Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

2 Likes
3 Likes

Khối ngoại mua ròng hơn 1.750 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối quý 2

Thứ 4, 30/06/2021, 15:24

Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng hơn 1.750 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua chủ yếu tập trung vào NVL với giá trị 1.507 tỷ đồng (phần lớn thông qua giao dịch thỏa thuận). Nếu loại đi giao dịch này, khối ngoại vẫn mua ròng hơn 200 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Phiên giao dịch cuối tháng 6 khép lại với sắc đỏ hiện diện trên cả 3 chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 1,49 điểm (0,11%) xuống 1.408,55 điểm; HNX-Index giảm 0,15% xuống 323,32 điểm và UPCom-Index giảm 0,06% xuống 90,25 điểm.

Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng hơn 1.750 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua chủ yếu tập trung vào NVL với giá trị 1.507 tỷ đồng (phần lớn thông qua giao dịch thỏa thuận). Nếu loại đi giao dịch này, khối ngoại vẫn mua ròng hơn 200 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, khối ngoại mua ròng 15,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 1.755 tỷ đồng, mạnh nhất trong gần 3 tháng.

Khối ngoại mua ròng hơn 1.750 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối quý 2 - Ảnh 1.

Trên HNX, khối ngoại bán ròng 4,01 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Khối ngoại mua ròng hơn 1.750 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối quý 2 - Ảnh 2.

Trên UPCom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị 5,87 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng hơn 1.750 tỷ đồng trong phiên giao dịch cuối quý 2 - Ảnh 3.

Long Nhật

2 Likes

“Nếu hệ thống giao dịch mới của HOSE vận hành ổn định, Việt Nam có thể lọt vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường trong năm 2022”

Thứ 4, 30/06/2021, 00:02

VCBS dự báo sớm nhất là sang năm 2023 thì Việt Nam mới có thể được MSCI đánh giá nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

VCBS: “Nếu hệ thống giao dịch mới của HOSE vận hành ổn định, Việt Nam có thể lọt vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường trong năm 2022”

Mới đây, MSCI đã chính thức công bố kết quả phân loại thị trường chứng khoán toàn cầu kỳ tháng 6/2021 dành cho 84 thị trường chứng khoán trên thế giới. Theo đó, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục được xếp vào nhóm thị trường cận biên (Frontier markets) và chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging markets).

Theo đánh giá của CTCK Vietcombank (VCBS), kết quả xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong đợt phân loại thị trường kỳ này của MSCI là không bất ngờ, đặc biệt là trong bối cảnh trước đó MSCI tiếp tục không thay đổi các đánh giá đã đưa ra về mức độ tiếp cận của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nêu trong báo cáo Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường trên phạm vi toàn cầu (“Global market accessiblity review”) vào ngày 10/6/2021.

Đáng chú ý, một trong những vẫn đề mà MSCI lưu ý trong kỳ đánh giá nâng hạng thị trường lần này là việc hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) có thể sẽ gặp trở ngại và không thể duy trì trạng thái giao dịch liên tục khi khối lượng giao dịch tăng cao. Theo đó, MSCI sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ vấn đề này trong những kỳ đánh giá nâng hạng thị trường tiếp theo.

Ngoài ra, MSCI cũng thông báo tham vấn ý kiến của các bên liên quan đến chỉ số MSCI Pakistan Index về việc hạ xếp hạng thị trường chứng khoán Pakistan từ thị trường mới nổi về thị trường cận biên và kết quả sẽ được công bố trong kỳ đánh giá tháng 11/2021.

Theo dự phóng của MSCI thì nếu điều này xảy ra, sẽ có 4 cổ phiếu Pakistan được thêm vào rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index với tổng tỷ trọng dự kiến là 2,3% và tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong rổ dự kiến sẽ giảm nhẹ từ 31% xuống 30,3%, đồng thời sẽ có 13 cổ phiếu Pakistan được thêm vào rổ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index với tổng tỷ trọng dự kiến là 5,8% và tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số này dự kiến sẽ tăng nhẹ từ 31% lên 31,4%.

VCBS cho rằng nếu hệ thống giao dịch chứng khoán mới của HOSE được đưa vào vận hành ổn định trong năm 2021 thì Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI trong kỳ đánh giá thường niên năm 2022. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục cần thay đổi thêm những yếu tố khác để đáp ứng đủ các tiêu chí nâng hạng của MSCI.

