Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

7 THÁNG 6, 23:40

Trung tâm Xuất khẩu Nga mở cửa hàng quốc gia trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam

Trung tâm xuất khẩu của Nga hợp tác với 78 thị trường nước ngoài

ST. PETERSBURG, ngày 7 tháng 6. / TASS /. Tổng giám đốc REC, Veronika Nikishina, nói với TASS bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.

“Chúng tôi cũng có kế hoạch mở các cửa hàng quốc gia trên các thị trường khác. Chúng tôi hiện đang xem xét thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam và tìm kiếm các nền tảng thích hợp, các nhà khai thác phù hợp ở đó, phân tích nhu cầu”, cô giải thích.

Trung tâm Xuất khẩu của Nga hợp tác với 78 thị trường nước ngoài, giúp đưa hàng hóa do các công ty trong nước sản xuất đến.

1 Likes

8 THÁNG 6, 20:12

VEB.RF cho biết việc chuyển sang công nghệ ‘xanh’ là không thể tránh khỏi ngay cả khi đầu tư cao

Hoàn vốn đầu tư tồn tại ở đó nhưng phải chờ đợi khá lâu, từ 10 đến 15-20 năm, Nhà kinh tế trưởng Andrey Klepach của VEB.RF lưu ý

ST. PETERSBURG, ngày 8 tháng 6. / TASS /. Nhà kinh tế trưởng Andrey Klepach của VEB.RF nói với TASS bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg trong một số trường hợp đòi hỏi vốn đầu tư cao với thời gian hoàn vốn từ 10 đến 20 năm. sự thay đổi là không thể tránh khỏi trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

"Phạm vi của các dự án (trong lĩnh vực ESG, môi trường, xã hội, quản trị - TASS) là khá rộng. Một dự án như vậy đòi hỏi một chuỗi các dự án ‘xanh’ tương tự. Ví dụ, nếu chúng ta nói về ô tô điện hoặc xe buýt điện được sản xuất bởi Kamaz đã đến các tuyến đường của Moscow, chỉ có một mình Moscow mới có thể chi trả cho một dự án đắt đỏ như vậy. Để làm cho nó rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn với các thành phố khác, cần phải thực sự tạo ra toàn bộ ngành công nghiệp, bao gồm cả sản xuất lithium- pin ion, ”Klepach giải thích.

“Hoàn vốn đầu tư tồn tại ở đó nhưng phải chờ đợi khá lâu, từ 10 đến 15-20 năm. Đó là một thách thức về công nghệ và các công nghệ mới cần tiền”, ông lưu ý và nói thêm rằng "đây là con đường mà chúng tôi sẽ theo đuổi trong mọi trường hợp , nhưng điều quan trọng ở đây là giá cả và tính kinh tế của các dự án “và” cho đến nay đó là một nền kinh tế rất đắt đỏ. "

Đầu tư có trách nhiệm là một cách tiếp cận theo đuổi bao gồm các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Hiện tại, tài trợ ESG khá phổ biến ở các nước phương Tây và gần đây nó cũng bắt đầu trở nên phổ biến ở Nga. Đặc biệt, vấn đề tài chính ‘xanh’ đã được phát triển riêng ở Nga, trong đó dự kiến ​​cung cấp vốn cho các dự án với điều kiện cải thiện môi trường, giảm bớt hậu quả của biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực.

Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg, do Quỹ Roscongress tổ chức, diễn ra vào ngày 2-5.

1 Likes

8 THÁNG 6, 15:01

Còn quá sớm để nói về chiến thắng trước đại dịch, đã đến lúc suy nghĩ về những bài học của nó - Putin

Theo nhà lãnh đạo Nga, cuộc chiến chống lại căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm này đòi hỏi nỗ lực chung của cả cộng đồng toàn cầu, sự hợp tác trung thực và bình đẳng

© Alexei Druzhinin / Văn phòng Thông tin và Báo chí Tổng thống Nga / TASS

MOSCOW, ngày 8 tháng 6. / TASS /.Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng cộng đồng quốc tế cần suy nghĩ về những bài học rút ra từ đại dịch coronavirus.

“Mặc dù còn quá sớm để nói về chiến thắng trước virus coronavirus, nhưng chúng ta cần suy ngẫm về những bài học rút ra từ thảm họa đó và cách hành động trong tương lai nếu những tình huống như vậy xảy ra”, người đứng đầu nhà nước lưu ý trong lời chào mừng. Bài phát biểu trước những người tham gia diễn đàn Primakov Readings do Phụ tá Điện Kremlin Yuri Ushakov đọc hôm thứ Ba.

Ông Putin nhấn mạnh rằng đại dịch coronavirus đã thêm vào những thách thức hiện có đối với trật tự thế giới, với “hơn 3,5 triệu người đã trở thành nạn nhân của nó cho đến nay”. “Tác động kinh tế và xã hội sâu rộng của nó cũng được cảm nhận ở khắp mọi nơi”, ông nhấn mạnh.

Theo nhà lãnh đạo Nga, “cuộc chiến chống lại căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm này đòi hỏi nỗ lực chung của cả cộng đồng toàn cầu, sự hợp tác trung thực và bình đẳng”. “Tuy nhiên, thật không may, xa tất cả mọi người đã sẵn sàng cho điều đó,” ông nói thêm.

2 Likes

C69 được ko em?

1 Likes

Con này em thấy đánh lên tốt mà anh.

1 Likes

Nó hiện bds có gần 1000 ha cả đã báo cáo và tới đây sát nhập đưa vào. Quý 4 năm ngoái bắt đầu có doanh thu bds. Hai quý liên tiếp lãi gấp 700-800% cùng kỳ. Liên tục tăng vốn để hợp thức hóa bds, dự án, M&A… em nghĩ nó có thể là kỳ lân năm 2021-2025 ko???

1 Likes

Tăng trưởng như thế là tốt. Giá còn mềm. Nhưng thành kỳ lân thì em cũng không biết thế nào ah. Nhưng em cũng chúc mừng anh và hy vọng nó trở thành kỳ lân trong tương lai anh ạ.

1 Likes

Lộ diện loạt ông lớn bất động sản công nghiệp bội thu trong năm 2021 khi nắm trong tay quỹ đất lớn

Thứ 3, 08/06/2021, 08:50

Theo báo cáo mới nhất từ Savills Việt Nam, bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch tới toàn bộ nền kinh tế nói chung, thị trường đất công nghiệp/BĐS công nghiệp vẫn đang trên đà tăng trưởng.

Lộ diện loạt ông lớn bất động sản công nghiệp bội thu trong năm 2021 khi nắm trong tay quỹ đất lớn

Báo cáo của Savills cho thấy, mặt bằng chi phí thuê đất khu công nghiệp được ghi nhận đã tăng cao và trở thành điểm sáng hiếm hoi trong tình hình thị trường hiện tại. Với nguồn cung hạn chế tại các phân khúc khác như nhà ở thương mại, văn phòng, bán lẻ… bất động sản công nghiệp đang được săn đón bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó tạo ra đòn bẩy khiến chi phí thuê bất động sản công nghiệp leo thang.

Ngay từ đầu năm, nhiều dự báo cho rằng 2021 sẽ là “năm bội thu” của những nhà phát triển bất động sản công nghiệp đã nắm trong tay quỹ đất lớn. Bởi lẽ, so với mặt bằng chung của thế giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt, đồng thời còn được hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc. Vì thế, nhu cầu sử dụng bất động sản khu công nghiệp tăng cao, kéo theo kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành này trong quí 1 vừa qua cũng tốt hơn.

Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC) công bố báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quí 1-2021 với doanh thu 2.002 tỉ đồng, gấp gần 4 lần so với quí 1-2020. Trong đó, doanh thu cho thuê đất và chuyển nhượng bất động sản chiếm hơn 1.904 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước đó. Đây là mức lãi kỷ lục tính theo quí mà KBC đạt được, và cũng là quí mà chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng, tiếp nối đà của năm 2020, đến từ việc doanh nghiệp điều chỉnh cập nhật tăng giá vốn cho khu công nghiệp.

