Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Những kỷ lục của Vietcombank dưới thời ông Nghiêm Xuân Thành làm Chủ tịch HĐQT

Thứ 7, 03/07/2021, 09:19

Ông Nghiêm Xuân Thành đã có hơn 30 năm gắn bó với ngành ngân hàng. Đặc biệt, trong 8 năm ông lãnh đạo Vietcombank, nhà băng này liên tục gặt hái những thành tựu ấn tượng, những kỷ lục mới trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.

Những kỷ lục của Vietcombank dưới thời ông Nghiêm Xuân Thành làm Chủ tịch HĐQT

Ảnh: Nguyễn Nguyễn

Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ngày 2/7 đã có thư chia tay gửi ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên Vietcombank.

Ông Thành sẽ thôi làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank và được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.

Trong thư gửi cán bộ nhân viên, ông Thành nhớ lại thời điểm cách đây tròn 8 năm (2013) khi được điều động từ vị trí Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về giữ chức Tổng giám đốc Vietcombank và bày tỏ: “Thời điểm ấy trong tôi có những tâm trạng giữa niềm vui và nỗi lo đan xen: Vui vì được lãnh đạo Ngành tín nhiệm giao trọng trách người điều hành cao nhất ở ngân hàng thương mại nhà nước có uy tín hàng đầu Việt Nam; nhưng lại lo vì áp lực và thách thức không hề nhỏ. Kỳ vọng của lãnh đạo NHNN đặt vào Vietcombank không chỉ phải đổi mới, tăng tốc phát triển nhanh hơn mà còn phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, trong khi tôi là Tổng giám đốc Vietcombank đầu tiên không xuất thân từ Vietcombank, chưa có thời gian trải nghiệm, hiểu biết về con người, văn hóa, hoạt động của Vietcombank”.

Song những lo lắng nhanh chóng qua ngay sau những ngày làm việc đầu tiên. Ông cũng thấy mình là người may mắn khi được trao cơ hội làm việc tại Vietcombank với vị trí thuyền trưởng.

Chia sẻ với Trí thức trẻ trong những ngày cuối cùng ở vị trí Chủ tịch Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành tâm sự: "Tôi thấy mình là người may mắn khi được trao cơ hội làm việc tại Vietcombank với vị trí Tổng giám đốc và sau đó là Chủ tịch HĐQT. Điều tôi thấy vui mừng và tự hào nhất là chúng tôi là một tập thể đoàn kết, chung một mục tiêu, chung một con đường, chung một khát vọng và chinh phục thành công mục tiêu đã chọn. Đó mới là cái lớn chứ không phải thành công của riêng ai.

Ông Nghiêm Xuân Thành sinh ngày 2/11/1969, quê quán tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp Đại học Ngân hàng và có bằng Tiến sỹ kinh tế. Ngoài ra, ông có trình độ lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Tính đến nay, ông Thành có hơn 30 năm công tác trong ngành ngân hàng, trong đó có 24 năm ông gắn bó với ngân hàng VietinBank và 8 năm gắn bó với Vietcombank.

Bắt đầu từ tháng 10/1988, ông Nghiêm Xuân Thành bước chân vào ngành ngân hàng với vị trí đầu tiên chỉ là một cán bộ nhân viên bình thường của phòng Kế toán tại Ngân hàng Công thương (VietinBank) chi nhánh Vĩnh Phúc. 6 năm sau, ông được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Kế toán của Ngân hàng Công thương Phúc Yên.

Tháng 6/1997, ông Thành được chuyển về làm Cán bộ phòng Tổ chức Cán bộ và đào tạo ngân hàng Công thương và sau đó từ 1999 - 2008, ông dần được bổ nhiệm lên làm Phó Chánh Văn phòng – Thư ký TGĐ; Trưởng ban thư ký HĐQT; Trưởng phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề; Trưởng phòng Quản lý Nợ có vấn đề; Giám đốc chi nhánh Thanh Xuân, Giám đốc chi nhánh Đống Đa.

Đến tháng 1/2012, ông Thành được bổ nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc VietinBank. 6 tháng sau ông được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng NHNN.

Tháng 4/2013, ông Nghiêm Xuân Thành chính thức tham gia HĐQT Vietcombank.

Tháng 10/2014, ông Thành đảm nhiệm thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vietcombank.

Tháng 11/2014, ông được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank và đảm nhiệm vị trí này trong suốt 7 năm cho đến nay.

Trong thời gian lãnh đạo tại Vietcombank, ông Thành đã tạo được dấu ấn lớn khi đưa ngân hàng này đạt được những thành tựu ấn tượng, ghi nhận nhiều kỷ lục trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.

Từ năm 2014 đến nay, tổng tài sản của Vietcombank tăng gấp hơn 2 lần lên hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank cuối quý 1/2021 đạt hơn 871 nghìn tỷ đồng. Lượng tiền gửi của khách hàng đạt hơn 1 triệu tỷ, trong đó hơn 300 nghìn tỷ là tiền gửi không kỳ hạn.

Năm 2019, Vietcombank trở thành ngân hàng Việt đầu tiên có lợi nhuận cán mốc 1 tỷ USD, đạt 23.122 tỷ đồng. Sang năm 2020, do tác động bởi Covid-19 và tập trung nguồn lực hỗ trợ khách hàng khó khăn do đại dịch, lợi nhuận Vietcombank giảm nhẹ xuống 23.045 tỷ đồng nhưng vẫn duy trì vị trí quán quân toàn ngành. So với năm 2014, lợi nhuận của nhà băng này đã tăng gấp 4 lần.

Song song với tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng tài sản của Vietcombank cũng luôn dẫn đầu trong hệ thống khi luôn ở trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank cuối năm 2020 đã đạt 360%, là mức cao nhất toàn ngành, cũng là mức cao hiếm có trên thế giới. Năm 2021, Vietcombank là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào top 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes.