Do đó, VCBS dự báo sớm nhất là sang năm 2023 thì Việt Nam mới có thể được MSCI đánh giá nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Minh Anh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

Thủ tướng giao NHNN nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain

Thứ 4, 30/06/2021, 15:14

Đây là một trong các nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng chính phủ điện tử, phát triển thành chính phủ số trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

Thủ tướng giao NHNN nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đáng chú ý, Thủ tướng đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Thời gian để Ngân hàng Nhà nước thực hiện là từ 2021-2023.

Cũng theo Quyết định này, Thủ tướng đề cập đến một số nhiệm vụ khác nhằm nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có thể đi tắt đón đầu cũng như có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện ứng dụng các công nghệ số tiên tiến trong triển khai Chính phủ số. Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho Chính phủ số.

Trước đó, Thủ tướng đã có Quyết định 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có công nghệ chuỗi khối (Blockchain).

Tại Việt Nam hiện nay chưa có quy định về tiền ảo và tài sản ảo. Trước đó, Bộ Tài chính cho biết đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Hiện nay, Tổ đã bước đầu triển khai công tác nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan.

Thu Thủy

Doanh nghiệp & Tiếp thị

3 Likes

Hoan hô Thủ tướng rất văn minh và đi đúng hướng trên thế giới hiện đại.

3 Likes

Chính phủ yêu cầu NHNN nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thứ 4, 30/06/2021, 09:13

Chính phủ cũng yêu cầu NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 với 5 mục tiêu và 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Riêng đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm an toàn hệ thống; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác, phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tích cực triển khai các biện pháp giám sát, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 của Chính phủ.

Theo dõi sát diễn biến tình hình, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường. Kiểm soát và có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung và giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, đặc biệt là hoạt động xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư.

Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chủ động có giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi số; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, khẩn trương triển khai thực hiện thí điểm dịch vụ mobile money.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục đề xuất các giải pháp, chính sách về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp về tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp; khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Thanh Bình

3 Likes

30 THÁNG 6, 19:08

Ông Putin nói: Thế giới đã không ở trên bờ vực của chiến tranh thế giới trong sự cố ngoài khơi Crimea

Tổng thống nói thêm: Một cuộc chiến mới cũng sẽ không làm Nga hài lòng

MOSCOW, ngày 30 tháng 6. TASS/.Một cuộc Chiến tranh Thế giới sẽ không bắt đầu ngay cả khi Nga đã đánh chìm tàu ​​khu trục của Anh ngoài khơi Crimea, Tổng thống Vladimir Putin cho biết hôm thứ Tư.

"Bạn đã nói rằng thế giới đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới. Không, tất nhiên là không. Ngay cả khi chúng tôi đã đánh chìm con tàu đó, vẫn sẽ khó tưởng tượng rằng điều này sẽ đưa thế giới vào bờ vực của Thế chiến thứ hai, kể từ khi những người đang làm điều này, họ biết rằng họ không thể giành được chiến thắng từ cuộc chiến này ", tổng thống nói trong chương trình Trực tiếp hàng năm với Vladimir Putin.

Tổng thống nói thêm, một cuộc chiến mới cũng sẽ không làm Nga hài lòng. “Nhưng ít nhất chúng tôi biết chúng tôi đang chiến đấu vì điều gì. Chúng tôi đang chiến đấu trên lãnh thổ của chúng tôi vì chính chúng tôi, vì tương lai của chúng tôi”, Tổng thống nhấn mạnh.

Tập trung vào thành phần chính trị của vụ việc với HMS Defender, ông Putin lưu ý rằng vài ngày trước đó, ông đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Geneva. “Câu hỏi đặt ra là - tại sao lại cần phải tiến hành một vụ khiêu khích như vậy? Tất cả chuyện này được thực hiện để làm gì? Vì mục đích nhấn mạnh rằng những người này không tôn trọng sự lựa chọn của người dân Crimea gia nhập Liên bang Nga, rằng họ không” Bạn không nhận ra thứ gì đó ở đó? Chà, được rồi, hãy tiếp tục với việc không nhận ra điều này. Nhưng tại sao lại tạo ra những hành động khiêu khích như vậy? "tổng thống hỏi.

