DÂNG MẸ!
Nhà mình cứ bình tĩnh nhé. Trên đường đi có rung lắc là chuyện đương nhiên ạ.
SSI Research: NHNN sẽ chưa thắt chặt tiền tệ trong thời gian tới, hạn mức tín dụng có thể được nới thêm
THỨ 2, 05/07/2021, 08:52
SSI nhận định, chính sách tiền tệ đang tiếp tục được điều hành theo hướng linh hoạt, theo diễn biến thị trường, hạn chế can thiệp và tiếp tục duy trì chính sách tín dụng hỗ trợ.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng M2 đến 15/6 đạt 3,96% so với đầu năm và tăng 14,27% so với cùng kỳ, trong khi tăng trưởng tín dụng đạt 5,1% từ đầu năm (cùng kỳ năm 2020 chỉ tăng 2,26%) và tăng khoảng 15% so với cùng kỳ.
Bộ phận phân tích của chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng, số liệu này không phải do tín dụng tăng nóng mà mặt khác thể hiện nền kinh tế đang dần lấy lại đà tăng giúp gia tăng triển vọng nới hạn mức tín dụng.
SSI cũng nhận định, chính sách tiền tệ đang tiếp tục được điều hành theo hướng linh hoạt, theo diễn biến thị trường, hạn chế can thiệp và tiếp tục duy trì chính sách tín dụng hỗ trợ.
“Chúng tôi cho rằng sẽ ít có khả năng chính sách thắt chặt được thực thi trong thời gian tới, và hạn mức tăng trưởng tín dụng có thể được nới thêm”, báo cáo phân tích mới đây của SSI cho biết.
Đánh giá về chính sách tín dụng của NHNN, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng NHNN sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ để tiếp sức cho nền kinh tế trong bối cảnh phức tạp của đợt bùng phát Covid-19 mới nhất.
Tuy nhiên, tốc độ tăng cung tiền chậm lại cho thấy NHNN chưa sử dụng đến biện pháp bơm thanh khoản trên diện rộng và vẫn tập trung vào mục tiêu mở rộng tín dụng có chọn lọc.
Điều này hàm ý là NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch bằng các chính sách hiện thời, đồng thời thắt chặt kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro.
Theo NHNN, tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản tiếp tục tăng ở mức 5,5% so với cuối năm 2020 trong nửa đầu năm 2020. Cùng với bất động sản, tín dụng chứng khoán tăng 3,0% so với cuối năm 2020. Trong khi đó, tín dụng cho các dự án BOT, BT giảm 1,7% so với cuối năm 2020. Số liệu cho vay tiêu dùng chưa được công bố nhưng NHNN cho biết, tín dụng vào các phân khúc rủi ro vẫn được kiểm soát chặt chẽ.
Thu Thủy
Ngân hàng tiếp tục hưởng lợi từ chi phí vốn thấp
THỨ 2, 05/07/2021, 09:44
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 của nhiều ngân hàng đều tăng trưởng mạnh. Dự báo 6 tháng cuối năm, các ngân hàng tiếp tục hưởng lợi từ chi phí vốn thấp nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng.
Các ngân hàng tiếp tục kì vọng chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ duy trì nửa cuối năm 2021 (ảnh: Dũng Minh)
Theo lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (HoSE: CTG ), lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ. Trong quý I, ngân hàng lãi trước thuế 8.060 tỷ đồng, tăng 171%, một phần nhờ chi phí dự phòng giảm 69% do không còn cần trích lập trái phiếu VAMC. Như vậy quý II, nhà băng này lãi trước thuế gần 5.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020.
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức 1,38% tại ngày 30/6, cao hơn đầu năm. Cuối quý I, tỷ trọng nợ nhóm 3-5 trên tổng nợ chỉ 0,88%, thấp hơn mức 0,94% cuối năm trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu khoảng 110%. Trong khi cuối tháng 3, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu (nhóm 3-5) lên tới 155%. Như vậy, các chỉ tiêu về chất lượng tài sản đều thấp hơn so với thời điểm 31/3.
Ông Trần Minh Bình - Tổng Giám đốc VietinBank cho biết, tài sản riêng lẻ của ngân hàng đến hết tháng 6 đạt 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 0,8% so với đầu năm. Dư nợ tăng trưởng tín dụng tăng 1,8% so với đầu năm (cùng kỳ chỉ 1%) lên 1,06 triệu tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ bình quân tăng từ 54% năm 2020 lên 56% vào cuối quý II. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) bình quân tăng lên mức 19,1% vào cuối quý II.