Năm 2019, Vietcombank chính thức ký hợp đồng độc quyền 15 năm phân phối bảo hiểm với tập đoàn bảo hiểm hàng đầu châu Á FWD. Đây được biết là thương vụ Bancassurance có giá trị cao nhất tại thị trường Việt Nam từ trước đến nay, ước tính đạt hơn 1 tỷ USD.

Trong những năm qua, Vietcombank là một trong những doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước. Theo danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất năm 2019 của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), Vietcombank là ngân hàng nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp niêm yết nộp thuế thu nhập lớn nhất cả nước.

Trên thị trường chứng khoán, vốn hóa của Vietcombank hiện đạt hơn 430 nghìn tỷ đồng, là doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa cao nhất thị trường. Cổ phiếu VCB của Vietcombank có thị giá 115.000 đồng/cp, cao hơn rất nhiều so với những ngân hàng còn lại.

Thu Thủy

Nhịp sống kinh tế

3 Likes

Anh Chính Chu giờ hơi hom hem, chắc do cô vợ ngon quá kk
:smile:

1 Likes

Thế là đúng, nhiều ông lđ tỉnh chả biết giá oil đâu và nhiều vấn đề kinh tế khác thì điều hành cái gì
:grin:

Chụp ảnh ở góc độ không đẹp nên trông thế anh. Cho nên người chụp ảnh vô cùng quan trọng đó ạ :joy:

2 Likes

Đừng Gọi Anh Bằng Chú!

2 Likes

Đêm nay xem trận nào ko?
:grin:

1 Likes

Chuyên gia dự báo ‘sốc’ về giá dầu năm 2022

Thứ 7, 03/07/2021, 18:36

Mới đây, các chuyên gia dự đoán giá dầu có thể tăng lên 100 USD/thùng vào mùa hè năm 2022.

Chuyên gia dự báo ‘sốc’ về giá dầu năm 2022

Chia sẻ với hãng tin Sputnik, ông Igor Yushkov, chuyên gia tài chính của Quỹ an ninh năng lượng quốc gia, Đại học tài chính trực thuộc Chính phủ Nga đã phân tích xem trong trường hợp nào thì trường hợp có thể xảy ra.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2021 giá dầu đã tăng giá 45% lần đầu tiên sau hơn hai năm rưỡi giá đạt mức 80 USD/thùng. Các nhà phân tích kỳ vọng rằng giá dầu sẽ tăng hơn nữa trong những tháng tới, Bank of America dự báo 100 USD/thùng vào mùa hè năm 2022.

Chuyên gia dự báo ‘sốc’ về giá dầu năm 2022 - Ảnh 1.

Các chuyên gia dự đoán giá dầu có thể tăng lên 100 USD/thùng vào mùa hè năm 2022. (Ảnh: RIA)

Ông Yushkov cho rằng một kịch bản như vậy hoàn toàn có thể xảy ra nếu đáp ứng một số điều kiện.

“Thứ nhất, đây là việc duy trì thỏa thuận OPEC +, để chúng tôi tăng dần khối lượng sản xuất, và không từ bỏ thỏa thuận này trước thời hạn. Bây giờ thỏa thuận cho phép chúng tôi hạn chế tăng khối lượng sản xuất. Thỏa thuận này phải được duy trì, phải giữ nguồn cung hạn chế”, ông Yushkov nhận định.

Vị chuyên gia này cũng coi việc duy trì mô hình hành vi hiện tại của các công ty sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ là điều kiện quan trọng khiến giá dầu tiếp tục tăng.

“Trước đây, khi giá dầu tăng, họ lập tức đầu tư vào khoan mới, tăng sản lượng thì nay chúng tôi quan sát thấy một hành vi khác: khi giá tăng, họ bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn, họ chuyển cho chủ nợ, tìm cách xóa nợ đã hình thành trong thời gian gần đây. Do đó, sự gia tăng sản lượng từ phía các nhà sản xuất đá phiến chỉ có một phần nhỏ”, chuyên gia Nga nhấn mạnh.

Cũng theo ông Yushkov, nếu những điều kiện này vẫn tiếp diễn, đồng thời tiêu thụ dầu tiếp tục tăng, thì một kịch bản mà chúng ta sẽ thấy giá dầu ở mức 100 USD/thùng.

Đồng thời, ông Yushkov cho rằng, sự tăng giá trong tương lai gần có thể sẽ ít hơn trong nửa đầu năm nay. Theo ông, giá sẽ giảm một chút trong trường hợp các lệnh trừng phạt mà chính quyền trước đây của Mỹ được dỡ bỏ khỏi Iran .

“Bây giờ vấn đề dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran đang được thảo luận, nó bị đình trệ một chút và cho đến nay vẫn chưa có tiến triển nào theo hướng này. Nhưng nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ khỏi Iran, họ sẽ có thể sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 1 - 1,5 triệu thùng mỗi ngày. Iran sẽ cung cấp thêm khối lượng, thâm hụt sẽ biến mất và giá sẽ giảm nhẹ”, ông Yushkov lưu ý.

Trước đó, giá dầu giảm nhẹ vào ngày thứ Sáu (02/7) sau khi các bộ trưởng OPEC+ hoãn cuộc họp chính sách, với các nguồn tin cho hay Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đã từ chối đề xuất bao gồm tăng nguồn cung thêm 2 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay.

Các bộ trưởng OPEC+ đã kết thúc cuộc họp ngày thứ Sáu mà không có thỏa thuận và họ sẽ nhóm họp lần nữa vào ngày 05/7 để thảo luận về chính sách sản lượng dầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu WTI lùi 7 xu xuống 75,16 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent gần như không đổi ở mức 75,84 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng dầu đều đã tăng mạnh vào ngày 01/7 sau khi các nguồn tin OPEC+ cho biết nhóm này tính tăng sản lượng thấp hơn dự báo và rút lui khi UAE phản đối các đề xuất, cũng bao gồm việc gia hạn thỏa thuận sản lượng vào cuối năm 2022.

