tiến khẳng định.

Doanh nghiệp cứ yên tâm, nhưng 5 năm nữa không chuyển đổi số, các anh chị còn tồn tại không thì là một câu hỏi lớn!

Báo cáo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” cho thấy, nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030. Khoản tiền này tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020. Dự kiến, các lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất là sản xuất, nông nghiệp và thực phẩm, giáo dục và đào tạo.

Đào tạo nhân lực là một trong ba trụ cột hành động quan trọng để Việt Nam nắm bắt tối đa cơ hội số, TS. Fraser Thompson – Công ty AlphaBeta - cho biết.

TS. Thompson khuyến nghị Chính phủ cần tập trung mạnh mẽ vào việc trang bị cho nhân lực hiện tại và lực lượng lao động tương lai các kỹ năng số cần thiết để tiếp cận các cơ hội kỹ thuật số, thông qua các chương trình đào tạo kỹ năng số dành riêng cho từng lĩnh vực, tăng cường cơ hội học nghề liên quan Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM).

Đồng thời, chú trọng hơn vào “kỹ năng mềm” trong chương trình giảng dạy từ mẫu giáo đến lớp 12.

Hai trụ cột còn lại cần hành động là Phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước và Phát triển một môi trường thuận lợi cho thương mại số.

Các quy định chuyển giao công nghệ quốc tế và cải tiến cơ sở hạ tầng số đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng số trong nước. Việt Nam có thể tiến xa hơn trong việc giải quyết những khoảng trống về phạm vi bao phủ của cơ sở hạ tầng số, cũng như rào cản pháp lý mà các nhà lập trình trong nước đang phải đối mặt, giúp họ kinh doanh dễ dàng hơn”, báo cáo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” của AlphaBeta cho biết.

Liên quan đến việc chuyển đổi số ở cấp độ doanh nghiệp, ông Tiến hài hước nhận định: "Tôi chưa gặp công ty nào chuyển đổi số mà chết cả, cho nên doanh nghiệp cứ yên tâm. Nhưng 5 năm nữa không chuyển đổi số, các anh chị còn tồn tại không thì là một câu hỏi lớn".

4 Likes

Năm 2021: Nhiều án kinh tế lớn được phát hiện khởi tố, tội phạm tham nhũng tăng 15,2%

Báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV cho biết năm 2021, tình hình an ninh, chính trị được bảo đảm, nhưng tình hình tội phạm gia tăng.

Năm 2021: Nhiều án kinh tế lớn được phát hiện khởi tố, tội phạm tham nhũng tăng 15,2%

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã trình bày báo cáo về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Báo cáo cho biết, năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội. Mặc dù, tình hình an ninh, chính trị được bảo đảm, nhưng tình hình tội phạm gia tăng.

Lan Trinh - Cát Tường - Sĩ Thanh - Kiều Minh Tuấn - Baggio quậy tưng hậu trường Du Lịch Kỳ Thú

Cụ thể, ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố mới 86.032 vụ án, tăng 2,1% so với năm 2020, trong đó, có nhiều vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã được phát hiện khởi tố. Tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng nhiều nhất (15,2%) chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực đầu tư công, quản lý đất đai.

Một số loại tội phạm phát sinh có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, số vụ án xâm phạm trật tự xã hội tăng 6%; tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, tổ chức đánh bạc và tội phạm về ma túy xảy ra nhiều vụ với quy mô rất lớn.

Các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại và khiếu kiện hành chính giảm so với cùng kỳ năm trước, ngành Kiểm sát đã kiểm sát giải quyết 407.985 vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, giảm 10,7%; kiểm sát giải quyết 8.127 vụ án hành chính sơ thẩm, giảm 11,6%. Dự báo sắp tới tình hình tội phạm sẽ phức tạp hơn sau Covid 19 do mất việc làm, không có thu nhập và các tranh chấp dân sự, kinh tế sẽ tăng.

Trong năm, toàn ngành Kiểm sát đã kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết 144.437 nguồn tin về tội phạm, tăng 2,2%; đã ban hành 105.717 văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, tăng 2,5%; trực tiếp kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm 1.312 cuộc tại Cơ quan điều tra;….

Qua kiểm sát, đã phát hiện, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 857 vụ án, tăng 8,3%; đã ra quyết định hủy 140 quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố vụ án thiếu căn cứ pháp luật. Đồng thời, trực tiếp ra 16 quyết định khởi tố vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra;…

Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát việc bắt, tạm giữ 76.136 người; đã trực tiếp, tham gia lấy lời khai đối với 42.773 người nhằm bảo đảm việc ban hành các quyết định phê chuẩn có căn cứ, đúng pháp luật. Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 117.220 vụ/175.617 bị can, tăng 6,1% về số vụ và 8,6% về số bị can. Trong đó, có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhiều vụ án làm lây lan dịch bệnh và chống người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch Covid-19.

Đã ban hành 84.013 yêu cầu điều tra, tăng 8,5%; trực tiếp hỏi cung 45.934 bị can, không phê chuẩn 501 lệnh, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; trực tiếp hủy 694 quyết định tạm giữ, 35 quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án không có căn cứ hoặc trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra bắt tạm giam 78 bị can theo đúng quy định pháp luật.

Tỷ lệ người bị bắt, tạm giữ sau đó chuyển xử lý hình sự đạt 98,8%, tăng 0,8%. Số vụ án Viện kiểm sát truy tố đúng thời hạn đạt tỷ lệ 100%, vượt 10% và số bị can Viện kiểm sát truy tố đúng tội danh đạt tỷ lệ 99,99% vượt 4,99% so với chỉ tiêu trong Nghị quyết 96 của Quốc hội. Số bị can phải đình chỉ do không phạm tội chiếm tỷ lệ rất nhỏ (16/175.617 bị can) so với số đã xử lý và giảm 33,3% so với năm 2020.

Kết quả, toàn ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử 87.933 vụ/157.135 bị cáo. Thông qua công tác kiểm sát xét xử, đã phát hiện nhiều vi phạm và ban hành 971 kháng nghị phúc thẩm, tăng 7,5%.

Linh Anh

2 Likes

Các Chàng Lái các mã BĐS. Né chỗ nào có khuyết điểm ra ạ :blush:

2 Likes

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần “mạnh tay” hơn

Thứ 7, 23/10/2021, 12:02

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 với một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng nhiều ý kiến cho rằng vẫn chưa đủ mạnh.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần “mạnh tay” hơn

Nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành cho biết chính sách hỗ trợ giảm thuế TNDN không có nhiều tác dụng.

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Đó là giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỉ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.

Đồng thời, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý 3 và quý 4/2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021 do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư quyết định.

Giảm thuế GTGT kể từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12/2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ vận tải; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch; Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc… Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế GTGT được giảm 30%.

Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020. Không áp dụng quy định tại khoản này đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty vận tải Kim Phát, cho hay vừa đọc được thông tin về Nghị quyết 406 của Quốc hội và rất mừng vì thuộc diện sẽ được giảm 30% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2021. Ước tính doanh thu cả năm nay sẽ đạt hơn 20 tỉ đồng, trong đó bao gồm VAT 10% là khoảng 2 tỉ đồng. Nếu được giảm 30% thuế VAT, tương đương doanh nghiệp có thể giảm được hơn 600 triệu đồng và đây cũng là một khoản tiền để duy trì hoạt động.

