Đêm qua chứng khoán Mỹ tăng mạnh mà Việt Nam hôm nay lại không giao dịch, buồn quá anh em ạ :(((
Chờ mãi ngày mai bắt đầu tuần mới rồi các bác nhỉ
Có những ngày chỉ cần FPT không sàn thôi là cũng hạnh phúc lắm rồi
Nhiều con hàng sàn thì mới thấy giá trị của những con hàng đầu tư giá trị
Công ty con của FPT cũng ngon quá
Lại xanh mướt mườn mượt rồi anh em ơi
Đêm qua dow jones lại khởi sắc quá bà con nhỉ, nay VNI bốc đầu từ sớm
Khi hàng trăm mã đỏ thì FPT vẫn xanh mướt mượt anh em ơi
Quy mô nhân sự FPT vượt 40.000 người, lượng tiền nắm giữ giảm xuống còn 24.000 tỷ đồng
Tập đoàn FPT tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ.
CTCP FPT (mã CK: FPT) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3. Cụ thể, trong quý 3, doanh thu thuần của FPT đạt 11.149 tỷ đồng, tăng 28% và lợi nhuận sau thuế là 1.756 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng, FPT đạt doanh thu thuần 30.975 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế 4.856 tỷ đồng, lần lượt tăng 24% và 28% so với cùng kỳ.
Theo FPT, kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do tăng trưởng của khối công nghệ và khối viễn thông.
Trong quý 3, doanh thu khối ông nghệ đạt 6.490 tỷ đồng, tăng 25% và LNTT đạt 1.010 tỷ đồng, tăng 28%, chiếm tỷ trọng lần lượt là 58% và 50% doanh thu và LNTT của Tập đoàn. Trong đó, Dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài đem về doanh thu 4.857 tỷ đồng, tăng 30%, và LNTT 848 tỷ đồng, tăng 26%, thúc đẩy bởi đà tăng đến từ thị trường Mỹ và APAC.
Còn khối viễn thông doanh thu quý 3 đạt 3.731 tỷ đồng, tăng 20% và LNTT đạt 723 tỷ đồng, tăng 23%, chiếm tỷ trọng 33% doanh thu và 36% LNTT của Tập đoàn. Trong đó dịch vụ viễn thông đem về doanh thu 3.517 tỷ đồng, tăng 18% và LNTT 640 tỷ đồng, tăng 21%.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của FPT đạt 55.127 tỷ đồng, tăng gần 3% so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên lượng tiền mặt và tiền gửi của FPT lại giảm 8% còn 24.126 tỷ đồng. Kể từ đầu năm 2020, khi lượng tiền mặt và tiền gửi của FPT tăng trưởng nhanh chóng từ 10.000 tỷ đồng lên hơn 26.000 tỷ đồng, đây là lần đầu tiên lượng tiền mặt và tiền gửi của FPT giảm.
Ngoài ra, trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng nợ của FPT cũng giảm 4% còn 31.071 tỷ đồng, trong đó, tổng nợ vay còn 18.331 tỷ đồng, giảm 9%.
Đáng chú ý, tổng số nhân viên của FPT tại ngày 30/9/2022 là 41.124 người, tăng thêm 3.944 người so với đầu năm. Quy mô nhân sự của FPT bắt đầu tăng nhanh từ đầu năm 2021, trong năm 2021, số lượng nhân sự của FPT đã tăng thêm 6.500 người.
Gần 1 tỷ USD tiền mặt của FPT quá ngon luông
Thời điểm này thì tiền mặt là vua rồi
Cứ bên nào nhiều tiền mặt là vua thôi mà anh, sắp tới lãi suất còn tăng nữa chứ
Chuẩn quá rồi, hnay thị trường bung nóc nhiều anh em lại chạy theo những con sóng đầu cơ mạnh mẽ, hichic
Sàn nhiều bây giờ trần cũng là lẽ bình thường thôi mà anh ơi
người ta cứ phải chạy theo những cuộc đua xanh tím
Chạy mãi rồi cũng chán thôi
Lại phải trở về với những cổ phiếu cơ bản xịn
FPT tiềm lực tài chính lớn mạnh, phụng sự xã hội cũng okie mà
Bản quyền truyền hình V-League từ năm 2023 được FPT mua giá cao, bóng đá Việt Nam hưởng lợi
24/10/2022 16:17 GMT+7
[8](javascript:;)[1](javascript:void(0);)[Lưu](javascript:
TTO - Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết bản quyền truyền hình V-League trong 4 năm tới đã được Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) bán cho FPT với giá cao hơn 20 lần so với giá trị cũ.
