Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

18 THÁNG 6, 22:35

Cơ quan giám sát viễn thông chặn 150 trang web cung cấp giấy chứng nhận tiêm chủng giả

Kể từ đầu năm 2020, hơn 1.000 tài liệu có chứa thông tin sai lệch về coronavirus đã bị xóa hoặc bị chặn

MOSCOW, ngày 18 tháng 6. / TASS /.Cơ quan giám sát viễn thông của Nga trong năm nay đã chặn hoặc xóa 150 trang Internet có quảng cáo và cung cấp giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả mạo, dịch vụ báo chí của cơ quan giám sát nói với TASS.

“Vào năm 2021, trên cơ sở phán quyết của tòa án hoặc yêu cầu của các công tố viên, khoảng 150 trang web đã bị chặn hoặc bị xóa ở Nga vì chúng có chứa giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 giả mạo”, dịch vụ báo chí của cơ quan giám sát cho biết.

Nói chung, kể từ đầu năm 2020, hơn 1.000 tài liệu chứa thông tin sai lệch về coronavirus đã bị xóa hoặc bị chặn.

1 Likes

17 THÁNG 6, 18:06

Venezuela, giá dầu không được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga - Điện Kremlin

Chủ đề không phải là vấn đề quan trọng vào lúc này, Dmitry Peskov lưu ý

MOSCOW, ngày 17 tháng 6. / TASS /.Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không thảo luận về tình hình ở Venezuela và giá dầu tại hội nghị thượng đỉnh của họ ở Geneva, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Năm.

“Không, không phải vậy,” Peskov nói, trả lời câu hỏi liệu chủ đề về Venezuela có được nêu ra hay không.

Người phát ngôn của Điện Kremlin cho biết, chủ đề về giá dầu không còn là vấn đề cấp bách vào lúc này.“Không, chủ đề này đã không được nêu bật lần này”, ông lưu ý, trả lời yêu cầu bình luận liệu vấn đề quy định hạn ngạch sản xuất trong khuôn khổ OPEC + và giá dầu thường xuyên được chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nâng lên có phải là vấn đề hiện nay hay không.

“Các chủ đề đã được giải quyết”, Peskov lưu ý khi nói rằng Putin và Biden đã thảo luận về một loạt các cuộc xung đột khu vực, đặc biệt là ở Ukraine và Syria. “Vị trí cơ bản đã được đặt ra. Đã có một cuộc trao đổi về các vị trí cơ bản này. Các mối liên hệ sẽ tiếp tục sâu hơn”, Peskov nói và nói thêm rằng các nhà lãnh đạo đã đề cập đến vấn đề dàn xếp ở Libya.

2 Likes

18 THÁNG 6, 23:05

FMBA của Nga phát triển hệ thống thử nghiệm để phát hiện các đột biến chính của coronavirus

Hiện tại, công việc xác nhận hệ thống thử nghiệm đã phát triển đang được tiến hành và các tài liệu đang được chuẩn bị để đăng ký nó với Roszdravnadzor

MOSCOW, ngày 18 tháng 6. / TASS /.Cơ quan Y tế-Sinh học Liên bang Nga (FMBA) đã phát triển một thử nghiệm nhanh cho các đột biến coronavirus chính, bao gồm cả biến thể ở Ấn Độ, FMBA cho biết trên trang web của mình hôm thứ Sáu.

"Hiện tại, FMBA của Nga đã phát triển một phương pháp luận mới và một bộ thuốc thử để phát hiện bốn dòng họ có liên quan nhất về mặt dịch tễ học của virus SARS-CoV-2: Alpha (Anh, B.1.1.7), Beta (Nam Phi, B. 1.351), Gamma (Brazil, P.1) và Delta (Indian, B.1.617.2), "Gherman Shipulin, phó tổng giám đốc FMBA, được cơ quan này trích dẫn cho biết.

"Ngoài ra, thử nghiệm sẽ xác định các dòng di truyền SARS-CoV-2 như các biến thể kappa- (Indian, B.1.617.1) và theta- (P.3). Hiện tại, công việc xác nhận hệ thống thử nghiệm đã phát triển đang được tiến hành và các tài liệu đang được chuẩn bị sẵn sàng để đăng ký nó với Roszdravnadzor [Cơ quan Giám sát Y tế Liên bang Nga - TASS], "ông nói.

2 Likes

Lên
:grin:

1 Likes

Hôm nay ngày nghỉ mà anh!:joy:

2 Likes

Đất Đông Anh hiện giờ ra sao sau cơn sốt điên cuồng hồi đầu năm?

Thứ 6, 18/06/2021, 19:59

Đất Đông Anh hiện giờ ra sao sau cơn sốt điên cuồng hồi đầu năm?

Hơn 3 tháng trước, “Đông Anh” trở thành từ khoá nóng trên các phương tiện thông tin truyền thông ngay sau khi thông tin Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được công bố. Khi đó, ở Hà Nội, trong giới đầu tư, người ta nhắc đến Đông Anh như một điểm sáng của thị trường cùng quảng cáo “không mua đất ngay hôm nay, ngày mai giá sẽ tăng lên”.