KHÁM PHÁ NHỮNG CHÂN TRỜI - RỪNG NAM CÁT TIÊN I P336 BAND (TẬP 1)

“Giảm thuế TNDN 30% thực sự là không nhiều vì có thể năm nay công ty lãi rất thấp. Nhưng cộng với mức giảm thuế VAT thì có hỗ trợ được phần nào tốt phần đó. Chúng tôi mong các cơ quan có hướng dẫn thực hiện nghị quyết này cần sự rõ ràng, đồng bộ để việc làm thủ tục không quá mất thời gian hay phải chờ xét duyệt khiến doanh nghiệp phải nản”, ông Nguyễn Ngọc Thanh nói.

Mặc dù ghi nhận việc Quốc hội ra chính sách giảm 30% thuế TNDN cho các đơn vị có doanh thu dưới 200 tỉ đồng cũng sẽ hỗ trợ phần nào cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết, hiện nay chi phí nguyên liệu, hoạt động đều tăng cao nên chưa biết cả năm có lợi nhuận hay không. Nếu công ty không còn lợi nhuận hay bị lỗ thì không phải đóng thuế TNDN và quy định này xem như không cần thiết.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Vietravel, cho rằng dù Nghị quyết 406 đưa ra một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và trong đó có nhắc đến ngành vận tải, du lịch nhưng không có tác dụng với công ty ông và nhiều công ty lữ hành, lưu trú khác bởi nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, không có doanh thu thì việc giảm thuế TNDN hay giảm thuế VAT cũng không giúp đỡ gì để khôi phục lại hoạt động.

Hơn nữa, các chính sách hỗ trợ này chỉ thực hiện đến hết 2021 thì chỉ còn hơn 2 tháng là quá ngắn, cũng chưa kịp ngấm đối với những công ty có hoạt động trở lại. “Một cơ thể đã ốm nặng giờ còn chưa ngồi dậy nổi thì không thể trong vòng 2 tháng khỏe mạnh bình thường lại. Các doanh nghiệp vận tải như hàng không, du lịch, lưu trú… hầu như đã tê liệt từ năm 2020 và đặc biệt trong năm nay đang cần có giải pháp hỗ trợ quyết liệt, dứt khoát hơn mới có thể trở lại hoạt động được”, ông Kỳ nhấn mạnh.

Éo le hơn, trong khi nhiều doanh nghiệp lo không có doanh thu sẽ không tiếp cận được ưu đãi, thì nhiều doanh nghiệp lo con số doanh thu vượt 200 tỷ đồng sẽ không được ưu đãi giảm thuế. Vấn đề đặt ra tại sao doanh nghiệp có doanh thu trên 200 tỷ đồng vẫn mong ưu đãi? Câu chuyện doanh thu cao nhưng không đồng nghĩa với lợi nhuận doanh nghiệp tăng.

Doanh nghiệp logistics hoạt động vận tải quốc tế ghi nhận doanh thu tăng vọt nhưng hoạt động khó khăn, áp lực dòng tiền lớn cần được hỗ trợ.

“Có một thực tế là 2 năm gần đây, giá cước vận chuyển “leo thang”, nhiều chặng giá cước tăng gấp 10 lần khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động vận tải quốc tế ghi nhận doanh thu tăng. Tuy nhiên, thực tế điều này không tương đương với lợi nhuận doanh nghiệp tăng, thậm chí áp lực về dòng tiền với các hãng tàu, hàng không và công nợ của chủ hàng với doanh nghiệp là FWD còn lớn hơn”, đại diện một doanh nghiệp logistics chia sẻ.

Do đó, các doanh nghiệp mong muốn chính sách ưu đãi giảm thuế cần linh hoạt với doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, không bó hẹp chính sách hỗ trợ với doanh nghiệp doanh thu dưới 200 tỷ đồng như Nghị quyết ban hành.

Thậm chí, theo ông Nguyễn Quốc Kỳ phân tích, năm 2008 khi kinh tế suy thoái, Quốc hội đã có chính sách giảm 50% thuế VAT (từ 10% xuống còn 5%) và kéo dài trong vòng 2 năm. Hiện nay các doanh nghiệp vừa bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo theo kinh tế suy thoái thì chính sách lại thấp hơn, chỉ giảm 30% thuế VAT và thời gian ngắn hơn là chưa hợp lý.

Theo Thy Hằng

2 Likes

Đô la Mỹ kết thúc thấp hơn bất chấp việc gia tăng đặt cược khi Fed tăng, chứng khoán Mỹ đạt kỷ lục mới

23 Tháng 10 21, 10:54 GMT

Các thị trường đã biến đổi một chút vào tuần trước và có khả năng đã đi vào chế độ hợp nhất trong ngắn hạn. Đồng đô la kết thúc ở mức thấp hơn mặc dù các nhà giao dịch tiếp tục đặt cược vào việc Fed tăng lãi suất vào năm tới. Thật vậy, khả năng tăng giá vào tháng 6 hiện nay cao hơn không. Đô la Canada tệ hơn bất chấp sức mạnh bền bỉ của dầu.

Đồng Yên đang phục hồi trong khi đồng Franc Thụy Sĩ mạnh lên với lợi suất kho bạc tăng trong nền. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức cuối cùng đạt -0,1% và lợi suất trái phiếu JGB kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đang trên đà đạt mức 0,1%. Chứng khoán Mỹ cũng đạt mức cao kỷ lục mới, mặc dù sự bứt phá không sạch. Đô la New Zealand là đồng đô la mạnh nhất do kỳ vọng ngày càng tăng về một đợt tăng RBNZ sắp xảy ra, nhưng hoạt động mua đã không diễn ra.

Thị trường định giá 62% khả năng Fed tăng vào tháng 6 năm sau

Nhìn chung, các bình luận từ các quan chức Fed vào tuần trước khẳng định thêm rằng việc giảm lãi suất đang trên đường được công bố vào tháng 11. Mặc dù chưa đến thời điểm tăng lãi suất nhưng ngày càng có nhiều lo ngại rằng tình trạng tắc nghẽn nguồn cung và lạm phát cao sẽ còn kéo dài. Do đó, Fed có thể tiến hành tăng lãi suất sớm hơn.

Cụ thể, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã chỉ ra vào thứ Sáu, “rủi ro rõ ràng là hiện nay đối với các nút thắt cổ chai lâu hơn và dai dẳng hơn và do đó, lạm phát cao hơn”. Ông chỉ ra rằng, “chính sách của chúng tôi có vị trí tốt để quản lý một loạt các kết quả hợp lý. Chúng ta cần quan sát, theo dõi cẩn thận và xem liệu nền kinh tế có đang phát triển phù hợp với kỳ vọng của chúng ta hay không, và điều chỉnh chính sách cho phù hợp. ” Điều đó được các thị trường coi là mở đầu cho việc tăng lãi suất sớm.

Theo các hợp đồng tương lai của quỹ được cung cấp, các nhà giao dịch hiện đang định giá chỉ có 38% khả năng tỷ lệ quỹ liên bang duy trì ở mức 0-0,25% vào tháng 6 năm sau. Có nghĩa là, có 62% khả năng tăng giá vào thời điểm đó, so với ít hơn 20% một tháng trước đây.