Theo chuyên gia Jim Ritterbusch của công ty tư vấn độc lập Ritterbusch & Associates (Mỹ) sự chậm trễ trong các cuộc đàm phán của OPEC+ là bất thường và cho thấy những bất đồng giữa các nước thành viên. Trước đó, OPEC+ dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 0,4 triệu thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8-12/2021.

Theo Thanh Bình

2 Likes

Anh xem trận nào ạ?

1 Likes

2 THÁNG 7, 23:46

JMMC hỗ trợ sản lượng dầu tăng 2 triệu thùng / ngày vào cuối năm, ngoại trừ UAE

Các cuộc tham vấn sẽ được tổ chức thêm tại hội nghị bộ trưởng OPEC +, với sự tham dự của tất cả 23 quốc gia thành viên, nguồn tin cho biết

MOSCOW, ngày 2 tháng 7. / TASS /.Hầu hết tất cả các thành viên của OPEC + Ủy ban Giám sát Bộ trưởng Hỗn hợp (JMMC), ngoại trừ UAE, ủng hộ đề xuất tăng sản lượng dầu thêm 0,4 triệu thùng mỗi tháng từ tháng 8 đến cuối năm 2021 và gia hạn thỏa thuận cho đến cuối năm 2022, a nguồn tin tham gia cuộc đàm phán nói với TASS.

“Mọi thứ vẫn như ngày hôm qua, ngoại trừ việc mọi người đều ủng hộ việc sản xuất suôn sẻ tăng 0,4 triệu thùng mỗi tháng từ tháng 8 đến tháng 12 và việc gia hạn thỏa thuận. Tất cả mọi người ngoại trừ UAE”, nguồn tin cho biết.

Nguồn tin cho biết thêm, các cuộc tham vấn sẽ được tổ chức thêm tại hội nghị bộ trưởng OPEC +, với sự tham dự của tất cả 23 quốc gia thành viên.

3 Likes

Chỉ trận đầu thôi

1 Likes

2 THÁNG 7, 22:47

Ngân hàng Saxo dự đoán OPEC + chắc chắn sẽ đạt được thỏa hiệp

Các nước OPEC + đã không đồng ý về việc gia hạn nới lỏng cắt giảm sản lượng dầu tại cuộc họp của họ vào ngày 1 tháng 7, các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay

MOSCOW, ngày 2 tháng 7. / TASS /.Ole Hansen, Trưởng bộ phận Chiến lược Hàng hóa của Ngân hàng Saxo, nói với TASS hôm thứ Sáu rằng các nước tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của OPEC + chắc chắn sẽ tìm ra một thỏa hiệp để nới lỏng hơn nữa những hạn chế đối với sản lượng vàng đen.

Các nước OPEC + đã không đồng ý về việc gia hạn nới lỏng cắt giảm sản lượng dầu tại cuộc họp của họ vào ngày 1 tháng 7. Một số quốc gia, bao gồm UAE, đã lên tiếng ủng hộ việc xem xét lại mức sản lượng cơ bản để tính toán cắt giảm. Các cuộc đàm phán này sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay.

“Không nghi ngờ gì nữa, OPEC + sẽ đạt được một thỏa hiệp cho phép tiếp tục hỗ trợ giá dầu”, Hansen nói. UAE "hiện có khoảng 30% công suất sản xuất của mình không hoạt động do đã đầu tư mạnh vào việc tăng công suất kể từ năm 2018, khi đường cơ sở được rút ra. Họ có thể sẽ nhận được một nhượng bộ nhỏ, có lẽ từ Ả Rập Xê-út, những người rất quyết tâm hỗ trợ giá cả, "ông lưu ý.

Trong lịch sử của thỏa thuận OPEC +, có những trường hợp, khi mức cơ sở được xem xét lại. Đặc biệt, điều này đã được thực hiện trước đó đối với Azerbaijan, Kuwait, Kazakhstan và Nigeria.

2 Likes

Tin về dầu này là bình luận của người Việt Nam trong nước!

1 Likes

Hầu hết các thành viên của OPEC + giám sát ủng hộ quan điểm của UAE về việc sửa đổi hạn ngạch, nguồn tin cho biết

2 tháng 7, 20:04 Hầu hết các thành viên của OPEC + giám sát ủng hộ quan điểm của UAE về việc sửa đổi hạn ngạch, nguồn tin cho biết Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang đầu tư vào tăng trưởng năng lực sản xuất và có kế hoạch mở rộng chúng từ 4 triệu lên 5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2030

© EPA / LISI NIESNER

MOSCOW, ngày 2 tháng 7. / TASS /. Đa số thành viên của ủy ban giám sát OPEC + không phản đối trường hợp của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thay đổi mức sản xuất cơ bản, từ đó hạn ngạch sản xuất dầu thô. Các giới hạn thỏa thuận OPEC + có nghĩa là một thỏa thuận khác, và làm điều đó, bất kỳ thành viên nào cũng có quyền sửa đổi, một cấp độ tin cậy cao trong OPEC nói TASS.

Các quốc gia OPEC + không thể đồng tình về việc nới lỏng cắt giảm sản lượng khai thác dầu tại cuộc họp ngày 1 tháng 7 vì không phải tất cả các thành viên đều đồng ý với hạn ngạch đề xuất.Một số quốc gia, bao gồm UAE, đề nghị rằng mức sản xuất cơ bản, từ đó tính toán cắt giảm, nên được sửa đổi.

Cụ thể, UAE, với mức này hiện đang ở mức 3,168 triệu thùng / ngày, nhất quyết tăng lên 3,8 triệu thùng / ngày.Trong trường hợp này, nó có thể tăng sản lượng thêm 0,6 triệu thùng / ngày vào cuối năm 2021, các nguồn tin trong OPEC nói với TASS.

“Trên thực tế, hầu hết các thành viên của ủy ban đều ủng hộ quan điểm của UAE. Việc gia hạn nới lỏng [cắt giảm] đồng nghĩa với việc kết thúc một thỏa thuận mới, có nghĩa là mọi người đều có quyền sửa đổi hạn ngạch”, nguồn tin nói với TASS.

