Nhà cô cô : Truy tìm danh mục mạnh!

, , , ,

Mình kê sẵn khớp rồi

2 Likes

nhà co co có 03 con thì 2 con xanh chỉ có con evf bị đè giá đỏ

3 Likes

Nvl không chịu nổi xanh rồi

2 Likes

@npthao hay tt chung chỉnh chứ ko VSC tím rồi

1 Likes

con evf nay giá đỏ ai múc thêm k

2 Likes

@npthao Evf xanh mà

hihi. tới lượt nvl đỏ evf xanh

1 Likes

nvl chỉnh xong rồi up thôi

Đang sw để cá mập gom hàng nên bác đừng quan tâm đến xanh đỏ mà stress

1 Likes

mình cập nhật tình hình cho vui cửa vui nhà, chứ theo co co trước giờ mà. hihi

2 Likes
1 Likes

Sau Mỹ, đến lượt Nhật Bản “được” Việt Nam nâng cấp quan hệ lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” -

Nikkei vượt đỉnh lịch sử. DJ tăng điểm 4 tuần liền. Còn chú hổ châu Á thì… :joy_cat:

2 Likes

chuẩn

@Mac hổ châu á đang ngủ ngon ạ nhưng khi thức giấc sẽ khiến cả thế giới hết hồn kkk cả nhà cứ tin vậy đi

1 Likes

Bên firean thì đăng bán ròng. CafeF thì đăng mua ròng. Mình dek hiểu j về ck thậc

Bdi lên 2259, cao nhất kể từ tháng 6/2022. Tổng cộng 3 phiên tăng lên tới 33%. Nay vni mà ko chỉnh chắc sóng cảng biển ồ ạt tím quá

Giai đoạn vàng của cổ phiếu có game. Cổ phiếu thiếu game là khó kiếm trong cái đoạn này.

1 Likes

Sáng hôm nay tình cờ nhận được thông báo về cập nhật giá cước các cảng mà tôi thường đi, thì hầu hết các hãng tàu đều 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝐢́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐔𝐒𝐃 𝟐𝟎𝟎/𝐜𝐨𝐧𝐭𝐚𝐢𝐧𝐞𝐫, kèm với đó là thông báo về quy định sẽ có phí phát sinh cho việc cancel và revise booking. Để làm rõ cho thắc mắc trên, tôi đã hỏi hãng tàu lý do cho sự tăng cước bất thường này và câu trả lời thật bất ngờ: Rất nhiều container đang được gom lại và chuyển đến thị trường Trung Quốc do 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 đ𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 𝐩𝐡𝐚́𝐭, hàng tồn kho ở đây đang tồn với lượng quá lớn vì vậy để cắt lỗ, các nhà sản xuất bắt buộc phải tìm cách đẩy hàng đi nhanh nhất có thể. Do đó, nhà sản xuất Trung Quốc đã phải xả kho với giá cực rẻ trong thời gian cao điểm mua hàng để chuẩn bị cho cac dịp lễ lớn cuối năm. Kết quả là 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐥𝐨̛́𝐧 𝐜𝐨𝐧𝐭𝐚𝐢𝐧𝐞𝐫 𝐨̂̀ 𝐚̣𝐭 đ𝐨̂̉ 𝐯𝐞̂̀ 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 đ𝐞̂̉ 𝐩𝐡𝐮̣𝐜 𝐯𝐮̣ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐤𝐡𝐚̂̉𝐮 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐡𝐨́𝐚 đ𝐢 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu container ở các quốc gia khác, và giá cước cũng tăng do lượng cung (container) bị thu hẹp lại. Điều này vô tình đã khiến cho lô hàng của tôi bị giảm lợi nhuận ít nhất USD 200/cont, và còn nhiều vấn đề có thể phát sinh đằng sau vì vấn đề thiếu hụt lượng container này.