Còn nhớ khi ấy, chỉ ngay một ngày thông tin về Đồ án phân khu đô thị sông Hồng sẽ phê duyệt và ban hành trong tháng 6, về Đông Anh xem đất, môi giới nhộn nhịp giới thiệu. Ngay cả đến bà bán trà đá ven đường cũng phải “giữ chặt” lấy 2 lô đất để dành, chờ tăng giá.

Môi giới khi đó quảng cáo, trước khi có quy hoạch, mảnh đất ở đường ngõ rộng 3m chỉ khoảng hơn 20 triệu đồng/m2 nhưng đã tăng gần gấp đôi chỉ sau ít ngày, dao động 34-37 triệu đồng/m2. Thậm chí, có môi giới còn “khoe”: Nhiều nhà đầu tư vẫn tìm xem đất buổi tối, giao dịch chốt nhanh chóng.

Nhưng đến hiện tại, thị trường bất động sản Đông Anh vắng lặng. Do ảnh hưởng bởi dịch, các tuyến đường vào trong ngõ, xóm đều có chốt chặn. Và chỉ có các tuyến đường lớn được ưu tiên khơi thông để thuận lợi cho việc di chuyển.

Tại ngõ vào thôn, xóm đều có chốt chặn.

Anh Chiến, một môi giới Đông Anh chia sẻ: “Từ lúc xuất hiện dịch, bất động sản Đông Anh gần như “đóng băng”. Văn phòng tôi cả tháng không một khách nào đến xem. Đến hiện tại, các xã đều có chốt chặn, hoạt động xem đất càng trở ngại, hạn chế. Anh em môi giới phải tạm dừng hoạt động”.

Khi được hỏi về giá đất ở Đông Anh hiện tai so với thời điểm tháng 3 khi thông tin về Đồ án phân khu đô thị sông Hồng xuất hiện, anh Chiến khẳng định: “Giá đất Đông Anh khoảng 1 năm nay không dịch chuyển mạnh, chưa nói là bị chững. Thông tin sốt đất đợi tháng 3 là do môi giới thổi lên chứ thực tế không có khách đến chốt mua. Đa phần là môi giới với môi giới đi xem cùng nhau, tạo sóng ảo. Giá đất Đông Anh nằm ở mặt đường rộng khoảng 4m, ô tô di chuyển vào được dao động từ 45-50 triệu đồng/m2. Còn đất nằm ở mặt ngõ, đường trước cửa rộng 2,5-3m, giá chỉ từ 20-30 triệu đồng”.

Đông Anh từng là “điểm nóng” trên thị trường Hà Nội.

Anh Tuấn, một nhà đầu tư tại Đông Anh cũng than thở, mảnh đất 75m2 nằm ở khu vực đường ô tô đi qua đã được rao từ năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa có khách chốt. Trước đó, anh cũng từng kỳ vọng với thông tin Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, mảnh đất của anh sẽ tìm được chủ mới.

“Tình hình dịch phức tạp, đâu đâu cũng “bế quan toả cảng” thì khả năng bán đất càng khó. Sốt đất đợt vừa qua chỉ là sốt ảo vì người mua thực không có. Hiện tại, thị trường Đông Anh gần như không có giao dịch bán ra cũng không có khách mua vào”– anh Tuấn nói.

Lý giải về mức giá đất Đông Anh cao, anh Tuấn chia sẻ thêm, từ năm 2019, giá khu vực này tăng mạnh vì “ăn theo” thông tin các dự án quy mô lớn đổ bộ và quốc lộ 5 mở rộng. Đặc biệt, các khu vực ven khu công nghiệp cũng tăng giá do nhu cầu nhà ở của công nhân lớn.

Tuy nhiên, sau khoảng thời gian tăng nóng 2019 - đầu năm 2020, nhiều nhà đầu tư “bỏ của chạy lấy người” bởi thông tin dự án lớn chỉ “truyền tai” mà thực tế không có. Giá đất Đông Anh bị đẩy lên cao khiến nhu cầu của phần lớn công nhân khó tiếp cận. Đến giữa năm 2020, giá đất Đông Anh dừng tăng.

Trước đó, báo cáo thị trường của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam quý I -2021 từng ghi nhận, thời điểm sốt đất, giao dịch thực tế của khu vực Đông Anh rất thấp. Khảo sát của PV cũng ghi nhận ở thời điểm tháng 2/2021, tại xã Vĩnh Ngọc, xã Nam Hồng, phố Vân Trì, mức giá đất thổ cư ở mặt đường lớn có thể lên tới 50-60 triệu đồng/m2. Giá đất ở khu vực thôn – xã cũng chỉ ở ngưỡng 20-30 triệu đồng/m2. Mức giá này gần như không thay đổi ở thời điểm khảo sát trong tháng 6/2021.

Khu vực Long Biên cũng “án binh bất động”.