Ông cũng xác nhận rằng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất không phản đối việc gia hạn thỏa thuận, thay vào đó họ chỉ yêu cầu sửa đổi mức cơ sở của mình. Nguồn tin cũng lưu ý rằng đã có trường hợp mức sản xuất cơ sở của một số quốc gia như Azerbaijan, Kuwait, Kazakhstan, Nigeria, được sửa đổi, điều này không ảnh hưởng đến hoạt động của hiệp định.

Các cuộc đàm phán OPEC + sẽ tiếp tục vào thứ Sáu, ngày 2 tháng 7. Cuộc họp của ủy ban giám sát OPEC + dự kiến ​​vào 4:00 chiều theo giờ Moscow, trong khi cuộc họp cấp bộ trưởng OPEC + được ấn định vào 5:30 chiều theo giờ Moscow.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang đổ vốn đầu tư vào tăng trưởng năng lực sản xuất và có kế hoạch mở rộng chúng từ 4 triệu lên 5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2030, Fitch’s Dmitry Marinchenko giải thích.

Ông nói: “Mọi người đều hiểu rằng nên tăng sản lượng để tránh thâm hụt quá mức và bất kỳ đợt tăng giá không lành mạnh nào. Mặt khác, rất nguy hiểm nếu để tình trạng này diễn ra vì nhu cầu vẫn chưa phục hồi và nguy cơ bị khóa máy do sự đột biến của virus vẫn còn, chuyên gia này nói thêm. Ông hy vọng rằng các thành viên OPEC + sẽ có thể đạt được thỏa hiệp tại cuộc họp hôm thứ Sáu.

Đây không phải là lần đầu tiên các bên tham gia hiệp ước cắt giảm sản lượng dầu có quan điểm khác nhau về sản lượng sản xuất. Đặc biệt, khi Nga và Kazakhstan khẳng định sẽ phục hồi sản lượng vào mùa xuân thì Ả Rập Xê Út lại phản đối. Cuối cùng, một thỏa hiệp đã đạt được khi Nga và Kazakhstan được phép tăng sản lượng, trong khi Ả Rập Xê-út chịu gánh nặng cắt giảm thêm. Ngoài ra, các thành viên OPEC + còn lại phải duy trì khối lượng sản xuất hiện tại.

3 Likes

Dầu a xem cho vui, khúc 21-3x thì nhường ng khác rồi
:smile:

1 Likes

Vấn đề hoãn họp lần thứ hai! Còn chưa thống nhất…

Các quốc gia OPEC + hoãn đàm phán về dầu mỏ cho đến ngày 5 tháng 7

2 Likes

Được yêu cầu quay lại văn phòng làm việc 3 ngày/tuần, 90% nhân viên Apple tham gia khảo sát từ chối ngay lập tức, một nửa doạ bỏ việc

Thứ 7, 03/07/2021, 12:02

Trong một cuộc khảo sát nội bộ của Apple, 90% nhân viên của hãng lựa chọn “làm việc linh hoạt” thay vì trở lại văn phòng làm việc.

Được yêu cầu quay lại văn phòng làm việc 3 ngày/tuần, 90% nhân viên Apple tham gia khảo sát từ chối ngay lập tức, một nửa doạ bỏ việc

Một lượng lớn nhân viên Apple được khảo sát cho biết họ đánh giá cao việc có thể làm việc tại nhà vô thời hạn, ngay cả khi công ty có kế hoạch tăng gấp đôi lượng nhân viên trở lại văn phòng làm việc.

Theo The Verge, gần 90% nhân viên của Apple tham gia một cuộc khảo sát nội bộ vào tháng 6 đã đánh dấu “hoàn toàn đồng ý” vào lựa chọn “làm việc linh hoạt là vấn đề rất quan trọng với tôi”. Với mục đích của cuộc khảo sát, “làm việc linh hoạt” có nghĩa là nhân viên có thể làm việc tại nhờ vô thời hạn. Hơn 1.700 nhân viên Apple đã chọn đáp án này. Tính đến cuối năm 2020, Apple có khoảng 147.000 nhân viên.

Hơn 58% người được hỏi cho biết họ hoàn toàn đồng ý với tuyên bố “tôi lo lắng một số đồng nghiệp của tôi sẽ phải rời Apple do thiếu các lựa chọn làm việc linh hoạt”, theo The Verge. Gần 37% lo lắng rằng chính bản thân họ cũng có thể phải bỏ việc do thiếu lựa chọn làm việc kinh hoạt.

Vào giữa tháng 6, kết quả khảo sát đã được gửi đến CEO Tim Cook và Deirdre O’Brien – Phó chủ tịch cấp cao về con người và bán lẻ của Apple, kèm theo đó là video của khoảng 20 nhân viên, giải thích lý do vì sao họ coi trọng làm việc từ xa.

Điều này cho thấy nhân viên của Apple thực sự không hài lòng với mô hình làm việc kết hợp của Apple.

Đầu tháng 6, Apple lần đầu thông báo sẽ yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng làm việc 3 ngày/tuần, bắt đầu từ tháng 9. Ngay sau khi thông báo được đưa ra, hàng chục nhân viên đã viết một lá thư phản đối chính sách này, đồng thời ủng hộ chính sách làm việc linh hoạt, theo The Verge.

Đáp lại, Apple thậm chí còn thúc đẩy mạnh hơn kế hoạch làm việc mô hình kết hợp của mình. O’Brien nói rằng “làm việc tại văn phòng là điều càn thiết cho văn hoá và tương lai của công ty”.

Apple từ chối bình luận về câu chuyện này.

Đức Nam

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

Khát hàng nhập khẩu, Mỹ trở thành cỗ máy chính giúp kinh tế toàn cầu hồi sinh ngoạn mục

Nền kinh tế Mỹ đang nhận lấy vai trò đầu tàu kéo kinh tế thế giới hồi phục giống như Trung Quốc đã làm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Khát hàng nhập khẩu, Mỹ trở thành cỗ máy chính giúp kinh tế toàn cầu hồi sinh ngoạn mục

Có một dòng tiền đang chảy mạnh mẽ trong nền kinh tế Mỹ và lan toả ra cả thế giới, là động lực để kinh tế toàn cầu hồi phục với tốc độ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ trở lại đây và đem đến cho các doanh nghiệp sự tự tin để họ sẵn sàng đầu tư mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ của nước Mỹ.

Theo các chuyên gia phân tích, nền kinh tế Mỹ - mà được tiếp sức bởi các gói kích thích khổng lồ có tổng trị giá 6.000 tỷ USD và đang trong cơn thèm khát hàng hoá nhập khẩu – đang nhận lấy vai trò đầu tàu kéo kinh tế thế giới hồi phục giống như Trung Quốc đã làm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Mặc dù phần lớn các quốc gia hào hứng chào đón lực cầu bùng nổ ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, một số tác động không mong muốn cũng đã xuất hiện như thị trường tài chính, tiền tệ biến động mạnh vì lo ngại lạm phát hay các nút thắt cổ chai trên chuỗi cung ứng ở Đông Á.

Tác động lan toả lớn hơn gấp nhiều lần so với Trung Quốc năm 2008

Thời kỳ giữa những năm 2000, Mỹ là đầu tàu tăng trưởng chính của kinh tế thế giới. Sau đó kinh tế Trung Quốc bùng nổ và đóng vai trò quan trọng không kém. Giờ đây, mặc dù Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được dự báo sẽ giảm tốc trong nửa cuối năm nay do chính phủ nước này siết chặt tín dụng. Còn châu Âu hồi phục chậm chạp hơn và đang bị đè nặng bởi chi tiêu tiêu dùng yếu ớt. Ngược lại, Mỹ đã thông qua gói kích thích có quy mô lớn gấp khoảng 7 lần so với gói kích thích tài khoá của Trung Quốc sau khủng hoảng 2008 nếu tính theo tỷ lệ so với GDP toàn cầu.

Theo OECD, chỉ riêng gói chi tiêu mới đây nhất của Mỹ cũng sẽ giúp tăng trưởng GDP của Nhật Bản, Trung Quốc và eurozone tăng thêm 0,5 điểm phần trăm trong 12 tháng tới; Canada và Mexico tăng thêm 1 điểm phần trăm. Hồi tháng 5, OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 lên 5,8% - mức cao nhất kể từ năm 1973. “Quy mô khổng lồ của các gói kích thích tài khoá của Mỹ là chưa từng có tiền lệ trong thời bình”, ông Adam Posen, cựu quan chức của NHTW Anh nói.

Đối với Mỹ, lực cầu bùng nổ giúp củng cố mối quan hệ với các đồng minh ngay trong lúc Trung Quốc ngày càng chú trọng phát triển kinh tế nội địa và bị hoài nghi ở nước ngoài. Mặc dù Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Mỹ ở châu Á đã suy giảm đáng kể trong thập kỷ vừa qua do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Những nền kinh tế như Australia và Đài Loan trở nên mong manh hơn trước các đợt trả đũa thương mại nhằm đạt được mục tiêu chính trị của Trung Quốc.

OECD dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,5% trong năm nay, thậm chí trong mỗi năm kể từ nay đến 2026 GDP nước này sẽ tăng thêm 1 phần tương đương với toàn bộ GDP Australia. Trong khi đó Mỹ được dự báo tăng trưởng 6,9% trong năm nay, đánh dấu đà hồi phục mạnh mẽ nhất kể từ đầu những năm 1980. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kinh tế thế giới bởi người tiêu dùng Mỹ chính là nền tảng quan trọng của thương mại toàn cầu. Mỹ đóng góp khoảng 27% tổng chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của toàn thế giới, so với mức chỉ khoảng 11% của Trung Quốc, theo số liệu năm 2017 của Deloitte.

Nhiều nước có một phần lớn GDP phụ thuộc vào chi tiêu tiêu dùng của Mỹ - chỉ số được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 10% trong năm nay sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát. Đây sẽ là mức cao nhất kể từ năm 1946.

Bất chấp đại dịch, thu nhập của người dân Mỹ vẫn tăng lên. Theo tính toán của Moody’s, năm 2020 các hộ gia đình Mỹ đã tích luỹ được thêm 2.600 tỷ USD so với năm 2019. Và họ đang chi tiêu mạnh tay cho hàng hoá nhập khẩu. HSBC dự báo nhập khẩu của Mỹ sẽ tăng trưởng 170 tỷ USD đều đặn mỗi năm suốt từ nay đến năm 2026, so với mức tăng trưởng 140 tỷ USD của Trung Quốc.

IMF ước tính thâm hụt cán cân vãng lai của Mỹ trong năm nay sẽ đạt kỷ lục 876 tỷ USD, trong khi Trung Quốc thặng dư 274 tỷ USD. Trung Quốc – nước vốn đã có thặng dư cán cân vãng lai lớn nhất thế giới trong năm ngoái – chứng kiến xuất khẩu tăng trưởng gần 40% trong quý I/2021. Nhu cầu đối với hàng nhập khẩu tăng vọt ở Mỹ đối lập hoàn toàn với thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính 2008, khi nhiều hộ gia đình tập trung vào trả nợ thay vì chi tiêu.

Kỳ vọng kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt cũng thôi thúc các doanh nghiệp trên khắp thế giới đầu tư nâng công suất. Morgan Stanley dự báo đến cuối năm 2022 đầu tư toàn cầu sẽ tăng trưởng hơn 20% so với trước dịch. Điều này rất quan trọng đối với Trung Quốc, nơi đầu tư và xuất khẩu tăng trưởng tốt sẽ giúp bù đắp sự hồi phục chậm chạp của tiêu dùng nội địa.

