Thứ trưởng Bộ TTTT: Với Viet Solutions thời Covid, các đội thi nên nghĩ tới việc biến đau thương thành cơ hội!
Viet Solutions 2021 – cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia, diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam vào lúc căng thẳng nhất. Trong dịch bệnh, Ban tổ chức đã đưa ra những điều gì mới và đâu là cơ hội cho các startup tham dự cuộc thi? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông có thể cho biết, Viet Solutions 2021 có khác biệt gì so với năm trước?
Tôi nghĩ là có 3 khác biệt lớn. Cái khác biệt đầu tiên là cuộc thi năm nay phát động và tổ chức trong bối cảnh là Việt Nam đang ở trên đỉnh dịch, ghi nhận số ca lây nhiễm lớn nhất từ trước đến nay.
Cái mới thứ hai là cách đặt ra bài toán. Năm trước, ban tổ chức chỉ đặt ra định hướng; còn năm nay thì đặt ra những bài toán tương đối cụ thể trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số của quốc gia.
Khác biệt thứ 3 là năm trước Viet Solutions chỉ chấp nhận giải pháp hoàn chỉnh, đã triển khai, ứng dụng nhất định trong thực tế. Còn năm nay cuộc thi tìm kiếm cả những ý tưởng mới.
Vì sao cuộc thi năm nay lại tìm kiếm cả những ý tưởng mới chứ không tập trung hoàn toàn vào các giải pháp số hoàn chỉnh như năm 2020?
Thực tế, có rất nhiều bài toán mà chỉ cần có một ý tưởng đúng là sẽ có lời giải đúng. Nó giống như khi bạn đặt ra câu hỏi đúng, thì chắc chắn có câu trả lời. Việc đi tìm kiếm giải pháp, đi tìm kiếm ý tưởng giống như đi tìm ra những câu hỏi đúng. Không bao giờ có câu trả lời cho những câu hỏi sai. Nhưng cứ khi có câu hỏi đúng thì khó thế nào cũng có một người trả lời được nó. Đấy là tư tưởng cho việc tìm kiếm ý tưởng mới về giải pháp số của cuộc thi năm nay.
Nhưng các giải pháp số thường cần thời gian phát triển tương đối dài, việc đặt ra bài toán rồi yêu cầu đưa ra cái mới ngay liệu có khả thi không?
Đưa ra một thời gian ngắn để làm một giải pháp thì không khả thi, nhưng để có một ý tưởng thì lại luôn luôn khả thi. Năm ngoái thì có giải pháp hoàn chỉnh, và yêu cầu phải triển khai trong thực tế. Năm nay thì chỉ cần có ý tưởng là được.
Một số chuyên gia nhận định, đại dịch Covid-19 là một động lực cho chuyển đổi số quốc gia. Theo ông, điều này có đúng với Viet Solutions 2021 không và đâu là những rào cản đối với chuyển đổi số thời Covid-19?
Covid-19 là một đại dịch. Nếu mình coi đại dịch là một động lực thì không sai, nhưng không nhân văn. Covid-19 là một đại dịch mà trăm năm mới có một lần. Và vì nó tác động rất lớn đến con người, nên cách ứng xử tích cực nhất là chúng ta tìm cách để tận dụng được sự thay đổi về mặt nhận thức của xã hội, để thúc đẩy điều tốt đẹp hơn phát triển mạnh mẽ. Còn chúng ta không nên gọi Covid-19 là một động lực cho chuyển đổi số, không ai gọi một thứ tiêu cực là động lực.
Thực tế, Covid-19 tác động lên xã hội, làm thay đổi hành vi của mọi người. Trước đây mọi người có thể làm việc tập trung thì giờ phải chuyển sang làm việc từ xa, theo kiểu phân tán. Vì thế, mình phải tìm cách biến thiệt hại, biến đau thương thành cơ hội.
Dịch bệnh lây lan do tiếp xúc nên mọi người phải giãn cách nhưng vẫn cần làm được việc. Công nghệ số giải quyết được bài toán đấy. Chúng ta phải tận dụng thời cơ này, tận dụng sự thay đổi thói quen của người dùng để thúc đẩy công nghệ số và chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ hơn.
Ở cuộc thi năm trước, Ban tổ chức chỉ đặt ra định hướng cho các đội thi tham dự. Năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông còn đưa ra các bài toán tương đối cụ thể trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số của quốc gia. Vì sao có sự thay đổi này?
Việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là những doanh nghiệp công nghệ số mang tính đổi mới sáng tạo là nhân tố rất quan trọng để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc khó nhất của phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, khởi nghiệp sáng tạo là tìm được thị trường. Khi có thị trường thì sẽ có công nghệ, sẽ có doanh nghiệp, sẽ có sản phẩm tốt.
Vì vậy, giải pháp mà Bộ Thông tin và Truyền thông tìm cách thực hiện là cố gắng đưa ra các bài toán, tìm ra các nỗi đau của xã hội, tìm ra những thách thức hiện nay của xã hội Việt Nam, từ đó định hướng, dẫn dắt và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp cùng giải quyết bài toán đấy.
Ngoài việc kích thích sự phát triển nhanh và hiệu quả của các doanh nghiệp công nghệ số thông qua cuộc thi như Viet Solutions, Bộ Thông tin và Truyền thông còn có những giải pháp nào khác?
Để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, hiệu quả hơn thì một trong những giải pháp quan trọng nhất, đã xác định trong chương trình chuyển đổi số quốc gia là thể chế.
Chuyển đổi số là câu chuyện về chấp nhận cái mới. Thế nên, chỉ khi chúng ta dám chấp nhận cái mới, chúng ta mới chuyển đổi số được. Ví dụ như chấp nhận cho học sinh học trực tuyến, đấy là một sự chấp nhận mới. Chấp nhận cho người bệnh được khám chữa bệnh trực tuyến, đấy là cái mới.
Cái thứ hai là công nghệ. Đây là động lực cho chuyển đổi số. Hai yếu tố đấy là quan trọng nhất của thúc đẩy chuyển đổi số nhanh và bền vững.
Bộ Thông tin và Truyền thông xác định việc xây dựng các nền tảng số Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia . Vì sao vậy?
Công cuộc chuyển đổi số quốc gia chỉ thành công khi có nhiều người tham gia. Khi càng nhiều người tham gia thì giá trị tạo ra càng lớn và chi phí càng rẻ. Nói cách khác, chuyển đổi số chỉ thành công nếu nó thu hút được sự tham gia của toàn dân.
Mà để thu hút được sự tham gia của toàn dân, công nghệ số bắt buộc phải dễ sử dụng: ai cũng có thể dùng được, ai cũng có thể hiểu được, ai cũng có thể tiếp cận được. Vì vậy, nền tảng số là lời giải để làm cho công nghệ số trở nên dễ dàng và có thể tiếp cận được đến với mọi người một cách nhanh nhất. Đó là lý do chúng tôi coi nền tảng số là giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Vậy tại sao không sử dụng một số nền tảng số của nước ngoài, vốn đã phát triển rất mạnh với công nghệ cao?