Tương tự như Đông Anh, phường Cự Khối (Long Biên), khu vực nằm trong vùng Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, đại diện đơn vị sàn môi giới chia sẻ, tháng 3, lượng khách hàng đổ về đông nhưng giao dịch thực tế thấp. Đến hiện tại, gần như thị trường vắng bóng giao dịch.

“Một mảnh đất tại Cự Khối vào năm 2020, mức gia mua mua là 38 triệu đồng/m2. Sau đó, tôi rao 46 triệu đồng/m2 nhưng hiện tại vẫn chưa có khách chốt” – đại diện môi giới này tiết lộ thêm, “Thị trường bất động sản Long Biên đang “đóng băng” vì dịch”.

Nguyễn Minh

2 Likes

Mức độ quan tâm của nhà đầu tư ở các “điểm nóng” bất động sản suy giảm mạnh

Thứ 7, 19/06/2021, 09:26

Theo số liệu của Batdongsan.com.vn , đất nền vốn là loại hình bất động sản “hot” nhưng cũng có lượt quan tâm quay đầu giảm mạnh kể từ tháng 5 vừa qua.

Thị trường nhà đất ở nhiều địa phương đã không còn cảnh mua bán tấp nập, giao dịch sôi động kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4. Nhiều hoạt động mở bán dự án cũng bị trì hoãn dẫn đến lượng cung hàng mới ra thị trường suy giảm. Bên cạnh đó, đất nền vốn dĩ là phân khúc “hot”, thậm chí là sốt nóng ở nhiều khu vực trên khắp cả nước hồi Quý 1 năm nay hiện cũng đã chững lại. Sự quan tâm của nhà đầu tư với đất nền giảm mạnh trong tháng 5 do tác động từ Covid-19 bùng phát.

Tại báo cáo thị trường tháng 5 của Batdongsan.com.vn, cho thấy lượng quan tâm phân khúc đất nền tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là tại những tỉnh có số lượng ca nhiễm cao có sự suy giảm rõ rệt.

Cụ thể, so với tháng 4/2021, mức quan tâm giảm 19% chung cho toàn thị trường. Đây cũng là mức giảm của thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Các tỉnh/thành có mức độ quan tâm giảm sâu nhất là Bắc Giang (49%), Bắc Ninh và Hà Nam (46%), Vĩnh Phúc (38%), Đà Nẵng (36%), Quảng Nam (35%).

Thị trường TP.HCM là tâm điểm của thị trường khi có nhiều thông tin về đầu tư hạ tầng, phát triển giao thông cũng như quy hoạch được triển khai thời gian qua, đặc biệt là khu vực phía Đông khi TP Thủ Đức được thành lập. Điều này kéo theo sự quan tâm của giới đầu tư đến bất động sản ở khu vực này vì thế cũng gia tăng mạnh, giá BĐS tăng trưởng cao, nhiều dự án mới bung hàng ra thị trường như Vinhomes Grand Park, Aqua City, Izumi City,…

Bên cạnh đó, đất nền khu vực các quận, huyện vùng ven tại Tp.HCM cũng sốt nóng như Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ,…Tuy nhiên, theo Batdongsan.com.vn thì kể từ tháng 5 vừa qua mức độ quan tâm đến BĐS của các nhà đầu tư ở các khu vực này cũng suy giảm đáng kể. Cụ thể, lượng quan tâm tìm kiếm đất nền giảm 18% trong khi sản phẩm đất nền dự án giảm đến 29% so với tháng 4. Xu hướng tìm kiếm đất nền giảm mạnh ở các khu vực vùng ven như TP. Thủ Đức, quận Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn và Cần Giờ.

Không chỉ TP Hồ Chí Minh, nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam cũng cùng “số phận” khi loại hình đất nền gần như đều có nhu cầu tìm mua đi xuống. Theo đó, mức độ quan tâm đất nền tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Long An đều giảm từ 11-13% so với tháng trước, Bình Dương là tỉnh có mức giảm thấp nhất, vào khoảng 9% trong khi nhiều tỉnh thành khu vực miền Tây có nhu cầu mua không biến động nhiều do thị trường này từ đầu năm đến nay tăng trưởng ổn định.

Mức độ quan tâm BĐS tại các tỉnh thành tháng 5 suy giảm so với tháng 4. Nguồn:Batdongsan.com.vn

Ngoài một số khu vực từng diễn ra sốt giá cục bộ, mặt bằng giá đất nền tại nhiều địa phương hầu như không hề giảm trong tháng 5 vừa qua. Thị trường nhiều khu vực còn ghi nhận xu hướng tăng giá ở những khu vực có tiềm năng thực sự, có sự phát triển về hạ tầng, hoặc sự tăng trưởng đột phá BĐS công nghiệp.