Cón tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (HoSE: VCB), Chủ tịch HĐQT Nghiêm Xuân Thành, người vừa được bổ nhiệm là Tân Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, trước khi nhận nhiệm vụ mới cho biết, tín dụng của Vietcombank đã tăng trưởng gần 9% trong 6 tháng, gần gấp đôi so với mức bình quân toàn ngành. Năm 2020, tăng trưởng tín dụng đạt 14% tương đương khoảng 110.000 tỷ đồng được ngân hàng bơm thêm ra nền kinh tế.
Nhóm các ngân hàng tư nhân cũng ghi nhận lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB), 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế có thể đạt khoảng 2.800 tỷ đồng, gấp hơn ba lần so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 85% kế hoạch năm. Với kết quả này và chiến lược phù hợp cho 6 tháng cuối năm, kèm theo kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh, lãnh đạo MSB cho biết ngân hàng có thể đẩy mạnh kinh doanh và vượt kế hoạch đã đề ra.
Mặc dù chưa công bố kết quả kinh doanh, nhưng Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (HoSE: TCB) được Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, lãi trước thuế quý II/2021 của TCB sẽ đạt khoảng 5.671 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. VDSC dự báo lợi nhuận 6 tháng của TCB sẽ đạt hơn 11.000 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2020.
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cải thiện nhờ tăng trưởng tín dụng hồi phục, trong khi chi phí huy động vốn thấp là một trong những yếu tố thúc đẩy lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh đó, doanh thu bancassurance và việc ghi nhận khoản phí trả trước của các ngân hàng như VietinBank, MSB và Vietcombank, cũng có thể là động lực tăng trưởng lợi nhuận.
Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect, các ngân hàng sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ chi phí vốn thấp do chính sách tiền tệ nới lỏng được kỳ vọng sẽ duy trì trong nửa cuối năm 2021 để hỗ trợ nền kinh tế cũng như giúp các ngân hàng duy trì thanh khoản ổn định.Trong khi lãi suất liên ngân hàng tăng vào tháng 4 và tháng 5, nhóm phân tích tin rằng điều này là do các ngân hàng đã tận dụng nguồn vốn rẻ hơn.
Bởi thực tế cho thấy lãi suất liên ngân hàng vẫn ổn định trong quý I khi tín dụng hệ thống tăng trưởng mạnh. Cùng với đó, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) của các ngân hàng vào cuối quý I (ngoại trừ VietinBank và BIDV) tiếp tục không vượt quá mức 80%, so với mức trần 85%. Mặt khác, lãi suất liên ngân hàng cũng đã đảo chiều vào tháng 6.
Đồng thời, lãi suất cho vay thấp nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng hiện nay thúc đẩy các doanh nghiệp vay thêm các khoản vay mới để phục vụ hoạt động; các doanh nghiệp sản xuất sẽ quay lại đạt công suất hoạt động tối đa trong quý III; du lịch và dịch vụ được dự báo sẽ dần phục hồi từ quý IV khi làn sóng COVID-19 mới được kiểm soát.
Về lợi suất tài sản, VNDirect kỳ vọng nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp tăng để phục hồi sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế phục hồi sẽ giúp cải thiện lợi suất tài sản. Một số ngân hàng có tỷ lệ CASA cao và còn nhiều dư địa mở rộng đối với mảng ngân hàng bán lẻ như Vietcombank, MB, Techcombank hay VietinBank sẽ có nhiều cơ hội cải thiện biên lãi ròng hơn.
Theo Đình Đại
Gói an sinh xã hội lần 2 thời COVID: Để chính sách không chỉ trên giấy
THỨ 2, 05/07/2021, 07:53
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68 về gói chính sách hỗ trợ người lao động (LĐ) và chủ sử dụng LĐ chịu ảnh hưởng dịch COVID-19, với tổng giá trị khoảng 26.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chính sách này được triển khai trong thực tế , hỗ trợ kịp thời người đang gặp khó khăn, rất cần những hướng dẫn cụ thể, giảm điều kiện để tránh lặp lại những hạn chế như gói hỗ trợ lần 1 (gói 62.000 tỷ đồng nhưng giải ngân chưa được 1/4), nhiều người mong mỏi nhưng cuối cùng không tiếp cận được.
Mừng nhưng “hụt”…
Anh Đinh Văn Vũ (50 tuổi, quê Nam Định) làm nghề ép dẻo dạo ở Hà Nội cho biết, vợ chồng anh rời quê lên đây làm nghề này cũng ngót 10 năm nay, thuê trọ ở quận Hoàng Mai. Thu nhập tuy bấp bênh nhưng đủ nuôi cả gia đình và con cái ăn học ở quê. Năm 2020, dịch COVID-19 ập tới, anh và vợ cùng nhiều “đồng nghiệp” phải dừng việc. Thu nhập không có, tiền thuê nhà, chi phí khác vẫn phải bỏ ra; tiền tích cóp của gần 2 tháng đi làm sau Tết chưa kịp gửi về để ông bà ở quê nuôi cháu ăn học cũng đã cạn. Tưởng dịch bệnh qua nhanh, không ngờ kéo dài, vợ chồng anh bập bõm làm rồi nghỉ theo dịch.