Ở đây có hai câu chuyện. Câu chuyện là người Việt Nam thì cũng có những nhu cầu giống như bất cứ người ở quốc gia nào khác: Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… Thế nhưng, người Việt Nam cũng có những nhu cầu riêng mà chỉ người Việt Nam mới có và không giống với bất cứ người dân ở nước nào khác. Nền tảng công nghệ số Make in Vietnam có thể nắm bắt được nhu cầu riêng của người Việt Nam và tìm cách giải quyết nhu cầu này trước. Thứ hai, người Việt Nam cần làm chủ các nền tảng số thì mới thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia nhanh, hiệu quả theo ý của mình được.
Nếu nhìn lại các giải pháp tham gia và đoạt giải ở Viet Solutions 2020, ông có thấy sản phẩm nào có tiềm năng trở thành giải pháp chuyển đổi số của quốc gia không?
Đó vẫn là lời giải của những bài toán ở cỡ vừa trở xuống. Giải quyết bài toán lớn là ví dụ như hiện nay, Việt Nam có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Thế làm sao để chuyển đổi số cho cả 5 triệu hộ kinh doanh đấy. Đó là bài toán lớn.
Hay Việt Nam hiện nay có 9 triệu hộ nông dân, làm sao để 9 triệu hộ nông dân này sớm thoát nghèo bằng công nghệ. Đấy là những bài toán lớn của quốc gia.
Vậy ông có kỳ vọng gì ở các đội sẽ dự thi Viet Solutions 2021 ?
Với cuộc thi năm nay, tôi hy vọng rằng các đội thi sẽ suy nghĩ với bài toán ở tầm lớn hơn và có mức độ làm chủ công nghệ sâu hơn, để từ đấy ra được những giải pháp thực sự đột phá và trở thành niềm tự hào của giới công nghệ Việt Nam.
Bài:
Quỳnh Lê
11 THÁNG 6, 18:28
Nhu cầu dầu mỏ sẽ phục hồi vào năm 2022 sau khủng hoảng - IEA
Theo các chuyên gia IEA, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 5,4 triệu thùng / ngày vào năm 2021
MOSCOW, ngày 11 tháng 6. / TASS /.Tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ phục hồi trở lại mức trước khủng hoảng vào cuối năm 2022, lần đầu tiên vượt mốc 100 triệu thùng / ngày (bpd), theo báo cáo tháng 6 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Trong kịch bản này, các nhà xuất khẩu dầu của OPEC + sẽ phải nới lỏng các hạn chế sản xuất để đáp ứng nhu cầu, cơ quan này lưu ý.
Theo các chuyên gia của IEA, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 5,4 triệu thùng / ngày vào năm 2021 và thêm 3,1 triệu thùng / ngày vào năm 2022. Tiêu thụ dầu sẽ tiếp tục phục hồi và nếu không có thay đổi nào xảy ra, vào cuối năm 2022 sẽ đạt 100,6 triệu thùng / ngày. , báo cáo cho biết. Như vậy, thế giới sẽ trở lại mức cầu trước khủng hoảng.
IEA nhấn mạnh rằng dự trữ dầu ở các nước phát triển lần đầu tiên kể từ đầu cuộc khủng hoảng vào mùa xuân năm 2020 giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm. Kể từ tháng 7 năm 2020, khi dự trữ dầu toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại là 3,22 tỷ thùng, chúng đã giảm với tốc độ trung bình 1,1 triệu thùng / ngày.
Đồng thời, nhu cầu dầu phục hồi tích cực sẽ thúc đẩy các nước sản xuất dầu tăng nguồn cung; vào năm 2022, nguồn cung từ các nước ngoài OPEC + sẽ tăng 1,6 triệu thùng / ngày (bpd) so với 0,7 triệu thùng / ngày vào năm 2021, báo cáo cho biết.
IEA tin rằng việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu ngày càng tăng sẽ không phải là vấn đề. Báo cáo cho biết, ngay cả sau khi sản lượng phục hồi 2 triệu thùng / ngày trong tháng 5-7, các nước trong hiệp định OPEC + vẫn còn 6,9 triệu thùng / ngày công suất hiệu quả chưa được sử dụng. Nếu các lệnh trừng phạt chống lại Iran được dỡ bỏ, nó sẽ trả lại 1,4 triệu thùng / ngày cho thị trường trong một thời gian ngắn.
Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu về sự phục hồi nguồn cung vào năm 2022, chiếm hơn 0,9 triệu thùng / ngày tăng trưởng nguồn cung. Canada, Brazil và Na Uy cũng sẽ tăng nguồn cung dầu. Nếu các lệnh trừng phạt dầu mỏ được dỡ bỏ, Iran sẽ có thể tăng sản lượng khai thác dầu trong quý 3. Đến cuối năm 2021, sản lượng của nước này có thể tăng thêm 750.000 thùng / ngày lên 3,15 triệu thùng / ngày.
“Ngập” trong hàng nghìn tỷ USD, ngân hàng Mỹ khuyên doanh nghiệp ngừng gửi tiền
Nhiều ngân hàng Mỹ đã bắt đầu khuyên doanh nghiệp nên dành tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc chuyển tiền đi ngân hàng khác.
Các doanh nghiệp Mỹ hiện đang nắm giữ hàng tỷ USD tiền mặt. Các ngân hàng của họ hiện không chắc chắn sẽ phải làm gì với chỗ tiền đó.
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm ngoái, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp đã chạy đua huy động tiền. Từ đó đến nay, các ngân hàng Mỹ vẫn giữ số tiền đó và bởi các doanh nghiệp khác ngại vay tiền đầu tư trong khủng hoảng nên các ngân hàng vẫn giữ tiền và không thể biến chúng thành các khoản vay sinh lời.
Thực tế này không khỏi ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của các ngân hàng, nhiều ngân hàng Mỹ đã bắt đầu khuyên doanh nghiệp nên dành tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc chuyển tiền đi ngân hàng khác.
Ban đầu, các ngân hàng từng tin rằng bối cảnh kinh tế cải thiện sẽ làm giảm đi động lực để doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt, tuy nhiên dòng tiền gửi vẫn tiếp tục cao hơn trong những tuần gần đây.
Giám đốc tài chính các doanh nghiệp, trong tâm lý vẫn vô cùng sợ hãi về tác động của đại dịch Covid-19, cho biết họ không muốn thay đổi kể cả nếu họ kiếm được rất ít hoặc không kiếm được gì từ khoản tiền đang gửi.
Giám đốc tài chính công ty viễn thông Verizon Communications, ông Matthew Ellis, cho biết: “Chúng tôi đã hoạt động với cân đối tiền mặt dồi dào hơn trong 12 tháng qua. Cho đến nay, chưa có quyết định nào được đưa ra liên quan đến việc khi nào sẽ giảm dự trữ tiền mặt”. Verizon hiện đang nắm 10,2 tỷ USD tiền mặt và tương đương tiền, tăng đến 45% so với cùng kỳ năm trước.
Giám đốc tài chính công ty đối thủ của Verizon là AT&T – ông Pascal Desroches trong khi đó cho biết rằng công ty không có ý định chuyển dự trữ tiền mặt thành các loại hình đầu tư khác nhằm kiếm được lợi nhuận cao hơn: “Chúng tôi không muốn tối ưu hóa lợi nhuận”.