Một số chuyên gia nhận định, Covid vẫn diễn biến phức tạp, áp lực của thị trường trong bối cảnh các ngành kinh tế khác tiếp tục khó khăn, nguồn cung chính thống tại thị trường sơ cấp không nhiều nên dù tỷ lệ hấp thụ của thị trường thấp, giá đất nền vẫn sẽ khó giảm. Khác với các năm trước đây, giới đầu tư BĐS thận trọng và suy tính dài hạn hơn trong bài toán tài chính.

Họ gần như ít chấp nhận khoản lỗ lớn và lộ trình tài chính rõ ràng nên sẽ không bán tháo với giá quá thấp. Trong trường hợp thị trường hạ nhiệt, giao dịch giảm thì giới đầu tư cũng chỉ chấp nhận ra hàng với tầm giá ít nhất bằng giá mua vào, nếu có thì cũng chỉ giảm nhẹ. Do đó, giá thị trường sẽ tiếp tục đi ngang, ít nhất là trong 2 quý tới đây.

Bên cạnh đó, trong các tháng đầu năm 2021, rổ hàng đất nền tại thị trường TP Hồ Chí Minh và những khu vực giáp ranh đô thị đang khan hiếm, rổ hàng hóa trên đà sụt giảm. Ghi nhận trong nửa đầu năm 2021, thị trường đất nền các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ có khoảng 7 dự án mở bán, 4 trong số đó là dự án cũ mở bán giai đoạn tiếp theo, cung cấp khoảng 1.300 nền đất, một con số khiêm tốn so với các năm qua.

Trong khi đó, theo thông tin từ các chủ đầu tư có dự án triển khai, gần 85-90% sản phẩm đất nền mở bán đầu năm nay đã được thị trường đón nhận, mức thanh khoản này tăng 37% so với thời điểm cuối năm. Diễn biến này cho thấy thị hiếu của nhà đầu tư với loại đất nền vẫn rất tích cực khi quỹ đất sạch tại TP Hồ Chí Minh ngày càng khan hiếm, thị trường đất nền vùng ven chiếm giữ vị thế chủ lực suốt một năm qua. Theo dự báo từ các chuyên gia của Batdongsan.com.vn, đất nền vẫn tiếp tục là kênh được giới đầu tư bất động sản cá nhân ưu tiên chọn lựa trong những quý tới.

Bình An

2 Likes

Thị trường bất động sản tiềm ẩn rủi ro, nhà đầu tư đứng trước bài toán “cân não”: Vay tiền “ôm” đất hay bán bớt để nhẹ nợ

THỨ 7, 19/06/2021, 10:59

Vay tiền “ôm” đất hay bán bớt để nhẹ nợ

Có nên đánh cược ôm hàng, nên vay tiền để giữ đất hay bán bớt để nhẹ nợ là những câu hỏi mà nhà đầu tư phải “cân não” lựa chọn trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có nhiều biến động như hiện nay?

Thị trường bất động sản vừa trải qua cơn sốt nóng cục bộ tại một số địa phương, đã phải đổi mặt với tác động mạnh từ làn sóng Covid-19 lần thứ 4.

Trong báo cáo mới đây, Bộ Xây dựng nhận định, thị trường bất động sản đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên cơ sở nhận định này, Bộ Xây dựng yêu cầu phải chủ động theo dõi, bám sát diễn biến tình hình thị trường và kịp thời đề xuất các giải pháp để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định và bền vững.

Trước đó, báo cáo tháng 6 của ngân hàng HSBC khuyên cáo “cẩn trọng với những rủi ro trong lĩnh vực bất động sản”. Lý giải về tiêu đề này, các chuyên gia HSBC nhận định, bất động sản là lĩnh vực có tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, không chỉ bởi đóng góp cho tăng trưởng chung mà còn vì những rủi ro dai dẳng của ngành này. Đáng chú ý, theo HSBC, các thông tin công khai cho thấy, giá nhà ở các thành phố lớn tăng lên trong vòng hai năm qua, đặc biệt ở phân khúc xa xỉ.

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cũng thẳng thắn đánh giá: "Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu “không bình thường”. Tuy nhiên, theo vị lãnh đạo VARs, do dịch bệnh kéo dài hơn 1 tháng nên thị trường hiện tại chưa có chỉ số rõ ràng để đánh giá chính xác bản chất thị trường hiện nay như thế nào khi lực cầu tăng lên, áp lực cung cũng như vậy.

Nên ôm hàng hay bán bớt là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư cần phải cân nhắc.

Trước hầu hết những nhận định không lạc quan về nội tại của thị trường bất động sản, nhiều nhà đầu tư đang đứng trước bài toán đầu tư cân não: Nên ôm hàng hay bán bớt?

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư đang phải đứng trước bài toán “cân não” giữa việc vay tiền để tiếp tục giữ đất hay bán bớt để nhẹ nợ. TS. Hiển cũng nhấn mạnh, thời điểm hiện tại chính là cơ hội tốt để tìm đất. Tuy nhiên, vị chuyên gia này thẳng thắn nói: “Nhưng với nhà đầu tư vay tiền ngân hàng nên dừng lại còn với nhà đầu tư vốn khỏe nên mạnh tay tìm kiếm quỹ đất đẹp, giá hợp lý”.

