Tây nhốt liên tục và nhốt gần 1.6 triệu cổ rồi, hàng càng ngày càng khan hiếm
Chốt tuần chiếm mốc 22 rồi lại tạo nền vol tịt bác nhỉ, nghỉ ngơi 1-2 tuần vùng 22 cho nó khoẻ
khi nó giật thì khó cưỡng, chờ xem, đoạn còn nghi ngờ thì còn đẹp nhất còn gom được, khi ra bctc quý i là lúc phơi ra cái tốt, là lúc bà con lao vào như thiêu thân cổ nào chả thế
Ra bctc nó chạy lên 3x rồi
Như ở các bài viết trước (trên f 319 mình có viết), trong khi các loại phân khác trong năm 2023 xu hướng giảm và tạo đáy Quý 4/23 thì phân lân vẫn tăng, như giá bán lân của Las quý 1/23 là 4.160 đồng/kg, đến quý 4 là 4480 đồng/kg. 12/3 vừa qua công ty tăng giá bán ở thị trường tây nguyên-đông nam bộ lên trên 20%, thành 300-330 nghìn/bao (50kg) tức 6000-6600 đồng/kg.
Việc tăng này có 3 lý do:
- Tăng vậy nhưng vẫn rất rẻ so với các loại phân khác.
- Các loại nông sản khu vực này tăng giá rất mạnh thời gian qua như cao su, cafe, sầu riêng … riêng cafe hai tháng đầu năm xuất khẩu 1,3 tỷ usd gấp đôi giá trị xuất khẩu gạo.
- Sự khan hiếm của dòng phân lân, giá thế giới cũng tăng mạnh.
Lại nhớ câu mua giá nào ko quan trọng bán giá nào mới quan trọng, las cuối năm lãi 500 tỷ thì 6x trong tầm tay thôi, khi tiền điên đã vào thì ko j là ko thể, bởi cổ tức của las sẽ theo lnst đó là truyền thống rồi
Trước mắt ĐH sắp tới thông qua 8% cổ tức tiền mặt bạn nhé.
Mua giá này của LAS có khi ăn cổ tức vài năm chu kì tới là hoàn vốn, còn cho không đống cổ ấy nhỉ, kiểu như DPM 2020-2021 đến giờ ăn cổ tức cũng bằng giá vốn
Năm nay LN cao thì cổ tức sẽ rất tốt. Lịch sử Las chia cổ tức 30-40% tiền mặt.
truyền thống vậy mà
Một siêu cổ lên đâu chắc đấy. Càng sợ càng lên taget ngắn hạn là 3x còn quá thuế VAT xác định 4x nhé.
LAS nay chỉnh chút, mai đi ngang tạo nền cho vững
Ai chán thì mình múc thêm vậy
Bán chán lại đua chứ làm gì
08/03/2024 : Báo cáo cập nhật ngành phân Urê và Luật Thuế VAT (sửa đổi). - Phân bón là vật tư quan trọng nhất trong giá thành trồng trọt, và trồng trọt chiếm 66% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Nên từ 11/2014 Luật 71 ra đời chuyển phân bón từ đối tượng chịu thuế VAT 5% sang đối tượng không chịu thuế, nhằm hỗ trợ giá đầu vào cho nông dân. Thế nhưng, thực tiễn chính sách này lại lợi bất cập hại với cả 3 nhà (Nhà nước, Nhà doanh, Nhà dân). - Cụ thể i) VN nhập nhiều phân bón, DN nước ngoài vừa được hoàn thuế VAT ở nước họ vừa lại ko chịu thuế VAT nhập khẩu ở nước mình, Nhà nước thất thu ngân sách ii) DN trong nước không được khấu trừ VAT đầu vào nên tính vào chi phí, làm giá phân bón trong nước tăng 6.5%, giảm tính cạnh tranh iii) Nông dân phải mua phân bón giá cao do chi phí đẩy bởi các DN trong nước, giảm lợi nhuận. - Tháng 05/2024 này tại Kỳ họp thứ 7, Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế VAT (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), sẽ giúp i) giá thành phân đạm giảm 7,2 - 7,6%; phân DAP giảm 7,3 - 7,8%; phân supe lân giảm 6,5 - 6,8%; phân NPK giảm từ 5,2 - 6.1% ii) DN phân bón trong Vinachem được hoàn thuế 900 tỷ/năm iii) Bộ tài chính thu được 2.400 tỷ thuế VAT.
Cái gì bất cập thì phải sửa thôi, gấp gáp lắm rồi
Thị trường chỉnh cơ hội nhặt las giá hữu nghị
Nay nhặt được ít của bác nào quăng dép chạy.
Chắc tây