Hay Sonadezi (SNZ) công bố doanh thu quí 1 đạt 1.266 tỉ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó riêng mảng kinh doanh khu công nghiệp đạt hơn 365 tỉ đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp khác thuộc nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng cao trong cùng thời gian trên còn có Tân Tạo (ITA), IJC và Nam Tân Uyên (NTC).

Đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản công nghiệp đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về nguồn cầu tại nhiều tỉnh, thành phố, tiêu biểu như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang… Với 260 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 khu công nghiệp đang xây dựng, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp Việt Nam đạt bình quân trên 70%; giá thuê nhà xưởng bình quân trên cả nước khoảng 60 - 80 nghìn đồng/m2 và giá mua đất khu công nghiệp đã có hạ tầng giao động từ 3 - 5triệu đồng/m2.

Focus Economics cũng dự báo tăng trưởng bình quân của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025 sẽ đạt 6,7%, xếp thứ 4/130 quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Được thúc đẩy bởi môi trường chính trị ổn định, chi phí lao động thấp và lực lượng lao động tương đối có tay nghề cao, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút vốn FDI, đặc biệt là vào các lĩnh vực hàng may mặc và điện tử.

Ấn phẩm này cũng đánh giá Việt Nam là một địa điểm hấp dẫn đối với các công ty muốn chuyển khỏi Trung Quốc do đột thương chiến Mỹ-Trung và một loạt các thỏa thuận thương mại đã được ký nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của mình, bao gồm RCEP và FTA với Liên minh châu Âu.

Theo ông Troy Griffiths - Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều công ty đã áp dụng mô hình Trung Quốc + 1 nhằm tìm kiếm địa điểm mới để đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung. Với vị trí liền kề Trung Quốc, cũng như hội tụ nhiều lợi thế chiến lược, đặc biệt là chi phí thuê bất động sản công nghiệp rất cạnh tranh, Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm và xem như một điểm đến thay thế cho Trung Quốc. Cũng theo ông Troy, bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là ‘đứa con cưng’ của ngành bất động sản nói chung, với nhu cầu cao và hoạt động thị trường vốn gia tăng.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc, Savills Việt Nam.

Báo cáo thị trường bất động sản công nghiệp mới nhất của Savills ghi nhận tỷ lệ lấp đầy ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc tăng so với cùng kì, tỷ lệ lấp đầy cụ thể: tại Hà Nội lên đến 90%, Bắc Ninh lên đến 95%, Hưng Yên là 89% và Hải Phòng là 73%. Trong khi đó, khu vực phía nam ghi nhận tỷ lệ lấp đầy tại Thành phố Hồ Chí Minh là 88%, Bình Dương là 99%, Đồng Nai là 94%, Long An là 84%, Bà Rịa – Vũng Tàu là 79%.

Nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và các nước Liên Minh Châu Âu EVFTA được ký kết vào tháng 8/2020 vừa qua, chi phí thuê đất khu công nghiệp có sự tăng trưởng khá ổn định. Các khu công nghiệp đã quy hoạch được kỳ vọng sẽ là những đối tượng thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian tới. Thông qua Hiệp định thương mại tự do, mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia liên minh Châu Âu và Việt Nam sẽ được tăng cường, thúc đẩy sự phục hồi của ngành sản xuất sau giai đoạn trầm lắng do Covid-19 gây ra.

Không dừng lại tại đó, Hiệp định thương mại tự do cũng sẽ tạo thêm động lực cho quá trình chuyển đổi từ các ngành công nghiệp giá trị thấp, thâm dụng lao động cũng như sử dụng nguồn lao động có tay nghề thấp sang các ngành công nghiệp có giá trị cao hơn. Ông Troy Griffiths chia sẻ thêm “Nhờ Chính Phủ hoạch định chiến lược phát triển cho tất cả 63 tỉnh thành, các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp sẽ có cái nhìn bao quát hơn về hiện trạng quỹ đất và đường hướng phát triển tại Việt Nam. Vì vậy theo tôi, năm 2021 là một năm rất thú vị và là khởi đầu của một chặng đường rất tốt phía trước.”

Ông John Campbell - Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam

Sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi giúp gia tăng nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi, mặt bằng chi phí thuê bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng. Theo ông John Campbell - Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam: “Với kỳ vọng tăng trưởng trong xuất nhập khẩu và sản xuất trong nước, nhu cầu cho cơ sở hạ tầng logistics đang được thúc đẩy”.

“Trong những năm gần đây, tổng diện tích kho bãi theo quan sát đã tăng đáng kể, và giá đã tăng từ 5 - 10% mỗi năm. Cũng theo số liệu từ Savills Việt Nam, giá thuê trung bình cho nhà kho tại Vùng kinh tế phía Bắc và Nam trong năm 2020 lần lượt là 4,1 USD/m2/tháng và 4,4 USD/m2/tháng. Tại các tỉnh như Long An và Bình Dương, những dự án kho bãi và cơ sở phân phối mới đang mọc lên dày đặc khi khu vực TP. HCM và Bình Dương đối diện với vấn đề thiếu hụt nguồn cung”, đại diện Savills cho biết thêm.

Tuy chi phí thuê đất khu công nghiệp tăng, nhưng báo cáo của Savills Việt Nam từ 54 thị trường tại 21 quốc gia cho thấy, Việt Nam đang là nơi có chi phí vận hành thấp nhất trong bảng xếp hạng, dẫn đầu bởi Hà Nội khi chi phí nhân công cộng với chi phí năng lượng đều ở mức thấp, giúp chi phí vận hành tại Việt Nam cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác trong khu vực, trở thành một điểm đến rất thu hút với các công ty đa quốc gia.

Đồng thời, từ năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã lập kế hoạch cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp nhằm thu hút doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Những chính sách kịp thời như chính sách miễn giảm thuế doanh nghiệp đảm bảo cạnh tranh trong khu vực như Indonesia, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác.

Có thể nói, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang sở hữu cơ hội lớn để tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng nếu các địa phương không có sự cẩn trọng tính toán trong việc cấp mới dự án bất động sản công nghiệp, khủng hoảng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Thanh Ngà

1 Likes

ICAEW: Dù Covid-19 quay lại, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế 7,6% năm 2021, dẫn đầu khu vực

THỨ 3, 08/06/2021, 14:40

Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics đã có những dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam trong Báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á mới nhất.

Theo báo cáo, dù Covid-19 đang trở lại nhưng triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn lạc quan và nền kinh tế dự báo sẽ trở lại mức như trước Covid-19 trong nửa cuối năm 2021, trong đó GDP dự báo sẽ tăng 7,6% trong năm 2021, cao nhất trong toàn khu vực.

Tăng trưởng của Việt Nam sẽ trở lại sau khi các hạn chế được dỡ bỏ

Theo báo cáo, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế thế giới tăng trưởng trong năm 2020 nhờ thành công trong việc chống dịch. Thành công sớm này giúp nền kinh tế hưởng lợi từ sự gia tăng hoạt động kinh doanh toàn cầu và nhận đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo và xuất khẩu.

Singapore và Việt Nam kỳ vọng tiếp tục dẫn đầu phục hồi kinh tế trong khu vực. Dù sự trở lại của làn sóng Covid-19 ở Việt Nam đang ảnh hưởng đến công nghiệp sản xuất và xuất khẩu, kinh tế Việt Nam dự báo vẫn sẽ tăng trưởng nhanh một khi các hạn chế được dỡ bỏ.

Tương tự, thành công của Singapore trong việc triển khai vắc xin đóng góp lớn vào triển vọng lạc quan của đảo quốc này, là nước duy nhất trong khu vực hy vọng đạt được miễn dịch cộng đồng cuối 2021. GDP của Singapore ước sẽ tăng 6,4% sau khi sụt giảm 5,4% trong năm 2020, dù khả năng sẽ có gia hạn Báo động cao giai đoạn 2.

GDP của Đông Nam Á sẽ tăng mạnh đến 4,8% trong năm 2021

Báo cáo Triển vọng Kinh tế của Oxford Economics do ICAEW ủy quyền dự báo, GDP của Đông Nam Á sẽ tăng mạnh đến 4,8% trong năm 2021 sau khi giảm 4,1% trong năm 2020. Việc tăng trưởng này là do có sự cải thiện trong các hoạt động kinh doanh toàn cầu, kinh tế vĩ mô có điều tiết, hỗ trợ liên tục từ ngân sách chính phủ và lãi suất thấp trong toàn khu vực. Tăng trưởng được dự báo sẽ lên đến 6,5% trong năm 2022 khi các nước dần đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng và sự phục hồi sẽ đồng bộ hơn trong toàn thể các ngành kinh tế.