Trong khi đó, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cũng phân tích, thị trường đang đối mặt với thách thức bên cạnh tác động của Covid-19. Đặc biệt, cơn sốt đất trước đó đã để lại nhiều dư địa biến động cùng mức giá bất động sản đã bị thổi lên ngưỡng mới. Đây cũng là lý do mà các nhà đầu tư chờ đợi, thăm dò thị trường trở về mức giá bình ổn rồi mới tiếp tục tham gia.

Ở góc độ khác, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lạc quan cho rằng, tác động của dịch bệnh đến thị trường bất động sản không đến nỗi nguy hiểm và phức tạp dù biến chủng Covid-19 Ấn Độ lây lan nhanh hơn. Song với quyết tâm của Chính phủ, Việt Nam sớm kiểm soát được dịch bệnh, nhất là khi chương trình vaccine được đẩy mạnh. Thị trường bất động sản sớm phục hồi trở lại ngay sau thời điểm mọi hoạt động sản xuất đi vào quỹ đạo bình thường. Vị chuyên gia này khuyến nghị, nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi có thể kiếm tìm quỹ đất đẹp chuẩn bị đón sóng mới của thị trường địa ốc.

Chung quan điểm như vậy, TS. Nguyễn Trí Hiếu khuyên nhà đầu tư có vốn mạnh tay lựa chọn sản phẩm bất động sản tốt, có tính pháp lý đầy đủ và sở hữu khả năng thanh khoản cao. Mặt khác, vị chuyên gia này cũng khuyến nghị, nhà đầu tư cần chuẩn bị khoản dự phòng, tránh đổ hết tiền vào đất, đề phòng dịch bệnh kéo dài làm suy giảm nguồn lực tài chính, có nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Hải Nam

Trí Thức Trẻ

2 Likes
1 Likes
1 Likes
1 Likes

Ttck hôm t6 thấy tăng đồng loạt, có thể đoán về sự trả giá sắp tới…
Ls ngân hàng thế này thì đất chỉ dừng thời gian ngắn covid

1 Likes

Anh đang mơ một mái nhà tranh hai trái tim chơi game chứng khoán á :joy:

1 Likes

Anh tìm mua nhà thì tìm khu này anh ạ!

Mua nhà được cho không toàn bộ nội thất, tìm thấy căn hộ giá 1 tỷ trong khu chung cư cao cấp

Thứ 6, 18/06/2021, 16:23

Trong bối cảnh giá căn hộ chung cư giảm mạnh trên thị trường thứ cấp, nhiều người trẻ sau thời gian tích lũy bắt đầu công cuộc đi tìm mua nhà, phân khúc họ hướng đến chủ yếu là nhà giá thấp khoảng trên dưới 1 tỷ đồng.

Tôi tìm mua căn hộ 1 tỷ đồng: Mua nhà được cho không toàn bộ nội thất, tìm thấy căn hộ giá 1 tỷ trong khu chung cư cao cấp

Cao Hùng, một trong những bạn trẻ đang tìm mua căn hộ chung cư giá khoảng 1 tỷ đồng cho biết thời gian trước khi có ý định mua nhà Hùng đỏ mắt tìm căn hộ chung cư mới, đang mở bán nhưng giá thấp nhất cho căn 2 phòng ngủ đều lên tới 2 tỷ đồng. Sau khi tham khảo thêm bạn bè, Hùng phát hiện ra phân khúc chung cư đã qua sử dụng khoảng 3-5 năm đang bán rất nhiều, giá chỉ khoảng 17-18 triệu đồng/m2.

Cùng hoàn cảnh như Hùng, sau thời gian ở trọ gia đình chị Hoa cũng đang tìm mua một căn hộ chung cư giá khoảng 1 tỷ đồng. Đi một vòng các khu chung cư giá rẻ như HH Linh Đàm, Kim Văn Kim Lũ (Hoàng Mai); khu chung cư Đại Thanh, Xa La (Thanh Trì); khu Godlen Anh khánh, An Khánh Victoria, Gemek Tower (Nam An Khánh)…chị Hoa cho biết số lượng căn hộ có giá trên dưới 1 tỷ được rao bán rất nhiều.

Mua căn hộ chung cư cũ, giá rẻ chỉ bằng 1 nửa so với căn hộ mới là lựa chọn hợp lý để gia đình tôi ổn định cuộc sống.

“Đây chủ yếu là những căn hộ đã qua sử dụng khoảng 3-5 năm. Người bán có nhu cầu nâng cấp chỗ ở sang các khu chung cư khác cao cấp hơn. Giá của loại hình căn hộ này thấp hơn từ 10-20% so với giá mua ban đầu. Với mức giá này, hầu hết các căn hộ đều được bán kèm, hoặc tặng thêm đầy đủ nội thất chủ cũ để lại, phù hợp với nhu cầu và tài chính của gia đình trẻ chỉ có 600-700 triệu tích lũy và sử dụng thêm vốn vay ngân hàng”, chị Hoa cho biết.