“Gói kích thích khổng lồ của Mỹ thực sự là tin tức tốt lành đối với công ty chúng tôi cũng như toàn ngành”, Lin Guo’ai, đồng sáng lập của nhà sản xuất xe điện Myatu Pedelec Techonology nói. Lượng đơn hàng từ nước ngoài mà công ty ông nhận được đã tăng hơn 80% trong năm ngoái, với gần 2/3 lượng đơn hàng mới là đến từ các khách hàng Mỹ. Nhu cầu mạnh đến nỗi Lin không còn lo lắng về mức thuế suất 25% mà Mỹ áp dụng với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Công ty chi 120 triệu nhân dân tệ (tương đương 18,8 triệu USD) để xây dựng nhà máy sản xuất các linh kiện mà hiện đang phải thuê các nhà cung ứng bên ngoài sản xuất.

Trong khi đó, các công ty cơ khí của Đức chứng kiến nhu cầu về máy móc của các nhà máy châu Á chuyên xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt. Những người nông dân ở các nước như Brazil thì đặt hàng máy móc để tăng năng suất nhằm cung ứng cho thị trường Mỹ.

Thị trường nhà ở Mỹ bùng nổ là nguyên nhân khiến Uponor Oyi, công ty chuyên sản xuất đường ống của Phần Lan có sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các ngôi nhà ở Mỹ, mở thêm dây chuyền sản xuất tại nhà máy mới ở Minnesota. Doanh thu quý I tại thị trường Bắc Mỹ đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng trưởng 8% ở thị trường châu Âu.

Sau khi lợi nhuận tăng vọt, các công ty vận tải biển như A.P. Moller – Maersk và Hapag-Lloyd đang lên kế hoạch mở rộng đội tàu. Lượng đơn đặt hàng tàu container mới trong 5 tháng đầu năm 2021 cao gấp đôi so với năm 2019 và 2020 cộng lại.

Trong khi đó các điểm du lịch đang háo hức chờ đợi những du khách Mỹ. Marriott International ghi nhận lượng khác Mỹ đặt tour tới EU tăng 40% trong 2 tuần sau khi EU thông báo kế hoạch mùa xuân này sẽ mở cửa cho các du khách Mỹ đã tiêm vaccine. Những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch như Hy Lạp và Italy đã mở cửa đón khách Mỹ.

Các hãng hàng không Mỹ gồm Delta và Alaska Air bắt đầu đặt mua máy bay mới từ các nhà sản xuất nước ngoài như Airbus và Embraer. Các chặng bay tới châu Âu và Mỹ Latinh đã mở cửa trở lại, đồng thời thị trường nội địa cũng đã hồi phục.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt còn giúp gia tăng lượng kiều hối mà những người nhập cư gửi về cho gia đình họ ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Những tác động lan toả của kinh tế Mỹ lên hệ thống tài chính toàn cầu lớn hơn rất nhiều so với của Trung Quốc năm 2008. Nguyên nhân là do thị trường vốn Trung Quốc vẫn chưa mở cửa, trong khi đồng USD thống trị thị trường nợ toàn cầu cũng như kho dự trữ ngoại hối của các nước.

Cũng có những nền kinh tế "méo mặt"

Những tác động đến các nước cũng là khác nhau. Trong khi một số hưởng lợi vì xuất khẩu tăng vọt để phục vụ nhu cầu của Mỹ, không ít quốc gia đối mặt với nguy cơ đến từ lạm phát, đồng USD tăng giá và lợi suất trái phiếu tăng – những yếu tố đe doạ đà phục hồi kinh tế sau đại dịch.

“Chúng tôi nhìn thấy làn sóng lạm phát đang tới”, Angelo Trocchia, CEO của công ty kính mắt Safilo (Italy) nói. Nhà máy ở Trung Quốc của Safilo đang hoạt động hết công suất nhưng cũng phải đối mặt với giá nguyên liệu đầu vào (như nhựa) tăng cao. “Chúng tôi cần phải biết các NHTW sẽ làm gì tiếp theo”.

Đồng USD đã tăng mạnh so với các đồng tiền khác kể từ khi Fed phát tín hiệu vào giữa tháng 6 rằng sẽ có ít nhất 2 lần tăng lãi suất trước cuối năm 2023. Để kiểm soát lạm phát và ngăn đồng nội tệ tăng giá, các NHTW Nga, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lãi suất trong những tuần gần đây.

“Đối với 1 nền kinh tế đã bị đôla hoá, bạn sẽ buộc phải tăng lãi suất kể cả khi bạn không nghĩ rằng điều đó sẽ giải quyết được vấn đề”, Tamara Basic Vasiljev, chuyên gia kinh tế đang công tác tại Oxford Economics ở London nhận định. Những nước có thâm hụt cán cân vãng lai lớn đặc biệt dễ bị tổn hại.

Một làn sóng tăng lãi suất trên toàn cầu với Fed ở trung tâm đe doạ đà hồi phục ở nhiều nơi, nhất là trong bối cảnh nợ của thị trường mới nổi cao như hiện nay. Theo IIF, nợ của nhóm này đã tăng lên mức cao kỷ lục hơn 86.000 tỷ USD.

Thế nhưng nếu như Fed tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp, bong bóng tài sản sẽ xuất hiện trên khắp thế giới. NHTW các nước Bắc Âu và Hàn Quốc đã lên kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ một phần để chặn đứng các bong bóng tài sản, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.

