💥 Năm 2024 - Hàng chính phủ lên ngôi- BID, CTG, BVH, BIC, BMI, GVR, DRC, PVS, LAS, VSN, VLB … THOÁI VỐN, BÁN VỐN, TĂNG VỐN, CHUYỂN SÀN

Sau khi nhiều em x3, x5 …thì một số lượng NĐT săn tìm những cơ hội cõn lại

Mình rất thích VSN và giá e vẫn đang ở đáy 8 năm

MVN càng lên lực mua càng nhiẻu nhỉ, mình tiếc vì theo dõi mà không mua!

FIC ( tổng cty xd số 1) hôm nay cũng bắt đầu?

Sóng này gọi là sóng đánh thuê (thuê ceo ngoại cho các doanh nghiệp vốn nhà nước làm ăn kém)

1 Likes

Thủ Tướng ra thông điệp với nhiều mục đích chứ không đơn thuần tụi nước ngoài giỏi hơn VN mình, người VN mình giỏi nhe bác nhưng tình trạng sân sau, ăn chia và tìm cách “ ngồi yên” ở ghế …nên DN không phát triển mạnh , đột phá được.

FIC hôm nay bắt đầu ra trận rồi.

VSN vẫn còn rẻ quá va vẫn đang đáy nhiều năm, năm 2016 mình từng đeo VSN giá 8x và 9x…rồi cutloss te tua…hihi

Chúc mừng bác, vsn trong watch list mình nhưng hèn ko dám múc, ngồi nhìn

VSN cõn quá rẻ, các anh cho rơi về tận cùng đáy XH, các anh ác quá ! Bác không biết mình khổ sở thế nào với VSN từ 2016 đến giờ đâu…cutloss miết thôi!

Và vì thế VSN mình chờ vào CLB100, thoái vốn mới xem xét ntn.
Nhiều lúc buồn nhưng ngồi nghĩ lại a.Q MSN mua giá 126k thì 8 năm , giá huề vốn của anh tầm 250k …nên tự an ủi ! Hihi

1 Likes

Dự đoán thị trường sắp tới

Hôm nay các tổng công ty ít thanh khoản ở upcom TÍM hết :

FIC, VEC, LLM, SJG… đẹp quá! Hihi

‘Mắc kẹt’ cổ phần hóa, thoái vốn

20/06/2024 10:48

Trải qua một nửa chặng đường của giai đoạn 2022 - 2025, đến thời điểm này, 19/19 doanh nghiệp (DN) chưa cán đích cổ phần hóa theo kế hoạch Thủ tướng đã phê duyệt. Tiến trình thoái vốn gặp không ít khó khăn, DN gặp vướng với nhiều lý do dẫn tới mắc kẹt.

“Lụt” tiến độ

Thủ tướng đã có quyết định cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước đầu tư tại 141 doanh nghiệp, hạn chót phải hoàn thành là cuối năm 2025. Qua một nửa chặng đường của giai đoạn 2022 - 2025, báo cáo lãnh đạo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, năm 2022-2023, trong 19 DN được Thủ tướng phê duyệt kế hoạch cổ phần hoá, chưa có bất cứ DN nào cán đích mục tiêu này.

Tiến trình cổ phần hoá vẫn “giậm chân tại chỗ”, thoái vốn doanh nghiệp 4 tháng đầu năm nay chỉ thu về 149,2 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Như Ý.

Các DN gặp vướng mắc với nhiều lý do khác nhau. Trong số DN phải cổ phần hoá, Công ty TNHH MTV Thiết bị giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh, nợ bảo hiểm xã hội, không vay được vốn, không mời được đơn vị tư vấn.

Công ty TNHH MTV XNK Nông sản thực phẩm Agrexport thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thậm chí trong tình trạng âm vốn chủ sở hữu, đang phải xử lý các khoản công nợ, xây dựng phương án tái cơ cấu tài chính. Bộ NN&PTNT còn DN khác là Công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long đang thống nhất phương án sắp xếp cơ sở nhà đất.

Tình hình thoái vốn dù có khởi sắc hơn, nhưng trong số 17/53 DN hoàn thành, vẫn còn tới 6 DN không đạt tỷ lệ được phê duyệt. Một số trường hợp không có nhà đầu tư đăng ký mua, như CTCP Xây dựng Bình Phước (UBND tỉnh Bình Phước) đã tổ chức đấu giá nhiều lần nhưng không thành công, kiến nghị chuyển sang SCIC. UBND TP Hải Phòng đã triển khai thoái vốn nhưng không thành công tại 3 DN: CTCP Công nghiệp thiết bị Tiền Phong, Công ty TNHH Thương mại quốc tế Hải Phòng, CTCP Đường bộ Hải Phòng.

Trong số 36 DN chưa hoàn thành thoái vốn, một số gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai: CTCP xử lý chất thải Phú Thọ, CTCP Môi trường đô thị Hạ Long Quảng Ninh, CTCP Quản lý đường thủy Quảng Ninh, CTCP Cầu phà Quảng Ninh… Vướng mắc trong xác định giá khởi điểm diễn ra tại Tổng công ty Viglacera, CTCP Dịch vụ Môi trường và Công trình đô thị Vũng Tàu, Công ty liên doanh hữu hạn Hải Thành, CTCP Đường Bộ I. Theo đó, các cơ quan đại diện chủ sở hữu kiến nghị chuyển sang giai đoạn sau, hoặc tạm dừng việc thoái vốn.

DN thua lỗ, ca khó?

