Tôi lấy một ví dụ tham khảo trong quá khứ của lý thuyết sóng Elliott tại thời điểm 28-1-2021 đến 02-7-2021:
Chân sóng 1 - 1070 - Đỉnh sóng 1: 1180 - Đáy sóng 2: 1160
→ Đỉnh tối thiểu sóng 3: (1180-1070)*1.618 + 1160 =~ 1337 (trên thực tế đạt được 1360)
→ Đỉnh tiểu sóng 5 (1180-1070)21.618 + 1070 =~ 1425 (trên thực tế đạt được 1420)
Bác điềm tĩnh phản biện những cmt tiêu cực mà nể bác quá, ko hề cáu gắt hay bực dọc gì cả, giống như cha đang chỉ dạy cho con. Đọc mà cuốn quá ạ
Bác xem giúp em 2 mã DPM với PC1 với ? Em đang ôm tỉ trọng tương đối lớn 2 mã này
Cám ơn bạn!
Biểu đồ DPM đang thể hiện gặp 1 ngưỡng cản rất lớn là quanh 65, bạn nên theo dõi sát nếu giá xuyên thủng mốc 60 thì nó sẽ hướng tới về mốc quanh 40 (ở ngưỡng thoái lui fib 61.8) để hoàn thành sóng chỉnh ABC → Bạn cân nhắc cơ cấu tỉ trọng hợp lý
Trong ngắn hạn :
Giá IDI biến động rất mạnh, hiện tại đang gặp vùng cản mạnh quanh 27, nếu giá vượt qua đc ngưỡng này sẽ hướng đến trên 32. Tuy nhiên nếu trong vài phiên tới ko qua nổi thì giá nhanh chóng thoái lui về 20 - trên đường lui về mốc 20 có vùng hỗ trợ 24x , bạn tham khảo để có hướng xử lý phù hợp
Biểu đồ VNI này có vẻ lý tưởng hơn khi kết hợp Elliott và các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ bằng vòng cung và 1 trenline hỗ trợ xuyên suốt từ đầu năm 2021.
Vùng đỉnh số 1 và sóng chỉnh 2 là ngưỡng cản trendline màu đen , giá sẽ di chuyển thoái lui theo fibo và sau đó tĩnh tuyến theo mô hình tiếp diễn dạng tam giác với biên độ xác định 1270 - 1300.
Nếu trong nhịp này không suất hiện nhịp chỉnh số 2 rõ ràng thì sóng 1 vẫn tiếp diễn!
Ghi chú: Mọi mô hình cho xu hướng tăng trưởng bị phá vỡ khi chỉ số vni thoái lui dưới mốc 1250
Cảm ơn Bác, các bài nhận xét của Bác rất bài bản và sâu sắc. Xin hỏi có phải Bác là giảng viên lĩnh vực Tài chính? Nhờ Bác cho nhận xét về các mã mình đang lắm giữ: OGC 11.5; BCG 18.5 và PVD 18 để lại lắm giữ lâu dài hay chốt lời?
Mình có công tác giảng dạy bên ĐH Quốc gia TP.HCM gần 10 năm giai đoạn 2001 - 2011, nhưng đã nghỉ cũng gần 10 năm , chuyên ngành công nghệ thông tin!
Bây giờ công việc tự do, nghiên cứu tài chính cũng có cái duyên hồi có tham gia vô nhóm viết phần mềm quản lý cho một công ty chứng khoán ở Mỹ, cho nên phải đào sâu vô mảng tài chính mới hiểu được các quy trình để viết phần mềm. Giờ tay trái lại thành tay phải – “hữu duyên thiên lý”
Cũng hiếm khi mà phím hàng, chỉ quẩn quanh những mã khi xưa! Dịp này TT rớt về ngưỡng ko thể rớt sâu hơn được nữa thì nguyên lý vận hành của TT vẫn là bank (CTG) như xưa thôi ông bạn!
Ngoài ra câu chuyện nâng hạng thị trường từ cận biên lên TT đang phát triển thì cũng cần phải mở rộng quy mô vốn hóa tương xứng (VN giờ mới có hơn 300 tỷ đô trong khi đó a bạn Thái, Malai toàn gấp đôi)… mà cái này ông biết rồi đấy, ai sẽ được mở rộng trước cũng sẽ có list của chính phủ chứ ko đơn thuần là ai cũng đc mở rộng cả. Ngân hàng ưu tiên sau đó chứng khoán rồi đến các lĩnh vực khác! Dù sao tài chính/ chứng khoán cũng thuộc diện ngân hàng kiểm soát cung/ cầu - và cty chứng khoán là công cụ điều phối!
Bác có ý nào hay thì chia sẻ!
Bác soi kỹ dòng dầu khí xem, ví dụ cặp GAS CNG. Ngoài FA gặp thiên thời, có dấu hiệu các đường MA chụm lại cực đáng chú ý. Ngoài ra đáng chú ý nữa là bọn lắm tiền BĐS KCN như DPR PHR SIP SZC, bọn mid năng lượng + BĐS như HDG DPG.