Các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tiếp tục chứng kiến tốc độ hồi phục khác nhau trong năm 2021, được dẫn dắt bởi năng lực của các quốc gia trong việc khống chế làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới và thành công của họ trong việc mua và phân phối vắc xin. Bất ổn vẫn còn đó do mức độ hồi phục phụ thuộc vào tiến độ triển khai vắc xin và khả năng phong tỏa cao hay thấp trong ngắn hạn. Tuy vậy, Báo cáo triển vọng kinh tế vẫn lạc quan về triển vọng hồi phục toàn Đông Nam Á trong trung hạn và dài hạn.

Đa phần các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ phục hồi nhanh nửa cuối năm 2021

Tăng trưởng GDP liên tục của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực trong Quý 2 ước sẽ yếu hơn trong Quý 1, do các hạn chế khắt khe hơn sẽ ảnh hưởng đến các ngành nhạy cảm vốn đã bị ảnh hưởng tiêu cực do giãn cách xã hội hoặc tiêu dùng gia đình giảm.

Dù đối mặt với nhiều thách thức, các chính sách kinh tế vĩ mô có điều tiết và sự gia tăng kinh doanh trên thế giới giúp đa phần Đông Nam Á vẫn sẽ đạt tăng trưởng GDP ấn tượng trong năm nay. Việc nới lỏng các hạn chế trong tháng Sáu và tháng Bảy ở đa số các nước sẽ thúc đẩy cải thiện kinh tế trong nửa cuối năm nay. Ngoài Philippines và Thái Lan, hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á hy vọng sẽ trở lại mức tăng trưởng như trước đại dịch Covid-19 trong năm nay, trong đó Singapore và Malaysia sẽ ghi nhận mức tăng GDP từ 2% đến 2,5% cao hơn mức trước Covid-19.

Các đợt phong tỏa mới đây tại Singapore, Việt Nam và Malaysia cho thấy tiêu dùng gia đình giảm trong quý 2/2021. Tuy nhiên mức giảm không nhiều do các hộ và các doanh nghiệp đã trang bị số hóa nhằm tăng khả năng làm việc và mua bán từ xa. Các chính phủ cũng dùng nhiều hơn các biện pháp có chủ đích hơn là phong tỏa cả nước nhằm tối giảm việc gián đoạn sản xuất.

Chính phủ Singapore đã giới thiệu thêm các hỗ trợ tài chính. Ngoài ra, các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu như chế tạo đồ điện tử, bán dẫn và dược phẩm hy vọng cũng sẽ đóng góp vào tăng trưởng trong quý 3 và về sau, nhờ vào việc phục hồi mạnh mẽ toàn cầu.

ICAEW: Dù Covid-19 quay lại, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế 7,6% năm 2021, dẫn đầu khu vực - Ảnh 2.

“Trong lúc mọi nền kinh tế Đông Nam Á đều chịu một đợt tăng các ca Covid-19 từ đầu năm 2021, dẫn đến việc thực thi các biện pháp giãn cách xã hội, điều này tuy có làm suy yếu nhưng không ngăn cản được năng lực hồi phục kinh tế toàn khu vực”, ông Mark Billington, Giám đốc điều hành quốc tế của ICAEW, nói. “Sự quyết tâm và tốc độ tiêm vắc xin của các quốc gia sẽ tiếp tục là thước đo quan trọng cho tăng trưởng trong nửa cuối năm 2021. Chúng tôi kỳ vọng rằng, các nước có khả năng khắc phục Covid-19 và đạt tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ vượt qua các nước khác trong khu vực và sẵn sàng cho việc phục hồi”.

Các bất ổn làm ảnh hưởng đến việc hồi phục sau đại dịch vẫn còn đó, như hiệu quả của vắc xin trong ngăn chặn lây lan của các biến thể coronavirus mới, sự e dè của người dân và sự trở lại của lạm phát, đều làm chậm tăng trưởng GDP. Lo ngại về lạm phát tiếp đà tăng từ đầu năm 2021, và sẽ còn tăng trong vài tháng tới trong toàn khu vực. Lạm phát ở Philippines ước sẽ giữ cao ở mức 4% cho cả năm, còn lạm phát ở Malaysia đã là 3,4%.

Dự báo kinh tế được trình bày bởi Sian Fenner, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế Châu Á của Oxford Economics, tại Diễn đàn kinh tế khu vực ICAEW mới đây. Cùng với Sian là các chuyên gia gồm Kon Yin Tong, Chủ tịch của viện ISCA (Singapore), Geoff Howie, Chiến lược gia thị trường của Singapore Exchange, và Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của KPMG Việt Nam và Cambodia, đã có cuộc thảo luận sâu về triển vọng tăng trưởng toàn khu vực.

Tổng lãnh sự Anh tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Emily Hamblin, cũng đã có những chia sẻ mở đầu diễn đàn vô cùng hữu ích và tích cực về các mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Vương quốc Anh và các quốc gia trong khu vực.

1 Likes

Thuế doanh nghiệp toàn cầu: Các công ty đa quốc gia hết đường “né thuế”?

THỨ 3, 08/06/2021, 07:51

Các nước G7 vừa đạt được thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp toàn cầu. Đây được cho là tin không hay đối với các “thiên đường thuế” và khiến các công ty đa quốc gia hết đường “né thuế”.
Thuế doanh nghiệp toàn cầu: Các công ty đa quốc gia hết đường
Các nước giàu có nằm trong nhóm G7 vừa đạt được thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp toàn cầu, có thể buộc các công ty đa quốc gia như Microsoft, Google, Apple và Amazon phải đóng nhiều thuế hơn và hạn chế việc chuyển lợi nhuận tới các “thiên đường” đánh thuế thấp ở nước ngoài.

Thuế doanh nghiệp toàn cầu: Các công ty đa quốc gia hết đường né thuế? - Ảnh 1.
Các “ông lớn” toàn cầu sẽ phải đóng nhiều thuế hơn.

Hàng trăm tỷ USD tiền thuế sẽ giúp đối phó với khủng hoảng do Covid-19

Với việc các nền kinh tế phát triển G7 (bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Italy và Nhật Bản) và Liên minh châu Âu (EU) đồng ý ủng hộ đánh thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu ở mức tối thiểu 15%, hàng trăm tỷ USD có thể sẽ chảy vào túi của chính phủ các nước đang kiệt quệ tiền bạc vì đại dịch Covid-19.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, các bộ trưởng tài chính G7 đã đạt được một cam kết quan trọng và chưa từng có, giúp chấm dứt “cuộc chạy đua xuống đáy”. Trong cuộc chạy đua xuống đáy này, các nước cạnh tranh để thu hút các tập đoàn lớn bằng cách áp mức thuế rất thấp hoặc miễn thuế. Tuy nhiên, cuộc đua này đã phá hoại những khoản thu quý giá có thể giúp thực hiện các vấn đề ưu tiên của chính phủ như y tế và giáo dục.

Thuế doanh nghiệp toàn cầu: Các công ty đa quốc gia hết đường né thuế? - Ảnh 2.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen

Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho rằng, thỏa thuận này là tin xấu với các “thiên đường thuế” trên thế giới. “Các công ty sẽ không còn ở vị trí mà họ có thể trốn tránh nghĩa vụ thuế bằng cách kiếm lời ở những quốc gia đánh thuế thấp nhất” - ông Olaf Scholz nói.

Thỏa thuận đạt được không nói rõ quy định thuế sẽ áp dụng với những doanh nghiệp nào, mà chỉ đề cập tới các “doanh nghiệp đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận nhiều nhất”.

Rõ ràng, thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới những gã khổng lồ đa quốc gia như Apple, Facebook, Google, Amazon,… Trên thực tế, việc các doanh nghiệp toàn cầu chuyển giá nhằm trốn thuế không còn là chuyện mới và đang là vấn đề gây “đau đầu” cho nhiều quốc gia.

Thuế doanh nghiệp toàn cầu: Các công ty đa quốc gia hết đường né thuế? - Ảnh 3.
Tại Việt Nam, có công ty đa quốc gia nhiều năm liền kê khai lỗ, thậm chí có năm lỗ “khủng”, làm dấy lên nghi ngờ về chuyện chuyển giá, trốn thuế. (Ảnh minh họa: KT)

Chính vì vậy, thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu mà các nước phát triển G7 vừa đạt được được kỳ vọng sẽ là công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Động thái này sẽ giúp nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh, bằng tạo sân chơi công bằng cho doanh nghiệp và khuyến khích các nước cạnh tranh trên những cơ sở tích cực.

Dự kiến, sau thỏa thuận lịch sử của G7, các đề xuất về thuế doanh nghiệp toàn cầu cũng sẽ được thảo luận bởi các thành viên trong nhóm G20, trong đó có 2 nền kinh tế lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, tại cuộc họp vào tháng tới tại Venice (Italy).

Tại sao các nước giàu muốn đổi “luật chơi”?

Các chính phủ từ lâu đã phải vật lộn với thách thức đánh thuế các công ty toàn cầu hoạt động trên nhiều quốc gia. Thách thức đó ngày càng lớn với sự bùng nổ của các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Amazon và Facebook. Hiện tại, các công ty có thể thành lập các chi nhánh địa phương ở các quốc gia có thuế suất doanh nghiệp tương đối thấp và khai báo lợi nhuận ở đó. Điều đó có nghĩa là họ chỉ phải trả thuế suất địa phương, ngay cả khi lợi nhuận chủ yếu đến từ việc bán hàng ở nơi khác.

Thuế doanh nghiệp toàn cầu: Các công ty đa quốc gia hết đường né thuế? - Ảnh 4.
Thỏa thuận về thuế doanh nghiệp toàn cầu được kỳ vọng sẽ tạo “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Thỏa thuận về thuế doanh nghiệp toàn cầu nhằm ngăn chặn điều này xảy ra theo hai cách. Thứ nhất, G7 sẽ khiến các công ty phải trả nhiều thuế hơn ở những quốc gia mà họ đang bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, thay vì bất cứ nơi nào họ khai báo lợi nhuận. Thứ hai, G7 muốn có một mức thuế tối thiểu toàn cầu để tránh các nước cạnh tranh nhau bằng mức thuế thấp.

Các tập đoàn lớn đã phản ứng thế nào?

Đại diện một số “gã khổng lồ” công nghệ đã lên tiếng nhận định về thỏa thuận đánh thuế doanh nghiệp tối thiểu. Nick Clegg Nick Clegg, Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông và đối ngoại toàn cầu của Facebook cho biết: “Chúng tôi muốn quá trình cải cách thuế quốc tế thành công và công nhận điều này có nghĩa là Facebook phải trả nhiều thuế hơn và ở những nơi khác nhau”.

Người phát ngôn của Amazon cho biết thỏa thuận này là một “bước tiến” trong việc mang lại “sự ổn định cho hệ thống thuế quốc tế”.

Đại diện của Google nêu quan điểm: “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ công việc đang được thực hiện để cập nhật các quy tắc thuế quốc tế. Chúng tôi hy vọng các quốc gia tiếp tục làm việc cùng nhau để đảm bảo một thỏa thuận cân bằng và lâu dài sẽ sớm được hoàn thiện”.

Người phát ngôn của Amazon đánh giá, kế hoạch đánh thuế của G7 là một bước tiến đáng hoan nghênh. “Chúng tôi hy vọng sẽ thấy các cuộc thảo luận tiến triển với G20 và liên minh bao trùm rộng hơn”./.

1 Likes

Tăng đột biến thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản, chứng khoán, ô tô…

Theo Tổng cục Thuế, số thu NSNN trong 5 tháng đầu năm tăng thu khá chủ yếu do một số nguồn thu được hưởng lợi từ các chính sách tài khoá, tiền tệ trong năm 2020 và một số ngành tăng trưởng nóng như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô…

Báo cáo tại hội nghị giao ban trực tuyến về tình hình thực hiện công tác thuế tháng 5 và dự kiến chương trình công tác thuế tháng 6/2021 của Tổng cục Thuế cho biết, trong tháng 5/2021 (tính đến ngày 31/5), việc thực hiện thu ngân sách nhà (NSNN) do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 86.317 tỷ đồng, bằng 7,7% so với dự toán pháp lệnh, bằng 142% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn 13.317 tỷ so với số ước thu tháng 5/2021 là 73.000 tỷ đồng. Theo đó, luỹ kế 5 tháng đạt 575.677 tỷ đồng, bằng 51,6% so với dự toán pháp lệnh, bằng 114,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Nếu loại trừ các yếu tố gia hạn thuế, những khoản tăng thu bất thường, đột biến trong 5 tháng đầu năm 2021 thì tổng thu cơ quan thuế quản lý tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, số thu thuế, phí nội địa tăng 8,3% so với cùng kỳ.

Theo Tổng cục Thuế, số thu NSNN trong 5 tháng đầu năm tăng thu khá chủ yếu do một số nguồn thu được hưởng lợi từ các chính sách tài khoá, tiền tệ trong năm 2020 và một số ngành tăng trưởng nóng như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô…

Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn năm 2020 đạt khá đã góp phần tăng lợi nhuận của khối ngân hàng thương mại dẫn đến số thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV và nộp sau quyết toán của các ngân hàng tăng khoảng 4.500 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Nhiều dự án bất động sản được chuyển nhượng, làm tăng thu đột biến thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản khoảng 6.000 tỷ đồng tại một số địa phương.

Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2021, sau đợt ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 năm 2020, hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn tăng làm tăng thu đột biến thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng từ 5.000-6.000 tỷ đồng.

Đồng thời, thực hiện chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020, dẫn đến lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiêu thụ mạnh. Riêng trong tháng 12/2020, số lượng ô tô tiêu thụ tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ làm tăng thu đột biến khoảng 4.000 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trưởng nóng trong những tháng đầu năm cũng góp phần tăng thu từ lệ phí trước bạ nhà đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán và chuyển nhượng bất động sản.

Về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN tháng 6 và 6 tháng năm 2021, báo cáo cho biết, đối với số ước thu tháng 6 khoảng 57.500 tỷ đồng, bằng 5,1% dự toán pháp lệnh và bằng 80% so với cùng kỳ năm 2020; Trong đó, thu từ dầu thô dự báo khoảng 3.500 tỷ đồng; thu nội địa dự báo khoảng 54.000 tỷ đồng, bằng 4,9% dự toán pháp lệnh, bằng 77% so với cùng kỳ. Trong đó, dự kiến tháng 6 sẽ gia hạn thuế giá trị gia tăng khoảng 6.500 tỷ đồng.

Với số thu luỹ kế đến hết 31/5, dự báo thu 6 tháng đạt khoảng 633.177 tỷ đồng, bằng 56,7% dự toán, bằng 110,2% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ dầu thô dự báo đạt 18.703 tỷ đồng bằng 80,6% dự toán, bằng 87,6% cùng kỳ.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn nhận định, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đang có những diễn biến hết sức phức tạp trên phạm vi cả nước. Theo dự báo của Bộ Y tế, đợt dịch này có khả năng kéo dài hơn, diện rộng, có nhiều ổ dịch, biến thể mới của virus lây nhanh hơn. Đến thời điểm hiện nay, Chính phủ đã khẳng định việc thực hiện mục tiêu kép không thay đổi. Các khu vực nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nếu không đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch phải kiên quyết dừng hoạt động cho đến khi khắc phục xong.

Trước tình hình đó, Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn yêu cầu các Vụ/đơn vị tiếp tục bám sát tình hình; phân tích, đánh giá kỹ, đúng bản chất số thu ngân sách 5 tháng đầu năm; các khoản thu, sắc thuế thu đột biến; tác động của việc thực hiện Nghị định số 52/2021 của Chính phủ đến số thu NSNN các tháng. Để kịp thời có các giải pháp điều hành thu NSNN hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao.