“Nếu với thu nhập 10 triệu/tháng như hiện nay thì không biết tiết kiệm đến khi nào gia đình tôi mới đủ tiền mua căn hộ mới ở Hà Nội vì thu nhập tăng đến đâu giá nhà cao đến đấy. Hiện nay, giá căn hộ chung cư mới ở tận các quận, huyện xa trung tâm như Gia Lâm, Hoài Đức cũng đã lên đến 30 triệu đồng/m2. Mua căn hộ chung cư cũ, giá rẻ chỉ bằng 1 nửa so với căn hộ mới là lựa chọn hợp lý để gia đình tôi ổn định cuộc sống".

Vừa bán căn hộ 60m2 tại khu chung cư VOV Mễ Trì để chuyển đến sống tại một khu căn hộ cao cấp khu vực Cầu Giấy, chị Hương Xuân cho biết cách đây 5 năm căn hộ chị mua có giá 1,3 tỷ đồng, sau đó chị có sắm thêm 150 triệu nội thất về ở. Có nhu cầu chuyển sang chỗ ở mới cao cấp hơn nên gia đình chị rao bán với giá 1,2 tỷ nhưng 4 tháng ròng vẫn chưa tìm được khách thiện chí. Muốn bán nhanh để dọn sang nhà mới chị đã giảm giá cắt lỗ xuống 1,1 tỷ và tặng thêm toàn bộ nội thất cũ.

Cũng như chị Xuân, rất nhiều gia đình trẻ sau 3-5 năm sống tại các khu chung cư giá rẻ, có thêm tích lũy về tài chính đã chuyển sang các khu chung cư mới thuộc phân khúc cao cấp. Vì thế, họ sẵn sàng hạ giá thấp hơn mặt bằng chung để nhanh bán được hàng, lấy tiền chuyển mua chỗ mới. Thường hầu hết những căn hộ được bán theo hình thức này đều được chủ nhà để lại nội thất cơ bản liền tường hoặc toàn bộ nội thất.

Mặc dù căn hộ chung cư giá rẻ phù hợp với mức tài chính của nhiều người nhưng các chuyên gia cũng khuyên người mua nhà phải cẩn trọng và cân nhắc kỹ. Đặc biệt là phải chú ý đến mức độ, tình trạng sử dụng. Những hạn chế có thể chỉ ra đối với căn hộ giá rẻ như chất lượng xây dựng có xuống cấp, tường trong nhà có nứt nhiều, khu nhà vệ sinh có dấu hiệu thấm dột, nước sinh hoạt có cặn bẩn, phòng cháy chữa cháy có đảm bảo…Sau khi định lượng được giá trị thực của sản phẩm chung cư cũ, tiến hành những bước thương lượng về giá cả một cách hợp lý.

Tìm hiểu trên thị trường, không chỉ các căn hộ chung cư giá rẻ có giá 1 tỷ mà ngay cả những khu chung cư cao cấp vào dạng đắt đỏ hiện nay cũng có nhiều căn hộ có giá 1 tỷ được bán ra. Chị Lan cho biết, do nhà neo người chỉ hai vợ chồng trẻ mới cưới không cần không gian sống rộng nhưng chị lại đặc biệt chú ý đến các tiện ích nên chị chọn chọn căn hộ studio tại khu chung cư cao cấp đắt đỏ bậc nhất khu vực Nam Từ Liêm.

Theo chị Lan các căn hộ Studio khoảng 25-28m2 tại tòa G3 khu đô thị Vinhomes Green Bay (Nam Từ Liêm, Mễ Trì) trước đây được nhiều nhà đầu tư mua cho người nước ngoài thuê. Tuy nhiên, từ đợt dịch Covid thị trường cho thuế ế ẩm nên nhiều chủ nhà bán lại với giá chỉ khoảng trên dưới 1 tỷ đồng đã đầy đủ nội thất cơ bản chủ đầu tư.

“Mặc dù diện tích bé nhưng lại ở trong khi đô thị cao cấp nên được hưởng đầy đủ dịch vụ tiện ích gồm bể bơi nước nóng, bể bơi nước lạnh, khu clubhouse, phòng tập Gym, hồ điều hòa dạo bộ. Đặc biệt, căn hộ Studio của tôi cũng được hưởng đầy đủ dịch vụ 5 sao Vinhomes như những căn hộ 2-3 phòng ngủ có giá từ 3-5 tỷ/căn trong cùng khu đô thị”, chị Lan cho biết.

Tôi tìm mua chung cư 1 tỷ đồng tại Hà Nội: Nhiều lựa chọn, thậm chí mua nhà còn được cho không toàn bộ nội thất - Ảnh 4.

Căn hộ Studio dù có diện tích bé nhưng lại hưởng lợi từ hạ tầng.