Tình huống này làm tôi hình dung đến 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐡𝐢̀𝐧𝐡 𝐌𝐲̃ 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐨̂̀ 𝐚̣𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐂𝐨𝐯𝐢𝐝 𝐯𝐮̛̀𝐚 𝐪𝐮𝐚, thời điểm đó hầu như lượng lớn container cũng dồn về một (hoặc một số) quốc gia, khiến cho giá cước tăng cao và các nhà xuất khẩu chật vật trong việc đặt booking container. Thế nhưng khi xét kỹ hai sự kiện này, tôi lại thấy có nhiều điểm khác nhau. Vào thời điểm dịch, thế giới chưa bước vào giai đoạn kinh tế suy thoái nên người tiêu dùng còn nhiều tiền nhàn rỗi cùng với chính sách kích cầu của Chính Phủ. Bên cạnh đó là nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong giai đoạn dịch nên người dân Mỹ ồ ạt mua hàng và tích trữ. Do đó tuy tình trạng thiếu hụt container, tăng cước tàu và các cước phí phái sinh từ tình trạng này cũng xảy ra tương tự như tình huống hiện tại nhưng đây lại được xem là 𝐠𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐯𝐚̀𝐧𝐠, 𝐬𝐢𝐞̂𝐮 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐧𝐡𝐮𝐚̣̂𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐠𝐚̀𝐧𝐡 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜 – nhà Xuất Khẩu – nhà Nhập Khẩu ở thị trường này. Đó là lý do mà dù trong hoàn cảnh phong tỏa vì dịch bệnh căng thẳng, nhưng hầu hết các nhà máy luôn trong tình trạng quá tải đơn hàng, công nhân liên tục thay phiên tăng ca để đảm bảo công suất sản xuất đáp ứng kịp với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ.

Trong thời điểm này, nhìn về mặt tích cực, nó đã đem lại rất nhiều cơ hội kinh doanh cho nhà máy, tạo được việc làm cho công nhân các quốc gia xuất khẩu cũng như các bên liên quan (Các công ty về logistic, các nhà xuất-nhập khẩu…). Về mặt tiêu cực thì rõ ràng sự ồ ạt tích trữ hàng hóa này đã góp phần vào sự bùng nổ lạm phát ở Mỹ cũng như phương Tây trong thời gian trong dịch và sau dịch. Hệ lụy là ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, toàn thế giới bước vào giai đoạn thách thức mới – suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng với đó là các diễn biến chính trị căng thẳng giữa các quốc gia, mở đầu là Chiến tranh Nga – Ukraine, đã khiến cho giá cả xăng dầu, khí đốt cũng như các mặt hàng thiết yếu khác tăng vọt mất kiểm soát. Có lúc, 𝐥𝐚̣𝐦 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐨̛̉ 𝐌𝐲̃ 𝐥𝐚̣̂𝐩 đ𝐢̉𝐧𝐡 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝟒𝟎 𝐧𝐚̆𝐦 vì giá xăng dầu leo thang. Điều này đã buộc các quốc gia lớn, đặc biệt là Mỹ cần phải xem xét và kiểm soát việc lạm phát, không thể để giá cả hàng hóa phi mã quá mức. Để giải quyết tình trạng này, FED (Cục dữ trữ Liên Bang Hoa Kỳ) ngay từ đầu năm nay đã quyết định tăng lãi suất với mục đích kiềm chế lạm phát, mục tiêu giảm lạm phát về mức 2% như trước đại dịch. Cho đến thời điểm hiện tại, FED vẫn phải liên tục tăng lãi suất để cố gắng kiềm chế lạm phát, tuy nhiên 𝐥𝐚̣𝐦 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐯𝐚̂̃𝐧 đ𝐚𝐧𝐠 𝐨̛̉ 𝐦𝐮̛́𝐜 𝐜𝐚𝐨 và các nhà điều hành vẫn còn rất nhức nhối với vấn đề này.