Tham khảo Wall Street Journal

2 Likes

Tham vọng mới Mitsubishi với những chiếc ô tô điện giá rẻ chỉ hơn 18.000 USD

Thứ 7, 03/07/2021, 10:42

Mới đây Mitsubishi Motors đã công bố kế hoạch sản xuất một chiếc xe mini chạy điện với giá dưới 2 triệu yên (18.100 USD) tại Nhật Bản vào năm 2023, gia nhập hàng ngũ các nhà sản xuất ô tô đang theo đuổi mức giá thấp hơn để bắt kịp các đối thủ tới từ Trung Quốc

Tham vọng mới Mitsubishi với những chiếc ô tô điện giá rẻ chỉ hơn 18.000 USD

Trụ sở của Mitsubishi Motors tại Nhật Bản (Ảnh: WSJ)

Nhắc xe ô tô của Nhật Bản, người tiêu dùng sẽ nhớ tới những chiếc xe với hình dáng mạnh mẽ và có độ bền cao, đồng thời giá bán cũng ở mức tương đối cao. Honda, Suzuki, Mitsubishi, Nissan là những thương hiệu xe ô tô thuộc loại hàng đầu tại đất nước mặt trời mọc, với hàng triệu chiếc xe được tiêu thụ trên toàn thế giới mỗi năm.

Tuy nhiên, những năm gần đây, trong khi những hãng xe tại Trung Quốc và châu Âu nhanh chóng bắt nhịp với làn gió mới tới từ xe điện thì Nhật Bản lại tỏ ra khá chậm chạp và thất thế. Nhận thấy điều này, Mitsubishi đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra một sản phẩm hoàn toàn có thể cạnh tranh với các hãng xe khác trong những năm tới.

Là thành viên trong Tập đoàn Mitsubishi hùng mạnh, Mitsubishi Motors sở hữu một lịch sử tương đối hào hùng. Công ty trở thành đối tác của Chrysler từ những năm 70 của thế kỷ trước sau khi tập đoàn mẹ bán 15% cổ phần cho hãng sản xuất ô tô tới từ Mỹ.

Nhờ đó, những chiếc xe của hãng được bán tại thị trường Hoa Kỳ dưới cái tên Chrysler, mà mở đầu là cái tên Dodge Colt. Những chiếc xe của Mitsubishi tiếp tục được bán tại Úc, châu Âu dưới thương hiệu Chrysler, tuy nhiên hãng xe Mỹ cảm nhận rõ được đối tác Nhật Bản đang dần dần lấy đi thị phần của họ.

Tham vọng mới Mitsubishi với những chiếc ô tô điện giá rẻ chỉ hơn 18.000 USD - Ảnh 1.

Dodge Colt, chiếc xe đầu tiên của Mitsubishi được bán tại Mỹ dưới thương hiệu Chrysler (Ảnh: Japanese Nostalgic Car)

Trong khi Chrysler ngày một tỏ ra thất thế, thì Mitsubishi với năng lực sản xuất của mình dần thoát khỏi cái bóng của đối tác Mỹ. Năm 1980, công ty đạt sản lượng sản xuất 1 triệu chiếc xe/ năm, đồng thời mua lại nhà máy ở Úc của Chrysler trong bối cảnh doanh nghiệp này đang đứng trên bờ vực phá sản.

2 năm sau, thương hiệu của họ chính thức ra mắt tại Mỹ với khoảng 30,000 chiếc xe được bán tại 22 bang tại nước này. Dần dần, những chiếc xe tới từ Nhật Bản chiếm được vị trí lớn trong lòng khách hàng tại Mỹ, với nhiều mẫu xe độc đáo và mạnh mẽ. Năm 1988, công ty hoàn thành nhà máy của riêng mình tại Hoa Kỳ với công suất 240,000 xe/ năm; đỉnh cao của Mitsubishi là vào năm 1995 khi họ tiếp tục thành công tại Mỹ và chiếm thị phần trên 11% tại thị trường trong nước.

Tuy nhiên họ cũng không duy trì được vị thế tại các thị trường nước ngoài trong một thời gian quá lâu, nhất là khi cuộc khủng hoảng kinh tế ập đến vào giai đoạn năm 1998. Nếu không có sự hỗ trợ của Tập đoàn mẹ, công ty sản xuất ô tô của Mitsubishi đã rơi vào cảnh phá sản. Những năm sau đó, dưới sự cạnh tranh quá lớn từ các công ty Mỹ và Hàn Quốc, số lượng xe bán ra ở thị trường nước ngoài của Mitsubishi suy giảm mạnh mẽ.

Các loại xe của họ dù bền bỉ, tuy nhiên lại không có được ngoại hình bắt mắt và phù hợp với thị hiếu của những người trẻ tại các thị trường ngoài Nhật Bản. Tháng 1/ 2012, công ty chấm dứt việc sản xuất xe tại khu vực Tây Âu; 3 năm sau, họ đóng cửa nhà máy tại Mỹ và mới đây nhất là quyết định rời khỏi nước Anh vào mùa thu năm nay.

Trong bối cảnh ngày một mất đi chỗ đứng trong ngành sản xuất xe ô tô, công ty cuối cùng cũng đưa ra cải tổ với việc tham gia vào thị trường xe điện. Ở thời điểm hiện tại, chiếc Mitsubishi i-MiEV của công ty đang được bán với giá 27,000 USD, rẻ hơn tương đối so với Nissan (40,000 USD), nhưng chưa đủ hấp dẫn khi so sánh với các công ty Trung Quốc, đặc biệt là khi một nhà sản xuất xe tại quốc gia tỷ dân này cho ra mắt loại xe với giá chỉ chưa tới 5,000 USD.

Sự xuất hiện của các mẫu xe giá rẻ trong thời gian gần đây bắt nguồn từ những tiến bộ trong sản xuất pin. Chi phí sản xuất pin, chiếm từ 30% đến 50% tổng chi phí của một chiếc xe điện, đã giảm 80% trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2020, phần lớn nhờ vào việc tăng cường sản xuất hàng loạt tại khu vực Trung Quốc và châu Âu.

Đó là chưa kể, việc bắt đầu làm loại xe này sớm với sự hỗ trợ của chính phủ giúp danh tiếng xe điện Trung Quốc, nổi bật là các thương hiệu Nio, Xpeng hay BYD được biết tới trên toàn thế giới, càng khiến những công ty Nhật Bản thất thế so với các đối thủ trong mảng sản xuất mới này.

