Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Bỏ ra cả chục tỷ đồng làm farmstay, không ít nhà đầu tư “cả thèm chóng chán” rao bán cắt lỗ

Bên cạnh việc nở rộ xu hướng săn tìm quỹ đất vườn để làm farmstay, không ít nhà đầu tư lại đang mạnh tay rao bán, thậm chí bán cắt lỗ. Có nhiều lý do khiến nhiều người “cả thèm chóng chán” quyết định bán càng nhanh càng tốt farmstay của mình.

Bỏ ra cả chục tỷ đồng làm farmstay, không ít nhà đầu tư “cả thèm chóng chán” rao bán cắt lỗ

Đầu tư cả chục tỷ đồng cho căn nhà và vườn cây tại Ba Vì (Hà Nội) nhưng chỉ 3 năm sau, ông Nguyễn Hữu Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải ngậm ngùi rao bán. “Tôi đã từng nghĩ đến viễn cảnh cuối tuần cùng cả gia đình trở về ngôi nhà thứ 2 nghỉ dưỡng nên đã quyết định mua lô đất lớn ở Ba Vì. Nhưng 3 năm sau, chi phí chăm sóc căn nhà còn tốn hơn cả chi phí đi nghỉ dưỡng nơi khác. Chưa kể, quanh quẩn mãi một không gian cũng khiến những đứa trẻ nhàm chán. Thế nên, tôi đã quyết định không giữ nhà” – ông Hưng chia sẻ về quyết định bán farmstay.

Cũng như ông Hưng, năm 2020, khi bạn bè xung quanh ai đổ xô để sở hữu một ngôi nhà thứ 2 ở Hòa Bình, chị Phạm Nhung (Hà Nội) mạnh dạn mua một lô đất lớn ven hồ (Hoà Bình) với mức giá 1,2 tỷ đồng trong kỳ vọng, cuối tuần cùng gia đình và bạn bè tới ngắm hồ, nướng BBQ, còn những ngày khác sẽ cho sinh viên thuê trải nghiệm.

Chị kể, ban đầu, nghe lời quảng cáo của môi giới, chị tin rằng, với mức giá 500.000 đồng – 800.000 đồng/đêm có thể dễ dàng tìm được người thuê. Khoản tiền này có thể bù đắp chi phí vận hành, nhưng thực tế, đúng thời điểm dịch, dù đăng tải trên nhiều kênh thông tin nhưng lượng khách đến thuê căn nhà của chị để trải nghiệm gần như bằng 0.

Ngay cả đến gia đình chị, do bận rộn công việc nên cũng không thể dành nhiều thời gian để nghỉ dưỡng tại căn nhà thứ hai như dự tính ban đầu. Đến hiện tại, chị Nhung đang nhờ môi giới rao bán lại quỹ đất này.

Thông tin rao bán nhà vườn tại Sóc Sơn (Hà Nội) trên diễn đàn bất động sản.

Thông tin rao bán đất vườn tại Hòa Bình

Một khảo sát sơ bộ cho thấy, kể từ thời điểm dịch bệnh, lượng rao bán cắt lỗ nhà vườn gia tăng trên mạng xã hội và website mua bán bất động sản. Theo chia sẻ của một quản trị viên diễn đàn bất động sản tại Sóc Sơn, lượng rao bán nhà vườn tăng gấp 2, 3 lần so với thời điểm trước dịch. Đa phần thông tin đều quảng cáo là “rao bán cắt lỗ”.

Lý giải về làn sóng rao bán “farmstay”, ông Trần An (người sống ở Hà Nôi hơn 20 năm và cũng là nhà đầu tư farmstay cho rằng, có nhiều lý do khiến nhiều người Hà Nội “cả thèm chóng chán”.

Thứ nhất, vướng mắc thủ tục pháp lý như mua phải đất rừng, đất tranh chấp và muốn bê y nguyên hoặc bê đồ cũ ở ngôi nhà đang ở lên farmstay là lý do khiến nhiều người bỏ cuộc. Đất rừng hoặc đất tranh chấp không thể xây thì tất nhiên sẽ phải bán, thậm chí bán rẻ đi. Làm một căn nhà giống nhà đang ở và không tiện nghi bằng thì không có lý do gì để về ở cả. Cuối cùng sẽ phải bán.