Bộ KH&ĐT đánh giá, kết quả thực hiện thoái vốn đến nay còn chậm, không đạt tiến độ phê duyệt. Các quy định về thoái vốn vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến thời gian xây dựng và phê duyệt phương án chậm, điều chỉnh nhiều lần. Một số DN còn tồn đọng những vấn đề về tài chính, tài sản, đất đai, công nợ, chưa được xử lý dứt điểm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh trong nước, quốc tế biến động, Bộ KH&ĐT cho rằng, nhà đầu tư có tâm lý e ngại, đặc biệt là với DN hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực công ích, có tỷ suất lợi nhuận thấp…

Còn theo Bộ Tài chính, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn chậm, không đạt kế hoạch đã được Thủ tướng giao do còn nhiều hạn chế ở khâu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Dù vậy, hầu hết các địa phương đề xuất được tiếp tục thực hiện phương án thoái vốn đã phê duyệt của giai đoạn 2022-2023 để hoàn thành trong giai đoạn 2024-2025. Riêng Lai Châu, Sóc Trăng kiến nghị chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Với các DN có tỷ lệ phần vốn nhà nước thấp, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, không có nhà đầu tư quan tâm, các địa phương đề xuất cần có cơ chế thoái vốn phù hợp để giải quyết dứt điểm những điểm nghẽn hiện nay.

Một số địa phương có nhiều DN phải thực hiện thoái vốn nhưng chưa hoàn thành, như: Bà Rịa Vũng Tàu (4/4 DN), Quảng Nam (5/5 DN), Hải Phòng (6/12 DN).

Phía Bộ KH&ĐT cho rằng, với các DN thuộc danh sách thoái vốn giai đoạn 2022 - 2023 nhưng chưa hoàn thành, cần làm rõ khó khăn, vướng mắc và tiếp tục thực hiện theo kế hoạch. Trường hợp các bộ, địa phương không thể thực hiện thoái vốn, đề xuất chuyển các DN về SCIC thì cần báo cáo cụ thể, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Trao đổi với phóng viên, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, việc cổ phần hóa, thoái vốn đòi hỏi quyết tâm của người đứng đầu. Tuy nhiên, theo ông Doanh, không nên để tình trạng bộ nào chủ trì cổ phần hóa bộ đấy. “DN nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của bộ máy nhà nước, nếu cổ phần hóa hết, bộ máy này ít công việc phải làm. Theo đó, nhiều nơi có lý do cổ phần hóa chậm”, TS Lê Đăng Doanh nói.

Với việc Bộ Tài chính đang nghiên cứu sửa đổi toàn diện Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, PGS-TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, đây chính là bước chuẩn bị để cổ phần hóa thoái vốn bước vào giai đoạn mới.

Việt Linh

TIỀN PHONG

1 Likes

Anh nào mà cứ “em chụi, không thoái vốn được!” Thì giao doanh nghiệp lại hết cho anh cả SCIC xử lý

MVN , MFS quá đỉnh, LIC theo sau!
Hôm nay TVN cũng ra trận.

Chất xúc tác quan trọng cho TTCK

Thời hàng XỊN CHÍNH PHỦ BỊ BỎ QUÊN BAO NĂM LÊN NGÔI

Hiện tại MFS, MVN… đã bứt phá rất nhanh một đoạn đáng mơ ước.

CLX & VSN chỉ mới khởi động nhất là VSN HIỆN GIÁVẪN Ở ĐÁY ĐẠI DƯƠNG

bác @stockpro kinh nghiệm chiến trường chắc biết về VSN nhỉ

Hàng Upcom đang là kho báu đấy. Cứ hàng Tổng công ty Nhà nước đầu ngành mà xúc. Vì sao nó đánh ác thể?

  • ko đánh thì sắp tới khối ngoại vào xúc hết, NN mất kiểm soát.
  • bao năm giá cổ ở nền, lãnh đạo ko quan tâm vì chỉ quan tâm hút tiền. Nhưng giờ khác rồi, cụ Tổng đốt lò bắt cả lũ, nên lãnh đạo giờ ngoan hơn, biết chăm nom cho DN. Tuồn sân sau cái là đi tù mọt gông.
  • DN NN vốn tài sản khủng, toàn chiếm lĩnh đất vàng. giá trị quá lớn.
2 Likes

Đúng thế bác ơi.

Các anh ĐẠI DA tư nhân giờ đang kẹt tiền tùm lum hết ( thật sự) …mà nhà nhà, nhóm nhóm bê hết NAV + FULL MARGIN vào các hàng đánh lô, canh lướt lát, úp bô nhau …thì các anh làm gì có tiền mà phát quà cho bà con thiên hạ chứ.

Mình canh MVN & MFS ma không mua…giờ đứng nhìn các em phi và “ ước gì…” …hihi

Mình có TVN BMI SNZ DDV là hàng Tổng cty vốn NN. :slight_smile:

1 Likes

Hàng ngon bác.

Riêng em DDV thì tăng cùng họ Vinachem đợt trước , giờ cũng gần x3 rồi. DDV xưa có bác Haophuusd …giờ không thấy bác này nữa…

Mình thì thích CLX , VSN , FIC , TVN hơn, các em này mới khởi động thôi. Các em CLX, TVN, FIC thì khả năng x2 từ giá này, RIÊNG VSN khả năng x4 từ giá đáy này vì mình nghe bảo thoái cho bọn CP HQ, mà thoái thì giá chắc tẩm giá anh MSN mua hồi năm 2016?

1 Likes

May múc CLX theo bác có ăn tg đối rồi. TBG 1 lần r cũng được gần 20%. Ngoài CLX bác thấy em nào ổn nữa ko? CLX e ko muốn TBG nữa, nhìn lãi nhiều cho khoái. TKs bác

1 Likes

VSN này e định múc lúc -9%, lấp gap mà thấy klg thấp khó vào nên thôi

Lần 1 e múc CLX từ giá 14.x, lúc đấy mà full luôn giờ thì ngon :smiley: