Ngày 8/7, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) thông báo sẽ đóng góp 415 triệu USD cho dự án phát triển mỏ khí Lô B ngoài khơi Tây Nam Việt Nam và xây dựng đường ống khí đến các nhà máy nhiệt điện.
Tổng số tiền đồng tài trợ từ JBIC và các tổ chức tài chính tư nhân là 832 triệu USD. Trước đó, ngày 29/3, Tập đoàn Mitsui đã cam kết đầu tư 560 triệu USD vào dự án Lô B - Ô Môn, có tổng vốn xây dựng 14 tỷ USD và vòng đời 23 năm. Dự án nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho khu vực Tây Nam Việt Nam khi mỏ PM3 cạn kiệt.
Saudi Aramco, tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, đã tăng giá bán dầu thô nhẹ Arab Light cho khách hàng tại châu Á lần đầu tiên sau ba tháng, cụ thể là tăng 0,20 USD/thùng vào tháng 9. Mặc dù giá dầu tại châu Á tăng, giá dầu cho châu Âu đã giảm 2,75% và giá gửi đến Hoa Kỳ giảm 0,75%. Giá Arab Light sẽ cao hơn 2 USD/thùng so với giá trung bình của Oman/Dubai trong tháng tới.
Tuy nhiên, sự gia tăng này xảy ra trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ có dấu hiệu suy yếu tại Trung Quốc và các báo cáo kinh tế kém lạc quan đã tạo nên tâm lý bi quan chung trên thị trường. Thống kê cho thấy, trong tháng 7, nhập khẩu dầu thô tại châu Á đã đạt mức thấp nhất trong hai năm do nhu cầu giảm tại các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.
Một động lực khác đến từ hoạt động thăm dò và khai thác được dự báo sẽ sôi động hơn khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi. Với lợi thế là công ty đầu ngành trong lĩnh vực khoan và dịch vụ khoan dầu khí thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam, PVD có tiềm năng trúng thầu cao tại các dự án thăm dò và khai thác lớn của thị trường nội địa như Lạc Đà Vàng, Sư Tử Trắng, đặc biệt là Lô B khi quyết định cuối cùng cho toàn bộ dự án kỳ vọng sẽ có vào cuối quý 3/2024.
Mới đây, PVD cũng đã mua mới cụm thiết bị sửa giếng khoan, qua đó sẽ giúp công ty tự chủ về mặt thiết bị và công nghệ cũng như gia tăng thị phần trong khu vực.
PVS: Nhà thầu cơ khí và xây dựng (M&C) uy tin tại Châu Á Thái Bình Dương, được hưởng lợi từ việc phục hồi hoạt động Thăm dò & Khai thác trong nước/toàn cầu và tiềm năng to lớn từ việc phục hồi dự án điện gió ngoài khơi. PVS kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng mạnh vào năm 2025 nhờ lượng backlog M&C đáng kể (bao gồm 1,5 tỷ USD cho mảng điện gió và 1,0 tỷ USD cho dự án Lô B).
Với việc gói thầu FS của Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III được triển khai, chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn được kỳ vọng sẽ sớm có Quyết định đầu tư cuối cùng (FID). Qua đó, kỳ vọng mở ra thời kỳ phát triển mới với toàn ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thượng nguồn như PVD, PVS,…
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III vừa ký kết gói thầu quan trọng, nằm trong chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn. Gói thầu được thực hiện bởi Liên danh nhà thầu PECC2 và PECC3 với tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD. Dự án có công suất 1050 MW, sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp, dự kiến hoàn thành và vận hành thương mại vào quý 2 năm 2030. Chuỗi dự án khí điện Lô B bao gồm nhiều phần đầu tư lớn với tổng mức đầu tư gần 12 tỷ USD, rất quan trọng cho an ninh năng lượng quốc gia và cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Trong khi quỹ VinaCapital thoái hết vốn thì Dragon Capital có động thái gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam PVS vượt ngưỡng 6%.