Ông nói tiếp để phản ứng trước việc Nga ngừng các cuộc tập trận gần biên giới Ukraine, các nước phương Tây đã xuất hiện ở biên giới của Nga. “Không phải chúng tôi đến với họ từ cách xa hàng nghìn km, bay hay chèo thuyền. Chính họ đã tiếp cận biên giới của chúng tôi và xâm phạm lãnh hải của chúng tôi, và đây là yếu tố cần thiết trong tất cả công cuộc xây dựng đó”, ông Putin nhấn mạnh.

“Hãy nhìn xem, trước tiên, đã có một sự ồn ào lớn về các cuộc tập trận của chúng tôi mà chúng tôi đang tổ chức gần biên giới Ukraine. Tôi đã ban hành chỉ thị cho Bộ Quốc phòng để dần dần hạn chế chúng và kéo quân trở lại, nếu ai đó thấy họ đáng lo ngại”, Putin nói trong cuộc thường niên. Chương trình Trực tiếp với Vladimir Putin vào thứ Tư. Nhưng thay vì phản ứng với điều này một cách tích cực và nói: “Tốt, chúng tôi đã thấy phản ứng của bạn đối với sự tức giận của chúng tôi,” họ đã làm gì? Họ đã xuất hiện ở biên giới của chúng tôi ", Putin nói.

Ngày 23/6, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Hạm đội Biển Đen và lực lượng bảo vệ biên giới của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) đã ngăn chặn hành vi xâm phạm biên giới Nga của HMS Defender ngoài khơi Mũi Fiolent của Crimea. Theo báo cáo, tàu khu trục đã đi ba km vào lãnh hải của Nga. Một tàu bảo vệ bờ biển đã bắn cảnh cáo, sau đó là một số quả bom được thả từ một máy bay Su-24M phía trước tàu Defender, sau đó tàu khu trục rời khỏi lãnh hải của Nga. Bộ Quốc phòng Nga mô tả hành động của tàu khu trục là vi phạm trắng trợn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, đồng thời kêu gọi London điều tra hành động của thủy thủ đoàn.

1 Likes

30 THÁNG 6, 17:31

Putin tiết lộ ông đã được tiêm Sputnik V jab của Nga

“Tôi bắt đầu từ thực tế rằng tôi cần được bảo vệ càng lâu càng tốt”, Tổng thống Nga nói

© Sergei Savostyanov / TASS

MOSCOW, ngày 30 tháng 6. / TASS /.Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ trong phiên hỏi đáp thường niên của mình hôm thứ Tư rằng ông đã được tiêm vắc-xin Sputnik V coronavirus.

“Đối với tôi, khi tôi làm điều này và điều này diễn ra vào tháng Hai, thực sự có hai [vắc-xin] đang được lưu hành: EpiVacCorona từ Trung tâm Vector có trụ sở tại Novosibirsk và Sputnik V, như bạn biết. Cả hai đều tốt,” Tổng thống Nga đảm bảo.

“Tôi bắt đầu từ thực tế rằng tôi cần được bảo vệ càng lâu càng tốt, và tôi đã đưa ra quyết định mua Sputnik V jab”, ông Putin nói.

Nhà lãnh đạo Nga nói rằng con gái của ông cũng đã được tiêm Sputnik V jab và nhấn mạnh rằng vắc xin là cần thiết và nó không để lại hậu quả nghiêm trọng.

"Có những người có cấu tạo cơ thể khác nhau, mắc các bệnh mãn tính và người già, những người được gọi là nhóm nguy cơ. [Đây] điều này đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, việc tiêm chủng không nguy hiểm và chúng tôi chưa gặp một biến chứng nào. ở đất nước chúng ta, "nguyên thủ quốc gia lưu ý.

Putin nói rằng ông đã từ lâu không chỉ định loại vắc xin mà ông đã được tiêm chủng để không tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các lần tiêm chủng.

Vắc xin Sputnik V của Nga đã được chấp thuận sử dụng ở 67 quốc gia với tổng số hơn 3,5 tỷ người. Hơn 30 quốc gia đã tiến hành các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt bằng cách sử dụng Sputnik V. Vắc xin của Nga tự hào có tỷ lệ hiệu quả 91,6%, được xác nhận bởi dữ liệu được công bố trên tạp chí y khoa Lancet.

2 Likes

30 THÁNG 6, 19:22

COVID-19 sẽ không đi đâu cả và cú đâm của Putin

Nhà lãnh đạo Nga tiết lộ rằng ông đã được tiêm Sputnik V, nhưng nói rằng không cần thiết chỉ chọn loại vắc xin đặc biệt này

© Sergei Savostyanov / TASS

MOSCOW, ngày 30 tháng 6. / TASS /.COVID-19 sẽ không đi đến đâu và cách duy nhất để ngăn chặn nó là tiêm vắc xin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong phiên hỏi đáp thường niên của ông, được gọi là Đường dây trực tiếp, hôm thứ Tư.

Nhà lãnh đạo Nga tiết lộ rằng ông đã được tiêm Sputnik V, nhưng nói rằng không cần thiết chỉ chọn loại vắc xin đặc biệt này. Putin cũng vẫn phản đối việc tiêm chủng bắt buộc cho tất cả mọi người, mặc dù điều này là cần thiết đối với một số nhóm người Nga để ngăn chặn một cuộc cấm vận.

“Không, nó [COVID-19] sẽ không đi đâu cả - cần phải tiêm phòng,” Putin nói.

Putin trên cú đâm của mình

Ông Putin tiết lộ: “Tôi bắt đầu từ thực tế rằng tôi cần được bảo vệ càng lâu càng tốt và tôi đã đưa ra quyết định sử dụng Sputnik V jab”.

Tổng thống cũng nói rằng một số người trong vòng tròn nội bộ của ông đã bị nhiễm coronavirus mới sau khi tiêm chủng.

“Những người trong vòng tròn nội bộ của tôi đã được tiêm phòng, nhưng thật không may lại đổ bệnh. Mọi việc kết thúc rất nhanh chóng. Không cần phải sử dụng thuốc đặc trị nặng”, anh nói.

Trong khi đó, ông lưu ý rằng “nếu những người không có vắc-xin bị ốm, hậu quả nhất định có thể khá khó khăn.” Do đó, Nga đang tạo ra một hệ thống phục hồi chức năng đặc biệt cho các bệnh nhân cũ.“Chúng tôi sẽ đầu tư số tiền nghiêm túc, chúng tôi đã phân bổ các quỹ đặc biệt cho hệ thống phục hồi”.

Khả năng miễn dịch của bầy đàn chống lại COVID-19

“Tôi hy vọng cuối cùng chúng ta vẫn sẽ đạt được miễn dịch bầy đàn, điều mà chúng ta đang nói đến, bao gồm cả nhờ quá trình tiêm chủng tích cực và các trường học, cơ sở giáo dục đại học, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty lớn của chúng ta sẽ hoạt động bình thường”. Putin nói.

Về sự thông đồng của các nhà lãnh đạo thế giới

"Tôi đã nghe nhiều: rằng không có chuyện gì, thực ra chẳng có dịch bệnh gì cả. Nhiều khi nhìn người ta nói, họ là người lớn, có học, không biết lấy đâu ra cái này cái kia <…> các nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới đã thông đồng với nhau. Họ có thực sự hiểu được những gì đang diễn ra trên thế giới, những mâu thuẫn mà thế giới đang phải đối mặt ngày nay không? Chà, họ đã ‘tập hợp và thông đồng’ - điều này là vô nghĩa ", ông nói.

2 Likes

30 THÁNG 6, 19:18

Putin coi những suy đoán về âm mưu đại dịch toàn cầu là vô nghĩa

Phát biểu về thuốc chống vaxxers, Tổng thống lưu ý rằng có khá nhiều người như vậy nhưng tiêm chủng là một lựa chọn hợp lý. Ngoài ra, ông cũng kêu gọi lắng nghe quan điểm của các chuyên gia

MOSCOW, ngày 30 tháng 6. / TASS /.Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư cho biết bất kỳ suy đoán nào về âm mưu giữa các nhà lãnh đạo thế giới đối với đại dịch coronavirus là hoàn toàn vô nghĩa.

"Tôi đã nghe rất nhiều điều: rằng không có gì, rằng không có dịch bệnh tồn tại. Đôi khi tôi nghe những gì mọi người, người lớn, những người có học thức nói về nó. Tôi không biết tại sao họ lại nói như vậy <…> nó là như vậy một âm mưu của các nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia. Họ có hiểu điều gì đang diễn ra trên thế giới, thế giới ngày nay đang sống với bao nhiêu mâu thuẫn không? Họ chỉ lên và âm mưu - đó là điều hoàn toàn vô nghĩa, "ông nói trong câu hỏi thường niên của mình -và trả lời phiên họp.

Nói về những người chống vaxxers, tổng thống lưu ý rằng có khá nhiều người như vậy. "Luôn luôn có và luôn có những người nghĩ rằng bất kỳ loại vắc xin nào là không cần thiết. Và có rất nhiều người như vậy. Vắc xin ‘từ chối’. Có khá nhiều trong số họ ở cả nước ta và nước ngoài. Các bác sĩ chuyên khoa nói gì? Khi tiêm chủng quy mô lớn chống lại các bệnh nhiễm trùng khác, tình hình dường như là bình thường, và mọi người có xu hướng nghĩ rằng không cần thiết phải chủng ngừa. Một khi quy mô được giảm xuống một ngưỡng nhất định, bùng phát và bùng phát mùa xuân như thể không biết từ đâu. Và sau đó mọi người đang đổ xô đi tiêm phòng ", ông Putin lưu ý.

Ông nhấn mạnh rằng tiêm chủng là một lựa chọn hợp lý và cảnh báo mọi người không nên nghe theo những người không biết gì về vấn đề này và chỉ tung tin đồn, đồng thời kêu gọi lắng nghe quan điểm của các bác sĩ chuyên khoa.

2 Likes

Các chiến binh tham gia chứng cũng nên biết sơ qua tình hình diễn biến trên thế giới một chút ạ.

3 Likes

Ngành chứng khoán trở lại thời “Hoàng kim”

Thứ 5, 01/07/2021, 08:00

Ngành chứng khoán trở lại thời “Hoàng kim”

Ngành chứng khoán một lần nữa trở lại thời Hoàng kim như đã từng diễn ra vào giai đoạn 2005-2007 với nhiều điểm nhấn về thanh khoản, điểm số, và đặc biệt là lượng nhà đầu tư tham gia. Và có vẻ như “bữa tiệc” chứng khoán vẫn chỉ mới bắt đầu!

Chứng khoán quốc tế tiếp tục vượt đỉnh

Trong kỳ họp chính sách tháng 6 vừa qua, Fed vẫn giữ khoảng mục tiêu cho lãi suất chính sách tham chiếu ở mức từ 0 đến 0,25% kể từ tháng 3/2020 đến nay và duy trì nhịp độ mua trái phiếu hàng tháng cho đến cuối năm 2021.

Về dự phóng cho các chỉ số kinh tế vĩ mô, Fed đồng loạt điều chỉnh tăng các dự báo lạm phát từ năm nay đến 2023 nhưng cũng nhấn mạnh lạm phát tăng chỉ mang tính tạm thời. Trong khi các nhà giao dịch nói về việc Fed giảm mua trái phiếu, thì ngân hàng trung ương đã thực sự tăng cường mua tài sản trong tuần qua lên nhiều nhất trong ba tháng. Bảng cân đối kế toán của Fed lần đầu tiên vượt mốc 8 nghìn tỷ USD, hiện bằng 37% GDP của Mỹ (+9,5%) so với hồi đầu năm nay.

Những thông tin kể trên trở thành yếu tố nâng đỡ thanh khoản của TTCK toàn cầu trong ngắn hạn và việc chỉ số S&P 500 tiếp tục phục hồi và vượt đỉnh cao lịch sử là một minh chứng rõ ràng.

FED còn “bơm tiền” chứng khoán còn tăng

Thực tế, làn sóng nhà đầu tư cá nhân đã nổi lên khắp thế giới kể từ khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu. Hiện tại, làn sóng này vẫn duy trì trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát tại nhiều nước châu Á. Các biện pháp phong tỏa, đóng cửa là lý do khiến người dân hạn chế tiêu dùng và tăng cường tiết kiệm. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất toàn cầu được hạ xuống mức thấp kỷ lục khiến nhiều người đã tìm đến thị trường chứng khoán với mong muốn bù đắp phần thu nhập bị mất hoặc tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn so với lãi suất ngân hàng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trở lại thời hoàng kim?

Cùng chung bối cảnh với thị trường chứng khoán quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng tốt nhất thế giới kể từ đầu năm với thanh khoản tăng bùng nổ. Mỗi lần các chỉ số chứng khoán vượt đỉnh thì thị trường lại tạo lập một đỉnh cao nữa.

Theo thống kê, TTCK Việt Nam ghi nhận rất nhiều kỷ lục mới và những phiên giao dịch tỷ USD đã trở thành quen thuộc với nhà đầu tư. Thanh khoản bình quân trên 3 sàn đã tăng từ mức 16.700 tỷ đồng/phiên trong tháng 2 lên hơn 32.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 6.

Không những thế, số lượng tài khoản mở mới chứng khoán ngày càng tăng, lũy kế 5 tháng đầu năm vượt 20% số lượng mở mới cả năm 2020 nâng tổng số tài khoản trên thị trường Việt Nam lên hơn 3,25 triệu tài khoản, tương đương 3,2% tổng dân số.

Chính sự hậu thuẫn lớn của những “kỷ lục”, TTCK Việt Nam đang có nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán, vì thế, cũng đã tăng rất mạnh mẽ phản ánh kỳ vọng của giới đầu tư đối với nhóm ngành này. Từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu chứng khoán đã tăng bình quân 55% trong đó rất nhiều cổ phiếu tăng mạnh như MBS (+114%), VND (+102%), SSI (+45,6%), HCM (+35%),…để đón đầu “quả ngọt” lợi nhuận “khủng”.

Cổ phiếu chứng khoán tăng vượt trội hơn VN-Index

Mọi thứ chỉ mới bắt đầu

Dù đã và đang đạt được những thành tựu kỷ lục nhưng theo các chuyên gia, mọi thứ chỉ mới bắt đầu! Với sự hậu thuẫn vững chắc về cả thanh khoản lẫn số tài khoản mở mới, các công ty chứng khoán vẫn đang cấp tập nắm bắt “vận hội mới”.

Theo thông tin chúng tôi tổng hợp được, để tận dụng cơ hội sau 15 năm mới xuất hiện trở lại này, hàng loạt công ty chứng khoán đã lên kế hoạch tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính, công nghệ, củng cố năng lực cung ứng margin…để giảm thiểu rủi ro cho các thành viên tham gia thị trường nói riêng và toàn hệ thống tài chính nói chung.

Cụ thể, CTCP Chứng khoán MB (mã MBS) dự kiến phát hành hơn 103,2 triệu cổ phiếu mới nhằm tăng vốn lên 2.676 tỷ đồng; Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC) dự kiến phát hành 152,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn thêm 2.135 tỉ đồng; CTCK VNDirect (VND) phát hành hơn 220 triệu cổ phiếu mới nhằm tăng vốn lên gấp đôi lên gần 4.400 tỉ đồng; CTCK Bản Việt (VCI) cũng thông qua kế hoạch tăng vốn lên gấp đôi lên 3.330 tỉ đồng…

Bảng: Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của các công ty chứng khoán Q1/2021 so với cùng kỳ

Những ngày cuối tháng 6 này, nhà đầu tư lại tiếp tục rót tiền mua cổ phiếu chứng khoán và ngóng chờ báo cáo kết quả kinh doanh. Theo ước tính của nhiều chuyên gia, với đà tăng trưởng ngoạn mục của thị trường chứng khoán quý 2, lợi nhuận của các công ty chứng khoán tiếp tục đột biến hơn nữa sau khi đã thiết lập đỉnh lịch sử vào quý 1.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy, công ty chứng khoán đầu tiên hé lộ tăng trưởng lợi nhuận khủng so với cùng kỳ là MBS, khi lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay vượt kết quả của cả năm 2019 và gần bằng thực hiện của cả năm 2020. Sự lạc quan và bất ngờ có lẽ sẽ tiếp tục diễn ra ở các cổ phiếu chứng khoán dẫn đầu như SSI, HCM, VCI…trong mùa báo cáo Q2 năm nay.