Cũng giống chị Minh Anh, nhiều bạn trẻ độc thân mong muốn sống tự lập như sinh viên, người mới đi làm hay các cặp vợ chồng trẻ cũng đang có xu hướng tìm đến các căn hộ diện tích nhỏ với giá trị chỉ từ khoảng 1 tỉ đồng để sinh sống tại thành phố lớn. Họ chủ yếu là lớp người trẻ quan tâm nhiều đến các tiện ích và thích sống trong những khu căn hộ cao cấp nhưng tài chính hạn hẹp.

Chỉ với giá 1 tỷ đồng, nhiều người trẻ đã chuyển từ đi thuê nhà sang sở hữu căn hộ Studio. Bạn Thắng Minh hiện bạn đang thuê một căn hộ chung cư, mỗi tháng cũng mất gần 10 triệu đồng tiền nhà, tính ra mỗi năm bỏ ra 100 triệu đồng đi thuê. Anh quyết định mua căn hộ Studio tại một dự án khu vực Tây Mỗ- Đại Mỗ với mức giá hơn 1 tỉ đồng cùng ưu đãi vay ngân hàng 0% trong 2 năm, số tiền trả góp khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Theo nhận định của các chuyên gia, thế hệ dân thành thị trẻ ngày nay yêu cầu một môi trường hiện đại có tích hợp cả ba yếu tố sống - làm việc - vui chơi nhiều hơn thế hệ trước. Trong khi thế hệ cũ luôn mơ ước được an cư trong những căn biệt thự trên đồi có nhiều người giúp việc, thì giới trẻ lại ưa chuộng những căn hộ nhỏ trong trung tâm thành phố.

“Nhu cầu bùng phát đối với căn hộ bình dân là minh chứng cho thấy tiềm năng của căn hộ siêu nhỏ tại TP.HCM và Hà Nội. Hầu hết người mua nhà lần đầu chỉ đủ khả năng chi trả cho những căn hộ lớn hơn tại những khu chung cư xa trung tâm thành phố. Tuy nhiên về tâm lý, người mua trẻ muốn sống ở một nơi tiện nghi, nên họ vẫn muốn mua căn hộ siêu nhỏ với đầy đủ tiện ích và kết nối cộng đồng”, theo ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam.

Lan Nhi

Nhịp sống kinh tế

2 Likes

A đang nghỉ ngơi, lâu lâu viết vài câu thôi

1 Likes

Dạ! Viết cho nó vui, có ai đánh thuế câu chuyện vui vẻ đâu anh ạ. Nhất là lúc này cần thư giãn trong không khí ngột ngạt của Covy phát triển theo hướng phức tạp mà anh.

2 Likes

Hài Này Vui Quá!

2 Likes
1 Likes

Hết ‘cơn sốt’, đất nền Bắc Giang, Bắc Ninh lao dốc khiến NĐT rậm rịch bán tháo

Thứ 7, 19/06/2021, 10:05

Khi “cơn sốt đất” trong quý I/2021 qua đi, độ quan tâm và giá đất nền ở Bắc Giang, Bắc Ninh bước vào giai đoạn “lao dốc” khi một số NĐT phải bán tháo để cắt lỗ.

Trái ngược với cơn “sốt đất” trong quý I/2021 ở Bắc Giang với mức độ quan tâm tăng 256% và Bắc Ninh tăng 113%; hiện tại, theo thống kê của batdongsan com vn thì lượng quan tâm đối phân khúc đất nền tại Bắc Giang giảm 49% trong khi Bắc Ninh giảm 46%. Cùng với mức độ quan tâm, giá rao bán đất nền ở hai tỉnh trên cũng có sự lao dốc trầm trọng khiến cho thị trường bất động sản (BĐS) ở phân khúc này mất đi sự “sôi động”.

Sự chênh lệch về mức độ quan tâm với thị trường đất nền giữa Quý I/2021 và Tháng 5 của Bắc Giang, Bắc Ninh (đơn vị %)

Nguyên nhân thực tế có thể thấy là do hai tỉnh trên vừa hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID – 19, nhất là ở các khu công nghiệp của Bắc Giang như Quang Châu, Vân Trung, Đình Trám ( huyện Việt Yên), Song Khê – Nội Hoàng (huyện Yên Dũng) hay “tâm dịch” ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).

Đồng thời, do sự nóng lên bất thường của phân khúc BĐS ở hai tỉnh trên nói riêng và khu vực miền Bắc hồi đầu năm nói chung khiến cho thị trường xuất hiện nhiều đối tượng đầu cơ, thực hiện giao dịch mua bán “ảo” để thổi giá, trục lợi bất chính buộc Chính Phủ phải chỉ đạo lực lượng chức năng địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường BĐS, nhà nhất nên thị trường đất nền cũng phần nào tụt dốc.

Lô đất mặt đường ở thị trấn Tâm An (huyện Yên Dũng, Bắc Giang) đang được rao bán trên batdongsan
com vn với mức giá “tụt dốc” so với thời điểm trong quý I/2021.