Ở chiều ngược lại, trong khi ở rất nhiều nơi trên thế giới đang đối mặt với tình trạng lạm phát, giá cả leo thang phi mã, thì Trung Quốc lại đối mặt với một tình trạng tồi tệ không kém : 𝐆𝐢𝐚̉𝐦 𝐩𝐡𝐚́𝐭 – 𝐂𝐮𝐧𝐠 𝐯𝐮̛𝐨̛̣𝐭 𝐜𝐚̂̀𝐮, 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐡𝐨́𝐚 𝐬𝐚̉𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐨̂̀ 𝐚̣𝐭 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐦𝐮𝐚 𝐥𝐚̣𝐢 𝐪𝐮𝐚́ 𝐲𝐞̂́𝐮, dẫn đến hàng tồn kho với số lượng lớn, buộc các nhà sản xuất – xuất khẩu ở đây phải giải quyết bài toán về tồn kho. Trung Quốc đã phải đối mặt với tình trạng giảm phát trong 13 tháng liên tiếp, làm dấy lên lo ngại rằng nhiều nhà xưởng ở đây đang giảm giá để tranh giành thị phần khi công suất dư thừa, cũng như giúp duy trì hoạt động của nhà máy. Ở diễn biến thị trường nội địa, trong thời gian gần đây, giá thịt lợn giảm sốc đã khiến cho nước này rơi vào tình trạng giảm phát, việc các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thịt lợn lớn nhất Trung Quốc cung cấp thịt lợn quá nhiều đã làm khó nỗ lực của Chính quyền Trung Quốc trong việc củng cố niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Ngoài ra tại một khía cạnh khác, ở mảng bán lẻ trong nước giờ đây, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu khi có đến 75% người được khảo sát cho biết, họ không có kế hoạch tăng cường chi tiêu cho dịp cuối năm (dịp mua sắm lớn nhất trong năm với ngày hội mua sắm black friday). Vậy nên áp lực tồn đọng hàng không chỉ xảy ra với các mặt hàng xuất khẩu, mà cả ngay trong thị trường nội địa, việc hàng hóa được sản xuất với số lượng lớn nhưng không được tiêu thụ mạnh càng dồn áp lực hơn cho ngành xuất khẩu (thường được xuất khẩu với số lượng lớn) với mục tiêu giải phóng hàng tồn, cắt lỗ của doanh nghiệp. Với vai trò là đại công xưởng của thế giới thì khi đất nước này lâm vào tình trạng giảm phát trong thời gian dài, thật không dám tưởng tượng điều gì tiếp theo sẽ xảy ra. Đó cũng chính là điều mà Chính Phủ Trung Quốc lo ngại, vì vậy một loạt các biện pháp và chính sách đã được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề này, trong đó, đóng 𝐯𝐚𝐢 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮̉ 𝐜𝐡𝐨̂́𝐭 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐤𝐡𝐚̂̉𝐮.

Quay trở lại với tình hình trong nước, đ𝐨̂́𝐢 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐜𝐚́𝐜 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐤𝐡𝐚̂̉𝐮 𝐨̛̉ 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦, việc Trung Quốc ồ ạt bán tháo hàng tồn kho đã thật sự trở thành mối lo ngại cho các nhà xuất khẩu cũng như nhà sản xuất trong nước về nhiều khía cạnh. Đầu tiên như tôi đã chia sẻ ban đầu, các nhà xuất khẩu dù cùng hay khác ngành, vẫn sẽ gặp 𝐤𝐡𝐨́ 𝐤𝐡𝐚̆𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐡𝐚̣𝐧 𝐜𝐡𝐞̂́ 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐜𝐨𝐧𝐭𝐚𝐢𝐧𝐞𝐫 đ𝐞̂̉ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐤𝐡𝐚̂̉𝐮 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 đ𝐨̂́𝐢 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐭𝐚̆𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚́ 𝐜𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐭𝐚̀𝐮, trong khi thế giới đang ở giai đoạn suy thoái, lạm phát khiến chi phí sản xuất phải tăng lên, lượng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu vào dịp cuối năm không tăng mạnh như các năm, lẽ ra giá cước vận chuyển quốc tế theo lý thuyết sẽ giảm đáng kể, thì nay vì sự kiện xuất khẩu ồ ạt của các nhà xưởng Trung Quốc mà cũng quay đầu tăng theo, dẫn đến sức cạnh tranh về mặt giá của các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam bị giảm đi, đó là còn chưa kể đến khả năng khan hiếm hoặc không có đủ container để vận chuyển do hầu hết container đã được dồn về Trung Quốc. Còn đối với các đối thủ xuất khẩu cùng ngành hoặc các ngành có liên quan, tôi cho rằng mức độ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Một ví dụ minh chứng cho nhận đình này là vào những năm 2000, các sản phẩm đồ điện, sắt thép giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường Châu Âu và Mỹ, khiến một số nhà sản xuất địa phương phá sản, điều này đã khiến cho các quốc gia bị ảnh hưởng buộc phải mở các cuộc điều tra kéo dài nhiều năm để kiểm tra xem liệu chính phủ Trung Quốc có nhúng tay vào hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước để tạo ra thế cạnh tranh không công bằng hay không. Và mỗi lần sản phẩm của Trung Quốc ồ ạt được xuất khẩu đổ vào các thị trường khác, hầu hết đều dẫn đến hệ lụy một loạt các nhà máy/công xưởng sản xuất địa phương phải đóng cửa do không thể cạnh tranh lại với các mặt hàng giá rẻ đến từ nước bạn. Những bài học từ quá khứ cho ta thấy một viễn cảnh trong tương lai gần mà Việt Nam sắp phải đối mặt: 𝐇𝐚̀𝐧𝐠 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐠𝐢𝐚́ 𝐫𝐞̉ 𝐬𝐞̃ 𝐭𝐫𝐚̀𝐧 𝐥𝐚𝐧 𝐯𝐚̀𝐨 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦, đ𝐞 𝐝𝐨̣𝐚 𝐭𝐫𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐜𝐚́𝐜 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐬𝐚̉𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭, 𝐦𝐚̀ 𝐤𝐞̂̉ 𝐜𝐚̉ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐛𝐚́𝐧 𝐥𝐞̉ 𝐭𝐚̣𝐢 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦. Bạn có biết lý do vì sao không?

Theo thông tin mới nhất tôi tìm hiểu được, 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐚̣𝐢 𝐜𝐚́𝐜 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐬𝐚̉𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 đ𝐚𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐤𝐞̂́ 𝐡𝐨𝐚̣𝐜𝐡 𝐥𝐨̛́𝐧 𝐧𝐡𝐚̆̀𝐦 𝐭𝐡𝐚̂𝐮 𝐭𝐨́𝐦 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐛𝐚́𝐧 𝐥𝐞̉ 𝐨̛̉ 𝐜𝐚́𝐜 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 Đ𝐨̂𝐧𝐠 𝐍𝐚𝐦 𝐀́, 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 đ𝐨́ 𝐜𝐨́ 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦, và họ làm điều đó bằng cách nào? Hiện nay tại các cửa khẩu tại Việt Nam, họ thành lập nhiều tổng kho, cùng với đó là hàng loạt các kho ngoại quan cực kỳ lớn tại các điểm sát biên giới các nước Đông Nam Á và Việt Nam, sau đó sẽ trực tiếp tổ chức livestream để bán hàng, đồng thời xây dựng hệ thống logistic để đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng trong thời gian sớm nhất (mục tiêu họ đặt ra là hàng sẽ đến tay người tiêu dùng trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ thời điểm đặt hàng). Mô hình này có tên là: 𝐃𝐢𝐫𝐞𝐜𝐭 𝐭𝐨 𝐬𝐚𝐥𝐞 (từ nhà xưởng đến tay người tiêu dùng cuối cùng, không thông qua các bên trung gian như mô hình truyền thống). Nghe thoạt qua ta có thể thấy người tiêu dùng cuối cùng sẽ hưởng lợi rất lớn từ chiến dịch này, nhưng đó chỉ là lợi ích về mặt ngắn hạn cho người tiêu dùng mà thôi. Nhìn ở mặt tổng thể, ở tầm dài hạn, chiến dịch này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới nền công nghiệp sản xuất trong nước, hàng loạt nhà máy và nhà phân phối ở Việt Nam sẽ phải đóng cửa, tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng và phụ thuộc phần lớn vào các sản phẩm của Trung Quốc. Đến lúc này, người mua sẽ không còn hưởng lợi từ sự cạnh tranh giá cả giữa người bán Trung Quốc và nhà sản xuất nội địa nhiều như thời gian đầu nữa, mà sẽ phụ thuộc vào sự lên xuống giá của nhà máy Trung Quốc, đây là kịch bản mà có lẽ không ai mong muốn. Nếu không có giải pháp cho vấn đề này, hệ lụy là nền kinh tế sản xuất trong nước sẽ dần bị chính anh bạn hàng xóm của chúng ta bóp ngạt, mà người hưởng lợi sau cùng chỉ có thể là Trung Quốc.

Là một nước nhỏ, thế nhưng lại nằm kế anh bạn hàng xóm là gã khổng lồ như Trung Quốc, đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách tăng lãi suất của FED (Cục dữ trữ Liên Bang Hoa Kỳ), liệu Việt Nam chúng ta làm cách nào để thoát khỏi hoặc hạn chế những ảnh hưởng từ 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới này? Bản thân tôi cũng rất hồi hộp và hiếu kì xem diễn tiến sắp tới của 2 quốc gia trên cũng như chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề trên? Hãy cùng chia sẻ ý kiến cũng như góc nhìn của bạn về sự kiện kinh tế nóng hổi này nhé.

Tác giả : Đặng Nga Nguồn Logistics việt nam

3 Likes

Ngành cảng biển đang phục hồi dữ dội như ngành phân bón năm ngoái.

VSC năm 2024 được mùa

1 Likes

6 Likes