Đồng thời, tiếp tục tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021, từ đó tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong công tác kê khai để thực hiện đúng chủ trương gia hạn của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác đôn đốc thu NSNN đối với một số khoản thu ngân sách trung ương (dầu thô, khí thiên nhiên, lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thu tiền sử dụng đất, phí & lệ phí thuộc ngân sách trung ương) đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ Bộ Tài chính giao.

Thái Quỳnh

1 Likes

Liệu các nước nghèo sẽ hưởng lợi từ thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp toàn cầu?

Câu trả lời là có, nhưng không nhiều như họ mong đợi. Các nước giàu vẫn sẽ được lợi hơn.

Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu của G7 là nỗ lực cải cách hệ thống thuế toàn cầu, đặc biệt đối với những gã khổng lồ xuyên quốc gia. Cải cách đặt ra những quyền hạn thu thuế cao để chống lại những thiên đường thuế với mức thuế thấp.

Thỏa thuận này cũng yêu cầu chính phủ từ cả các nước giàu hay nghèo phải tiến tới một đồng thuận. 139 quốc gia thương thảo tại một hội nghị do các nước OECD giàu có chủ trì, vẫn chưa đi đến kết luận. Một vài nước nghèo lo ngại đề xuất này có phần quá phức tạp, thiếu mềm dẻo và bất công.

Hiện, các nước đang phát triển mong chờ nguồn thu nhập công, vốn phụ thuộc trên hết vào thuế doanh nghiệp. Vào 2017, hơn 19% nguồn ngân sách mà các nước châu Phi thu về là từ thuế doanh nghiệp. Trong khi đó, con số ở các quốc gia thành viên OECD là 9%. Điều này một phần là do một bộ phận kinh tế phi chính thức lớn tại các quốc gia này khiến các chính phủ thu được ít hơn từ thuế thu nhập cá nhân.

Hệ thống thuế toàn cầu hiện hành khiến các nước nghèo thiệt theo hai đường. Đầu tiên, các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận của họ sang các thiên đường thuế, lấy đi nguồn thu của các nước nghèo. Rồi luật lại trao quyền đánh thuế về nước nơi các công ty này đóng trụ sở chính, vốn thường là các nước giàu

Theo khảo sát do Petr Jansky thuộc Đại học Charles và Javier Garcia-Bernardo của Tax Justice Network, ngân sách từ thuế của các nước nghèo bị giảm đến 5% so với hệ thống đánh thuế lợi nhuận dựa trên địa điểm xuất phát nguồn thu của các công ty, các nhân viên công ty và lương của họ. Ngược lại, các nước giàu chỉ thu ít hơn 1% từ nguồn này.

Những cải cách đang được thảo thuận và nhận ủng hộ từ chính quyền Biden, sẽ chuyển quyền đánh thuế một phần lợi nhuận của doanh nghiệp và chấp thuận một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, có lẽ rơi vào mức 15%.

Những nước nghèo cũng muốn đối phó với tình trạng né thuế như các nước giàu. Thế nhưng, nguồn tiền và nhân sự thiếu thốn khiến họ khó có thể tham gia vào thỏa thuận. Mặc dù các nước nghèo đại diện đến 22% các thành viên tham gia thương thảo, nhưng chỉ chiếm 5% thành viên tham gia những cuộc hội đàm quan trọng.

Ngoài ra, nhóm này cũng gặp những hạn chế ở khả năng quản lý thuế và truy phạt né thuế. Vào 12/5, Diễn đàn Quản lý Thuế châu Phi (ATAF), đã lên tiếng phê phán ý tưởng chuyển quyền đánh thuế lợi nhuận của các tập đoàn đa lên các cơ quan cao hơn là “quá đỗi phức tạp”. Thay vào đó, họ đề xuất chỉ cần chuyển một phần lợi nhuận tổng đi là được.

Một lo ngại nữa là thỏa thuận mới này sẽ chỉ mang tính hình thức. Chính quyền Biden đã đưa ra một tiến trình giải quyết tranh chấp “ràng buộc, không tùy nghi” để đảm bảo với các công ty rằng họ sẽ không bị đánh thuế nhiều lần. Nhưng, một số quốc gia nghèo sợ sẽ ở vào thế yếu trong các phán quyết giải quyết tranh chấp, và nhìn nhận những phán quyết áp dụng rộng này là một quyết định quá liều lĩnh.

Mặt khác, mức thuế tối thiểu có thể đe dọa đến mô hình thu hút đầu tư bằng thuế thấp của nhiều quốc gia. Song, mức thuế tối thiểu 15% vẫn nằm dưới mức thuế hiện hành của phần đa các nước nghèo, nên khả năng thu hút của họ vẫn còn. Mức sàn toàn cầu có thể khuyến khích một số quốc gia đi ngược lại hướng đó, khiến họ mạnh dạn nâng thuế cao hơn với những khoản lợi nhuận được ghi nhận tại nước mình.

Có lẽ nỗi lo lớn nhất là các nước giàu sẽ nhận về được phần lớn lượng thuế lợi nhuận từ các thiên đường thuế, trong khi các nước nghèo chỉ lấy lại được vài đồng lẻ. Vào tháng 10, OECD ước tính rằng việc rời quyền thu thuế một số công ty có thể nâng nguồn thu từ thuế doanh nghiệp tại các nước nghèo lên 1% (một đề xuất mới hơn từ chính quyền Biden cũng cho con số tương tự).

Một chuyên gia thương thảo cho các nước gia châu Phi gọi đây là “thảm họa đối với các nước đang phát triển”. ATAF cho rằng cần phải cho thêm nhiều công ty vào danh sách, và giảm mức trần thu này từ 20 tỷ euro (24 tỷ USD) xuống 250 triệu euro.

The Economist nhận định, khó mà hình dung các nước giàu đồng ý với quyết định này. Tác động gián tiếp của đề xuất thuế toàn cầu tối thiểu ở mức 15% này có thể làm tăng thêm 2 - 4% đối với nguồn thu từ thuế doanh nghiệp tại các nước nghèo. Kể cả vậy, các nước giàu vẫn “ăn đậm” hơn.

Thiên Minh

2 Likes

Tập đoàn Pegatron rót thêm 101 triệu USD vào Việt Nam

Reuters đưa tin, cơ quan chức năng của Đài Loan vừa qua đã phê duyệt kế hoạch đầu tư thêm 101 triệu USD vào Việt Nam của Pegatron Corp - đối tác sản xuất lớn của Apple, Microsoft và Sony.

Cơ quan Kinh tế Đài Loan là nơi chịu trách nhiệm phê duyệt, chấp thuận các khoản đầu tư ra nước ngoài của các công ty Đài Loan, thông tin, khoản đầu tư vào công ty con của Pegatron Việt Nam nhằm sản xuất và kinh doanh máy tính, thiết bị ngoại vi, thiết bị truyền thông và linh kiện điện tử.

Phía Pegatron chưa chia sẻ thông tin nào khác liên quan đến thương vụ này với truyền thông.

Theo Reuters, trước đó, tháng 9/2020, truyền thông Việt Nam đưa tin Pegatron đang tìm cách đầu tư 1 tỷ USD trong 3 giai đoạn vào các cơ sở sản xuất trong các lĩnh vực như máy tính, truyền thông và điện tử tiêu dùng tại Việt Nam.

Liên quan đến khoản đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam của Pegatron có dự án đầu tiên đặt tại Hải Phòng với tổng vốn khoảng 19 triệu USD, dự án thứ hai dự kiến khoảng 481 triệu USD tại Khu công nghiệp Deep C (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải) để sản xuất thiết bị điện tử bao gồm điện tử dân dụng, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, bảng mạch. Dự án thứ ba 500 triệu USD chưa được đề cập đến.

Pegatron là nhà cung cấp chính cho Apple, cùng với Foxconn và Wistron Corp của Đài Loan (Trung Quốc). Hiện, Pegatron đang là một trong 3 nhà sản xuất iPhone lớn nhất tại Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nhà sản xuất lớn còn lại là Foxconn và Winstron.

Trong báo cáo thường niên năm 2020, Tập đoàn Pegatron cũng từng đề cập về việc tiếp tục mở rộng cơ sở sản xuất sang Việt Nam và Ấn Độ, từ đó có thể đáp ứng những thay đổi mạnh mẽ của chuỗi cung ứng.