Trước đó, theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tính đến hết quý I/2021, đất nền ven các khu công nghiệp như Vân Trung, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng, Quang Châu là điểm nóng của thị trường, giá dao động khoảng 25 - 40 triệu đồng/m2, tăng khoảng 50 - 70% so với cuối năm 2020.

Tuy nhiên, theo bảng rao bán đất nền hàng ngày trên batdongsan com thì thị trường BĐS này ở Bắc Giang trong tháng 5 tới nay ngày càng lao dốc. Điển hình, tại xã Nội Hoàng (huyện Yên Dũng, Bắc Giang) giá đất sau Tết Nguyên đán ở mức 25 - 30 triệu đồng/m2 nhưng hôm 17/6, khu vực đất nền mặt đường thuộc thị trấn Tân An của huyện này được rao bán với giá 17,2 triệu đồng/m2.

Tại TP. Bắc Giang, hàng loạt NĐT rao bán các lô liền kề gần công viên dự án Kosy Bắc Giang với mức giá khoảng 17,6 triệu đồng/m2, thấp hơn rất nhiều so với thời điểm tháng 3 và tháng 4.

Sự chênh lệch về giá đất nền giữa quý I/2021 và thời điểm hiện tại ở một số huyện từng “sốt đất” tại Bắc Giang (đơn vị triệu đồng).

Ở huyện Lục Nam, hồi giữa tháng 3, đất nền tại thôn Muối, Trung Hậu, xã Lan Mẫu và một số thôn tại xã Yên Sơn được rao bán với giá 20 - 30 triệu đồng/m2 trở lên. Tuy nhiên hôm 18/6, một NĐT rao bán 555m2 đất thổ cư tại đường Thanh Niên xã Lan Mẫu trên batdongsan com với giá 3,3 tỷ đồng (tương đương 6 triệu đồng/m2) trong khi một lô đất nền khác ở xã Yên Sơn được rao bán với giá 4,9 triệu đồng/m2.

Tại Bắc Ninh, đất dự án khu vực huyện Từ Sơn trong cơn sốt đầu năm có giá 30-33 triệu đồng/m2, thậm chí những vị trí đắc địa như mặt tiền đường lớn hay sát hồ bị đẩy giá lên 45-60 triệu đồng/m2. Nhưng vài ngày gần đây đất nền ở khu vực đắc địa trên đường Nguyễn Văn Cừ, huyện Từ Sơn được rao bán với giá 37 – 38 triệu đồng/ m2

Một số lô đất đắc địa trên đường Nguyễn Văn Cừ (Từ Sơn, Bắc Ninh) đang được rao bán với giá giảm rất nhiều so với đợt “sốt đất” trong quý I/2021.

Ở Yên Phong, tùy vị trí, phân khúc đất dự án, giá dao động thời điểm “sốt” nhất quý I/2021 phổ biến từ 20-25 triệu đồng/m2 thì hiện nay cũng tại khu vực trên, đất được ra bán với giá 15,3 triệu đồng/m2. Trong khi ở Thuận Thành, giá đất nền được rao bán trong khoảng 10 - 11 triệu đồng/m2 quay đầu, tùy khu vực.

Tại xã Đại Đồng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh), những lô đất dự án có giá khoảng 26 triệu đồng/m2 vào thời giữa quý I/2021, đến nay xuống còn 20 – 24 triệu đồng/m2.

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường của Batdongsan com vn cho rằng xu hướng sụt giảm lượt tìm kiếm đất nền trong tháng vừa qua ở Bắc Giang, Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung là điều đã được dự liệu trước đó. Đồng thời ông Hiếu nhận định, xu hướng thị trường trong các tháng tới là hoạt động giao dịch bất động sản có thể sẽ kém sôi động hơn do nhiều dự án tạm hoãn bán hàng tập trung, chuyển dịch sang hình thức mua bán trực tuyến vì tuân thủ biện pháp giãn cách an toàn trong mùa dịch. Ngoài ra, các kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới sẽ bị trì hoãn cho đến khi dịch được kiểm soát tốt.

Ở khía cạnh khác, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính bày tỏ, trong cơn “sốt đất” quý I/2021, bên cạnh những khu vực có địa thế “vàng” thì giá đất tại nhiều khu vực chưa được đầu tư hạ tầng ở Bắc Giang, Bắc Ninh vô tình được tăng cao ngoài khả năng của người có nhu cầu thực. Và theo tất yếu của thị trường, khi giá bán tăng quá cao không có người mua thì sẽ buộc phải giảm.

Cuối cùng, vị chuyên gia BĐS này cho rằng hiện nay, giữa tình hình đại dịch COVID -19 chưa có hồi kết, các NĐT sẽ luôn có sự tính toán thận trọng và dài hạn với lộ trình tài chính rõ ràng nên sẽ không bán tháo để cắt lỗ hoặc có phải bán thì giá ra cũng ít nhất phải ngang bằng giá mua vào. Còn những NĐT bán tháo thời điểm hiện tại là do nguồn lực tài chính không đủ mạnh để trụ.

Theo Lộc Liên

2 Likes