Mức giá cao và thiết kế của chiếc Mitsubishi i-MiEV khiến nó không có được sự hấp dẫn như các sản phẩm tới từ Trung Quốc (Ảnh: Mitsubishi)

Do đó, mới đây Mitsubishi Motors đã công bố kế hoạch sản xuất một chiếc xe mini chạy điện với giá dưới 2 triệu yên (18.100 USD) tại Nhật Bản vào năm 2023, gia nhập hàng ngũ các nhà sản xuất ô tô đang theo đuổi mức giá thấp hơn để bắt kịp các đối thủ tới từ Trung Quốc.

Mitsubishi cũng sẽ đưa ra thị trường một chiếc xe minicar chạy điện có giá khoảng 18.000 USD tại khu vực Đông Nam Á cũng trong năm 2023. Công ty sẽ đầu tư khoảng 19 tỷ yên (khoảng 171 triệu USD) để xây dựng một cơ sở sản xuất xe mới ở Thái Lan, bao gồm cả xe hybrid. Bước đi này của Mitsubishi được đánh giá là khá hợp lý, nhất là khi họ muốn một lần nữa vươn ra các thị trường thế giới thay vì chỉ tập trung sản xuất trong nước.

Trong bối cảnh đóng cửa một loạt nhà máy ở nước ngoài và gặp khó khăn tại thị trường trong nước, việc đầu tư sản xuất mẫu xe điện mới của Mitsubishi sẽ giúp họ phần nào có thể trở lại cuộc đua với những công ty Trung Quốc.

Tuy nhiên, đây vẫn còn là một chặng đường khá dài, nhất là khi họ đã bị bỏ xa một khoảng lớn do sự chậm chạp trong việc thay đổi; công ty sẽ cần tập trung vào một vài thị trường trọng yếu như Đông Nam Á, trước khi có thể tính đến việc mở rộng sang những nơi khác trên thế giới.

Phạm Tiến Đạt

Nhịp sống kinh tế

2 Likes

Tỷ phú Warren Buffett chỉ cách đầu tư thay thế Robinhood

Lời hứa hẹn về một nền tảng giao dịch chứng khoán miễn phí như Robinhood đang thu hút mọi người rời xa các hình thức kiếm tiền có trách nhiệm hơn.

Tỷ phú Warren Buffett chỉ cách đầu tư thay thế Robinhood

Trả lời phỏng vấn trong chương trình đặc biệt “Buffett & Munger: A Wealth of Wisdom” của CNBC, Phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, Charlie Munger, không hề ấn tượng với sự phổ biến của các ứng dụng giao dịch chứng khoán như Robinhood, mà cho rằng chúng giống như một tiệm cờ bạc. Dù không thể hiện rõ thái độ với ứng dụng môi giới giao dịch chứng khoán Robinhood, cả ông Munger và tỷ phú Warren Buffett đều cho rằng lời hứa hẹn về một nền tảng giao dịch chứng khoán miễn phí đang thu hút mọi người rời xa các hình thức kiếm tiền có trách nhiệm hơn.

“Nó nói với mọi người rằng họ không cần phải trả phí hoa hồng nhưng số tiền đó thực tế lại được ngụy trang đơn giản trong mỗi giao dịch”, phó tướng của ông Buffett nói, ám chỉ “cam kết miễn phí hoa hồng bây giờ và mãi mãi” của Robinhood. Ông gọi ứng dụng này là một tiệm cờ bạc giả danh một công ty đàng hoàng.

Còn theo CEO của Berkshire Hathaway, mọi người sẽ không nhận được lời khuyên tốt đẹp nào hay học được cách đầu tư có trách nhiệm từ các ứng dụng giao dịch chứng khoán này. “Họ sẽ không khuyến khích mọi người đầu tư vào quỹ chỉ số với chi phí rất thấp và giữ nó trong 50 năm”, Buffett nói. Với các ứng dụng này, họ học được cách giao dịch rủi ro hơn, chứ không phải được dạy để các khoản đầu tư tăng trưởng theo thời gian.

Buffett, người đang sở hữu khối tài sản ròng hơn 100 tỷ USD, từ lâu vẫn ca ngợi các quỹ chỉ số. “Luôn mua quỹ chỉ số chi phí thấp S&P 500. Hãy tiếp tục mua vào trong mọi hoàn cảnh”, vị tỷ phú 90 tuổi từng nói vào năm 2017. Đó là bởi các quỹ chỉ số nắm giữ mọi cổ phiếu, như S&P 500 bao gồm toàn công ty có tên tuổi như Apple, Microsoft và Google. Khác với việc đầu tư vào các cổ phiếu đơn lẻ, loại quỹ này có tính đa dạng cao, tương đối ổn định và giúp nhà đầu tư tránh được những đợt biến động mạnh của thị trường.

Thực tế cho thấy đầu tư thụ động vào các quỹ chỉ số thường thành công hơn các quỹ được quản lý chuyên nghiệp. Theo một kết quả khảo sát năm 2020, các quỹ chỉ số tăng mạnh hơn 92% quỹ có vốn hóa lớn trong 15 năm qua.

Munger không phải là người đầu tiên ví những ứng dụng giao dịch chứng khoán trong ngày và chọn “hàng” là hoạt động cờ bạc. Vào thời kỳ phát triển đỉnh điểm của các ứng dụng như Robinhood, giới chuyên gia đã cảnh báo sự dễ dàng trong việc sử dụng các ứng dụng giao dịch này khiến người dùng càng dễ mất một số tiền lớn một cách nhanh chóng.

Chọn “hàng”, tức là việc chọn mua cổ phiếu riêng lẻ với hy vọng chúng sẽ tăng vượt thị trường chung, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các chuyên gia phản đối việc nhà đầu tư cố gắng dự đoán biến động của thị trường chứng khoán và cho rằng việc chọn “hàng” rất khó thành công.

2 Likes

Dầu cũng là một phần rất quan trọng trên toàn thế giới đó anh.

2 Likes