Thống kê của Kho bạc Nhà nước cũng cho thấy, đến cuối tháng 1/2021, trong số hơn 13 triệu người được hỗ trợ gần 13.000 tỷ đồng từ gói 62.000 tỷ đồng ban hành năm 2020, chỉ có hơn 1.162 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp cho lao động thất nghiệp, tiểu thương (còn lại chi hỗ trợ những người thuộc nhóm gia đình chính sách, hộ nghèo, bảo trợ xã hội). Trong đó, hơn 78 tỷ đồng hỗ trợ hơn 58 nghìn lao động hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương; hỗ trợ 903 tỷ đồng cho hơn 947 nghìn lao động tự do mất việc…
“Năm ngoái, khi nghe tin Nhà nước hỗ trợ tiền cho LĐ tự do, cả xóm trọ xôn xao, mừng và hy vọng. Nếu được hỗ trợ, 2 vợ chồng tôi cũng được 2 triệu đồng/tháng, sống tạm đợi được làm lại, lúc khó 1 đồng cũng quý. Cả xóm trọ bàn nhau cử người gọi điện hỏi cán bộ phường, họ chỉ xác nhận hỗ trợ cho những ai đã đăng ký tạm trú trên địa bàn, còn lại phải về nơi đăng ký hộ khẩu xin hỗ trợ. Vợ chồng tôi nhiều năm không đăng ký tạm trú ở Hà Nội, gọi về quê hỏi thì cán bộ xã nói chúng tôi nên ra phường nơi thuê trọ, vì không biết chúng tôi đi làm gì, ở đâu. Chưa kể, chúng tôi còn phải chứng minh không có thu nhập hoặc thu nhập dưới chuẩn cận nghèo. Tính ra, hoàn thành thủ tục để nhận hỗ trợ không dễ, mức hỗ trợ cũng không nhiều, nên đành thôi”, anh Vũ nói.
“Cũng cần giải pháp về miễn trừ một phần trách nhiệm cho chính quyền địa phương, chấp nhận việc họ có thể chi nhầm cho một số ít người, nhưng đảm bảo tất cả người cần đều được hỗ trợ”
TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ giữa năm 2020 tới nay, đã có một số gói hỗ trợ bằng tiền từ ngân sách Nhà nước dành cho LĐ mất việc làm, đặc biệt với LĐ tự do. Ngoài gói an sinh trị giá 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, Hà Nội và TPHCM có thêm những gói hỗ trợ riêng cho người LĐ trên địa bàn khi áp dụng giãn cách xã hội… Các gói hỗ trợ LĐ và doanh nghiệp cho thấy Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề an sinh của nhân dân, chia sẻ lúc họ gặp khó khăn. Tuy nhiên, thực tế triển khai lại chưa đạt như kỳ vọng và không dễ tiếp cận. Khi triển khai gói 62.000 tỷ đồng năm 2020, chỉ 14.000 tỷ đồng được giải ngân, chưa đạt 25% kế hoạch. Đa số khoản tiền giải ngân được là chi cho người thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, bảo trợ xã hội (đã có danh sách quản lý tại địa phương); các nhóm hỗ trợ còn lại, đặc biệt là số lao động tự do cuối cùng không tiếp cận được nhiều (chỉ hơn 947 nghìn lao động tự do được hỗ trợ hơn 900 tỷ đồng).
Để không còn “hỗ trợ trên giấy”
Ngày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 . Các chính sách này áp dụng với người chịu tác động bởi dịch bệnh tính từ ngày 1/5/2021 (riêng người phải cách ly tính từ ngày 27/4/2021). Nghị quyết đưa ra 12 nhóm chính sách hỗ trợ, gồm hỗ trợ bằng tiền mặt, miễn và hoãn nộp bảo hiểm xã hội, cho vay trả lương cho lao động.
Ông Phạm Minh Huân, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, rất mừng khi Nhà nước có các gói hỗ trợ LĐ và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thực tế, nhóm lao động chịu ảnh hưởng nặng nhất là lao động khu vực phi chính thức (lao động tự do) và tiểu thương. Tuy nhiên, việc xác nhận để chi ngân sách hỗ trợ cho đúng, trúng lại không dễ, khi hầu hết lao động tự do lại có hộ khẩu thường trú ở vùng nông thôn nhưng họ tới các thành phố lớn kiếm việc làm, không có dữ liệu để xác nhận và chi trợ cấp.
“Chính quyền địa phương nơi lao động tự do đăng ký hộ khẩu hay nơi họ tới làm việc sẽ xác nhận để chi trợ cấp đều khó. Họ cũng lúng túng, sợ trách nhiệm vì không nắm được người lao động ở đâu, làm gì, có khó thật không. Đây là yếu kém trong quản lý thị trường lao động, khi không có dữ liệu về lao động khu vực phi chính thức, dù số này chiếm đa số trên thị trường”, ông Huân nói.
Cũng theo ông Huân, gói hỗ trợ an sinh lần 2 này (theo Nghị quyết 68 ) chủ yếu hướng tới lao động khu vực chính thức và doanh nghiệp. Thực tế, hiện tại khu vực chính thức mong nhất là kiểm soát sớm dịch bệnh, người lao động được tiêm vắc-xin, ưu đãi thuế phí và tín dụng để ổn định hoạt động. Doanh nghiệp sản xuất vẫn có đơn hàng, nhưng bị gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu lao động vì giãn cách, phong toả, hạn chế đi lại phòng dịch. Còn chính sách cho vay ưu đãi để trả lương cho người lao động cũng không dễ, khi đã không có việc làm thì khả năng trả nợ cũng khó.
TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cũng cho rằng, các gói hỗ trợ an sinh của nước ta so với nhiều quốc gia phát triển cũng không thua kém gì về độ bao phủ. Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt lao động tự do rất khó tiếp cận. Để chi được tiền trợ cấp cần có dữ liệu về lao động và việc làm, nhưng tới nay vẫn chưa có. “Chính quyền lo thất thoát, chi sai đối tượng, nên để người lao động tự do có được xác nhận thất nghiệp và nhận trợ cấp là không dễ”, bà Hương nói. Theo bà Hương, qua dịp này, ngành lao động nên triển khai hệ thống dữ liệu về lao động phi chính thức, để người lao động dù làm ở bất kể đâu cũng dễ dàng được theo dõi, hỗ trợ khi cần.
“Cũng cần giải pháp về miễn trừ một phần trách nhiệm cho chính quyền địa phương, chấp nhận việc họ có thể chi nhầm cho một số ít người, nhưng đảm bảo tất cả người cần đều được hỗ trợ”, bà Hương nói thêm. Vị chuyên gia này dẫn chứng trường hợp của Mỹ, thay vì mất thời gian rà soát đối tượng khó khăn, dẫn tới chính sách bị trễ, họ chi tiền cho tất cả người dân, còn ai cảm thấy mình không cần có thể từ chối nhận. Tương tự việc phát gạo tự động (ATM gạo) nhiều nơi đã làm vừa qua, trong số người tới nhận có người không hẳn gặp khó, nhưng chắc chắn những người khó thật sẽ tới lấy.
Sức mạnh của VCI, TCB vượt trội …
CTR cũng vững chãi đi lên đấy nhở …
Yêm tâm khi HHT lên tiếng
Đề xuất gói hỗ trợ 23 ngàn tỉ đồng, mỗi xã được cấp 2 tỉ làm dự án
CHỦ NHẬT, 04/07/2021, 15:57
Theo đề xuất mà Thủ tướng Chính phủ nhận được, gói hỗ trợ 23 ngàn tỉ đồng sẽ phân bổ về các xã để triển khai dự án, thuê người dân tại địa phương thực hiện để trả tiền công.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Lao động, Thương binh và xã hội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu gói hỗ trợ và kích thích kinh tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa qua nhận được đề xuất gói hỗ trợ và kích thích kinh tế theo nguyên tắc hỗ trợ người dân thông qua việc làm ngắn hạn, tạm thời với những việc không đòi hỏi kỹ năng (lao động phổ thông).
Theo đề xuất này, nguồn lực thực hiện gói hỗ trợ khoảng 23 ngàn tỉ đồng (tương đương 1 tỉ USD). Số tiền này sẽ được phân bổ xuống cấp xã thông qua các dự án phục vụ lợi ích cộng đồng, phúc lợi chung như làm đường dân sinh, dọn vệ sinh đường phố, làm sân chơi cho trẻ em, công trình thủy lợi đơn giản, trồng rừng hoặc trồng cây xanh cảnh quan.
Qua tính toán, hiện nay cả nước có hơn 10.600 xã, thì với tổng nguồn lực 23 ngàn tỉ đồng, mỗi xã sẽ được cấp khoảng 2 tỉ đồng (những xã, phường lớn hoặc mới sáp nhập có thể cao hơn). Với số tiền 2 tỉ đồng này, các xã sẽ triển khai dự án và thuê người lao động tại địa phương tham gia làm trực tiếp, sau đó trả tiền công cho họ.
Gói hỗ trợ cũng dựa trên nguyên tắc tiền được trả theo ngày với mức lương ngày theo lương tối thiểu vùng (vùng 2 khoảng 150 ngàn đồng/ngày). Gói này cũng sẽ ưu tiên sử dụng lao động là người thuộc diện hộ nghèo, người mất việc làm không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh đó, 70% ngân sách của gói là chi trực tiếp cho người lao động, các khoản chi khác như mua nguyên vật liệu và công tác quản lý không quá 30%. Thời hạn triển khai gói hỗ trợ này không quá 6 tháng, các xã không sử dụng hết sẽ nộp lại cho ngân sách.
Gói này cũng hướng đến phương thức triển khai đơn giản. Theo đó, các xã xây dựng danh mục dự án cộng đồng, phúc lợi chung, ước tính ngày công và chi phí đối với từng dự án, sau đó Hội đồng nhân dân xã sẽ họp thông qua. Tiếp theo, các xã sẽ công bố công khai nhu cầu sử dụng nhân lực, mức tiền công và phương thức trả công, triển khai để người dân đăng ký tham gia.
Theo đơn vị đề xuất, việc tổ chức thực hiện như trên đảm bảo thủ tục hành chính được cắt giảm, nguồn lực được chi trả đến tay người dân. Cạnh đó, số lượng người hưởng lợi trực tiếp cao, từ đó tạo tâm lý phấn khởi, tích cực trong hoạt động kinh tế. Tạo điều kiện để người gặp khó khăn không bị đẩy vào bước đường cùng dẫn đến các tệ nạn xã hội khác.
Sau gần 3 năm chuyển mạng giữ số, nhà mạng nào thắng và ai thua trận?
THỨ 2, 05/07/2021, 11:19
Trong vòng 3 năm đã có hơn 1,5 triệu thuê bao đăng ký chuyển từ các nhà mạng khác sang Viettel, lãi hơn 540 nghìn thuê bao trong khi Vinaphone chỉ lãi khoảng 177 nghìn thuê bao còn Mobifone lại lỗ khoảng 42 nghìn thuê bao.
Ảnh: Shutterstock/Anh Huy
Dịch vụ chuyển mạng giữ số (MNP) đã được Bộ Thông tin & Truyền thông cùng với các nhà mạng đưa vào triển khai từ tháng 11/2018. Dịch vụ này nhằm mục đích giúp người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn sử dụng các nhà mạng dựa trên chất lượng, dịch vụ mà không bị thay đổi số điện thoại. Trong khi đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông như Viettel, Vinaphone,… cũng có thể trực tiếp cạnh tranh thu hút khách hàng trên cơ sở tạo ra những lợi thế về chất lượng dịch vụ, giá cước, chăm sóc khách hàng.
Trong những tháng đầu tiên triển khai dịch vụ, tỷ lệ chuyển mạng thành công của VinaPhone lẫn MobiFone có chiều hướng ‘nhỉnh’ hơn Viettel. Tuy nhiên, có một vài tình trạng xảy ra trong giai đoạn này đó là có một số doanh nghiệp viễn thông từ chối sai, gây khó dễ cho thuê bao đăng ký chuyển mạng khiến cho tỷ lệ chuyển mạng chưa sát với tình hình thực tế.
Sau đó, Bộ Thông tin & Truyền thông đã phải ra quy định cho các nhà mạng đó là tỷ lệ chuyển mạng thành công phải từ 70% trở lên thì lúc này diễn biến cuộc đua có phần thay đổi. Viettel vươn lên dẫn đầu trong dịch vụ chuyển mạng giữ số chỉ sau vài tháng và giữ vững ngôi vị cho đến hiện tại.
Theo số liệu mới nhất của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin & Truyền thông), sau gần 3 năm tiến hành dịch vụ MNP, số lượng thuê bao chuyển mạng thành công đã đạt mốc trên 2,2 triệu thuê bao trên tổng số 3,3 triệu thuê bao đăng ký chuyển mạng, chiếm tỷ lệ 67,5%.
Trong đó, 2 nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone đều ghi nhận số lượng thuê bao chuyển đến cao hơn rất nhiều so với số thuê bao chuyển đi với tỷ lệ thuê bao chuyển đến thành công lần lượt là 88,7% và 91,2%. Cụ thể, Viettel đã ghi nhận lãi hơn 540 nghìn thuê bao khi số lượng thuê bao chuyển đến thành công hơn 1,1 triệu thuê bao và chỉ có khoảng 630 thuê bao rời đi. Trong khi đó, Vinaphone chỉ lãi khoảng 177 nghìn thuê bao còn Mobifone lại lỗ khoảng 42 nghìn thuê bao.
Có thể thấy rằng, Viettel đã dần chiếm được sự tin tưởng và ưa thích của đại đa số người tiêu dùng khi trở thành nhà mạng có số lượng thuê bao chuyển đến lớn nhất Song, điều này không tạo ra một làn sóng dịch chuyển của người tiêu dùng vì vốn dĩ các nhà mạng đều tìm cách để giữ chân khách hàng, đặc biệt là những khách hàng VIP.
