Em có đọc được cái này của một anh trader rất giỏi nick Rong chơi đánh chứng có viết về VFS thế này:
Một câu chuyện nữa tôi muốn nói đó là định giá của VFS. Chúng ta đang kỳ vọng quá cao khi giá VFS chạm ngưỡng 38 usd và vốn hoá Vinfast ở ngưỡng 58 tỷ usd. Giá kỳ vọng của Vinfast là 10 USD/cổ phiếu, đây là giá thỏa thuận với Black Spade Acquisition, đối tác Spac của VinFast, vốn đã định giá VinFast ở mức 23 tỷ USD. Với định giá này thì VIC, công ty mẹ đang sở hữu 51.52% sẽ có thêm 12 tỷ usd tài sản so với vốn hoá trên sàn Hose hiện nay là 11,4 tỷ usd( 274k tỷ). Tức là vốn hoá VIC ít nhất là tăng gấp đôi so với giá hiện tại nếu giá cổ phiếu VFS chỉ 10 usd. Còn giá tuần này kết phiên 15 usd, VIC được định giá ít nhất 200k. Cho nên những đứa ngu nào bán sàn hôm qua chắc lại đua lệnh vào tuần tới sau khi thấy tự doanh và NN vẫn mua mạnh VIC vùng giá 70k.
Câu chuyện của VFS Không đơn giản là câu chuyện kinh tế, nó còn là câu chuyện của lòng tự tôn dân tộc vươn lên từ đói nghèo để khẳng định tài năng và trí tuệ con người Việt Nam trên thương trường quốc tế. Tất nhiên tư duy này đối nghịch với tư duy tự nhục, ích kỷ hẹp hòi của đa số bần nông đang sống dưới chuẩn nhà Vinhome, xe Vinfast và học Vinshool. Những tư duy đó chỉ thể hiện sự kém cỏi của bản thân không giúp ích gì cho xã hội.
Còn ở bên Mỹ phong chào phản đối Vinfast được phát động rầm rộ mấy năm qua, nên câu chuyện VFS bị bán khống của những đối tượng chống đối chắc chắn là có. Hiện nay lượng cổ phiếu giao dịch của Vinfast rất nhỏ, lượng cổ phần tự do giao dịch sau khi VinFast niêm yết chỉ có khoảng 4,5 triệu cổ phiếu trên tổng số hơn 2,3 tỷ cổ phiếu, cho nên việc thao túng giá cũng tương đối dễ. VFS cần 2-3 tháng mới ổn định giá cả sau khi lượng cổ phiếu lớn hơn từ các đối tác của Vinfast bán ra thị trường. Trong khi đối tác Black Spade Acquisition đang sở hữu 5% VFS cam kết huy động 5 tỷ usd từ các nhà đầu tư (tôi nghĩ là Trung Quốc) sau khi VFS chào sàn.
Xét về lợi thế VFS có nhiều ưu điểm hơn tất cả các startup về ô tô điện trên thị trường Mỹ. Trong số 32 công ty góp mặt trong danh sách xe điện made in USA có 18 công ty của Mỹ, 6 công ty của Trung Quốc, 3 công ty của Canada và các nước khác mỗi nước có 1 đại diện.
Dù chỉ có 6 công ty sản xuất ô tô điện trong danh sách nhưng Trung Quốc lại chiếm 4 vị trí trong các công ty có vốn hóa tỷ USD bao gồm Li Auto, NIO, XPeng và Leapmotor. Trong đó đã có 3 công ty vốn hóa trên 10 tỷ USD. Điều khác biệt với VFS là tất cả những công ty này chưa có sản phẩm thương mại, nhiều công ty còn chưa có cả nhà máy sản xuất, mới chỉ là ý tưởng kinh doanh. Trong khi VFS đã ra đời được 6 năm và sản phẩm đã bán trên thị trường ở tất cả các phân khúc xe điện.
Về nguồn tài chính VFS cũng mạnh nhất, công ty được tài trợ 2,5 tỷ usd từ tiền túi của anh Vượng và Vingroup ngoài những gì đã góp vốn trên sổ sách. Đây cũng là công ty duy nhất hiện nay có nguồn tiền mặt để vận hành so với 32 công ty còn lại đang starup xe điện trên đất Mỹ bằng cách đốt tiền chưa có sản phẩm thương mại cụ thể. Nếu VFS thành công chắc chắn sẽ là số 2 và chỉ thua Tesla về quy mô vốn hoá. Điều đó là thực tế không phải là viển vổng, vì xét cho cùng VFS là công ty toàn cầu có xuất xứ Việt Nam mà thôi nó hội tụ đủ yếu tố để trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực xe điện.
Có lẽ tôi chỉ cần nói đến đây các bạn sẽ tự hiểu VFS như thế nào trên đất Mỹ và thôi cái tư tưởng tự nhục chưa làm đã bàn lùi của đa số “Giang Cư Mận” ở Việt Nam.
Tiền thì ai cũng thích, cho nên mất tiền thì ai cũng sợ. Nhưng những người rất nhiều tiền, họ xem nó là công cụ để hoàn thành những mục tiêu khác trong tương lai. VFS là một ví dụ, nếu để kiếm tiền chắc anh Vượng cũng chẳng cần thiết phải lập một công ty startup vất vả như vậy. Chỉ những người sợ mất tiền, mới không bao giờ kiếm được tiền. Chỉ những người không sợ mất tiền, biến tiền thành công cụ để đạt được những mục tiêu xa hơn, mới trở thành những người giầu có.
Cá nhân tôi luôn tin tưởng VFS sẽ thành công, và nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán luôn tăng trưởng trong tương lai