- Chưa thu được 1 đồng tiền mặt từ việc bán bản quyền truyền hình V-League
- Bản quyền truyền hình V-League 2018: VPF bất đồng với Next Media
- Bản quyền truyền hình V-league: Ưu tiên bán cho kênh không thu tiền
Bản quyền truyền hình V-League tăng cao hơn 20 lần so với giá trị cũ là điều rất đáng mừng với bóng đá Việt Nam - Ảnh: HAGL FC
Đây là thông tin rất vui với bóng đá Việt Nam, điều này cho thấy giá trị của V-League đã tăng lên rất nhiều sau 6 năm. Nguồn thu của việc bán bản quyền truyền hình sẽ giúp các câu lạc bộ bóng đá, ban tổ chức giải có thêm tài chính để đầu tư cho bóng đá Việt Nam phát triển.
Năm 2010, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) bán bản quyền truyền hình V-League cho truyền hình AVG với thời hạn 20 năm, giá trị 6 tỉ đồng/năm và tăng 10% sau mỗi mùa giải. Dù vậy, sau đó khi “bầu” Kiên và nhóm các ông bầu vào cuộc và thành lập nên Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), AVG sau đó đã phải trả lại bản quyền truyền hình V-League cho VFF.
Năm 2017, Next Media ký hợp đồng với Công ty VPF để sở hữu toàn bộ bản quyền truyền hình Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (bao gồm V-League, Giải hạng nhất, Cúp quốc gia) từ năm 2017 đến hết mùa giải 2022. Theo thông tin từ VFF và VPF, mỗi năm Next Media trả cho VPF ngoài tiền mặt là thời lượng quảng cáo trong mỗi trận đấu (trung bình khoảng 9 phút/trận đấu).
Ngày 24-10, thông tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Công ty VPF đã bán toàn bộ bản quyền truyền hình Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam từ năm 2023 đến hết năm 2026, trong đó quan trọng nhất là V-League cho FPT. Giá trị của hợp đồng mỗi năm được biết cao gấp hơn 20 lần giá trị của hợp đồng cũ.
Trước đó, FPT và VTVcab đã cùng tham gia vào việc mua bản quyền truyền hình Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên trong “cuộc đua”, VTVcab đã thua FPT.
Nền tảng của FPT còn gì bằng nữa, hôm nay em nó chưa tím hơi buồn tý thôi mà
Buồn làm gì bác, chưa tím rồi cũng đến lúc tím rịm thôi mà, xoắn làm gì ạ
Đọc thêm anh ơi
Ông Trương Gia Bình: FPT tin vào blockchain và metaverse
15:27 | 27/10/2022[Chia sẻ](javascript:
Chủ tịch FPT, ông Trương Gia Bình, đã phát biểu khai mạc hội nghị Vietnam Blockchain Summit 2022.
Metaverse là tương lai mới
Tại Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022 (Vietnam Blockchain Summit 2022), Chủ tịch FPT, ông Trương Gia Bình nhấn mạnh, metaverse (vũ trụ ảo) và blockchain (chuỗi khối) có tầm quan trọng như nhau đối với sự tồn tại của con người.
“Cùng nhìn lại một điểm chung, chúng ta là con người với mong muốn cơ bản là: được nhìn thấy thế giới theo cách khác. Không ai muốn nhìn mãi những điều cũ kỹ mà muốn tưởng tượng thế giới mới. Không ai muốn giới hạn trong những điều đã biết hay bị ngăn cách vì khoảng cách địa lý.
Chính vì điều căn bản đó, tôi khẳng định metaverse là thế giới mới. Đó là lý do các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới đầu tư vào metaverse để kiến tạo thế giới mới. Trong thế giới ấy, chúng ta có tài sản số, định danh số. Đó là lý do cần có blockchain để xây dựng một thế giới mới”, ông Trương Gia Bình khẳng định.