Anh Vũ

1 Likes

VCB, TCB sẽ dẫn dắt VN-Index trong tháng 6, thận trọng với VPB, STB vì giá quá cao

Thứ 3, 08/06/2021, 12:24

VDSC dự kiến các cổ phiếu ngân hàng (VCB, TCB), nhóm thép (HPG) và nhóm chứng khoán sẽ là động lực dẫn dắt VN-Index…

Báo cáo chiến lược đầu tư tháng 6, Chứng khoán Rồng Việt - VDSC cho rằng, thị trường chứng khoán tháng 6 sẽ tiếp tục đà tăng nhưng có thể xảy ra những nhịp rung lắc.

HOSE SẼ HẾT “ĐƠ” TRONG THÁNG 7?

Cụ thể, VDSC dự phóng VN-Index sẽ dao động trong vùng 1.303 đến 1.421 điểm. Động lực chính vẫn là sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân. Trong tháng 5, số lượng tài khoản mở mới tăng mạnh khi đạt 114.000 tài khoản cao nhất từ trước đến nay, điều này là hoàn toàn hợp lý khi lãi suất tiền gửi vẫn ở mức thấp trong khi mức sinh lời hấp dẫn của thị trường chứng khoán là không thể phủ nhận trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thị trường xuất hiện tình trạng nghẽn lệnh khi hệ thống HOSE không thể xử lý số lượng lệnh khổng lồ lên đến gần 760 nghìn lệnh ngay trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 1/6. Việc số lượng nhà đầu tư F0 tăng trưởng mạnh mẽ trong ba tháng vừa qua khiến thanh khoản thị trường lên đỉnh cao mới trong tháng 5 2021 (tăng 40% so với thanh khoản trung bình trong 4 tháng đầu năm). Do đó, dự đoán tình trạng nghẽn lệnh sẽ xảy ra thường xuyên trong tháng 6.

Trước đó, HOSE nhờ một số điều chỉnh kĩ thuật tạm thời đã phần nào giải quyết được tình trạng nghẽn lệnh từ ngày 12/04 khi nâng tổng số lượng lệnh mua và bán đạt lên 800.000 lệnh (cao hơn so với mức giới hạn khoảng 640,000 lệnh tại thời điểm trước đó). Theo quan sát, việc nâng số lượng lệnh thật sự mang lại hiệu ứng tích cực trên cả thị trường. Cụ thể, VN-Index tăng 6,8% trong giai đoạn từ ngày 12/4 đến 1/6, mức tăng này cao hơn so với giai đoạn trước khi số lệnh chưa được nâng (VN-Index tăng 4,6% từ ngày 23/2 đến 9/4).

FPT dự kiến sẽ bàn giao hệ thống giao dịch mới cho HOSE vào cuối tháng 6 và sẵn sàng đưa vào vận hành trong tháng 7.

Gần đây, các công ty chứng khoán đưa ra thông báo đến nhà đầu tư về việc ngưng sửa và hủy lệnh giao dịch như là một giải pháp tạm thời nhằm giảm tình trạng nghẽn lệnh. Quan điểm của VDSC về vấn đề này, nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh thị trường để tăng khả năng khớp lệnh. Tuy nhiên, điều này dẫn đến rủi ro mua cổ phiếu với giá cao (mua đuổi để khớp) và bán với giá thấp (bán bất chấp khi thị trường đảo chiều). Do đó, thị trường có thể xảy ra những biến động lớn hơn trong giai đoạn này.

Mặt khác, làn sóng Covid-19 thứ tư cũng là yếu tố đáng chú ý về mức độ ảnh hưởng lên triển vọng vĩ mô 2021 khi đợt bùng phát này nghiêm trọng hơn so với ba đợt trước. Nhìn vào quá khứ, thị trường phục hồi nhanh chóng với thông tin Covid-19 khi giới đầu tư kì vọng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tăng trưởng tốt trở lại nhờ vào khả năng kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và kịp thời của nước ta trong giai đoạn trước.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn dự kiến trong năm 2021 có thể là một nhân tố tiêu cực tác động đến thị trường trong tháng 7/2021 hoặc quý 3/2021 tùy vào diễn biến của dịch bệnh, tăng trưởng GDP quý 2 có thể sẽ thấp hơn kì vọng khi giãn cách xã hội bắt đầu từ 31/5/2021 và thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế, đóng góp 25% vào GDP cả nước, bị ảnh hưởng mạnh bởi Covid-19 khi số ca nhiễm chiếm 50% số ca nhiễm mới trong những ngày đầu tháng 6.

VCB, TCB DẪN DẮT THỊ TRƯỜNG, TRẬN TRỌNG VPB, STB

Trong tháng này, VDSC dự kiến các cổ phiếu ngân hàng (VCB, TCB), nhóm thép (HPG) và nhóm chứng khoán sẽ là động lực dẫn dắt VN-Index. Đồng thời giữ quan điểm thận trọng với một số cổ phiếu nhóm ngân hàng như STB, VPB khi mà những cổ phiếu này đã tăng rất mạnh và vượt qua giá mục tiêu.

Cụ thể, đối với nhóm ngân hàng, kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 sẽ tiếp tục khởi sắc nhờ nền so sánh thấp. Bên cạnh đó, thông tin về việc phê duyệt hạn mức tín dụng mới tại hàng loạt các ngân hàng tư nhân (sau khi những ngân hàng này đã chạm mức trần tín dụng được cấp và đang xin thêm hạn mức) và các kế hoạch phát hành thêm, chia cổ tức nhằm tăng vốn đặc biệt ở nhóm ngân hàng quốc doanh sẽ là những sự kiện đáng chú ý trong thời gian tới.

Cho năm nay, VDSC dự báo ngành này sẽ chứng kiến một chu kỳ tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, dự báo tăng trưởng 27% YoY, bất chấp diễn biến của dịch bệnh. Sự lệch pha này đến từ (1) chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm tác động của hậu quả dịch bệnh: môi trường lãi suất thấp cùng chính sách tiền tệ mở rộng, và (2) các yếu tố được thúc đẩy bởi dịch bệnh như xu hướng cắt giảm mạnh chi phí.

Ở góc độ định giá, hệ số định giá P/B của ngành đang cao hơn mức bình quân 5 năm hai lần độ lệch chuẩn. Có thể thấy thị trường đã phản ánh rất tích cực đà tăng trưởng lợi nhuận và khả năng duy trì của môi trường lãi suất thấp. Mức định giá này, đặt trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra, sẽ là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi giải ngân mới. Do đó, khuyến nghị hạn chế mua đuổi nhóm ngân hàng trong tháng này.

Định giá ngành ngân hàng kể từ năm 20215.

Mặc dù vậy, VDSC vẫn ưu tiên nắm giữ các cổ phiếu ngân hàng thuộc danh mục đã khuyến nghị bao gồm: TCB, ACB, VCB khi những cổ phiếu này đáp ứng nhiều tiêu chí về tăng trưởng, bộ đệm dự phòng, định giá vẫn ở mức hợp lý.

Cổ phiếu ngành thép thời gian qua đã có sự tăng giá khá mạnh mẽ, tuy nhiên, một số cổ phiếu vẫn còn tiềm năng tăng giá. Đối với HPG, giá thép cán nóng duy trì ở mức cao trong quý 3 cho phép công ty đảm bảo biên lợi nhuận ở mức cao, tốt hơn kỳ vọng trước đây. Về dài hạn, HPG vẫn là cổ phiếu ưa thích nhờ triển vọng từ dự án Dung Quất 2.

Bên cạnh đó, VDSC đánh giá cao SMC nhờ tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2 và câu chuyện tăng trưởng dài hạn nhờ các nhà máy mới. Lợi nhuận ròng của HPG dự báo đạt 10.000 tỷ đồng ( +265% YoY), còn đối với SMC mức tăng trưởng là +922% YoY với ước đạt là 435 tỷ đồng. Ngoài ra, VDSC cũng có quan điểm tích cực đối với cổ phiếu KDH, DPM trong tháng 6/2021.