Cơ hội cho các quỹ liên bang duy trì ở mức 0-0,25% vào cuối năm 2022 hiện đã giảm xuống chỉ còn 4,52%. Có nghĩa là, các nhà giao dịch đang định giá hơn 95% mức tăng.

DOW và S&P 500 lập mức cao kỷ lục mới

Cả DOW và S&P 500 đều tạo ra mức cao kỷ lục mới trong tuần trước nhưng sự bứt phá vẫn chưa quá thuyết phục. Tuy nhiên, triển vọng ngắn hạn của DOW sẽ tiếp tục tăng miễn là đường EMA 55 ngày (hiện ở mức 34827,37) được giữ vững. Mục tiêu ngắn hạn tiếp theo sẽ là 38,2% dự báo 26143,77 lên 35091,56 từ 33613,03 tại 37031,08. Việc phá vỡ vững chắc ở đó sẽ đảm bảo đà tăng trung hạn. Sự phát triển như vậy, cùng với lợi suất tăng và kỳ vọng tăng Fed ngày càng tăng, sẽ khá lạc quan.

Mức tương đương cho S&P 500 sẽ là đường EMA 55 ngày (hiện tại là 4420,56) và dự báo 38,2% là 3233,94 lên 4545,85 từ 4278,94 tại 4780,07.

Lợi tức kỳ hạn 10 năm kéo dài đà phục hồi lên mức cao 1.765

Lợi suất kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng vào tuần trước, đóng cửa ở mức 1,655. Tuy nhiên, mức tăng tiếp tục sẽ có lợi miễn là hỗ trợ 1.507 được giữ, để kiểm tra lại mức cao 1.765. Tại thời điểm này, động lượng tăng như được chỉ ra trong MACD hàng ngày chỉ là ổn định và không đảm bảo một sự phá vỡ quyết định ở đó. Sự phát triển này trước hết có thể hạn chế sự phục hồi của Dollar và thứ hai, làm chậm việc bán tháo của Yen. Cụ thể là USD / JPY sẽ cần một sự phá vỡ vững chắc ở mức 1,765 trong TNX để hỗ trợ nó vượt qua mốc 115.

Chỉ số đô la kéo dài kéo trở lại từ 94,56

Chỉ số Dollar Index đã kéo dài đà kéo trở lại từ 94,56 bất chấp lợi suất tăng và kỳ vọng tăng Fed vào năm tới. Miễn là đường EMA 55 ngày (hiện ở mức 93,30) được giữ vững, thì hình thức tăng gần đây 89,53 vẫn có lợi để tiếp tục. Tuy nhiên, mức thoái lui 38,2% 102,99 đến 89,20 tại 94,46 sẽ vẫn là một rào cản chính cần vượt qua, trừ khi TNX có thể vượt qua mức cao 1,765. Trong khi đó, sự phá vỡ vững chắc của đường EMA 55 ngày sẽ cho thấy rằng điểm yếu của Dollar đang lan rộng từ các loại tiền tệ hàng hóa sang chống lại tất cả mọi người.

3 Likes

Cam kết CFTC của các nhà giao dịch - Cuộc tập hợp liên tục đã đưa giá dầu thô lên mức cao nhất trong 7 năm

23 Tháng 10 21, 09:42 GMT

Theo báo cáo Cam kết thương nhân của CFTC trong tuần kết thúc vào ngày 19 tháng 10, CHIỀU DÀI MẠNG của dầu thô tương lai tăng +24 818 hợp đồng lên 429 594. Đầu cơ dài thêm +1 719 hợp đồng nhưng quần short giảm xuống -23 099 hợp đồng. Hợp đồng dầu thô WTI giao tháng trước đã tăng 7 tuần liên tiếp lên mức được thấy lần cuối vào năm 2014 do tình trạng thiếu điện. Đối với các sản phẩm dầu tinh luyện, NET LENGTH đối với dầu sưởi giảm -12 696 hợp đồng xuống 26 441, trong khi đối với xăng tăng +1 449 hợp đồng lên 48 642. NET SHORT của khí đốt tự nhiên kỳ hạn tăng +168 hợp đồng lên 131 070 trong tuần.!

NET LENGTH của hợp đồng vàng tương lai tăng +7 810 hợp đồng lên 193 349. MẠNG NET của hợp đồng tương lai tăng +12 369 hợp đồng lên 30356. Đối với PGM, NET LENGTH của hợp đồng tương lai bạch kim Nymex tăng +3 925 hợp đồng lên 14 844, trong khi NET SHORT cho hợp đồng palađi tương lai giảm -80 hợp đồng xuống còn 2,416.

2 Likes

VẺ VANG CHO GIỚI TRI THỨC VIỆT NAM CÓ MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ GIỎI! ĐÂY MỚI LÀ TẤM GƯƠNG NOI THEO…

TIẾN SĨ KHOA HỌC ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM

Không những là tiến sĩ vật lý đầu tiên mà Hoàng Thị Nga còn là tiến sĩ khoa học cơ bản đầu tiên của Việt Nam.

Hoàng Thị Nga (1903-1970) quê ở làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông, là con gái của quan tuần phủ Hoàng Huân Trung. Sau khi đỗ tú tài phần nhất, bà sang Pháp học tú tài phần hai rồi vào học tại Viện Khoa học (Faculté des Sciences) ở Paris. Sau khi đỗ cử nhân về khoa học, bà học tiến sĩ và bảo vệ luận án tiến sĩ vào ngày 19-3-1935.

Với luận án có tên Propriétes photovoltaique des substances organiques (Tính chất quang điện của các chất hữu cớ), bà nhận được bằng tiến sĩ hạng ưu.

Tạp chí Khoa học số 97, ra ngày 1.7.1935 có bài “Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ tiến sỹ về khoa học vật lý” nói về vị tiến sĩ này như sau:

Hội đồng, sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng tiến sỹ vào ưu hạng. Cô lại còn được khen về phương diện sư phạm nữa. Công chúng đến xem kỳ thi ấy đều tâm phục cái tài khoa học của một cô gái Việt Nam. Cô Hoàng Thị Nga lấy được bằng tiến sỹ khoa học trước nhất ở nước Nam này, thật cô đã làm vẻ vang cho nhà, cho nước, nhất là cho phái nữ lưu, cho các trường cô tòng học, cho các giáo sư đã luyện tập cho cô được thành tài, như ông Petelot, Bernard.

Hơn nữa bà còn được dư luận tuyên truyền là “cứng đầu, cứng cổ” dám kiện Chính phủ Pháp về tội thất tín. Ở Paris giới chức Pháp đã hứa cho bà về dạy ở trường đại học nhưng khi về nước, giới chức Đông Dương lại chỉ cho bà dạy ở trường trung học. Bà đã xin trở lại Pháp và kiện chính phủ về tội thất tín, đòi bồi thường mọi chi phí di chuyển…

Bà Hoàng Thị Nga được chính quyền Pháp cử làm giáo sư Trường cao đẳng Khoa học từ 15-5-1945; và đến 15-8-1945 thì đề bạt hiệu trưởng. Sau cách mạng tháng 8, bà được giữ lại làm giám đốc đại học Khoa học.