Ở thời điểm đầu đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã đua nhau gửi tiền vào ngân hàng. Tháng 3/2020, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất xuống mức gần 0% và đồng thời tung ra chương trình mua trái phiếu, nhờ vậy tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể vay tiền với chi phí thấp. Bộ Tài chính Mỹ đồng thời cũng cấp nhiều khoản vay cho các đối tượng doanh nghiệp, trong đó có các hãng hàng không.
Tiền các doanh nghiệp Mỹ gửi vào ngân hàng tiếp tục tăng vọt trong năm nay. Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 3/2021 đến ngày 26/5/2021, tổng tiền gửi của doanh nghiệp Mỹ vào ngân hàng tăng thêm 411 tỷ USD lên 17,09 nghìn tỷ USD, theo số liệu của Fed. Tốc độ tiền gửi vào ngân hàng như vậy chậm hơn so với mùa xuân năm trước, nhưng vẫn gấp 4 lần so với mức trung bình của 20 năm gần đây.
Tỷ lệ tiền gửi cao không phải điều xấu với các ngân hàng bởi ngân hàng có thể sử dụng vốn đó để cho vay ra. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của các ngân hàng chững lại bởi nhiều công ty muốn vay tiền từ nhà đầu tư hơn. Đối với ngân hàng, tổng tiền cho vay ra chiếm tương đương 61% tiền gửi tính đến ngày 26/5/2021, giảm so với tỷ lệ 75% vào tháng 2/2020, theo số liệu của Fed.
Lợi nhuận biên từ lãi suất, chỉ báo chủ chốt của hoạt động cho vay, giảm xuống mức thấp kỷ lục trong quý 1/2021, theo Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC).
Giờ đây, các ngân hàng Mỹ đang vô cùng lo lắng về quy định buộc họ phải nắm giữ vốn tương đương với 3% tổng tài sản. Lo lắng về tác động của quy định này trong đại dịch, Fed đã thay đổi nó trong năm 2020, lờ đi lượng tiền gửi mà ngân hàng phải duy trì tại ngân hàng trung ương, tuy nhiên, chính sách này đã chấm dứt vào tháng 3/2021. Từ đó đến nay, không ít ngân hàng đã cảnh báo rằng việc tiền gửi tăng cao sẽ có thể buộc họ phải huy động thêm vốn, hoặc phải ngừng chấp nhận tiền gửi.
“Việc huy động thêm vốn để tương xứng với tiền gửi hoặc từ chối tiền gửi không phải những hành động mà các ngân hàng nên làm và cũng không tốt cho hệ thống trong dài hạn”, giám đốc tài chính của JP Morgan Chase từng nói với giới phân tích vào tháng 4/2021.
Theo Trung Mến
5 tháng đầu năm, Chính phủ trả nợ 161.686 tỷ đồng
Thứ 6, 11/06/2021, 15:21
5 tháng đầu năm, ngân sách bội thu 86 nghìn tỷ đồng, Chính phủ trả nợ 161.686 tỷ đồng…
Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 5 năm 2021 ước đạt 98,6 nghìn tỷ đồng; luỹ kế 5 tháng đầu năm 2021 ước đạt 667,9 nghìn tỷ đồng, bằng 49,7% dự toán, tăng 15,2% so cùng kỳ năm 2020.
BỘI THU TRÊN 86 NGHÌN TỶ ĐỒNG
Trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt 347 nghìn tỷ đồng, bằng 46,9% dự toán và thu ngân sách địa phương ước đạt 320,9 nghìn tỷ đồng, bằng 53,1% dự toán.
Về nguồn thu, thu nội địa tháng 5/2021 ước đạt 75,9 nghìn tỷ đồng; lũy kế 5 tháng đầu năm 2021 ước đạt 552,9 nghìn tỷ đồng, bằng 48,8% dự toán, tăng 14,2% so cùng kỳ năm 2020.
Thu từ dầu thô thực hiện tháng 5 ước đạt 3,5 nghìn tỷ đồng và lũy kế thu 5 tháng ước đạt 15,96 nghìn tỷ đồng, bằng 68,8% dự toán, nhưng giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện tháng 5/2021 ước đạt 19,1 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 5 tháng đầu năm 2021 ước đạt 98,5 nghìn tỷ đồng, bằng 55,2% dự toán, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 5 tháng qua được tính trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 156,9 nghìn tỷ đồng, bằng 49,8% dự toán cả năm và đã hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 58,4 nghìn tỷ đồng, bằng 42,8% dự toán cả năm 2021.
Về chi ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết tổng chi cân đối tháng 5/2021 ước đạt 125,8 nghìn tỷ đồng; lũy kế chi 5 tháng đầu năm 2021 đạt 581,6 nghìn tỷ đồng, bằng 34,5% dự toán.
Trung ương đã chi từ dự toán chi dự phòng ngân sách trung ương 2.057 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19. Trong đó chi bổ sung 1.740 tỷ đồng cho Bộ Y tế kinh phí mua vắc xin và mua sắm các vật tư, hóa chất, sinh phẩm và trang thiết bị y tế cần thiết và chi 317 tỷ đồng hỗ trợ cho các địa phương kinh phí phòng chống dịch Covid-19.
Trong đó chi đầu tư phát triển đạt 102 nghìn tỷ đồng, bằng 21,4% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi đạt 47,8 nghìn tỷ đồng, bằng 43,4% dự toán cả năm; chi thường xuyên đạt 430,8 nghìn tỷ đồng, bằng 41,6% dự toán cả năm 2021.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, nhìn chung các nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2021 đã thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP TRÊN 286 TỶ ĐỒNG
Liên quan đến công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tổng số vốn thoái trong 5 tháng đầu năm 2021 là 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng. Trong đó đã thoái vốn nhà nước của 3 đơn vị thuộc quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 52,5 tỷ đồng, thu về 84,1 tỷ đồng.
Thoái vốn của tập đoàn, Tổng công ty tại 9 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, VNPT, Tổng công ty Thái Sơn với tổng giá trị là 234,1 tỷ đồng và đã thu về 2.081,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đã nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2021 mới chỉ 228 tỷ đồng. Trong khi đó, theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 thì số dự kiến thu qua công tác cổ phần hóa, thoái vốn từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước năm 2021 là 40.000 tỷ đồng.
Như vậy, kế hoạch thu từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước năm 2021 khó thực hiện được.
CHÍNH PHỦ RÚT 604 TRIỆU USD VỐN VAY NƯỚC NGOÀI
Về công tác quản lý nợ Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết từ đầu năm 2021 đến nay Chính phủ đã ký kết 1 Hiệp định với WB trị giá 84,4 triệu USD.
Đây là khoản hỗ trợ ngân sách chung sử dụng vốn vay từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế của Ngân hàng Thế giới và là nguồn lực bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, thúc đẩy thực hiện các cam kết khung chính sách về kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Trong tháng 5/2021 Chính phủ cũng rút vốn vay nước ngoài với số vốn 25,4 triệu USD. Như vậy, từ đầu năm 2021 đến ngày 30/5/2021 Chính phủ đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài khoảng 604 triệu USD (tương đương khoảng 13.943 tỷ đồng); sau đó, đó cấp phát khoảng 406 triệu USD và cho vay lại khoảng 198 triệu USD.
5 tháng đầu năm 2021 tổng trả nợ của Chính phủ vào khoảng 161.686 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 137.475 tỷ đồng và trả nợ nước ngoài khoảng 24.211 tỷ đồng
Báo cáo về trả nợ của Chính phủ trong tháng 5, Bộ Tài chính cho biết ngân sách Nhà nước đã chi khoảng 30.516 tỷ đồng trả nợ Chính phủ. Trong đó trả nợ trong nước khoảng 26.967 tỷ đồng và trả nợ nước ngoài khoảng 3.549 tỷ đồng.
Như vậy, 5 tháng đầu năm 2021 tổng trả nợ của Chính phủ vào khoảng 161.686 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 137.475 tỷ đồng và trả nợ nước ngoài khoảng 24.211 tỷ đồng.
Theo Lâm Phong
Thu nhập bình quân theo ngang giá sức mua của Việt Nam có cơ hội thăng hạng như GDP?
GDP là chỉ số rất quan trọng, nhưng thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) mới là chỉ số được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ thể hiện chất lượng của một nền kinh tế.
Vậy theo dự báo của các tổ chức quốc tế, thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam sẽ thay đổi ra sao trong thời kỳ đại dịch?
Nguồn dữ liệu: IMF
Theo dự báo của IMF, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương ở một số nước Đông Nam Á vẫn có xu hướng cải thiện. Khi dịch bệnh trên toàn thế giới được kiểm soát, thực hiện triển khai vaccine trên quy mô rộng thì con số thực tế nhiều khả năng tốt hơn, thể hiện rằng các nước ở Đông Nam Á cũng đang dần ổn định trở lại.
Dù cho dịch bệnh vẫn đang liên tục bùng phát nhiều nơi trên thế giới thì tình hình kinh tế tại các nước ở Đông Nam Á vẫn ít nhiều có xu hướng tích cực. Theo dự đoán của IMF, sự phục hồi của một số nước đang rất tốt trong năm 2021 nhờ các tác động mạnh mẽ của các chính sách hỗ trợ trong nước và cơ hội tận dụng sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Đối với Thái Lan, nhờ vào việc thành công trong việc kiềm chế sự lây lan virus Covid-19, hạn chế và kiểm tra nghiêm ngặt nhập cảnh, các ca nhiễm bệnh từ nhập cảnh được xử lý nhanh chóng nên các ca nhiễm mới trong cộng đồng không nhiều như đầu dịch. Do đó mà hoạt động kinh tế của quốc gia này đang dần phục hồi, tuy nhiên sẽ là sự phục hồi chậm một phần do ngành du lịch bị sụt giảm nghiêm trọng và cần có thời gian trở lại trạng thái bình thường.
Ở Indonesia thì từ năm 2020 do ảnh hướng của việc tạm thời đóng cửa và hạn chế nhập hàng hoá nên tiêu dùng trong nước giảm mạnh. Xuất khẩu cũng giảm, kinh doanh và du lịch bị thu hẹp nên nền kinh tế rơi vào tính trạng khá đình trệ. Tuy nhiên trên đà phục hồi nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, nền kinh tế của Indonesia cũng sẽ phục hồi theo.
Báo cáo mới nhất từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nói rằng, nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự nỗ lực trong việc phổ cập vaccine, các nước đang phát triển ở Đông Nam Á như Philippines sẽ có phục hồi tốt.
Ở Malaysia các ngành về buôn bán, vận tải và viễn thông bị đình trệ từ năm 2020 và đang phục hồi vào năm 2021 nên tận dụng việc kiểm soát dịch bệnh và triển khai vaccine sẽ giúp cho các ngành này phát triển trở lại.
Làn sóng Covid – 19 vẫn đang lan rộng ở nhiều nước thì dự báo cho tăng trưởng kinh tế các nước Đông Nam Á có dấu hiệu tốt. Đặc biệt là Việt Nam, IMF dự báo mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người cho năm 2021 đạt 7,4%, khá cao so với các nước trong khu vực.
Việt Nam được kỳ vọng rằng sẽ có sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ là nhờ việc kiểm soát chặt chẽ Covid-19 và nỗ lực bình thường hoá các hoạt động kinh tế trong nước sớm nhất trong khu vực.
Nguồn dữ liệu: IMF, đơn vị USD
Việt Nam, trong bối cảnh dịch bùng lần thứ 4, thì nhờ vào các biện pháp khoanh vùng dập dịch, hoạt động kinh tế vẫn được diễn ra ổn định dù có những hạn chế nhất định. Việc kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp để giảm thiểu sự thiệt hại về kinh tế cho các thành phần trong nền kinh tế sẽ tác động tốt đến nền kinh tế giúp cho sự phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn.
Đến năm 2020, GDP theo ngang giá sức mua của Việt Nam đã vượt qua mức 10.000 USD, đạt 10.869 USD/người/năm. Theo dự báo, đến năm 2021, con số này sẽ đạt 11.677 USD và đến 2022 thì vượt qua 12.000 USD. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đủ mạnh để Việt Nam có thể thăng hạng trong nhóm ASEAN-6.
Bình Minh - Nhã Mi
Nhịp sống kinh tế
Việt Nam sẽ nằm trong nhóm hưởng lợi lớn nhất từ mức tăng trưởng 6,8% của kinh tế Mỹ năm 2021
Thứ 4, 09/06/2021, 18:00
Mới đây, trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế 2021 của Thái Lan xuống còn 2,2% (giảm 1,8% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2021).
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới được công bố ngày 8/6, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5,6% thay vì 4,1% được dự báo hồi đầu tháng 1/2021. Đây sẽ là mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1973 với 6,6%.
Báo cáo nhận định, Thái Lan, quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại và du lịch, ảnh hưởng kinh tế của Covid-19 rõ ràng hơn nhiều mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, do nhu cầu từ các thị trường bên ngoài giảm đáng kể, kết hợp với sự bất ổn về chính sách trong nước.
Theo World Bank, trong số các nước ASEAN lớn khác (Malaysia, Philippines và Việt Nam), chỉ Việt Nam có GDP vượt qua mức trước đại dịch. Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn COVID-19 và được hưởng lợi từ các biện pháp tài khóa, hỗ trợ đầu tư công và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
Tại Indonesia, tăng trưởng dự kiến sẽ phục hồi trở lại 4,4% vào năm 2021 và tăng lên 5% vào năm 2022. Nhưng nhiều công việc trong các dịch vụ có giá trị thấp — chẳng hạn như thương mại, vận tải và dịch vụ sẽ không thể phục hồi nhanh chóng.
Nền kinh tế của Thái Lan là dự kiến sẽ phục hồi dần dần, với mức tăng trưởng 2,2% trong năm 2021, trước khi tăng tốc lên 5,1% vào năm 2022, được hỗ trợ bởi sự phục hồi của du lịch và lữ hành toàn cầu.
Ở Philippines, tăng trưởng GDP được dự báo là 4,7% vào năm 2021 và 5,9% vào năm 2022, với sản lượng dự kiến đạt mức trước đại dịch ở vào năm 2022. Ở Malaysia, tốc độ tăng trưởng là dự kiến sẽ phục hồi lên 6% vào năm 2021, miễn là ổ dịch Covid-19 vẫn còn trong tầm kiểm soát và việc phân phối vaccine được đẩy mạnh. GDP Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,6% trung bình vào năm 2021 và 2022, phục hồi về gần bằng mức tăng trưởng trước đại dịch.
Báo cáo cũng dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng tới 6,8% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức 3,5% được dự báo hồi tháng 1/2021. Kinh tế Hoa Kỳ đã sụt giảm 3,5% trong năm trước do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm vaccine được thúc đẩy nhanh chóng và rộng rãi, cùng với lãi suất thấp và các gói chi tiêu chính phủ khổng lồ, sẽ giúp nền kinh tế nước này sớm hồi phục.
Báo cáo cũng cho rằng, các nền kinh tế định hướng xuất khẩu hoặc cạnh tranh nhất — bao gồm Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam — sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ mức tăng trưởng cao hơn ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế tiên tiến khác.
Bên cạnh World Bank, Oxford Economics, IMF, HSBC cũng nhận định kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,4 %– 6,6%, mức này hạ so với các dự báo trước đó hồi cuối năm 2020, riêng Fitch Solutions dự báo ở mức 7%.
S&P Global Ratings là tổ chức đưa ra dự báo lạc quan nhất về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay. Hồi tháng 10/2020, S&P dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức đáng kinh ngạc là 11,2%. Mới đây nhất, sau sự xuất hiện của làn sóng Covid-19 thứ tư, tổ chức này điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 xuống còn 8,5%, nhưng mức này vẫn cao hơn nhiều so với các dự báo khác.
Thái Quỳnh
Hàng tỷ USD đổ vào công nghiệp chế biến, chế tạo: Khởi đầu làn sóng đầu tư mới
THỨ 6, 11/06/2021, 08:20
Khởi đầu làn sóng đầu tư mới
Trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, thì FDI vào Việt Nam vẫn tăng trưởng. Ðể tiếp tục hút dòng vốn này, hàng loạt quy định về thủ tục đầu tư vừa được “dọn sạch”.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đổ vào Việt Nam đạt gần 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn FDI thực hiện ước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhiều dự án được cấp phép, tăng vốn
Cả nước có 613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trải rộng suốt 18 ngành, lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,1 tỷ USD, chiếm hơn 43% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hơn 5,4 tỷ USD, chiếm hơn 38% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đó là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với hơn 1 tỷ USD…
Không chỉ tăng về tổng vốn, nhiều dự án trị giá tỷ USD đã được cấp phép từ đầu năm tới nay. Tiêu biểu, tháng 3/2021, tỉnh Long An trao quyết định chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy điện LNG Long An I&II với tổng mức đầu tư 3,1 tỷ USD. Dự kiến, nhà máy điện Long An I sẽ đi vào vận hành tháng 12/2025, nhà máy điện Long An II vận hành vào tháng 12/2026. Vào đầu tháng 1/2021, dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II của Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dự án Nhiệt điện Ô Môn II có công suất 1.050MW, với tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng cũng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tăng thêm 750 triệu USD cho Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam. Với tổng mức đầu tư lên đến 3,25 tỷ USD, đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất trên địa bàn thành phố. Dự án đã bắt đầu triển khai và đến tháng 5 sẽ chính thức đi vào sản xuất. LG Display dự kiến tuyển thêm 5.000 lao động, đóng góp khoảng 5 triệu USD vào ngân sách nhà nước mỗi năm. Nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm màn hình OLED TV, OLED nhựa cho các thiết bị, màn hình LCD…
Ngoài ra, nhiều dự án lớn cũng được cấp phép trong các tháng đầu năm như: Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore) vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang. Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh. Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD.
Dòng vốn FDI vào lĩnh vực chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện sẽ góp phần tạo động lực cho nền kinh tế trong tương lai. Đánh giá về dòng vốn FDI, Tổng cục Thống kê cho rằng, sự phát triển của chính các nhà đầu tư FDI lớn, công nghệ cao tại Việt Nam sẽ là bước khởi đầu cho làn sóng đầu tư mới.
Gỡ vướng thủ tục
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng vừa ban hành quyết định, theo đó, bãi bỏ hàng chục thủ tục trong lĩnh vực đầu tư, nhằm gỡ vướng cho quá trình đầu tư tại Việt Nam; đồng thời ban hành kèm 65 bộ thủ tục mới theo hướng thông thoáng hơn.
Trước đây, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư, việc quyết định chủ trương đầu tư gây mất khá nhiều thời gian do phải trình qua cấp thẩm định. Việc bỏ thủ tục quyết định chủ trương đầu tư sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí rất lớn khi cả nước mỗi năm có hàng nghìn dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.
Lược bỏ thủ tục đầu tư không cần thiết sẽ thúc đẩy thời gian cấp phép dự án. Gần đây, nhiều địa phương đã cấp phép dự án với thời gian “thần tốc” chỉ 24 giờ. Tiêu biểu như, UBND tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho những dự án đầu tiên thuộc tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công - Việt Hưng có quy mô 300ha trong chưa đầy 24 giờ.
Ðánh giá về dòng vốn FDI, Tổng cục Thống kê cho rằng, sự phát triển của chính các nhà đầu tư FDI lớn, công nghệ cao tại Việt Nam sẽ là bước khởi đầu cho làn sóng đầu tư mới.
Theo báo cáo thẩm định của Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Ninh, quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho những dự án đầu tiên của tổ hợp triển khai chưa đầy 24 giờ kể từ khi ban này tiếp nhận hồ sơ đầu tư đầy đủ của 2 dự án thành phần. Đây là kỷ lục mới về thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Quảng Ninh.
“Chúng tôi đã thực hiện dự án đầu tư ở rất nhiều tỉnh thành, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi làm thủ tục được cấp giấy chứng nhận đầu tư của dự án trong vòng 24 giờ, quả thực rất ấn tượng”, đại diện chủ đầu tư dự án cho biết.
Cùng với đó, Bộ KH&ĐT công bố 65 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam từ cấp trung ương, cấp tỉnh và thủ tục do ban quản lý khu công nghiệp, chế xuất thực hiện. Các thủ tục hành chính này đều nhằm mục đích tạo thuận lợi thông thoáng cho hoạt động đầu tư của người dân, doanh nghiệp, chủ đầu tư.
Theo Ngọc Linh
Dragon Capital: “Định giá cổ phiếu ngân hàng và TTCK Việt Nam vẫn rất hấp dẫn dù đã tăng mạnh”
Thứ 6, 11/06/2021, 00:00
Theo Dragon Capital, xu hướng tăng của TTCK Việt Nam đang trở nên bền vững nhờ thiếu các kênh đầu tư thay thế cũng như định giá cổ phiếu ở mức rẻ.
Dragon Capital vừa đưa ra báo cáo cập nhật thị trường với nhiều điểm đáng chú ý. Cụ thể, Dragon Capital cho biết mặc dù làn sóng Covid-19 mới lây lan mạnh trong giai đoạn cuối tháng 5, thị trường vẫn duy trì đà tăng tích cực khi cả điểm số lẫn thanh khoản đều lập kỷ lục mới.
Số lượng nhà đầu tư cá nhận tiếp tục bùng nổ với 113.500 tài khoản mở mới trong tháng 5. Cùng với đó, vốn vay ký quỹ vượt mức kỷ lục 112.000 tỷ và nhiều công ty chứng khoán đã đạt mức trần cho vay, do đó nhiều công ty đã lên kế hoạch tăng vốn trong quý 3.
Khối ngoại quay trở lại bán ròng trong tháng 5, đạt mức kỷ lục gần 12.000 tỷ. Tuy nhiên, Dragon Capital cho rằng tầm ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài đã không còn nhiều khi chỉ chiếm 7% thanh khoản thị trường, nhờ sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng và giá trị giao dịch của nhà đầu tư trong nước. Không chỉ riêng Việt Nam, hoạt động rút ròng của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài cũng diễn ra trên nhiều thị trường mới nổi Châu Á.
Thị trường chứng khoán Việt Nam và nhóm ngân hàng vẫn hấp dẫn
Đà tăng của thị trường chủ yếu dựa vào nhóm Thép và Ngân hàng khi cổ phiếu hai nhóm này tăng 20% - 40%. Bên cạnh đó, nhóm Chứng khoán cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng 30% - 35% khi triển vọng ngành được dự báo tích cực. Ở chiều ngược lại, những ngành khác hầu như đi ngang hoặc giảm. Ngành thép tiếp tục được hưởng lợi khi nhu cầu gia tăng mạnh trong bối cảnh thị trường bất động sản sôi động và đầu tư cơ sở hạ tầng tăng.
Đối với nhóm Ngân hàng, Dragon Capital cho biết dù đã tăng liên tục trong những tháng gần đây, định giá vẫn khá rẻ so với các thị trường trong khu vực, nhờ vào tốc độ tăng trưởng cao và lợi nhuận vượt trội. Năm 2022 có khả năng đà tăng trưởng sẽ chậm lại, tuy vậy Dragon Capital cho rằng định giá nhóm ngân hàng vẫn ở mức hấp dẫn.
Nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh nhờ dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân và vốn vay ký quỹ. Tuy nhiên các cổ phiếu này chỉ tập trung vào một số nhóm ngành, do đó câu hỏi đặt ra là xu hướng tăng của thị trường có bền vững hay không?
Theo Dragon Capital, câu trả lời rất rõ ràng. Thứ nhất, do thiếu các kênh đầu tư thay thế: lãi suất tiết kiệm và trái phiếu thấp, và thị trường bất động sản hiện tại chỉ phù hợp đầu tư dài hạn. Thứ 2, định giá nhiều cổ phiếu vẫn ở mức rẻ.
Dragon Capital đã nâng mức dự báo kết quả kinh doanh năm 2021 dựa trên số liệu tích cực của quý 1 và cập nhật quý 2 từ lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết. Các doanh nghiệp thuộc nhóm DC TOP-60 được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng EPS 49% và chỉ số PE đạt 12,5 lần. Đối với năm 2022, Dragon Capital dự báo EPS tăng 20% và PE đạt 10 lần. Nếu số liệu thực tế đạt kỳ vọng này, định giá thị trường hiện tại vẫn đang ở mức rất hấp dẫn.
Do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 lần thứ 4, Dragon Capital hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 từ 6,5% - 7% về mức 6%. Tuy nhiên, đây chỉ là mức điều chỉnh tạm thời. Việt Nam đã đạt được thỏa thuận mua 170 triệu liều vắc-xin, đủ cho hơn 80% dân số. Đồng thời, Chính phủ cũng đang đàm phán để nhận chuyển giao công nghệ, nhờ đó Việt Nam có thể tự sản xuất 5 triệu liều/tháng, tự chủ nguồn cung.
Dragon Capital kỳ vọng, quá trình tiêm chủng toàn quốc sẽ được đẩy mạnh từ tháng 7 và đến quý 1/2022 sẽ đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Từ đó, đường bay quốc tế sẽ được mở trở lại chậm nhất vào quý 2/2022.
Minh Anh
Doanh nghiệp & Tiếp thị
Chính quyền lên tiếng vụ mua nhà có ngân hàng bảo lãnh vẫn bị mất trắng
Thứ 6, 11/06/2021, 14:59
Theo UBND quận Bình Tân (TPHCM), chủ đầu tư dự án Kingsway Tower đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, không có chi phí để trả lương cho nhân viên. Trong thời gian qua, công ty đang tạm dừng hoạt động và công trình xây dựng tại dự án cũng tiếp tục tạm dừng thi công, dù đã được Sở Xây dựng cấp phép điều chỉnh tại phụ lục.
Chủ đầu tư hết tiền, dự án tiếp tục dừng thi công
UBND quận Bình Tân, TPHCM vừa có thông tin phản hồi báo chí về tiến độ thực hiện dự án và những tồn tại của chung cư Nam An (tên thương mại là Kingsway Tower) tại phường Bình Hưng Hòa của Công ty TNHH Siêu Thành (viết tắt là Công ty Siêu Thành). Theo UBND quận Bình Tân, năm 2014, UBND TPHCM cho phép Công ty TNHH Siêu Thành chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng chung cư Nam An tại phường Bình Hưng Hòa.
Dự án Kingsway Tower đang bị ngưng thi công.
Ngày 9/10/2017, UBND TPHCM có công văn số 6203/UBND-ĐT chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư dự án khu chung cư cao tầng Nam An. Ngày 2/11/2017, UBND TPHCM chấp thuận đầu tư dự án, UBND quận Bình Tân đã duyệt điều chỉnh tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 dự án.
Đến nay, dự án đạt được trên 90% khối lượng các hạng mục thô như kết cấu, hệ thống thoát nước cho chung cư, hệ thống phòng cháy chữa cháy, xây tô các tầng…
Công tác tô tường bên trong và bên ngoài các tầng còn lại khoảng trên 10% khối lượng chưa thi công. Các công việc khác như ốp gạch, hoàn thiện sàn, bả mastic, sơn nước, đóng trần thạch cao, lắp cửa, lan can, tay vịn cầu thang, hồ bơi… chưa thực hiện.
Ngoài ra, các mục khác như cây khu cây xanh; sân bãi; đường giao thông nội bộ; đường dự phòng 16m phía Nam dự án tiếp giáp với trường THPT Bình Hưng Hòa; hệ thống cấp, thoát nước, cấp điện xung quanh chung cư đến nay chưa được đầu tư.
Theo UBND quận Bình Tân, dự án hiện tại đang tạm dừng thi công (lần 2) từ tháng 9/2019 đến nay. Trước đó, dự án Kingsway Tower đã tạm dừng thi công lần 1 từ giữa tháng 6/2018 đến tháng 12/2018 vì thay nhà thầu chính từ Công ty Licogi 16 sang Công ty CP Xây lắp và Vật tư Xây dựng CBM.
Khi cơ quan chức năng kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, Công ty Siêu Thành có cung cấp được phụ lục giấy phép xây dựng số 103/PLGPXD ngày 26/8/2020, với nội dung điều chỉnh là thay đổi chiều cao các tầng theo thiết kế đã được Sở Xây dựng TPHCM thẩm định thiết kế cơ sở điều chỉnh và thẩm định điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công.
Tuy nhiên, căn cứ giấy phép xây dựng số 20/GPXD của Sở Xây dựng có nêu rõ, khi điều chỉnh thiết kế thay đổi một trong các nội dung quy định thì phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp công trình đã thi công xây dựng không phù hợp với nội dung được cấp giấy phép, chủ đầu tư có trách nhiệm tháo dỡ phần công trình không phù hợp trước khi tiếp tục thi công xây dựng công trình.
Do đó, trong thời gian qua chủ đầu tư lập thủ tục điều chỉnh giấy phép phép xây dựng, nên buộc phải tạm dừng thi công. UBND quận Bình Tân cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp UBND phường Bình Hưng Hòa thường xuyên giám sát, không để chủ đầu tư tiếp tục thi công trong khi chờ Sở Xây dựng điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Theo UBND quận Bình Tân, hiện tại Công ty Siêu Thành đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, không có chi phí để trả lương cho nhân viên. Trong thời gian qua, công ty đang tạm dừng hoạt động và công trình xây dựng tại dự án cũng tiếp tục tạm dừng thi công, dù đã được Sở Xây dựng cấp phép điều chỉnh tại phụ lục.
Giảm lãi suất cho khách hàng
Trước đó, các khách hàng mua nhà dự án Kingsway Tower phản ánh việc chủ đầu tư là Công ty Siêu Thành tư cam kết bàn giao nhà quý I/2019 nhưng đến nay dự án đã trễ hẹn gần 2 năm và đang bị dừng thi công
Khách hàng nhiều lần kéo lên làm việc với ABBannk.
Nhiều khách hàng mua nhà tại dự án Kingsway Tower cho biết, họ đã tìm hiểu dự án rất kỹ về pháp lý trước khi bỏ tiền mua căn hộ. Tuy nhiên, đến nay đã 3 năm trôi qua họ vẫn đang phải mòn mỏi đi đòi nhà và truy tìm chủ đầu tư. Đáng nói, những sai phạm của chủ đầu tư xuất phát từ một phần các khách hàng đã quá tin tưởng vào sự bảo lãnh của ngân hàng với dự án.
Ông H.T.H., một khách hàng mua căn hộ tại dự án thông tin, tại thời điểm dự án chung cư Kingsway Tower đưa ra thị trường, Ngân hàng An Bình (ABBank) chi nhánh TPHCM đã có công văn số 08 ngày 9/3/2018, đồng ý cho Công ty Siêu Thành mở bán các căn hộ, shophouse thuộc dự án chung cư Kingsway Tower mà không giải chấp đối với các căn hộ, shophouse thuộc dự án nêu. Điều kiện của phía ABBank là toàn bộ nguồn thu còn lại của dự án được chuyển về tài khoản của Công ty Siêu Thành mở tại ABBank chi nhánh TPHCM, và việc bán nhà ở phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Theo ông H., chính việc ABBank chi nhánh TPHCM đồng ý về mặt chủ trương cấp bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với dự án chung cư Kingsway Tower nên người dân mơi tin tưởng vay tiền mua nhà.
“Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hồ sơ bảo lãnh, Công ty Siêu Thành chưa hoàn tất các điều kiện, cũng như không thực hiện được các cam kết với ngân hàng, do đó không đủ cơ sở để ABBannk chi nhánh TPHCM phát hành bảo lãnh cho từng người mua nhà. Vậy nhưng không hiểu sao ABBank lại không gửi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước là Sở Xây dựng TPHCM để có biện pháp cảnh báo, mà lại phớt lờ các điều kiện còn thiếu để cho Công ty Siêu Thành mặc sức bán nhà ở trái phép, khiến hàng trăm khách hàng bị lừa”, ông H. bức xúc nói.
Văn bản về việc mở bán và cấp bảo lãnh của Ngân hàng An Bình cho dự án Kingsway Tower.
Liên quan đến việc này, ABBank đã có văn bản gửi báo Tiền Phong. ABBank xác nhận có cho Công ty Siêu Thành vay tiền để nhận chuyển nhượng, nộp thuế chuyển mục đích quyền sử dụng đất của dự án Kingsway Tower và cấp hạn mức bảo lãnh bán nhà ở hình thành tương lai. ABBank và Công ty Siêu Thành đã ký kết các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm.
ABBank có gửi cho Công ty Siêu Thành văn bản đồng ý về mặt chủ trương sẽ cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với nhà ở thuộc dự án Kingsway nếu Công ty Siêu Thành đáp ứng các điều kiện về cấp bảo lãnh theo quy định của pháp luật và ABBank. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hồ sơ để được ABBank cấp bảo lãnh, Công ty Siêu Thành chưa đáp ứng các điều kiện cũng như không thực hiện được cam kết với ABBank. Do đó, không đủ cơ sở để ABBank phát hành bảo lãnh cho từng người mua nhà.
Hiện tại, chủ đầu tư chưa bàn giao nhà ở cho người mua nhà theo thỏa thuận thì bị tạm dừng thi công, những cá nhân có thẩm quyền của Công ty Siêu Thành có dấu hiệu trốn tránh trách nhiệm, ABBank đã nhiều lần mời đại điện theo pháp luật và các đại diện khác của Công ty Siêu Thành để làm việc nhưng chưa liên lạc được. Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM đã khởi tố vụ án hình sự và đang tiến hành điều tra xử lý.
Về phía các khách hàng vay vốn tại ABBank để mua căn hộ của dự án, ABBank đã liên hệ, tổ chức gặp gỡ đại diện nhóm khách hàng để ghi nhận những ý kiến của khách hàng về sự việc. ABBank cũng triển khai đến gặp, tìm hiểu, rà soát từng hồ sơ khách hàng để đánh giá, từ đó, đề xuất giải pháp cơ cấu nợ và giảm lãi với mức giảm tùy theo từng trường hợp điều kiện thu nhập của khách hàng tại thời điểm hiện tại. Theo đó, ABBank đã thông báo giảm lãi suất thấp nhất là 1%, cao nhất là 3% trên lãi suất hiện hành cho 26 khách hàng được hỗ trợ trong đợt 1 và tiếp tục xem xét đề xuất phương án cơ cấu nợ, hỗ trợ cho các trường hợp khách hàng chịu ảnh hưởng của COVID-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Duy Quang
HHT chia sẻ với NĐT: khi mua đất và nhà với mục đích để kinh doanh, dứt khoát không vay tiền ngân hàng cũng như cầm cố sổ đỏ (không có mình sẽ là con nợ vĩnh viễn mãi không thoát khỏi vòng vây nợ nần).
-
Chơi CK cũng thế phải là tiền của mình nhàn rỗi, không có tiền mà đi vay mượn người thân bạn bè, ngân hàng mà tham gia chứng khoán là cũng sẽ rơi vào vòng nợ nần giống như mua đất, nhà…
-
Vướng vào nợ nần không ai cứu mình đâu ạ.
(Còn tiền còn gạo còn đệ tử. Hết tiền hết gạo hết ông tôi).
Trump nhắc Biden ko nên ngủ gật
Đúng thế anh ạ.
11 THÁNG 6, 20:44
Hơn 1.000 phóng viên nộp đơn xin thông tin cho hội nghị thượng đỉnh Putin-Biden - Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ
Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ sẽ diễn ra tại Geneva vào ngày 16/6
GENEVA, ngày 11 tháng 6. / TASS /.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ Pierre-Alain Eltschinger nói với TASS hôm 16/6, hơn 1.000 nhà báo đã nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận cho cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin của Nga và Joe Biden của Hoa Kỳ sẽ diễn ra tại Geneva vào ngày 16/6.