Nếu so về khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng của 3 ‘ông lớn’ ngành viễn thông thì VinaPhone là luôn tung ra nhiều gói khuyến mãi, còn Viettel được ưa chuộng vì độ phủ sóng cao, chất lượng 3G/4G của Viettel luôn đứng đầu, dù ở các vùng núi cao thì người tiêu dùng vẫn có thể dễ dàng bắt được sóng từ nhà mạng. Gần đây, Viettel được biết đến là nhà mạng đầu tiên công bố chính thức kinh doanh thử nghiệm 5G tại Hà Nội với số trạm phát sóng ở thủ đô lớn nhất từ trước đến nay. Duy chỉ có MobiFone gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư lẫn nhân sự nên thành ra yếu thế hơn so với 2 nhà mạng còn lại.
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Thông tin & Truyền thông về chất lượng dịch vụ di động năm 2020, dịch vụ di động của Viettel được đánh giá cao nhất, vượt quy chuẩn của cả 6 chỉ tiêu kỹ thuật. Đặc biệt, độ sẵn sàng của mạng vô tuyến gần như đạt tỷ lệ tuyệt đối (99.99%), tỷ lệ cuộc gọi thành công (99,91%) và chất lượng thoại (99.55%). Trong khi đó, tỷ lệ cuộc gọi bị rơi của Viettel chỉ chiếm 0,27%, vượt trội hơn từ 2 - 7 lần so với các nhà mạng khác.
Trong tháng 6/2021, Viettel vẫn ghi dấu là nhà mạng đón nhiều thuê bao chuyển đến nhất khi có tới 32,8 nghìn thuê bao chuyển đến thành công và 2,7 nghìn thuê bao chuyển đi. Dữ liệu cho thấy số lượng thuê bao người dùng lựa chọn Viettel đã tăng thêm 23,3 nghìn thuê bao chỉ trong 1 tháng.
Tương tự, VinaPhone đã thực hiện chuyển mạng thành công cho khoảng 11,2 nghìn thuê bao trên tổng số 22,2 nghìn thuê bao đăng ký chuyển đến. Số thuê bao đăng ký chuyển mạng khỏi Vinaphone là 6,9 nghìn thuê bao, trong đó đã có 3,1 nghìn thuê bao thực hiện chuyển mạng thành công.
Cũng trong giai đoạn này, MobiFone đã đón 3,7 nghìn thuê bao chuyển đến thành công trong tổng số 6,2 nghìn thuê bao đăng ký chuyển mạng. Bên cạnh đó, nhà mạng này đã thực hiện chuyển đi thành công cho 1,8 nghìn thuê bao trên tổng số 7,3 thuê bao đăng ký chuyển đi.
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tiếp tục bán thoả thuận 51,5 triệu cổ phần HAGL Agrico, giảm sở hữu xuống 11,43% vốn
CHỦ NHẬT, 04/07/2021, 12:09
Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua phương thức bán thoả thuận, thời gian thực hiện từ ngày 7/7-5/8/2021. Mục đích nhằm tái cơ cấu tài chính.
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) tiếp tục đăng ký bán ra cổ phần tại HAGL Agrico (HNG). Chi tiết, HAG dự kiến bán 51,5 triệu cổ phiếu HNG, tương đương giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 16,07% xuống còn 11,43% vốn (tương đương 126,7 triệu cổ phiếu).
Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua phương thức bán thoả thuận, thời gian thực hiện từ ngày 7/7-5/8/2021. Mục đích nhằm tái cơ cấu tài chính.
Trước đó, HAG vừa hoàn tất thương vụ bán thỏa thuận gần 80 triệu cổ phiếu HNG, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 258 triệu cổ phiếu (23,28% vốn) xuống còn 178 triệu cổ phiếu (16,07% vốn). Thời gian giao dịch từ ngày 7/5 - 5/6/2021. Giá trị HAG thu về tính theo mệnh giá vào mức 800 tỷ đồng, mục đích Công ty sử dụng tái cấu trúc các khoản nợ tại HDBank.
Quyết liệt tái cơ cấu nợ, HAG liên tục bán ra cổ phần tại HNG. Ghi nhận từ đầu năm, HAG đã bán ra 203 triệu cổ phần HNG, giảm sở hữu từ mức gần 30% xuống 11,43% nếu hoàn tất đợt chào bán mới nhất này.
Về phía HNG, HĐQT Công ty vừa thông qua Nghị quyết về phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ. Số tiền thu về sẽ dùng để thanh toán các khoản nợ ngắn và dài hạn với ngân hàng, nhà cung cấp, các bên liên quan. Đối tượng chào bán là Thagrico (Thadi cũ).
Ngày 8/1/2021 HNG đã tổ chức ĐHCĐ bất thường để thông qua việc phát hành cổ phiếu với mục đích: (i) Hoán đổi các khoản nợ 5.500 tỷ đồng với Thagrico; (ii) Thanh toán các khoản nợ đến hạn 1.914 tỷ đồng, trong đó nợ với các công ty liên quan của HAG là 703 tỷ đồng.
HAG nên quan tâm một cách sâu sắc nhở…
Giá khí gas trên toàn cầu tăng vọt do thời tiết nóng nực
THỨ 2, 05/07/2021, 06:12
Giá khí đốt trên toàn cầu đang ở mức cao nhất trong vòng nhiều năm do nhiệt đột trái đất tăng cao đẩy nhu cầu phát điện gia tăng ở Bán cầu Bắc để chạy điều hòa không khí, trong bối cảnh các thương nhân ở một số khu vực bổ sung khí đốt vào kho dự trữ (đang ở mức thấp kỷ lục) để chuẩn bị cho mùa Đông tới.
Tuần qua, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại Bắc Á đã tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 8 năm, đạt 14 USD/mmBtu, cao hơn 1,5 USD so với một tuần trước đó. Như vậy, giá khí đốt tại Châu Á đã tăng gấp hơn 2 lần kể từ cuối tháng 2 đến nay.
Trong nước, giá khí đốt từ 1/7 cũng đồng loạt được điều chỉnh tăng. Theo đó, từ 1/7, mỗi bình gas loại 12 kg đến nay người tiêu dùng tăng 30.000 đồng, lên 405.000 đồng. Đây là tháng thứ hai liên tiếp giá gas leo thang.
Giá bán buôn khí khí tự nhiên tại Châu Âu và Mỹ cũng đạt mức cao kỷ lục chưa từng có trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Giá LNG hợp đồng tham chiếu tại Trung tâm TTF (Hà Lan), kỳ hạn giao sau một tháng, Mỹ, LNG kỳ hạn tham chiếu tại trung tâm giao nhận khí Henry Hub ở Louisiana tuần qua cũng đạt mức cao nhất trong vòng 30 tháng do dự báo nhu cầu điện dùng cho điều hòa không khí ở Mỹ trong 2 tuần tới sẽ tăng lên mức cao hơn bình thường.
Giá khí gas tăng vọt trên toàn cầu do mùa Hè nóng nực và lượng dự trữ cạn kiệt
Nhu cầu đang hồi phục trên toàn cầu sau khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. Trong khi đó, dòng chảy hàng hóa thế giới, trong đó có khí tự nhiên, tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Bên cạnh việc các kho dự trữ khí đốt đang cạn kiệt, giá carbon tăng vọt và các nhà máy nghỉ bảo dưỡng trong mùa Hè cũng góp phần đẩy giá khí gas tăng cao.
Số liệu của Refinitiv Eikon cho thấy nhập khẩu khí đốt vào Nhật Bản trong tháng 6 đã tăng 17% so với tháng trước đó, đạt 6,01 triệu tấn, do các cơ sở dịch vụ nỗ lực đảm bảo đủ điện đáp ứng nhu cầu cho một mùa hè nóng bức và chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic Tokyo.
Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 6,4 triệu tấn LNG trong tháng 6 vừa qua, giảm so với tháng 5/2021 nhưng cao hơn khoảng 26% so với cùng tháng năm 2020.
Một nhà kinh doanh LNG có trụ sở tại Singapore cho biết: “Chúng tôi thấy lúc này đang có rất nhiều người mua (khách hàng Trung Quốc) để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới”. Thương nhân này cho biết, khách hàng mua LNG không tỏ ý chùn bước bất chấp giá khí đang cao kỷ lục – nghĩa là họ có thể bị lỗ vì giá bán buôn trong nước hiện vẫn thấp hơn giá giao ngay LNG nhập khẩu.
Một thương nhân Trung Quốc cho biết, khách hàng nước này mua khí đốt mạnh mẽ cũng bởi lý do an ninh năng lượng – tránh tái diễn tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng như mùa Đông năm ngoái.
Nhu cầu khí tự nhiên ở Mỹ Latinh hiện cũng ổn định ở mức cao do hạn hán ảnh hưởng đến ngành thủy điện. Brazil đã phải tăng nhập khẩu LNG vì lý do này. Công ty năng lượng Integracion Energetica Argentina (IEASA, của Argentina) cũng đang tìm kiếm 4 lô hàng kỳ hạn giao tháng 8 và tháng 9.
Khách hàng Bangladesh cũng đang sẵn sàng trả giá cao để mua khí đốt kỳ hạn giao tháng 10, đáp ứng nhu cầu điện tăng vọt cho các máy điều hòa không khí trong mùa Hè oi bức. Bangladesh dự kiến từ tháng 8 đến tháng 11 tới, mỗi tháng sẽ mua 1 lô khí kỳ hạn giao ngay.
Việc giá khí gas ở Châu Á tăng vọt khiến dòng chảy khí gas đổ dồn sang Châu Á, gây khan hiếm khí gas ơ Châu Âu.
Các nhà phân tích của Liberum cho biết, nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu đã bị cắt giảm 15% -20% so với năm 2019, làm trầm trọng thêm tình trạng lượng dự trữ vốn đã cạn kiệt ở Châu Âu.
Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hóa trưởng thuộc ngân hàng Bắc Âu SEB, cho biết: “Châu Âu đang trong cuộc chiến với Châu Á về nhập khẩu LNG nhưng hiện tại đang bị thua vì giá TTF dù tăng cũng không mạnh bằng giá ở Châu Á”.
Ông nói thêm: “Đây là đợt tăng giá khí đốt tự nhiên toàn cầu, không riêng ở châu Âu, và giá khí tự nhiên của EU cần tăng cao hơn và nhanh hơn so với LNG ở Nhật Bản để thu hút nhiều LNG nhập khẩu hơn nữa”.
Tuần qua, hãng khí đốt Gazprom của Nga đã không có kế hoạch gián đoạn bất cứ chuyến hàng nào qua Ukraina trong tháng 7, mặc dù hãng có kế hoạch bảo trì các tuyến đường thay thế, trong bối cảnh lượng dự trữ LNG ở Châu Âu hiện chỉ còn khoảng 20%, dẫn tới khả năng Gazprom trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Châu Âu, thông tin từ James Huckstepp, nhà quản lý của EMEA Gas Analytics thuộc S&P Global Platts, cho biết.
“Mặc dù Gazprom có ý định kìm hãm dòng chảy cho đến khi đường ống Nord Stream 2 khởi động, nhưng họ vẫn phải đối mặt với những biến động về nhu cầu và / hoặc những hạn chế về logistics”, ông James Huckstepp cho biết.
Thời tiết ở Bắc Kinh, Tokyo, Seoul, và Thượng Hải trong tuần tới dự báo sẽ tiếp tục cao hơn so với cùng kỳ mọi năm, có thể khiến lượng dự trữ của các nước này giảm thêm nữa, đẩy nhu cầu khí đốt tăng lên và khiến cơn sốt giá khí gas chưa sớm hạ nhiệt.
Tham khảo: Refinitiv
Giờ thắt là chết trước kk
Các hành tinh trong ngày
1 tháng 7. Sao Thủy nắm quyền!
Bây giờ tình hình đã được cải thiện với sự quay trở lại của sao Thủy trở lại chuyển động trực tiếp, điều này sẽ tạo điều kiện cho sự hiểu biết chung, loại bỏ khả năng xảy ra sai sót trong việc truyền tải thông tin và sẽ cho phép kết luậnhợp đồng và ký kết các tài liệu quan trọng mà không có rủi ro mạnh mẽ của các quyết định sai lầm.
Cũng trong ngày 7 tháng 7, sao Thủy đi vào cung Song Tử sẽ củng cố tiềm năng trí tuệ của con người, góp phần thiết lập các mối quan hệ, học hỏi, giao tiếp và đàm phán.
Một vị trí rất mạnh mẽ và thành công cho kinh doanh và thương mại! Hơn nữa, vào giữa tháng, Mặt trời sẽ hợp với sao Thủy và sẽ củng cố ảnh hưởng này. Sao Thủy sẽ ở trong Song Tử cho đến ngày 25.07.
-
Sao Hỏa yếu ớt :probing_cane:
Sao Hỏa tiếp tục suy giảm ngay cả trước ngày 20/07. Điều này sẽ không cho phép những người có sao Hỏa yếu ớt, thiếu quyết đoán và ý chí yếu kém thực hiện những bước quan trọng mang tính quyết định, thể hiện ý chí trong những khởi đầu mới và đưa mọi thứ đi đến cùng . -
Sao Kim trong Cự Giải 🫂
Sao Kim ở trong Cự Giải cho đến ngày 17.07. rằng trong một mối quan hệ sẽ thể hiện bản thân nó là một nhu cầu mạnh mẽ về tình cảm, sự quan tâm và cảm xúc. Ai đó sẽ bỏ lỡ điều này từ những đối tác nhẫn tâm, những người dịu dàng hơn sẽ có thể thể hiện tình yêu của họ thông qua khía cạnh này. -
♂Sao Mộc và sao Thổ tiếp tục ngược dòng, điều này cho chúng ta cơ hội để suy nghĩ lại nhiều hơn về các sự kiện, ý tưởng và cuộc sống của chúng ta nói chung, quay trở lại và điều chỉnh các hoạt động của chúng ta.