"Được độ hai tháng sau khi khai trường, thì tôi không thấy bà đến trường làm việc nữa. Trước đó thường ngày bà đến rất đúng giờ vì nhà bà ở ngay phố Lý Thường Kiệt. Một số thầy giáo trong đó có tôi đã không hiểu tại sao? Ít lâu sau thì nghe tin bà đã rời Việt Nam về Pháp. Sau này, anh Phạm Mậu Quân, thầy giáo ở phòng Vật lý cùng bộ môn với bà có cho biết là anh có tới thăm bà thì được bà kể cho biết là một buổi sáng tới trường, bà bị một anh bộ đội giải phóng người Tày đứng gác cổng trường hỏi, chắc thấy bà quá dị dạng trong bộ Âu phục lạ mắt, “Ê, con me kia đi đâu?”, bà điềm tĩnh trả lời “Tôi là giám đốc trường Đại học Khoa học”. Anh này không chịu, hỏi tiếp “Giấy phép đâu?”, bà nói “Giấy phép tôi để ở nhà”. Anh này khoát tay súng “Không giấy phép, không được vào” và bà đã bỏ về nhà thẳng. Tối hôm đó bà viết thư từ chức gửi lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên. Nghe nói, sau vài hôm Hồ Chủ Tịch có mời bà tới gặp Người và thuyết giải nhưng không có kết quả. Bà đã trở lại Pháp tiếp tục làm việc nghiên cứu ở phòng thí nghiệm vật lý Sorbonne. Sau khi biết chuyện này, chúng tôi cảm thấy đây quả là một phụ nữ Việt Nam “Cứng đầu, cứng cổ” danh bất hư truyền. " - Giáo sư Đào Văn Tiến kể.

Bà quay trở lại nước Pháp và tham gia trong nhóm phát minh sáng chế vô tuyến màu ở Pháp, nên được nước Pháp vinh danh bằng cách ghi tên bà trên Bia tưởng niệm ở Nghĩa trang Danh nhân Pháp.
———————

*Nguồn: Báo Thanh Niên, jcp.edpscience.co, hồi ký của GS Đào Văn Tiến, Thư Viện Quốc gia Việt Nam.

3 Likes

Bình luận Kinh tế & Tài chính hàng tuần: Sự gián đoạn kinh tế ở Trung Quốc và Vương quốc Anh CPI thúc đẩy Cược tăng lãi suất BoE

23 Tháng 10 21, 04:05 GMT

Tóm lược

Hoa Kỳ: Sản xuất dây chuyền cung cấp quay vòng

  • Những khó khăn trong chuỗi cung ứng tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực nhà máy. Sản xuất công nghiệp giảm 1,3% trong tháng Chín. Các chuỗi giá trị rối ren đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu vật liệu xây dựng và cản trở việc xây dựng nhà mới. Trong tháng 9, số lượng nhà ở bắt đầu và giấy phép xây dựng giảm lần lượt là 1,6% và 7,7%. Nhu cầu mua nhà vẫn mạnh mẽ, bằng chứng là doanh số bán nhà hiện có tăng 7,0%.
  • Tuần tới: Hàng hóa lâu bền (Thứ 4), GDP thực tế quý 3 (Thứ 5), Thu nhập & Chi tiêu cá nhân (Thứ 6)

Quốc tế: Kinh tế bất ổn ở Trung Quốc và Anh Quốc CPI thúc đẩy Cược tăng lãi suất BoE

  • Những hạn chế từ đợt bùng phát COVID mới ở Trung Quốc, những thay đổi về quy định đè nặng lên thị trường tài chính địa phương và sự sụp đổ tiềm tàng của Evergrande đều góp phần vào sự suy giảm hoạt động kinh tế Trung Quốc. Ở Anh, lạm phát đã có xu hướng tăng trong vài tháng qua. Mở cửa lại nền kinh tế kết hợp với số dư hộ gia đình dồi dào đã thúc đẩy tăng trưởng giá cả vượt xa mục tiêu lạm phát của Ngân hàng Trung ương Anh.
  • Tuần tới: Ngân hàng Canada (Thứ 4), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (Thứ 5), GDP của Eurozone (Thứ 6)

Thông tin chi tiết về thị trường tín dụng: Mua ngay, các gói trả sau Khuếch đại ngay trước mùa lễ

  • “Mua ngay, thanh toán sau” (BNPL) là một giải pháp thay thế cho việc mua hàng bằng thẻ tín dụng truyền thống phục vụ cho người tiêu dùng bằng cách cho phép chia các giao dịch mua lớn hơn thành các khoản thanh toán nhỏ hơn, phân tán đồng đều. Sự linh hoạt này đã dẫn đến những lo ngại về việc cho phép người tiêu dùng mua các mặt hàng mà họ có thể không thực sự đủ khả năng chi trả. Bảng cân đối của hộ gia đình vẫn ổn định, nhưng mô hình chi tiêu có thể thay đổi vì các phương thức thanh toán dựa trên web mới này đang được các nhà bán lẻ lớn lựa chọn trái và phải ngay trong dịp lễ.

Chủ đề trong tuần: Jingle Bell Block: Bán hàng vào dịp lễ trong thời kỳ khủng hoảng chuỗi cung ứng

  • Trong một năm có khả năng đặc trưng bởi tình trạng khan hiếm hàng tồn kho, không có đủ nhân viên bán hàng trong cửa hàng hoặc tài xế giao hàng để mua hàng thương mại điện tử, dự báo của chúng tôi cho biết doanh số bán hàng vào dịp lễ sẽ tăng 11% trong năm nay. Nhưng đừng nhầm, chúng tôi không mong đợi đây sẽ là một mùa mua sắm trong kỳ nghỉ vui vẻ cho các nhà bán lẻ. Cuộc gọi của chúng tôi cho biết nhiều hơn về việc các danh mục bán hàng vào dịp lễ đã đến bao xa trong năm nay hơn là về vị trí doanh số bán hàng dẫn đầu trong ba tháng còn lại của năm.
2 Likes

Điểm mấu chốt hàng tuần: Lạm phát tiếp tục dai dẳng

23 Tháng 10 21, 04:12 GMT

Điểm nổi bật của Hoa Kỳ

  • Lạm phát vẫn là tâm điểm chú ý trong tuần này do các chỉ số kinh tế đưa ra ít bằng chứng về sự điều tiết trong sự gián đoạn từ phía cung.
  • Thị trường trái phiếu tiếp tục đánh giá lại đường lối của chính sách tiền tệ, kéo theo kỳ vọng về đợt tăng lãi suất đầu tiên đến tháng 9 năm 2022.

Điểm nổi bật của Canada

  • Ngân hàng Canada đã công bố Khảo sát Triển vọng Kinh doanh và Khảo sát Kỳ vọng của Người tiêu dùng Canada cho quý thứ ba. Cả hai đều cho thấy sức mạnh nhu cầu trên diện rộng, nhưng cũng làm tăng kỳ vọng lạm phát.
  • Công bố CPI tháng 9 cho thấy lạm phát tăng thêm (4,4% / năm), với áp lực giá hiện nay trên diện rộng hơn. Theo lưu ý này, các thị trường thu nhập cố định đang định giá trong các đợt tăng lãi suất sớm hơn.