“Hơn 1.000 nhà báo đã nộp đơn đăng ký,” ông chỉ ra.
Người phát ngôn cho biết thêm, cơ quan thông tin của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ tiếp tục kiểm tra thông tin được cung cấp để hoàn tất quá trình công nhận trong thời gian sớm nhất.
Hai thằng bàn nhau đánh oil lên giá nhiêu đó em kk
Ngày 16.6 hai TT Nga và Mỹ họp: Chắc là TT Putin cũng nhắc TT Biden đừng ngủ gật ngài Biden á . ,
11 THÁNG 6, 16:05
Thụy Sĩ tuyên bố đóng cửa một phần không phận của mình do hội nghị thượng đỉnh Putin-Biden
Các hạn chế bao gồm không phận của khu vực Geneva với trung tâm là Place des Nations gần Văn phòng LHQ tại Geneva.
"Tại cuộc họp vào ngày 11 tháng 6 năm 2021, Hội đồng Liên bang đã thông qua chế độ tạm thời đối với việc sử dụng không thành phần trong hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng hệ thống Biden và Tổng hệ thống Putin từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 6 năm 2021 tại Geneva ", tuyên bố cho biết.Không quân Thụy Sĩ sẽ cung cấp chức năng kiểm soát không phận và giám sát không phận chặt chẽ, chính phủ lưu ý. Các hạn chế được áp dụng từ 8 giờ sáng ngày 15 tháng 6 đến 8 giờ sáng ngày 17 tháng 6 theo giờ địa phương. Chúng bao gồm không phận của khu vực Geneva với trung tâm là Place des Nations gần Văn phòng LHQ tại Geneva. Đồng thời, các chuyến bay thương mại đến và đi từ Sân bay Quốc tế Geneva “sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế.”
Hôm thứ Sáu, Hội đồng Liên bang cũng đã phê duyệt việc triển khai lên đến 1.000 quân nhân để hỗ trợ các chính quyền bang Geneva trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh.Trong đó, lực lượng vũ trang sẽ có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan đại diện nước ngoài.
11 THÁNG 6, 17:49
Bộ trưởng Quốc phòng Nga thề sẽ tăng cường tương tác quân sự với Việt Nam
Sergey Shoigu nói: “Chúng tôi sẵn sàng cho một cuộc nói chuyện thực chất về phát triển hợp tác đôi bên cùng có lợi”
MOSCOW, ngày 11 tháng 6. / TASS /.Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển hợp tác quân sự và quân sự-kỹ thuật, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Việt Nam, Đại tá Phan Văn Giang được tổ chức thông qua một cuộc họp video theo sáng kiến của Việt Nam hôm thứ Sáu.
"Tôi kỳ vọng các bộ quốc phòng của chúng ta sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và đáng tin cậy. Chúng ta luôn coi trọng sự tương tác trong lĩnh vực quân sự và quân sự-kỹ thuật. và sự tin tưởng được thiết lập giữa các quốc gia của chúng tôi ”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết.
Năm nay đánh dấu 20 năm kể từ khi Nga và Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược mang tính toàn diện ngày nay, ông Shoigu nêu rõ. “Bất chấp các hạn chế tiếp tục về kiểm dịch, chúng tôi duy trì đối thoại chính trị ở tất cả các cấp. Cuộc gặp hôm nay của chúng tôi là một xác nhận sống động về điều đó. Chúng tôi sẵn sàng cho một cuộc đàm phán thực chất về phát triển hợp tác cùng có lợi”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Ông khẳng định, cả hai nước sẽ tiếp tục phối hợp trong khuôn khổ cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cảm ơn người đồng cấp Việt Nam về quyết định tham gia hội nghị Matxcơva lần thứ 9 về an ninh quốc tế. Ông Shoigu hoan nghênh sự tham gia thường xuyên của đại diện Việt Nam trong các sự kiện quốc tế lớn do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, bao gồm Diễn đàn kỹ thuật-quân sự quốc tế Army và Đại hội Thể thao Quân đội Quốc tế.
Về phần mình, ông Phan Văn Giang cho biết ông tin tưởng rằng Việt Nam và Nga sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự, điều này có thể được khẳng định trong cuộc gặp hôm nay, ngay cả khi ở một thể thức bất thường.
Ai chơi CK không có lãi mấy, làm thêm dịch vụ này ạ!
Nga cấp quyền công dân cho trẻ em sinh ra nhờ mang thai hộ cho người nước ngoài - dự luật
Dự án quy định rằng chỉ những công ty Nga mới kết hôn hoặc một phụ nữ Nga độc thân không thể tự mình mang hoặc sinh con mới có thể sử dụng dịch vụ mang thai hộ
Duma Quốc gia Nga © Sergei Fadeichev / TASS MOSCOW, day 11 tháng 6. / TASS /. Những đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ mang thai hộ cho người nước ngoài hoặc người không quốc tịch Nga sẽ được cấp quốc tịch Nga ngay từ khi sinh ra, đọc dự thảo luật mang thai hộ cho người nước ngoài ở Nga , được đệ trình lên Hạ viện bởi một nhóm các nhà thiết lập pháp lý do Thứ trưởng đứng đầu. Diễn giả Pyotr Tolstoy vào thứ Sáu. “Một buổi học trẻ ở Nga làm người mẹ thay thế <…> nhận quốc tịch Nga ngay từ khi sinh ra nếu cả cha và mẹ có chức năng hoặc một phụ nữ độc thân không phải là công dân Nga,” dự luật lưu ý.Một trong những tác giả của sáng kiến, nhà lập pháp Vasily Piskarev, nói với các phóng viên rằng những đứa trẻ được sinh ra hoặc vẫn được mẹ mang thai hộ vào ngày luật có hiệu lực sẽ được nhập quốc tịch Nga. Theo ông, các thành viên quốc hội nhận ra rằng một số hợp đồng mang thai hộ sẽ vẫn có hiệu lực khi luật được thông qua và do đó, những đứa trẻ này sẽ được nhà nước bảo vệ một cách hợp pháp.
Biện pháp cưỡng bức
Dự luật quy định rằng chỉ những công dân Nga đã kết hôn hoặc một phụ nữ Nga độc thân không thể tự mình mang thai hoặc sinh con mới có thể sử dụng dịch vụ mang thai hộ.Piskarev nhấn mạnh rằng lệnh cấm mang thai hộ cho người nước ngoài “là một biện pháp cưỡng bức được đưa ra bởi thực tế là không thể theo dõi số phận của một đứa trẻ và bảo vệ quyền của chúng sau khi chúng ra nước ngoài vì chúng không có quốc tịch Nga <…> bởi Sinh.” "Thật không may, khi chúng tôi nhận cha mẹ tiềm năng của một đứa trẻ như vậy hiện đang ở Nga, chúng tôi không thể kiểm tra hồ sơ tội phạm của họ về tội ác chống trẻ vị thành niên hoặc kiểm tra xem ý định của họ là tốt. Và có rất nhiều báo cáo từ nước ngoài về số phận bất hạnh của những đứa trẻ được sinh ra bởi những người mẹ thay thế, những người cuối cùng phải làm nô lệ tình dục hoặc phải chịu sự sỉ nhục, "ông nói.