Theo An Nhiên

1 Likes

Phải chờ đến tháng 7 mới có lượng tiền lớn mới được bơm vào thị trường?

Thứ 3, 08/06/2021, 08:55

VCBS cho rằng, thanh khoản giai đoạn này không cón quá dồi dào khi các nguồn lực mới dự kiến chỉ có thể xuất hiện trên thị trường từ tháng 7 sau khi các hợp đồng mua ngoại tệ của NHNN đến hạn thực hiện.

Theo báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán VCBS cho biết, lãi suất liên ngân hàng liên tục nhích tăng trong tháng 5 và chưa có dấu hiệu dừng lại khi thanh khoản không còn quá dư thừa. Cuối tháng, lãi suất các kỳ hạn qua đêm - 3 tháng được ghi nhận lần lượt ở 1,083%/năm; 1,183%/năm, 1,237%/năm, 1,307%/năm và 1,433%/năm.

Thanh khoản giai đoạn này không còn quá dồi dào khi các nguồn lực mới dự kiến chỉ có thể xuất hiện trên thị trường từ tháng 7 sau khi các hợp đồng mua ngoại tệ của NHNN đến hạn thực hiện. Cùng với đó các lo ngại xung quanh lạm phát kỳ vọng khiến nhà điều hành đặt ưu tiên đối với mục tiêu ổn định lạm phát.

Hơn nữa, trong bối cảnh lo ngại diễn biến dịch biến phức tạp, các ngân hàng sẽ cần đánh giá nhiều hơn với các khoản giải ngân mới, và cùng lúc đi kèm với khả năng nợ xấu có thể tăng trở lại.

Điểm sáng ở thời điểm này tiếp tục đến từ việc dòng vốn tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư với con số vốn FDI đăng ký và FDI giải ngân tăng lần lượt 14% và 7% so với cùng kỳ.

Như vậy với các yếu tố này, VCBS cho rằng, thanh khoản liên ngân hàng tuy không xảy ra tình trạng thiếu hụt nhưng mặt bằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao hơn giai đoạn trước và chưa thể sớm giảm trở lại trong tháng 6.

Theo Ngân hàng Nhà nước, ngày 4/6/2021, lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm ở mức 1,29%; 1 tuần là 1,48%; 2 tuần là 1,6%, 1 tháng là 1,99% và 3 tháng là 2,22%/năm.

Trong khi lãi suất liên ngân hàng tăng, trong tháng 5, lãi suất huy động và cho vay hầu như không biến động. Giai đoạn này, thông điệp NHNN tiếp tục thể hiện sự nhất quán, kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào hoạt động kinh doanh, đầu cơ bất động sản và định hướng chung vẫn là duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đã có những diễn biến phức tạp trở lại.

Thu Thủy

1 Likes

THACO bất đắc dĩ phải “thâu tóm” HAGL Agrico: Từng lên phương án mua tiếp 20.744 ha đất với giá hơn 9.000 tỷ đồng, song không lấy được giấy tờ từ phía ngân hàng

THỨ 3, 08/06/2021, 08:17

Đến 31/12/2020, nợ tăng lên 2.448 tỷ tổng nợ HAGL Agrico là 15.990 tỷ đồng, lỗ lũy kế 2.306 tỷ đồng, vốn điều lệ Công ty là 11.085 tỷ đồng.
THACO bất đắc dĩ phải
Từ đầu năm 2021, THACO chính thức đảm nhận lại HAGL Agrico (HNG) từ tay ông Đoàn Nguyên Đức. Phản hồi quan điểm cho rằng THACO đã sớm có kế hoạch thâu tóm HAGL Agrico, ông Đức nhấn mạnh: “Ai nói Thaco thâu tóm HAGL Agrico, tôi còn phải năn nỉ ông Dương thâu tóm”.

Hôm nay, tại ĐHĐCĐ thường niên đầu tiên do mình nắm cán, đại diện THACO tiếp tục có những chia sẻ về thương vụ trên – thương vụ mà phía THACO khẳng định bản thân bất đắc dĩ phải thực hiện.

Điểm lại, HAGL Agrico được thành lập từ năm 2010, và chỉ tập trung trồng các loại cây công nghiệp là cây cao su, cây cọ dầu với tổng diện tích 84.000 ha, trong đó 8.900 ha tại Việt Nam, 27.376 ha tại Lào và 47.724 ha tại Campuchia. Kết quả hoạt động năm 2017 theo BCTC, thì tổng nợ của HNG là 22.129 tỷ đồng, vốn điều lệ của công ty là 7.671 tỷ đồng.

Năm 2018: THACO chính thức tham gia và sở hữu 35% vốn, tiến hành mua 22.462 ha đất với giá 7.623 tỷ đồng

Đến năm 2018 – năm THACO chính thức được mời gọi tham gia rót vốn, mặc dù trước đó HAGL Agrico đã được nhà nước tái cơ cấu các khoản nợ và lãi nhưng công ty đã bị mất thanh khoản nghiêm trọng, không còn khả năng trả nợ gốc và lãi vay đến hạn, 100% vườn cọ dầu bỏ hoang phế, hơn 50% vườn cây cao su bị còi cọc, hư hại, các vườn cây ăn trái đang ở giai đoạn trồng thử nghiệm bị sâu bệnh, xuống cấp, thu hoạch với năng suất kém do không có kinh phí để chăm sóc.

Chỉ duy nhất loại cây chuối là khả thi với diện tích đã trồng 4.658 ha, dự án đầu tư sân bay Nọng Khang tại Lào với tổng mức đầu tư 75 triệu USD (tương đương 1.500 tỷ đồng) theo hình thức cho chính phủ Lào vay và khấu trừ dần vào nghĩa vụ thuế, thuê đất tại Lào đã chi 1.357 tỷ đồng bị ngưng trệ do thiếu vốn.

Trong tình hình khó khăn về tài chính, để có nguồn vốn duy trì chăm sóc vườn cây, đầu tư trồng mới và thanh toán các khoản vay đến hạn, HAGL Agrico đã mời gọi THACO tham gia đầu tư với định hướng là HAGL và THACO tập trung cho HAGL Agrico phát triển trồng cây ăn trái mà tập trung là cây chuối.

Trong đó, THACO đã sở hữu 35% cổ phần của HAGL Agrico, tương đương 3.890 tỷ đồng và tiến hành thực hiện tái cơ cấu tài chính với các giải pháp là THACO thông qua công ty Đại Quang Minh mua lại và trả 1 số nợ thay cho HAGL Myamar 6.000 tỷ đồng, qua đó HAGL đã có tiền để cho HNG vay 2.187 tỷ đồng và THACO cũng cho HAGL Agrico vay 1.703 tỷ đồng.

Đồng thời, THACO đã mua 3 công ty của HAGL Agrico là Công ty Cao su Đông Dương và Công ty Đông Pênh tại Campuchia, công ty Cao su Trung Nguyên tại Gia Lai, với tổng diện tích đất 22.462 ha, tổng giá chuyển nhượng là 7.623 tỷ đồng để giảm nợ tới hạn và tham gia khai thác quỹ đất đang để hoang hóa.

Trong đó, 2 công ty tại Campuchia có tổng diện tích là 18.697 ha, 1 công ty tại Gia Lai có diện tích là 3.765 ha. Trong đó chỉ có 2.287 ha chuối và 333 ha thanh long cho thu hoạch, hầu hết vườn cây ăn trái còn lại trong tình trạng thiếu phân bón, sâu bệnh và chưa đầy đủ hạ tầng; 14.171 ha cao su đã dừng chăm sóc và không khai thác.

Năm 2019: Diện tích đất HAGL Agrico giảm gần 30% sau 1 năm THACO rót vốn, vẫn lỗ 2.444 tỷ đồng

Theo BCTC đến ngày 31/12/2018, nợ HAGL Agrico giảm 2.274 tỷ xuống còn 19.855 tỷ đồng, trên vốn điều lệ tăng lên 1.197 tỷ thành 8.868 tỷ đồng, lỗ 660 tỷ đồng.

