Nhận định thị trường từ nay tới hết 2022

Rõ rang sa cuộc chiến của Nga tại Ukraina, thì chuỗi cung ứng toàn cầu đã có những thay đổi lớn. Nhưng đó chỉ là giọt nước tràn ly, vấn đề lớn hơn là qua một thập kỷ bơm tiền và nền kinh tế dưới tác động của chu kỳ và các sự kiện thúc đẩy chu kỳ thì đã tới thời điểm lạm phát lớn. Trong trường hợp lãi suất chỉ chặn ở 4.05% thì mức lãi suất này xảy ra trong bao lâu? Và nếu tăng lên 4.5% thì sẽ có bao nhiều quốc gia tuyên bố phá sản hay bên bờ vực phá sản, điều này tác động như thế nào tới thị trường tài chính thế giới? Việc in tiền vô tội vạ của Ukraina để chi trả chi phí chiến tranh tác động thế nào đến chính số phận của Ukraina, và tác động vào Liên Minh Châu Âu? Bao giờ Nhật Bản dừng lại chính sách nói lỏng tiền tệ?

4 Likes

1.5 năm

3 Likes

Nga hoãn việc sát nhập 4 tỉnh Đông Ukraina mặc dù trưng cầu dân ý tỷ lệ ủng hộ rất cao.

5 Likes

Putin nói đúng, Ukraina không phải là một dân tộc. “Đó là một phần quà của chúng tôi”.

5 Likes

Hiện tại, chưa một đồng tiền nào thay được vị thế của đồng Dollar, vì nước Mỹ đã dùng rất nhiều năm để dựng lên bản vị dollar và bản vị dầu. Dự trữ ngoại hối của rất nhiều quốc gia đang là đồng dollar. Giả sử dollar mất giá mạnh hoặc trường hợp viễn tưởng hơn là bị thay thế, thì các “chủ nợ” phải làm sao? Và chủ nợ lớn nhất là Trung Quốc sẽ chẳng khác gì đi làm không công cho phương Tây đôi chục năm, xóa bỏ những kỳ tích từ thời kỳ siêu chu kỳ hàng hóa lần thứ 3.

6 Likes

Vậy, thời gian tới liệu có sự xáo trộn nào trong trật tự tiền tệ trên thế giới không? Ai sẽ bắt tay ai và làm bạn với ai?

3 Likes

Và một câu hỏi mà mọi người đều quan tâm: Đâu sẽ là điểm khởi đầu của một chu kỳ tăng giá các tài sản rủi ro trên thế giới như chứng khoán, co.in,…và liệu có đi cùng với siêu chu kỳ tăng giá của hàng hóa hay không?

3 Likes

Trong trả lời của bạn đã có sự mâu thuẫn giữa biến động từng phiên với cả một xu hướng rồi. Mô hình nào cũng là nghiên cứu để đưa một dự đoán với xác suất cao nhất có thể.

4 Likes

Một số mô hình, chuyên đề nghiên cứu, học thuật,…:

http://www.aimspress.com/journal/QFE

3 Likes

Tui không nhìn vni theo phiên, càng k value những cây nến hay mẫu hình tư thế. Tui value một xu hướng =))

3 Likes

Bạn nào học tập có thể tham khảo trang sau:

2 Likes

Đọc khó hiểu quá bác Nam ạ, em còn dốt tiếng Anh =((

2 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

Tớ trả lời về khía cạnh bơm tiền và lạm phát nhé. Bơm tiền có 2 dạng là qua chính sách tài khoá của chính phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Bơm tài khoá là đưa tiền vào lưu thông nên sẽ đóng góp cho lạm phát. Còn bơm qua cửa tiền tệ có 2 trường hợp : nếu đưa vào lưu thông thì gây ra lạm phát, còn ko lưu thông thì chả ảnh hưởng gì.

Chính vì thế từ 2008 đến 2020 mĩ và châu Âu bơm rất nhiều tiền thế nhưng cả mĩ và châu Âu đều vật lộn với nhiêm vụ đẩy lạm phát lên 2% mà ko thể làm nổi. Bởi tiền FED bơm ra đều chỉ lưu hành trong hệ thống tài chinh, thậm chí có đến mấy ngàn tỉ đô thường xuyên ngủ ở trong tài khoản của FED. Và khi chỉ lưu hành trong hệ thống tài chính thì nó chỉ làm tăng tài sản tài chính chứ ko bơm quả bóng lạm phát lên nổi.

Tài sản tài chính quen thuộc nhất là cổ phiếu, bơm cả đống xiền như vậy nên DJ tăng vù vù mặc kệ nền kinh tế thực của mĩ vẫn chưa khởi sắc. Do đó chúng ta thấy hiện tượng mất kết nối giữa kinh tế thực và kinh tế tài chính. Biểu hiện rõ nét nhất nằm ở chỗ trong 10 năm 2008-2018 DJ tăng từ hơn 6.000 điểm lên 26.000 điểm tức tăng gấp 4 lần, thế nhưng lương của người lao động vẫn dậm chân tại chỗ. Và vì thu nhập người lao động ko tăng thì họ lấy gì để mua sắm nên lạm phát nước mĩ giai đoạn đó chỉ loanh quanh 1% cho dù media vẫn ra rả nới lỏng định lượng QE tới đợt thứ 3

Còn cái khác để sau. Bác nào rảnh thì chém đi, con em nó đang réo gọi mẹ vào rùi

7 Likes

Mời bà con tham gia vào diễn đàn trái phiếu Việt Nam để có thêm những góc nhìn đa chiều và toàn diện về các kênh đầu tư bền vững tại Việt Nam, cũng như cập nhật những thông tin nhanh nhất về thị trường trái phiếu nha: Diễn đàn trái phiếu Việt Nam | Facebook

2 Likes

Bà con ủng hộ em nha, hết tuần này diễn đàn được tròn 12k thành viên kkk.

4 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

Em vốn ko tin tất cả các mô hình, TA FA gì gì đó. Nhược điểm cơ bản của chúng là tính ko nhất quán. Tức là với cùng 1 mô hình, cùng 1 TA FA thì có người vẽ tăng, có người kẻ đường giảm. Nghe họ nói thì ai cũng có lí. Vì thế nên em chỉ dựa vào dữ liệu. Cung tăng thì giá hàng hoá giàm, cầu tăng thì hàng hoá đắt hơn. Bơm tiền thì chứng khoán lên, rút tiền thì chừng khoán giảm.

Hình trên cho thấy từ tháng 3/2021 FED bắt đầu rút tiền qua thị trường cho vay qua đêm, trong khi công khai thì FED vẫn đang bơm QE 120 tỉ đô mỗi tháng. Tức là bản thân FED vừa triển khai QE, vừa ngấm ngầm QT. Trước tháng 3/2021 thì QT coi như =0

Đến 30 tháng 9 số tiền QT đã là 1400 tỏi trump, em liền hô mọi người bán dần cổ phiếu. Đến 31/12/2021 số tiền QT chính thức cân bằng QE, vì thế 3/1/2022 là DJ đạt đỉnh. Từ đầu năm 2022 trở đi là FED rút tiền ròng trong khi với media thì FED vẫn còn thực hiện QE cho đến tháng 3/2022. Chúng em đứng ngoài thị trường 7 tháng từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022, do đó bảo toàn lợi nhuận năm 2021, tránh tổn thất lúc VNI đổ đèo từ 1500. Trong 7 tháng đó, thi thoảng mọi người vào topic hỏi em đã quay lại đi chợ chưa. Em lắc đầu vì FED vẫn rút tiền trên thị trường OMO, còn bác nào đi chợ VNI sau tết thì biết rồi đó.

Túm váy lại: em chỉ tin dữ liệu, mô hình TA FA chỉ để tham khảo sau khi mình đã có quyết định, coi như kiểm chứng lại Dữ liệu H4.1 của FED là chơi T+ cho phiên ngay ngày hôm sau, dữ liệu Z1 của FED để xác định xu hướng. 2 cái đó ko lẫn lộn được

5 Likes

Bạn càng nói càng có vấn đề và duy ý chí về mảng hay phần kiến thức của bản thân đã tiếp thu.

5 Likes

H 24t thôi hử, mình hơn H 3 xuân
Công cuộc xin info con trai bác Cá sao roài :)))

2 Likes

Hehe, em đi trêu bác ấy chứ k có gì đâu.
Bác cá chắc gì đã có con trai ah :grin:

4 Likes

mình cũng trêu H thôi :)))

2 Likes