Tính năng đặc biệt: Cung cấp năng lượng toàn cầu thu hút sự chú ý

  • Công việc từ xa đã trở nên phổ biến trong thời kỳ đại dịch bùng phát nhưng đã giảm dần theo thời gian, cùng với việc cải thiện tình trạng sức khỏe cộng đồng. Xu hướng này dự kiến ​​sẽ tiếp tục khi đại dịch tiến sâu hơn vào gương chiếu hậu.
  • Tương lai của công việc vẫn còn nhiều thay đổi, nhưng các cuộc khảo sát cho thấy sở thích của người lao động nghiêng về sự sắp xếp công việc kết hợp / linh hoạt. Điều này ủng hộ quan điểm rằng công việc từ xa sẽ tiếp tục đóng một vai trò nặng nề hơn so với trước đại dịch.

Hoa Kỳ - Lạm phát vẫn tiếp tục

Lạm phát vẫn là tâm điểm chú ý trong tuần này khi các nhà phân tích tranh luận về bản chất dai dẳng của nó. Bài báo về sản xuất công nghiệp của tháng 9, công bố mức giảm bất ngờ 1,3% so với tháng trước, mang lại ít sự thoải mái vì tình trạng thiếu hụt đầu vào thể hiện rõ trong báo cáo. Trong khi chỉ số phụ nguyên vật liệu giảm chủ yếu là do tình trạng ngừng hoạt động tạm thời liên quan đến cơn bão Ida, thì hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng tiếp tục bị gián đoạn từ phía nguồn cung, đẩy thành phần đồ bền xuống -3,7% so với tháng trước.

Dữ liệu thị trường nhà đất cũng báo hiệu áp lực giá mạnh. Mặc dù niềm tin vào nhà xây dựng ở mức cao gần như mọi thời đại, nhưng giá nhà ở bắt đầu giảm vào tháng 9, phần lớn phản ánh cuộc đấu tranh tiếp tục của các nhà xây dựng với tình trạng tắc nghẽn nguồn cung và giá hàng hóa tăng cao. Trong khi đó, doanh số bán nhà hiện tại gây bất ngờ ở chiều ngược lại với con số hàng tháng cao hơn dự kiến ​​là 7,0%, cho thấy nhu cầu vẫn mạnh, đặc biệt là ở thị trường một gia đình (Biểu đồ 1). Việc tăng có thể chỉ diễn ra một lần, được kích hoạt bởi những người mua kéo về phía trước để tận dụng lợi thế của lãi suất thế chấp thấp (nhưng đang leo thang). Tuy nhiên, nếu nhu cầu nhà ở duy trì sức mạnh gần đây và nguồn cung không theo kịp, tốc độ tăng giá nhà khó có thể chậm lại nhiều. Tăng trưởng giá nhà trung bình vẫn ổn định ở mức hai con số so với mức của năm trước vào tháng Chín.

Trong khi giá nhà tăng không được phản ánh đầy đủ trong thành phần chi phí nhà ở của các biện pháp lạm phát tiêu dùng (ước tính chi phí dịch vụ nhà ở chứ không phải giá của chính tài sản), sự gia tăng liên tục của nhu cầu nhà ở không được đáp ứng bởi nguồn cung mới sẽ đẩy lạm phát cao hơn. Sự gia tăng hơn nữa trong tốc độ tăng giá cho thuê nhà có thể là nguyên nhân thuyết phục Fed bắt đầu chu kỳ tăng giá. Trong một bài phát biểu tuần này, Thống đốc Fed Waller lưu ý rằng ông đang “theo dõi chặt chẽ giá dịch vụ nhà ở” và nếu lạm phát hàng tháng tiếp tục đẩy cao hơn, thì “một phản ứng chính sách tích cực hơn là chỉ giảm nhẹ có thể được đảm bảo vào năm 2022”.

Sau nhiều tháng tương đối tự mãn, thị trường trái phiếu không còn kiềm chế để bày tỏ lo ngại về áp lực lạm phát dai dẳng hơn. Với lịch trình giảm dần của Fed hiện được định giá bằng (xem [Đô la và Cảm giác], sự tăng tốc của đường cong lợi suất trong tuần này phản ánh sự đánh giá lại đường lối chính sách, với lần tăng lãi suất đầu tiên được kéo đến tháng 9 năm 2022 (Biểu đồ 2).

Trong khi thị trường trái phiếu lo ngại về lạm phát, thị trường cổ phiếu vẫn tiếp tục diễn biến. Tuần này, các nhà đầu tư tập trung sự chú ý của họ vào thu nhập doanh nghiệp mạnh mẽ, điều này cho thấy rằng các công ty Mỹ có thể tránh sự xói mòn tỷ suất lợi nhuận bằng cách chuyển ít nhất một phần tăng giá cho người tiêu dùng.

Đây có thể là tin tốt đối với các nhà đầu tư cổ phiếu nhưng việc người tiêu dùng ngày càng chấp nhận việc tăng giá có thể chứng minh lâu dài hơn. Về mặt cực đoan, điều này có thể gây ra một vòng xoáy giá tiền lương, nơi người lao động yêu cầu mức lương cao hơn để bù đắp cho việc mất sức mua. Mặc dù có rất ít bằng chứng về điều đó, nhưng khả năng xảy ra một tư duy lạm phát tăng cao sẽ không bị chú ý bởi một ngân hàng trung ương vẫn dành riêng cho việc tăng trưởng giá thấp và ổn định.

Canada - Trọng tâm lạm phát

Có rất nhiều thứ để giải nén trong luồng dữ liệu của tuần này và phần lớn liên quan đến chủ đề yêu thích của mọi người hiện nay: lạm phát. Đầu tiên là những chuyển động trên thị trường tài chính, tiếp tục xoay quanh chủ đề này. Giá hàng hóa tăng thêm một bước nữa do nguồn cung bị gián đoạn. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng trên diện rộng, do lo ngại lạm phát đang diễn ra mang lại giá thị trường kỳ hạn cho các tỷ lệ chính sách trong tương lai.

Chuyển sang các bản phát hành dữ liệu, cuộc khảo sát kinh doanh và người tiêu dùng của Ngân hàng Trung ương Canada cho quý thứ ba đã bắt đầu lịch trình phát hành. Bắt đầu với những mặt tích cực, cả hai cuộc khảo sát đều cho thấy khả năng phục hồi trên diện rộng đối với các kỳ vọng về nhu cầu, điều này báo hiệu tốt cho tăng trưởng kinh tế. Ví dụ: chỉ số tổng hợp chính trong Khảo sát Triển vọng Doanh nghiệp đã tăng lên 4,73. Điều này được xây dựng dựa trên sự cải thiện đã khá tốt trong quý trước. Cuộc khảo sát về kỳ vọng của người tiêu dùng của Canada đã chỉ ra sự điều tiết trong tăng trưởng chi tiêu, nhưng vẫn ở mức vững chắc.

Bất chấp sự lạc quan này, điều đánh cắp sự chú ý là các thước đo lạm phát dựa trên khảo sát đi kèm, vốn đã tăng trở lại. Vì vậy, các doanh nghiệp quan tâm đến chuỗi cung ứng lên hàng đầu. Khó khăn về tìm nguồn cung ứng đầu vào và tình trạng thiếu lao động tăng so với quý trước. Các công ty cũng dự đoán những hạn chế này sẽ còn kéo dài (nửa cuối năm 2022). Điểm mấu chốt là các công ty đang dự đoán chi tiêu vốn và thuê nhân công cao hơn (Biểu đồ 1). Mặt trái là những hạn chế về nguồn cung cũng được cho là tác động đến sản lượng.