Như vậy, qua năm 2019 tổng diện tích đất của HAGL Agrico giảm 22.462 ha còn lại là 56.493 ha (trong đó 3.439 ha tại Việt Nam, 27.376 ha tại Lào, 25.678 ha tại Campuchia) và trồng mới thêm được 3.031 ha chuối đưa tổng diện tích chuối là 7.930 ha, 3.267 ha xoài, 2.110 ha mít và 4.997 ha cây ăn trái khác; Diện tích cao su 31.085 ha; diện tích cọ dầu 9.110 ha.

Tổng doanh thu năm 2019 là 1.811 tỷ đồng, lỗ 2.444 tỷ đồng, nợ giảm 8.587 tỷ và tổng nợ còn lại là 13.542 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng 3.394 tỷ lên là 11.085 tỷ đồng.

THACO bất đắc dĩ phải thâu tóm HAGL Agrico: Từng lên phương án mua tiếp 20.744 ha đất với giá hơn 9.000 tỷ đồng, song không lấy được giấy tờ từ phía ngân hàng - Ảnh 1.
Ông Trần Bá Dương - đại diện THACO và ông Đoàn Nguyên Đức - đại diện HAGL, HAGL Agrico có buổi chia sẻ vào năm 2019, tức 1 năm sau khi bắt tay.

Năm 2020: Định mua tiếp 20.744 ha đất với giá hơn 9.000 tỷ đồng nhưng bất thành

Trong năm 2020, THACO tiếp tục hỗ trợ cho HAGL Agrico vay (không có tài sản đảm bảo, lãi suất bằng các ngân hàng thương mại) tổng số tiền 6.274 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư trồng mới, mà tập trung là chuối, với diện tích chuối 1.854 ha, các loại cây ăn trái khác (Xoài, dứa) 1.312 ha.

Tuy nhiên, các nông trường chưa có quy hoạch tổng thể, chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới và điện vào mùa nắng, ngập úng trong mùa mưa, hệ thống giao thông chưa đáp ứng sản xuất và logistics. Năng suất, sản lượng và chất lượng chuối, trái cây khác còn thấp do thiếu phân bón, thiếu nhân công và kỹ thuật, nhiều vườn cây bị dịch bệnh. Diện tích khai thác và sản lượng mủ cao su đạt thấp do các vườn cây không được chăm sóc trong thời gian dài.

Đến giữa năm 2020, HAGL Agrico đã bị thiếu hụt dòng tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn, thiếu tiền mua vật tư chăm sóc và đầu tư cho các hạ tầng kỹ thuật quan trọng là nước và điện. Tại Campuchia nhiều vườn cây bị xuống cấp nghiêm trọng.

Trước thực trạng đó, ban lãnh đạo HAGL Agrico và HAGL đã nhiều lần họp với THACO để tìm giải pháp giải quyết các khó khăn với phương án đề ra là:

(1) THAGRICO mua tiếp 4 công ty sở hữu các phần đất tại Koun mun Campuchia và tại Đắk Lắk, Gia Lai với diện tích đất 20.744 ha và giá tiền là 9.095 tỷ;

(2) Bán lại toàn bộ cổ phần cho HAGL Agrico và còn nợ lại THACO số tiền hơn 2.600 tỷ đồng (không trả lãi và hoàn trả từng phần trong 3 năm) và sở hữu phần đất còn lại với tổng diện tích 35.749 ha (trong đó tại Bắc Campuchia 8.373 ha và tại Lào là 27.376 ha).

Phương án này chia sẻ hoạt động sản xuất nông nghiệp giữa THAGRICO và HAGL Agrico về diện tích cũng như địa bàn, đồng thời giải quyết được khó khăn rất lớn và cấp bách là cứu lấy vườn chuối đã trồng đang xuống cấp nghiêm trọng do thiếu vốn đầu tư, vật tư và chăm sóc, và nhất là mang lại lợi nhuận 1.076 tỷ đồng cho HAGL Agrico.

Trong năm 2020 HAGL Agrico ghi nhận lợi nhuận 931 tỷ đồng và bù với khoản lỗ trong sản xuất kinh doanh ước khoảng 910 tỷ đồng để HAGL Agrico có lãi trong năm 2020, tránh bị hủy niêm yết và giảm nợ cho Công ty.

Tuy nhiên, HAGL Agrico và HAGL không thỏa thuận được với ngân hàng về thanh toán nợ để lấy giấy tờ đất của 4 Công ty trên đang là tài sản thế chấp nợ của HAGL và HAGL Agrico để giao cho THACO nên THACO bất đắc dĩ phải tiếp quản luôn HAGL Agrico từ HAGL thông qua việc tăng vốn cho HAGL Agrico để cấn trừ nợ và có vốn để HAGL Agrico tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2021-2023.

Kết thúc năm 2020, lượng thu hoạch chuối Công ty đạt 195.694 tấn; các loại cây ăn trái khác là 3.988 tấn và mủ cao su là 7.913 tấn.

Doanh thu đạt 2.375 tỷ đồng, lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh 910 tỷ đồng, HAGL Agrico thực hiện chuyển nhượng trước 1 công ty An Đông Mia Việt Nam (sở hữu công ty Lumphat tại Campuchia) trong 4 công ty đã thỏa thuận bán cho THAGRICO như đã nói trên, để có lợi nhuận sau thuế trong năm 2020 là 21 tỷ đồng.

Đến 31/12/2020, nợ tăng lên 2.448 tỷ tổng nợ là 15.990 tỷ đồng, lỗ lũy kế 2.306 tỷ đồng, vốn điều lệ Công ty là 11.085 tỷ đồng.

THACO bất đắc dĩ phải thâu tóm HAGL Agrico: Từng lên phương án mua tiếp 20.744 ha đất với giá hơn 9.000 tỷ đồng, song không lấy được giấy tờ từ phía ngân hàng - Ảnh 2.
Tri Túc

1 Likes

Chứng khoán Bản Việt (VCI) phát hành hơn 166 triệu cổ phiếu thưởng tỷ lệ 100%

Thứ 3, 08/06/2021, 18:24

Chứng khoán Bản Việt báo lãi quý 1/2021 đạt 292 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ.

Ngày 21/6 tới đây CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC – mã chứng khoán VCI) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành 166,5 triệu cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ phát hành 1:1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1 cổ phiếu mới.

Giá trị phát hành theo mệnh giá 1.665 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo BCTC kiểm toán năm 2020.

Dự kiến sau phát hành VCSC tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, từ 1.665 tỷ đồng lên 3.330 tỷ đồng.

Trên thị trường cổ phiếu VCI liên tục tăng mạnh, liên tục xác lập đỉnh mới. Tính chung VCI đã tăng khoảng 41% từ đầu năm 2021 đến nay, từ vùng giá 56.400 đồng/cổ phiếu lên 79.500 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, số cổ phiếu thưởng mà VCSC sắp phát hành có giá trị rơi vào khoảng 13.200 tỷ đồng.

Mới đây Chứng khoán Bản Việt đã thông qua việc huy động tiếp trái phiếu đợt 2/2021. Giá trị huy động theo mệnh vào mức 250 tỷ đồng, lãi suất cố định 9%/năm. Kỳ hạn trái phiếu 2 năm, đối tượng là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tính từ đầu năm, VCI đã huy động hơn 1.250 tỷ trái phiếu nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, cụ thể là việc bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu chính Phủ…

Kết quả kinh doanh, năm 2020 Chứng khoán Bản Việt đạt 1.730 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng 12,2% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 769 tỷ đồng, tăng 10,9% so với lợi nhuận đạt được năm 2019. Còn quý 1/2021 Chứng khoán Bản Việt báo lãi lớn gấp gần 2,5 lần cùng kỳ, lên 292 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2020 Chứng khoán Bản Việt còn 1.572 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đạt gần 116 tỷ đồng. Ngoài ra công ty còn 165 tỷ đồng trong quỹ dự phòng tài chính rủi ro và nghiệp vụ, cùng với 585 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

Mai Nguyễn

1 Likes

Thanks Tiếm, Pro. rất vui gặp lại em … phong độ vẫn như xưa nhỉ :tulip:

1 Likes

Dạ! Em cảm ơn nhiều ạ.

2 Likes

Anh mua VCI lăn chốt nhận thưởng 1:1 đi anh ạ. Em thấy chưa bao giờ nhận được ưu đãi lớn của một công ty chứng khoán.

1 Likes