Chủ tịch FPT, ông Trương Gia Bình. (Ảnh: FPT).
Ông Trương Gia Bình đồng thời cũng là Chủ tịch VINASA (Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam) chia sẻ rằng thế giới đang thay đổi rất nhanh. Hai mươi năm trước đây, VINASA thành lập từ con số không với ước vọng ghi danh Việt Nam trên bản đồ số thế giới.
Hôm nay, Việt Nam đã có được vị thế vững chãi trên bản đồ công nghiệp phần mềm thế giới. Tương lai, những chuyên gia công nghệ sẽ tiếp tục tiên phong chinh phục công nghệ mới, sáng tạo thế giới mới.
Chia sẻ về chiến lược công nghệ của FPT, lãnh đạo tập đoàn này cho biết, FPT bắt đầu phát triển công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, cloud, data… từ rất sớm, ươm mầm những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực blockchain. Thế giới mới có rất nhiều cơ hội và không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản nào.
“Với vai trò là người phát triển công nghệ phần mềm 20 năm qua, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ sáng tạo công nghệ, tích hợp metaverse vào thế giới thật. Blockchain với những ưu điểm vượt trội sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi phát triển vũ trụ mới”, ông Bình nói.
Web 3.0 sẽ thay đổi thế giới
Cũng tại hội nghị, Giám đốc Công nghệ FPT Vũ Anh Tú cho rằng, web 3.0 ra đời đã thay đổi thế giới công nghệ. Web 3.0 từ sự phát triển tự nhiên của các công cụ Web thế hệ cũ kết hợp với các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và blockchain.
Ông Vũ Anh Tú đưa ra ví dụ: người dùng không cần tự đến ngân hàng để chuyển khoản như vài năm trước đây nữa nhờ web 3.0. Nhớ lại ngày đầu internet ra mắt, mọi người hào hứng tải nhạc, sử dụng các ứng dụng giải trí phiên bản đơn giản. Sự khởi đầu của internet tạo ra ngỡ ngàng cho thế hệ lớn tuổi.
Song, web 2.0 với những rủi ro liên quan đến an ninh, an toàn thông tin khiến người dùng lo ngại môi trường internet. Tuy nhiên, khi web 3.0 ra đời sẽ đảm bảo an ninh trên không gian mạng tốt hơn cho các cá nhân để truyền tải thông tin nhanh hơn, an toàn hơn trong thế giới số.
“Hiện nay, chúng ta thấy giá trị vượt trội của web 3.0 và có thêm metaverse. Thế giới công nghệ sĩ tích hợp vào thế giới thực tại của chúng ta. Trong đó, web 3.0 mang đến nhiều khác biệt, trải nghiệm tốt đẹp cho tất cả mọi người. Con người với trí tưởng tượng vượt qua những gì có thể làm được sẽ xây dựng thế giới hoàn toàn mới, có nhiều cơ hội, nhiều điều chúng ta không biết”, ông Tú nói.
Theo báo cáo của Grand View Research, năm 2021, quy mô thị trường công nghệ blockchain toàn cầu được định giá 5,92 tỷ USD. Từ năm 2022-2030, thị trường dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép mỗi năm. Theo báo cáo của MarketsandMarkets, thị trường liên quan đến Blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt trị giá gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021.
Trong số top 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ blockchain trên thế giới, có bảy doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập. Việt Nam là một trong năm quốc gia đi đầu về blockchain và hiện có hơn 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD.
Vietnam Blockchain Summit 2022 là sự kiện về công nghệ blockchain tại Việt Nam, do Hiệp hội VINASA và Hiệp hội Blockchain Việt Nam phối hợp tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 1.000 đại biểu, diễn giả trong lĩnh vực blockchain, với 20 phiên tọa đàm, đối thoại.
Anh Bình cũng chỉ là 1 phần nho nhỏ thôi, đội ngũ của FPT bây giờ rất nhiều những lãnh đạo trẻ rất có tài em nhé, anh Khoa, anh Phương…