Về chủ đề lạm phát, lịch tuần này cũng cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Năng lượng tiếp tục là yếu tố nổi bật, nhưng giá lương thực đang trở thành một phần lớn hơn của bức tranh. Lạm phát gia tăng là một mối quan tâm kinh tế chính đáng, đặc biệt là khi áp lực giá cả ngày càng trở nên rộng rãi hơn, nhưng chúng ta phải đặt tình hình hiện tại trong bối cảnh. Thứ nhất, đây không phải là lạm phát đình trệ - một tình huống trong đó lạm phát gia tăng đi kèm với kết quả kinh tế xấu đi. Không có bằng chứng cho điều này ở Canada, nơi mà thị trường lao động và nhu cầu vẫn có khả năng phục hồi. Thứ hai, các biện pháp dài hạn về lạm phát vẫn tương đối ổn định, bằng chứng là trong các cuộc khảo sát kinh doanh và người tiêu dùng tuần này. Cuối cùng,

Trên lưu ý đó, sự tiếp tục của lạm phát sẽ là điều cần lưu ý trong thông báo của Ngân hàng Trung ương Canada vào tuần tới. Các biện pháp dựa trên thị trường đã cho thấy sự định giá lại đáng chú ý của việc tăng lãi suất do lo ngại lạm phát gia tăng, với đường cong OIS hiện đang định giá ba lần tăng lãi suất vào mùa hè năm 2022. Chúng tôi không kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ nhanh chóng di chuyển điều này, nhưng Ngân hàng tuyên bố có khả năng đánh dấu rủi ro tăng, cân bằng với tiến độ đã đạt được cho đến nay về thu hẹp khoảng cách sản lượng và đưa nền kinh tế trở lại trạng thái toàn dụng.

Tính năng Đặc biệt - Công việc Từ xa Sẽ Không còn, nhưng Sẽ Tiếp tục Đóng một Vai trò Nặng nề hơn so với Trước Đại dịch

Rất có thể nếu bạn sử dụng máy tính cho công việc, bạn đã phải làm việc từ xa vào một thời điểm nào đó trong mười chín tháng qua. Sự chuyển dịch sang làm việc từ xa ở Mỹ và Canada đã tăng trưởng đều đặn trong những năm dẫn đến đại dịch. Nhưng cuộc khủng hoảng sức khỏe đã giúp đẩy nhanh xu hướng này theo một cách quan trọng, vì nó buộc hàng triệu công nhân trên khắp Bắc Mỹ phải làm việc từ xa. Khi điều này xảy ra, nhiều không gian văn phòng trống, trong khi tỷ lệ trống tăng cao hơn. Trong bối cảnh đó, về phần mình, các nhà xây dựng đã giảm bớt tốc độ - một xu hướng dự kiến ​​sẽ tiếp tục trong một thời gian và một xu hướng sẽ tránh gây quá tải cho thị trường văn phòng bất động sản thương mại (CRE) khi nó phục hồi sau cơn đại dịch.

Với một số lượng lớn dân số Bắc Mỹ đã được tiêm chủng, điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng sức khỏe có thể đã qua. Thật vậy, nhiều công nhân đã trở lại văn phòng, ngay cả khi làn sóng lây nhiễm do Delta điều khiển mới nhất đã làm chậm tốc độ tiến triển vào đầu mùa thu. Tính đến tháng 9, khoảng 13% công nhân Mỹ vẫn đang làm việc tại nhà vì đại dịch, giảm so với mức đỉnh khoảng 35% vào đầu năm ngoái (Biểu đồ 1). Biện pháp này không ảnh hưởng đến những người làm việc từ xa vì các lý do khác ngoài đại dịch (ước tính gần 6% trước cuộc khủng hoảng sức khỏe), dẫn đến một số tính toán thấp.

Tại Canada, nơi các chính phủ và doanh nghiệp đang tiến hành một cách thận trọng hơn, 24% nhân viên tiếp tục làm việc từ xa, so với khoảng 40% ở thời điểm cao điểm năm ngoái và mức tiền vi-rút là khoảng 5%. Lưu ý rằng do sự khác biệt về phương pháp luận, những chuỗi dữ liệu này không phải là sự so sánh giữa táo và táo hoàn hảo. Tuy nhiên, điểm chính cần nhấn mạnh là ngay cả khi tỷ lệ làm việc từ xa giảm, chúng vẫn cao hơn mức trước đại dịch ở cả hai quốc gia. Khi đại dịch bùng phát và các công ty nối lại kế hoạch quay trở lại văn phòng đã bị trì hoãn do làn sóng Delta, tỷ lệ công việc từ xa dự kiến ​​sẽ giảm hơn nữa ở cả hai.

Các công ty và nhân viên vẫn đang trong quá trình tìm hiểu tương lai của công việc sẽ như thế nào trong dài hạn. Các quyết định cụ thể của công ty được công bố gần đây và dữ liệu khảo sát chỉ ra một bức tranh phân mảnh. Hãy xem xét rằng trong khi các doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng có thể mong muốn đưa nhân viên trở lại văn phòng, các công ty như LinkedIn, Twitter và Amazon sẽ cung cấp cho nhiều nhân viên của họ tùy chọn làm việc từ xa toàn thời gian. Sau đó, có phương pháp kết hợp, nơi các công ty cho phép người lao động phân chia thời gian giữa làm việc trực tiếp và làm việc từ xa. Chiến lược thứ hai này, có thể cho phép linh hoạt hơn, dường như tương đối phổ biến, thu hút được sự ủng hộ của 50-75% nhân viên (tùy thuộc vào cuộc khảo sát).

Dù là con đường riêng lẻ nào, một điều chắc chắn là: làm việc từ xa sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn vĩnh viễn so với trước đại dịch, ngay cả khi văn phòng truyền thống thu thập lại một số hoạt động. Cuối cùng, điều này sẽ có nghĩa là nhu cầu về không gian văn phòng sẽ giảm trong dài hạn. Nhưng nhu cầu giảm mật độ công nhân trong một thế giới hậu đại dịch, có thể đạt được bằng cách tăng không gian cho mỗi nhân viên, có thể mang lại một số bù đắp quan trọng. Trong khi đó, bên cạnh phòng rộng hơn, hãy tìm các văn phòng làm việc cũng trở nên thân thiện hơn khi chúng cạnh tranh với các tiện nghi của văn phòng ở xa.

2 Likes

23 THÁNG 10, 14:27

Tàu chiến Nga và Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành tuần tra chung ở Tây Thái Bình Dương

Như đã đưa tin trước đó, Hải quân Nga và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc diễn tập hải quân ba ngày trên Biển Nhật Bản 2021

© AP Ảnh / Efrem Lukatsky

MOSCOW, ngày 23 tháng 10. / TASS /. Các tàu chiến của Nga và Trung Quốc đã tiến hành cuộc tuần tra chung đầu tiên ở khu vực phía tây của Thái Bình Dương vào ngày 17-23 / 10, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin hôm thứ Bảy.

"Nhiệm vụ của cuộc tuần tra chung là để biểu thị quốc kỳ của Nga và Trung Quốc, duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cũng bảo vệ các cơ sở hoạt động kinh tế trên biển của cả hai nước. Trong cuộc tuần tra, nhóm tàu ​​chiến đã đi qua eo biển Tsugaru lần đầu tiên, "tuyên bố cho biết.

Hải quân Nga có mặt trong lực lượng đặc nhiệm hải quân chung gồm 10 tàu chiến của lực lượng Hạm đội Thái Bình Dương, bao gồm tàu ​​đo Nguyên soái Krylov, các tàu tác chiến chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs và Đô đốc Panteleyev và các tàu hộ tống Đề án 20380 Anh hùng của Liên bang Nga Aldar Tsydenzhapov và Gromky.

Hải quân Trung Quốc được đại diện bởi các tàu khu trục Kunming và Nanchang, các tàu hộ tống Qinzhou và Luzhou và cả tàu tiếp tế Dongpinghu.

Các thủy thủ hải quân Nga và Trung Quốc đã thực hành diễn tập chiến thuật chung và tổ chức một loạt cuộc tập trận. Các tàu chiến đã đi được tổng khoảng cách hơn 1.700 hải lý trong cuộc tuần tra chung của họ.

Như đã đưa tin trước đó, Hải quân Nga và Trung Quốc đã tổ chức cuộc diễn tập hải quân chung Sea 2021 kéo dài 3 ngày ở Biển Nhật Bản.

2 Likes

23 THÁNG 10, 20:18

NATO kéo quân đến biên giới Nga trong bối cảnh kêu gọi răn đe Nga - Shoigu

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết kế hoạch ngăn chặn của NATO ở Afghanistan đã dẫn đến một thảm họa

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

© Sergey Karpukhin / TASS

MOSCOW, ngày 23 tháng 10. / TASS /. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết NATO đang liên tục kéo các lực lượng của mình tới biên giới Nga trong bối cảnh Nga kêu gọi răn đe quân sự.

Người đứng đầu Quốc phòng Nga cho biết trước tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer: “Giữa những lời kêu gọi răn đe quân sự của Nga, NATO đang liên tục kéo lực lượng của mình tới biên giới của chúng tôi.

"Bộ trưởng Quốc phòng Đức phải biết rõ những động thái như vậy trong quá khứ đã kết thúc như thế nào đối với Đức và châu Âu. Chỉ có thể có được nền an ninh chung ở châu Âu, không xâm phạm lợi ích của Nga. Nhưng NATO lại không chuẩn bị cho một cuộc đối thoại bình đẳng về vấn đề này, ”Shoigu chỉ ra.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga cho biết kế hoạch ngăn chặn của NATO ở Afghanistan đã dẫn đến một thảm họa.

Ông Shoigu nói: “Hơn nữa, việc thực hiện kế hoạch răn đe của NATO ở Afghanistan đã kết thúc trong một thảm họa mà cả thế giới phải đối phó.

Vào ngày 21 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã tuyên bố trong một chương trình phát sóng trực tiếp trên đài phát thanh Deutschlandfunk để trả lời câu hỏi về việc liệu NATO có đang xem xét các kịch bản răn đe Nga ở khu vực Baltic và Biển Đen, bao gồm cả trong không phận với vũ khí hạt nhân mà Khối quân sự nên gửi cho Nga một tín hiệu rõ ràng rằng liên minh đã sẵn sàng sử dụng các phương tiện như vậy để tạo ra hiệu ứng răn đe trước và ngăn cản bất kỳ ai tấn công các khu vực Baltic hoặc các đối tác NATO ở Biển Đen. Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh rằng đây là ý tưởng cơ bản của NATO và nó sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với hành vi hiện tại của Nga.

2 Likes

23 THÁNG 10, 12:37

Khối do Moscow đứng đầu bắt đầu giai đoạn tích cực của cuộc tập trận chống khủng bố ở biên giới Tajik-Afghanistan

Theo kịch bản của cuộc tập trận, máy bay trinh sát CSTO đã phát hiện ra hai cột phương tiện có danh nghĩa dân quân tiến lên trong khu vực gần biên giới Tajik-Afghanistan

KHARB-MAIDON PRACTICE RANGE / Cộng hòa Tajikistan /, ngày 23 tháng 10. / TASS /. Các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) đã khởi động giai đoạn tích cực của các cuộc tập trận chung chống khủng bố ở Tajikistan trên biên giới với Afghanistan, TASS đưa tin từ hiện trường.

Cuộc diễn tập của khối an ninh hậu Xô Viết bắt đầu bằng việc trinh sát đường không khu vực diễn ra cuộc tập trận do một cặp máy bay L-39 của Lực lượng Không quân Tajik tiến hành tại bãi tập Kharb-Maidon, cách biên giới với Afghanistan 20 km.

Theo kịch bản của cuộc tập trận, máy bay trinh sát CSTO đã phát hiện ra hai cột phương tiện có danh nghĩa dân quân tiến lên ở khu vực gần biên giới Tajik-Afghanistan.

Một phân đội bảo vệ biên giới của Ủy ban An ninh Quốc gia Nhà nước Tajikistan và một nhóm lính biên phòng cơ động trên các phương tiện xuyên quốc gia là những người đầu tiên giao chiến với các đơn vị tiền phương giả dạng của kẻ thù.

Cuộc tiến công của những kẻ khủng bố trên danh nghĩa cũng bị cản trở bởi lực lượng hoạt động đặc biệt của khối an ninh do Matxcơva dẫn đầu đã lợi dụng địa hình và hiệu ứng bất ngờ để tấn công kẻ thù bằng hỏa lực tập trung tầm gần từ vũ khí cỡ nhỏ và súng phóng lựu, buộc nó phải thay đổi. hướng chuyển động của nó.

Nhìn chung, các cuộc tập trận đặc biệt Echelon 2021 và Search 2021 của khối an ninh hậu Xô Viết và các cuộc diễn tập chung Tương tác 2021 có sự tham gia của 4.000 quân và hơn 500 hạng mục khí tài quân sự. Các cuộc tập trận đang diễn ra tại các khu huấn luyện Kharb-Maidon và Momirak trên lãnh thổ của Tajikistan gần biên giới với Afghanistan dưới sự chỉ đạo của Đại tá Tư lệnh Quân khu Trung tâm Nga Alexander Lapin.

2 Likes

22 THÁNG 10, 15:17

CCTV +: Ông Tập kiểm tra công tác bảo tồn sinh thái ở cửa sông Hoàng Hà

Bắc Kinh, ngày 22 tháng 10. / PRNewswire / Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Tư đã thị sát công tác bảo tồn sinh thái tại cửa sông Hoàng Hà ở thành phố Đông Đình trong chuyến thị sát của ông ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc.

Ông Tập, cũng là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đến thăm bến sông Hoàng Hà, Trung tâm Giám sát Sinh thái Đồng bằng sông Hoàng Hà và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Đồng bằng sông Hoàng Hà vào chiều thứ Tư, kiểm tra tình trạng của sông Hoàng Hà và môi trường sinh thái của đồng bằng sông Hoàng Hà tại chỗ, đồng thời được giới thiệu tóm tắt về công việc bảo tồn hệ sinh thái và thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của lưu vực sông Hoàng Hà.

Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng ở khu vực phía tây của Trung Quốc và chảy qua cao nguyên Hoàng thổ ở phía bắc Trung Quốc. Sông Hoàng Hà, uốn khúc hơn 5.000 km từ tây sang đông, là con sông dài thứ hai ở Trung Quốc. Nó được gọi là “sông mẹ” của đất nước Trung Quốc, vì lưu vực sông đã nuôi dưỡng nền văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại.

Liên kết: Chinese President Xi Jinping Inspects Ecological Conservation Work at Yellow River Estuary - YouTube

3 Likes

CHIỀU MƯA HÀ NỘI!

1 Likes

BIẾT BAO GIỜ TRỞ LẠI!

3 Likes

Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Anh!

Kute Jubilation khi Evergrande trả nợ

23 Tháng 10 21, 09:33 GMT

  • Cứu trợ khi Evergrande ngăn chặn vỡ nợ nhưng tài sản của Trung Quốc vẫn chưa kết thúc
  • Cổ phiếu chủ yếu tăng nhưng mức tăng rất khiêm tốn do công nghệ đè nặng
  • Đô la lơ lửng trong phạm vi gần đây, Powell để ý định hướng
  • Đô la hàng hóa tăng trở lại, PMI nhanh hỗ trợ euro và bảng Anh

Thanh toán lãi suất Evergrande làm dịu thần kinh, nhẹ

Gã khổng lồ bất động sản Embattled, Evergrande, được cho là đã trả lãi quá hạn cho trái phiếu mệnh giá đô la lên tới 83,5 triệu đô la sau nhiều tuần suy đoán về tài chính của mình. Markers đã bị bất ngờ trước tin tức này vì chỉ một ngày trước, có vẻ như công ty sẽ bỏ lỡ khoản thanh toán phiếu giảm giá của mình sau khi việc bán một số tài sản của họ thất bại.

Tuy nhiên, trong khi có sự cứu trợ lớn rằng Evergrande đã tránh được một vụ vỡ nợ sắp xảy ra, các nhà đầu tư vẫn cảnh giác về triển vọng tương lai của công ty khi các khoản thanh toán lãi suất khác cho trái phiếu quốc tế sẽ đến hạn vào tháng 11 và tháng 12. Hơn nữa, một số nhà phát triển bất động sản Trung Quốc khác, đáng chú ý nhất là Sinic Holdings, đã vỡ nợ đối với một số khoản thanh toán trái phiếu của họ, do đó, phản ứng nhẹ trên thị trường ngày nay.

Chỉ số CSI 300 blue-chip của Trung Quốc đóng cửa tăng 0,6%, nhưng chỉ số SSE Composite lại giảm 0,3%. Tại Hồng Kông cũng không có pháo hoa vì chỉ số Hang Seng giao dịch lần cuối cao hơn 0,3% khi đợt phục hồi trước đó của Evergrande diễn ra vào cuối phiên.

Phố Wall thiết lập mức mở cửa hỗn hợp sau kỷ lục S&P 500

Trong khi sự tập trung ở châu Á vẫn là Evergrande và các thời hạn thanh toán tiếp theo của nó, mùa thu nhập quý 3 đang khiến các nhà đầu tư bận tâm đến Phố Wall. Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại mới vào thứ Năm, được thúc đẩy bởi thu nhập khả quan hơn, trong đó Tesla là một trong những công ty tăng giá lớn sau khi công ty báo cáo kết quả tốt hơn mong đợi.

Tuy nhiên, hợp đồng tương lai đã gặp khó khăn vào thứ Sáu sau khi chủ sở hữu Snapchat, Snap Inc., bỏ lỡ ước tính doanh thu của mình, đổ lỗi cho những thay đổi chính sách bảo mật gần đây của Apple đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số của họ.

Cổ phiếu của Snap và các công ty công nghệ khác dựa vào quảng cáo kỹ thuật số, chẳng hạn như Facebook, Alphabet và Twitter, đã lao dốc trong giao dịch sau giờ làm việc vào ngày hôm qua và Nasdaq Composite lần cuối được cho là mở cửa thấp hơn 0,4% vào hôm nay.

Tuy nhiên, hợp đồng tương lai của Dow Jones có kết quả tốt hơn một chút, có thể được thúc đẩy bởi các báo cáo rằng Đảng Dân chủ đang tiến gần hơn đến việc đạt được thỏa hiệp giữa đảng ôn hòa và tiến bộ về quy mô và phạm vi trong chương trình chi tiêu đầy tham vọng của Tổng thống Biden. Sau nhiều tháng tranh cãi, dự luật chi tiêu xã hội trị giá 3,5 nghìn tỷ đô la được đề xuất có vẻ sẽ được giảm xuống đáng kể để có được sự chấp thuận của Thượng viện cho dù đảng Dân chủ có chiếm đa số mỏng hay không.

Nhưng hy vọng rất cao rằng cả dự luật cơ sở hạ tầng cứng và con người sẽ được Quốc hội thông qua vào thời hạn tự áp dụng là ngày 31 tháng 10 và điều này có thể mang lại lợi thế cho Dow Jones trong những ngày tới. Tuy nhiên, ngay cả khi Nasdaq có giảm mức tăng hàng tuần vào ngày hôm nay, nó sẽ có nhiều cơ hội để phục hồi vào tuần tới khi một loạt các khoản thu nhập công nghệ lớn đang trên đà tăng trưởng.

Dollar trên bàn chân sau, hy vọng về một sự gia tăng Powell

Trong lĩnh vực ngoại hối, các đồng tiền trú ẩn an toàn chịu một chút áp lực từ mức độ rủi ro được cải thiện, mặc dù đồng đô la Mỹ có thể thu hút sự hỗ trợ từ lợi suất kho bạc công ty. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã nhanh chóng đạt mức 1,70% vào thứ Năm sau khi tỷ lệ tuyên bố thất nghiệp hàng tuần của Mỹ giảm xuống mức thấp mới sau đại dịch và doanh số bán nhà hiện có tăng hơn dự kiến, củng cố quan điểm rằng Fed sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua tài sản vào tháng tới.

Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ tham gia vào một cuộc thảo luận vào cuối ngày hôm nay và lợi suất có thể tăng lên mức cao mới nếu ông ấy có một giọng điệu diều hâu.

Tuy nhiên, hiện tại, đồng đô la đang đứng trước mức lỗ hàng tuần, với các đồng tiền liên quan đến hàng hóa là những người chiến thắng chính. Kỳ vọng lạm phát tăng cao sẽ buộc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách mạnh mẽ hơn những gì đã được các nhà hoạch định chính sách gây rối đã thúc đẩy đồng aussie, kiwi và loonie lên mức cao nhất trong nhiều tháng so với đồng bạc xanh.

Một sự can thiệp của Ngân hàng Dự trữ Úc để giới hạn lợi suất trái phiếu chính phủ Úc kỳ hạn 3 năm - lần đầu tiên trong 8 tháng - dường như không làm giảm giá trị của đồng aussie, vốn đang hồi phục mạnh mẽ sau khi giảm hôm qua.

Trong khi đó, một số chỉ số PMI nhanh đáng khích lệ từ Vương quốc Anh và Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang nâng cao giá trị của đồng bảng Anh và đồng euro. Chỉ số PMI tháng 10 của Vương quốc Anh giảm mạnh hơn là bù đắp cho sự sụt giảm bất ngờ trong doanh số bán lẻ tháng 9. Các chỉ số PMI của Khu vực đồng tiền chung châu Âu không hoàn toàn mạnh nhưng nhìn chung vẫn vững chắc. Tuy nhiên, việc đặt cược ngày càng tăng rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng có thể bị buộc phải đưa ra đợt tăng lãi suất đầu tiên có khả năng đằng sau một số mức tăng của đồng euro.

2 Likes