Và, thêm một yếu tố lạc quan khác là, sau khi các công ty chứng khoán tăng vốn, lượng vốn này sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư có thêm nguồn lực chớp thời cơ đón “sóng lớn” của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, hệ thống giao dịch mới được HoSE đưa vào từ tháng 7 hứa hẹn giúp thanh khoản thị trường tiếp tục bùng nổ giúp các CTCK có thể đẩy mạnh tăng trưởng cao hơn trong 6 tháng cuối năm.

Ánh Dương

3 Likes

Dù hàm răng ko còn chiếc nào, dù thân thể mang nhiều thương tích…
:grin:

1 Likes

Dù cho cách hai ngả đường chiến dịch .la là là lá la la…:joy:

2 Likes
2 Likes

Dòng CK, NH …Đưa VNI lên lấy lại khí thế.

3 Likes

Sốt đất “xì hơi”, nhà đầu tư “bỏ cọc chạy lấy người”

Thứ 5, 01/07/2021, 09:55

Nhà đầu tư chấp nhận “bỏ cọc chạy lấy người” khi mà thị trường bất động sản ở nhiều nơi gần như “đóng băng”

Sau Tết Âm lịch, tại nhiều tỉnh thành, giá đất nền liên tục lập đỉnh. Mức giá tăng nhanh chỉ trong vòng 1-2 tháng. Ngay sau đó, các Bộ ngành và lãnh đạo các địa phương đã liên tục thực thi các giải pháp để bình ổn cơn sốt đất, như tạm dừng tách thửa, dừng chuyển nhượng đất nông nghiệp thành đất ở, kiểm tra pháp lý của các dự án. Cộng với ảnh hưởng từ dịch COVID-19 bùng phát, giá đất nền tại một số nơi đã hạ nhiệt nhanh chóng.

Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Phước, và một số huyện ngoại thành Hà Nội đã trở thành tâm điểm của cơn sốt đất hồi đầu năm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khung cảnh rất đìu hiu, vắng vẻ. Các sàn giao dịch cho biết, tham gia giao dịch trong cơn sốt đất vừa qua chủ yếu là các nhà đầu tư.

Nhiều trường hợp chưa trả hết số tiền mua đất mà chỉ mới dừng ở việc đặt cọc từ 50 - 100 triệu đồng. Nay, họ sẵn sàng bỏ cọc, mất khoản tiền này còn hơn là tiếp tục xuống tiền để chịu lỗ bởi giá đất nền nhiều nơi đã giảm 20-30% so với thời điểm sốt nóng. Cá biệt, có nơi còn giảm tới 1 nửa, chủ yếu tại các dự án dang dở, chưa xong thủ tục pháp lý.

Sốt đất xì hơi, nhà đầu tư bỏ cọc chạy lấy người - Ảnh 1.

Một số nhà đầu tư “bỏ cọc chạy lấy người” (Ảnh minh hoạ)

“Lượng giao dịch sụt giảm và giá bán cũng tương tự. Một số nhà đầu tư hiện đã bỏ cọc chấp nhận mất tiền cọc”, ông Phạm Đức Toàn - Giám đốc Sàn Giao dịch BĐS EZ Land cho biết

Tại một số tỉnh có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, như tại Bắc Giang, thị trường gần như hoàn toàn đóng băng.

“Giá đã giảm, xuất hiện hiện tương cắt lỗ. Giao dịch không nhiều, chủ yếu là các nhà đầu tư tự giao dịch với nhau, chứ người mua thật gần như không có”, Lò Thị Dung - TGĐ Sàn bất động sản Đông Dương Land nhấn mạnh

Ở các tỉnh phía Nam, số liệu từ một số đơn vị nghiên cứu cho thấy, trong tháng 5, nguồn cung đất nền tại các nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vùng Tàu, Long An chỉ đạt 1.000 sản phẩm, giảm 30% so với tháng trước, kèm theo đó là lượng tiêu thụ đã giảm hơn 60%. Nguyên nhân là do đợt bùng phát dịch lần thứ 4 và người mua có tâm lý thận trọng hơn sau những cơn sốt đất thời gian qua.

Theo PV

3 Likes

Khu du lịch Đại Nam lớn nhất Đông Nam Á. Bị đóng cửa do toàn bộ tài sản đã cầm cố tại NH…?

2 Likes
2 Likes