Một lý do khác mà ông An đưa ra, đó chính là khoảng cách quá xa cũng là lý do dễ bỏ cuộc. Làm nhà thứ 2 có nghĩa là phải có nhà ở phố, công việc ở phố. Thế nên phải gần, có thể đi về trong ngày, thậm chí là trong buổi. Với tôi, Lương Sơn đáp ứng được điều này.

Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Quân (Hà Nội) nhấn mạnh: “Giữa kỳ vọng và thực tế bao giờ cũng có khoảng cách nhất định. Chính xác là có rất nhiều người về làm farm, về làm homestay, hào hứng được thời gian đầu rồi bỏ bê, cuối cùng là bán”.

Tại một tọa đàm diễn ra trước đó ở Hà Nội, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô từng lý giải về xu hướng bỏ nhà vườn của nhiều người. Theo ông Trung, ban đầu, chủ sở hữu rất muốn làm mô hình nông trại, vườn cây để nghỉ ngơi thư giãn sau một thời gian dài làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, sau này, họ không có sức người, sức của và thời gian để làm nông nghiệp. Đó chính là lý do khiến họ “cả thèm chóng chán” và xu hướng mua đất tự làm nhà vườn nhanh chóng lụi tàn.

Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Ngoan (nhà đầu tư Hà Nội) lại cho rằng, nhiều người mua farmstay với mục đích đầu tư. Họ là nhóm người ôm rất nhiều lô đất đẹp. Thế nên, họ chỉ hướng tới bài toán mua đi bán lại. Một số nhà đầu tư rất thức thời khi mua đất vườn, rồi trồng cây, xây nhà sau đó chuyển nhượng lại cho khách ở Hà Nội. Đấy cũng là một cách kiếm tiền.

“Làn sóng bỏ farmstay là chuyện tự nhiên trên thị trường khi có người mua thì có người bán. Đặc biệt, nhiều nhà đầu tư nắm bắt được tâm lý, nhu cầu mua nhà vườn trong thời điểm hiện tại nên tận dụng thị trường tốt để đẩy hàng” - ông Nguyễn Ngoan nhấn mạnh.

Nguyễn Minh

Nhịp sống kinh tế

2 Likes

Các ông to bà lớn ở các tỉnh có bỏ tiền ra mua đất nơi tỉnh mình ở đâu. Toàn đưa con cái về Hà Nội, Sài Gòn học rồi sinh sống và mua biệt thự tại Hà Nội, Sài Gòn để sống. Nên mua đất ở các tỉnh để làm chỗ nghỉ cuối tuần chỉ là sự viển vông…
Nhiều tiền hơn nữa họ cho con cái đi du học nước ngoài rồi kiếm việc làm tại nước sở tại và định cư luôn.

3 Likes

Đầu tư thì chỉ nên mua tp lớn do dân kéo về, các nước phát triển cũng vậy

1 Likes

Hoanghontim chắc cũng nghe được
Bóng Chiều Xưa - Hồng Hạnh [Official MV HD] - YouTube

Cuối tuần vui nhé :slight_smile:

2 Likes

Việt Nam kêu gọi Nga thiết lập sản xuất vắc xin của Nga trên lãnh thổ Việt Nam

Ngày 2 tháng 6 năm 2021, 17:12

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư tới nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, trong đó đề nghị thành lập cơ sở sản xuất vắc xin của Nga trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Reuters

Đó là thông báo của hãng thông tấn nhà nước Việt Nam [TTXVN.]

“Fook mong muốn Nga tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với vắc xin và tham gia sản xuất vắc xin tại Việt Nam”, kháng cáo viết.

Đồng thời, trong một bức thư, Chủ tịch nước Việt Nam bày tỏ hài lòng trước sự phát triển tích cực của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực, bất chấp hậu quả của đại dịch.

3 Likes

Tổng thống gửi thư cho người đồng cấp Nga

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngày 2/6 đã gửi thư cho Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi về quan hệ song phương, trong đó có việc tăng cường hợp tác chung chống đại dịch COVID-19.

TTXVN Thứ tư, 02/06/2021 18:49

Chủ tịch nước gửi thư cho người đồng cấp Nga hinh anh 1Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp vào tháng 5 năm 2019. (Ảnh: TTXVN)

Hà Nội (TTXVN) - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngày 2/6 đã gửi thư tới [Tổng thống Nga Vladimir Putin] để thảo luận về quan hệ song phương, trong đó có việc tăng cường hợp tác chung để chống lại đại dịch COVID-19.

Trong thư, Tổng thống Phúc khẳng định Việt Nam luôn trân trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện với Nga, đồng thời mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước một cách hiệu quả.

Ông bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực của quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực bất chấp những tác động của đại dịch.

Nhà lãnh đạo cũng chúc mừng Nga đã đẩy lùi đại dịch và nghiên cứu, sản xuất thành công nhiều loại vắc xin COVID-19, đồng thời đánh giá cao việc Việt Nam - Nga cùng hợp tác chống đại dịch bằng các hoạt động thiết thực.

Bày tỏ cảm ơn Tổng thống Putin và Nga đã cung cấp cho Việt Nam 1.000 liều vắc xin và vật tư y tế, ông Phúc mong muốn Nga tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt Nam trong việc tiếp cận vắc xin và tham gia sản xuất vắc xin tại Việt Nam.

Nhân Ngày [Nước Nga] (12/6), nhà lãnh đạo Việt Nam cũng gửi lời chúc tới Tổng thống Putin và người dân Nga./.

TTXVN

2 Likes

27 THÁNG 6, 21:36

Giám đốc an ninh Nga tham gia các cuộc tham vấn với các quốc gia ASEAN vào ngày 28/6

Các cuộc tham vấn đầu tiên của đại diện cấp cao của Nga và các nước thành viên ASEAN phụ trách các vấn đề an ninh sẽ được tổ chức dưới hình thức cầu truyền hình

MOSCOW, ngày 27 tháng 6. / TASS /.Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev sẽ tổ chức các cuộc tham vấn video với những người đồng cấp từ các quốc gia ASEAN vào thứ Hai, ngày 28 tháng 6, dịch vụ báo chí của Hội đồng An ninh Nga cho biết hôm Chủ nhật.

“Các cuộc tham vấn đầu tiên của đại diện cấp cao của Nga và các nước thành viên ASEAN phụ trách các vấn đề an ninh sẽ được tổ chức dưới hình thức cầu truyền hình vào ngày 28 tháng 6. Nga sẽ có sự đại diện của Thư ký Hội đồng Bảo an Nikolai Patrushev”.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, có mười thành viên, đó là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei. Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.Năm 2021, Nga và ASEAN đánh dấu kỷ niệm 30 năm quan hệ và kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác đối thoại.

2 Likes

Triển khai gói hỗ trợ 1.300 tỷ, tiền điện sẽ giảm từ đầu tháng 7

Bộ Công Thương đã có văn bản hướng dẫn EVN, các Tổng công ty Điện lực và các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thực hiện ngay việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 trong 7 tháng liên tiếp, kể từ kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6/2021 cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng.

Triển khai gói hỗ trợ 1.300 tỷ, tiền điện sẽ giảm từ đầu tháng 7

Về việc giảm giá tiền điện cho các đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Trần Tuệ Quang cho biết, Bộ Công Thương đã có văn bản hướng dẫn EVN, các Tổng công ty Điện lực và các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thực hiện ngay việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 trong 7 tháng liên tiếp, kể từ kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6/2021 cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng.

Theo ông Trần Tuệ Quang, Bộ Công Thương ước tính tổng số tiền hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện của đợt này khoảng 1.200 đến 1.300 tỷ đồng. Các nhóm đối tượng được hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện sẽ được hưởng đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 12 năm 2021. Việc giảm giá, hỗ trợ tiền điện sẽ được trừ ngay trong hóa đơn phát hành từ tháng 7 tới.

Các đối tượng được hưởng giảm giá điện, giảm tiền điện được Chính phủ quy định khá rõ . Theo đó, giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch theo qui định tại Luật Du lịch từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh xuống bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất. Giảm 100% tiền điện cho các cơ sở đang thực hiện làm nơi cách ly, khám bệnh tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm virus SARS CoV-2 không thu phí.

Giảm 20% tiền điện cho các cơ sở y tế đang được dùng để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm virus SARS CoV-2.

Danh sách các cơ sở phục vụ phòng chống dịch COVID-19 không thu phí được giảm tiền điện do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cung cấp cho các đơn vị điện lực.

Sau thời gian hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện nêu trên các đơn vị bán lẻ điện tiếp tục áp dụng giá bán điện theo quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương hoặc tại quy định khác thay thế.

Cũng theo lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực, trong năm 2020, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân do tác động của dịch COVID-19, sau khi Chính phủ có nghị quyết, Bộ Công Thương đã hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm giá điện, giảm tiền điện trong 2 đợt, tổng số tiền hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện trong năm 2020 khoảng gần 12.300 tỷ đồng.

Cụ thể, đợt 1 thực hiện từ ngày 16/4/2020 đến hết ngày 16/7/ 2020 đã hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khoảng hơn 27 triệu khách hàng sử dụng điện với tổng số tiền giảm khoảng 9.300 tỷ đồng.

Đợt 2 thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12/2020 với tổng số tiền khoảng gần 3.000 tỷ đồng đã giảm giá điện, giảm tiền điện cho khoảng 25,4 triệu khách hàng sử dụng điện.

“Việc thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện đã góp phần phục hồi kinh tế và hỗ trợ trực tiếp cho các khách hàng sử dụng điện trên cả nước đặc biệt là các hộ thu nhập thấp, các cơ sở lưu trú du lịch, các doanh nghiệp hoạt động logistics”, đại diện Bộ Công Thương cho hay.

Theo ông Quang, từ cuối tháng 4 năm 2021, dịch bệnh COVID-19 đợt 4 đã bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước. Trên cơ sở phân tích đánh giá lựa chọn các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, xem xét khả năng cân đối tài chính của EVN nhằm đảm bảo việc giảm giá điện, giảm tiền điện không tạo ra áp lực tăng giá điện trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành báo cáo Chính phủ phương án giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3. Sau khi được Chính phủ xem xét thông qua tại Nghị quyết số 55 ngày 2/6, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản hướng dẫn EVN, các Tổng công ty Điện lực và các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố để thực hiện ngay việc hỗ trợ việc giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 trong 7 tháng.

Theo Phạm Tuyên

3 Likes

Tôi Yêu Tiếng Việt Tôi!

3 Likes

Con Đường Cái Quan

2 Likes

Câu chuyện covid vẫn nóng quá…

1 Likes

Thì đã bình thường hoá được đâu anh!

2 Likes
2 Likes

Quỹ ETF đến từ Mỹ bắt đầu rót tiền vào thị trường Việt Nam, tập trung “gom” chứng chỉ Diamond ETF

Thứ 3, 29/06/2021, 11:17

Nhìn vào danh mục đầu tư cụ thể của CUBS, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND (DCVFMVN Diamond) hiện có tỷ trọng lớn nhất toàn danh mục với việc chiếm đến 11,89%.

Tháng 6/021, Dawn Global đã công bố ra mắt chính thức quỹ Asian Growth Cubs ETF (CUBS), được niêm yết trên Sàn chứng khoán NewYork (NYSE).

Theo dữ liệu mới nhất, quỹ ngoại đến từ Mỹ này đã bắt đầu giải ngân tại thị trường Việt Nam. Giá trị ban đầu được CUBS đổ vào chứng khoán Việt trong khoảng 2,2 triệu USD (khoảng 50 tỷ đồng). Đây tuy không phải khối lượng giải ngân lớn, song cũng là một dấu hiệu tích cực sau khoảng thời gian vài tháng qua khi khối ngoại miệt mài rút ròng trên thị trường.

Nhìn vào danh mục đầu tư cụ thể của CUBS, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND (DCVFMVN Diamond) hiện có tỷ trọng lớn nhất toàn danh mục với việc chiếm đến 11,89%. Bên cạnh đó, CUBS còn giải ngân vào một số mã cổ phiếu khác tại Việt Nam như VCI của Chứng khoán Bản Việt với tỷ trọng 2,13%; cổ phiếu SAB của Sabeco được nắm giữ với tỷ trọng 2,1%; KDH của Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền có tỷ trọng 2,05%.

Ngoài ra, CUBS đã rót tiền vào một vài cái tên khác của Việt Nam như MSN của Masan Group, VHM của Vinhomes, VNM của Vinamilk và VIC của Vingroup.

Quỹ CUBS là ai?

CUBS được giới thiệu sẽ là một quỹ ETF được quản lý chủ động đầu tiên tập trung vào các thị trường mới nổi và cận biên, kèm theo đó là có mức tăng trưởng nhanh chóng như Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Pakistan và Philippines. Được thành lập bởi Dawn Global Management - công ty chỉ mới hoạt động từ tháng 3/2021, cập nhật đến ngày 28/6, CUBS có tổng quy mô trong ngưỡng 2,8 triệu USD (khoảng 64 tỷ đồng), trong đó lượng tiền mặt đang chiếm 1,89% về tỷ trọng, tương đương khoảng hơn 43 nghìn USD. Tổng danh mục đầu tư của CUBS hiện có 43 mã cổ phiếu.

Theo giới thiệu của Dawn Global, CUBS sẽ mang tới nhà đầu tư cơ hội tiếp cận các thị trường lớn, đang phát triển nhanh nhưng chưa được quốc tế chú ý nhiều như Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Philippines và Việt Nam. Năm nền kinh tế được lựa chọn có tăng trưởng GDP trên 6%/năm kể từ năm 2000. Đáng chú ý, hai thị trường là Bangladesh và Việt Nam có tiềm năng rất tốt, đã tăng trưởng trong 40 năm liên tiếp, thậm chí cả trong năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng dương

Đặc biệt, những thị trường mới nổi này được đánh giá là khó tiếp cận đối với phần lớn nhà đầu tư nước ngoài do sự khan hiếm các quỹ ETF thuần túy tại các quốc gia này, và mức độ tiếp xúc với các quỹ ETFS của các thị trường mới nổi chưa cao.

Dawn Global cho biết đang tiếp cận thông qua việc định vị CUBS là một quỹ ETF, được thiết kế theo chủ đề đầu tư và đa dạng hóa theo khu vực.

Dawn Global tin rằng quản lý đầu tư chủ động là cần thiết để xác định các công ty tăng trưởng hấp dẫn nhất trong các thị trường ít được nhắc tới, đồng thời để giảm thiểu rủi ro quản trị cho công ty. Quá trình đầu tư bao gồm việc sàng lọc công ty từ trên xuống (Top down) và phân tích công ty từ dưới lên (Bottom Up) để xác định các cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất.

Dự tính, con số của danh mục đầu tư của quỹ CUBS có thể tăng lên con số 80, đồng thời danh mục sẽ được đánh giá định kỳ hàng quý và tái cân bằng 2 lần mỗi năm, thông qua tỷ trọng đồng đều giữa các loại cổ phiếu để giảm thiểu rủi ro của một quốc gia và một công ty.

Về hướng đầu tư, CUBS dành sự chú ý chủ yếu tới các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, công nghệ truyền thông, viễn thông, hàng tiêu dùng và tài chính.

Quỹ cho biết sẽ đầu tư trực tiếp ít nhất 85% tài sản ròng của mình vào cổ phiếu của các công ty được niêm yết trên các sàn giao dịch ở 5 thị trường. Đồng thời, tối đa 15% tài sản ròng của CUBS sẽ đầu tư trực tiếp vào các chứng chỉ lưu ký của chứng khoán hoặc quỹ ETF được niêm yết trên cùng các sàn giao dịch đó.

Phương Linh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

3 Likes

GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 5,64%

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 6,73% của quý II các năm 2018 và 2019.

GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 5,64%

Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%; khu vực dịch vụ tăng 4,30%.

Về sử dụng GDP quý II/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 6,05%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 29,81%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 28,53%.

GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng Tư với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho nước ta trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.

Kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch để kiểm soát dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế – xã hội năm 2021. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, đóng góp 8,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, đóng góp 59,05%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%, đóng góp 32,78%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tăng khá so với cùng kỳ năm trước do năng suất lúa đông xuân tăng cao, ngành chăn nuôi và thủy sản phát triển ổn định, các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ yếu đều tăng khá.

Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 4,24% của 6 tháng đầu năm 2011 trong giai đoạn 2011-2021, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,25%, cao hơn mức tăng 2,42% của 6 tháng đầu năm 2020, đóng góp 0,11 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 tăng 8,91% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn tốc độ tăng 9,13% của 6 tháng đầu năm 2019 nhưng cao hơn tốc độ tăng 2,91% của 6 tháng đầu năm 2020, đóng góp 3,01 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,42%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm 2011 và 2018 trong giai đoạn 2011-2021, đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,16%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 6,61%, làm giảm 0,25 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,3% và khí đốt tự nhiên giảm 12,5%. Ngành xây dựng tăng 5,59%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 4,54% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2014-2021, đóng góp 0,37 điểm phần trăm.

Trong khu vực dịch vụ, hệ thống nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ, vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương để phòng chống dịch bệnh. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,48% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2011-2021.

Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 6 tháng đầu năm 2021 như sau:

Bán buôn và bán lẻ tăng 5,63% so với cùng kỳ năm trước, là ngành đóng góp lớn nhất của khu vực dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0,57 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,27%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 0,39%, làm giảm 0,02 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 5,02%, làm giảm 0,12 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,61%; khu vực dịch vụ chiếm 41,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,11% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là: 14,16%; 33,51%; 41,99%; 10,34%).

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 5,67%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 24,05%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 22,76%.

Thái Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

3 Likes

Bloomberg công bố BXH các nền kinh tế chống chịu tốt trước Covid-19, Việt Nam đang đứng ở đâu?

Mặc dù tụt hạng so với tháng trước đó, nhưng các chuyên gia Bloomberg vẫn đánh giá cao biện pháp chống dịch của Việt Nam, khi tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Bloomberg công bố BXH các nền kinh tế chống chịu tốt trước Covid-19, Việt Nam đang đứng ở đâu?

Vừa qua, Bloomberg đã công bố bảng xếp hạng theo tháng đánh giá khả năng phục hồi của 53 nền kinh tế, từ mức tốt nhất cho tới mức tệ nhất. Theo đó, bảng xếp hạng bao gồm các tiêu chí như tỷ lệ người dân tiêm vaccine phòng Covid-19, mức độ nghiêm trọng của các biện pháp giãn cách xã hội, công suất chuyến bay… nhằm tìm ra các nền kinh tế đang ứng phó hiệu quả với dịch bệnh Covid-19.

Trong đó, Việt Nam xếp vị trí thứ 40, ngay sau Thái Lan và ở trên Indonesia, Malaysia và Philippines. Liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, Bloomberg dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2021.

Trước đó, hồi tháng 4, Bloomberg xếp hạng Việt Nam ở thứ 11 trong tổng số 53 nền kinh tế, với mức dự báo tăng trưởng đạt 7,3%. Do tác động của làn sóng dịch bệnh thứ 4, Việt Nam đã tụt hạng trong lần này. Tuy nhiên, các chuyên gia Bloomberg vẫn đánh giá biện pháp chống dịch của Việt Nam hiệu quả, với 9 ca nhiễm trên 100.000 người trong 1 tháng, tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác, ở mức 0,3%.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là quốc gia ở vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng lần này, tăng đáng kể từ vị trí thứ 17 của tháng trước. Các nước khu vực châu Âu bao gồm Tây Ban Nha, Pháp và Thuỵ Sỹ cũng thuộc top 10. Tại khu vực châu Á, Australia, Trung Quốc và Hàn Quốc là 3 nước đại diện lọt top 10, với Trung Quốc có mức dự báo tăng trưởng ở mức 8,5%.

Trong khi đó, Philippines, Ấn Độ và các quốc gia Mỹ Latinh đã tụt hạng đáng kể do ảnh hưởng của những làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới.

Báo cáo kết luận, trước đây, Hoa Kỳ, Anh và một số nước châu Âu từng là vùng dịch lớn nhất thế giới, song giai đoạn hiện tại, khu vực này lại đang nhanh chóng tái mở cửa, từng bước phục hồi sau đại dịch. Thành công bước đầu này phần lớn nhờ vào nguồn cung vaccine phòng Covid-19 dồi dào. Còn với các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lại đang gặp nhiều khó khăn hơn.

Anh Vũ

2 Likes

Mã nào khoẻ, dòng tiền mạnh cứ nắm giữ chặt. Đừng đứng núi này trông núi khác là mất cơ ăn lên bền vững ạ.

1 Likes

Bank, CK…Vẫn là đoàn tàu đưa VNI vượt qua các ngưỡng bị áp đặt mơ hồ…

3 Likes
2 Likes

Business Times: Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp châu Âu ở ASEAN

THỨ 2, 28/06/2021, 18:28

Triển vọng về thị trường Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác vẫn tiếp tục được Standard Chartered đánh giá cao, ngay cả khi 75% cho rằng họ vẫn chưa rõ về các quy định, thủ tục thanh toán hay cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Business Times: Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp châu Âu ở ASEAN

Tờ Business Times (Singapore) đưa tin, 9/10 doanh nghiệp châu Âu kinh doanh tại ASEAN được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm tới. Trong đó, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan là các thị trường hàng đầu được những doanh nghiệp này lựa chọn để mở rộng hoạt động.

Đây là thông tin vừa được công bố trong báo cáo của Standard Chartered. Báo cáo thực hiện thăm dò ý kiến các giám đốc điều hành tại 40 công ty có trụ sở châu Âu về hành lang thương mại châu Âu - ASEAN.

Theo đó, 88% số người được hỏi kỳ vọng rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng tích cực trong 12 tháng tới, dựa trên các yếu tố thúc đẩy như thị trường tiêu dùng tăng nhanh, cùng hàng loạt hiệp định thương mại tự do…

Đáng chú ý, Việt Nam đứng đầu danh sách là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với 60% người lựa chọn mở rộng hoạt động kinh doanh và sản xuất tại đây. Tiếp theo là Malaysia (53%) và Thái Lan (48%). Báo cáo nhấn mạnh, hành lang thương mại châu Âu - ASEAN dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong 6 lĩnh vực tiềm năng.

Thứ nhất là lĩnh vực sản xuất dược phẩm, đặc biệt tại các thị trường như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. Nhu cầu tăng cao sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp châu Âu xuất khẩu thành phẩm dược phẩm cho các nhà sản xuất trong khu vực.

Tiếp đến là các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh của châu Âu như Unilever và Nestle đang tăng trưởng bền vững nhờ tầng lớp trung lưu trong khu vực ngày càng nhiều, cùng nhu cầu cao hơn. Đặc biệt, mảng thực phẩm và đồ uống sẽ là “đầu tàu” tại các thị trường lớn như Indonesia, Thái Lan và Philippines.

Thứ ba, ngành công nghiệp ô tô khu vực ASEAN đang ngày càng tập trung vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu xe điện giai đoạn hậu Covid-19. Xu hướng này sẽ thúc đẩy đầu tư đối với các nhà sản xuất và cung cấp châu Âu.

Thứ tư, các công ty trong lĩnh vực xây dựng và công nghệ của châu Âu cũng có khả năng cung cấp giải pháp số và xanh khi khu vực Đông Nam Á đầu tư vào thành phố thông minh, cơ sở hạ tầng giao thông, cũng như logistics.

Thứ năm, các sáng kiến năng lượng tái tạo là cơ hội cho các doanh nghiệp châu Âu hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ công nghệ, nhất là khi công suất năng lượng mặt trời tại Việt Nam, Thái Lan và Philippines đang tăng gấp đôi, và Việt Nam cũng tập trung thúc đẩy nguồn năng lượng gió.

Cuối cùng, thị trường thương mại điện tử khu vực ASEAN sẽ trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất, với động lực bền vững ngay cả trong giai đoạn bùng dịch Covid-19.

Nhìn chung, triển vọng về thị trường Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác vẫn tiếp tục được Standard Chartered đánh giá cao, ngay cả khi 75% cho rằng họ vẫn chưa rõ về các quy định, thủ tục thanh toán hay cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Trong khi đó, 65% cho hay, việc thích nghi với các mô hình kinh doanh trong khu vực là một thách thức, trong khi 58% băn khoăn trong việc điều chỉnh giữa hoạt động logistics và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của họ.

Robert Newell, Giám đốc điều hành phụ trách các tập đoàn toàn cầu châu Âu tại Standard Chartered kết luận: “Các thị trường ASEAN tiếp tục mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp châu Âu, thậm chí cho cả những doanh nghiệp đang có kế hoạch đa dạng hóa và mở rộng hoạt động đầu tư vào thị trường có lao động tay nghề cao và nhóm người tiêu dùng ngày càng lớn”.

2 Likes