Nhận định tt + top cổ phiếu

CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG NGÀY 16/02/2024
:small_orange_diamond: NĐT nước ngoài BÁN ròng 407.6 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 409.5 tỷ đồng.
:small_orange_diamond: NĐT Cá nhân: MUA ròng 260.1 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 271.2 tỷ đồng.
:small_orange_diamond: Tự doanh: BÁN ròng 38.2 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 84.1 tỷ đồng.
:small_orange_diamond: NĐT tổ chức trong nước: MUA ròng 178.6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 54.2 tỷ đồng.

Phân tích thị trường ngày 19/02

  • Thị trường ngày 16/02 tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp sau kỳ nghỉ lễ và đóng cửa tiệm cận mốc 1,210 điểm với thanh khoản giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó. Dòng tiền luân chuyển trong phân hóa khi áp lực bán bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở các cổ phiếu dẫn dắt ngành ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Trong khi đó, lực cầu chủ động cải thiện đáng kể ở các cổ phiếu thuộc top đầu ngành bất động sản, F&B, hóa chất, bảo hiểm… Đây tiếp tục là phiên khối ngoại bán ròng tăng cường; trái ngược với vị thế mua của cá nhân, tổ chức và tự doanh.
  • VN-index vẫn đang duy trì khá tốt trạng thái phục hồi kể từ cuối tháng 1/2024 cho đến nay dù cho kịch bản phục hồi chỉ dừng ở mức tăng - nghỉ đan xen với biên độ thu hẹp dần qua từng phiên. Dòng tiền bắt đầu có dấu hiệu nóng nhẹ nhưng chủ yếu là đến từ động thái luân chuyển qua lại giữa các cổ phiếu thuộc nhóm đầu ngành. Theo đánh giá sơ bộ, VN-index hiện vẫn có khả năng tịnh tiến tăng hướng tới khu vực kháng cự tiếp theo quanh 122x-123x điểm.

Các nhà đầu tư tạm thời chú ý hơn đến hoạt động giải ngân đặc biệt là thận trọng trong hoạt động mua đuổi đối với các cổ phiếu có dấu hiệu tăng nóng bất thường. Ưu tiên xây dựng danh mục ở các mã cơ bản có vùng giá nền tốt (tích lũy với thanh khoản giảm hoặc bo cung nâng nền qua từng nhịp). Một số ngành có thể kỳ vọng dài hơi trong năm 2024: tài chính, bán lẻ, đầu tư công, công nghiệp (chế tạo và dịch vụ)…

CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG NGÀY 19/02/2024
:small_orange_diamond: NĐT nước ngoài MUA ròng 137,74 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 146.9 tỷ đồng.
:small_orange_diamond: NĐT Cá nhân: MUA ròng 108.3 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 137.1 tỷ đồng.
:small_orange_diamond: Tự doanh: BÁN ròng 365.0 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 337.4 tỷ đồng.
:small_orange_diamond: NĐT tổ chức trong nước: MUA ròng 119.0 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 53.4 tỷ đồng.

Phân tích thị trường ngày 20/02

  • Thị trường ngày 19/02 tăng điểm tích cực và đóng cửa tại khu vực 122x điểm với thanh khoản bùng nổ đạt mức cao nhất trong khoảng 2 tháng trở lại đây. Dòng tiền phân hóa khá mạnh khi lực cầu tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu vốn hóa lớn ngành bất động sản, F&B, tài nguyên cơ bản, dầu khí, tiện ích… trong bối cảnh áp lực bán có động thái tăng cường ở các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Đây cũng là phiên ghi nhận vị thế mua ròng trở lại của khối ngoại cùng các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Ở chiều ngược lại, nhóm tự doanh bán ròng.
  • Như vậy, sau phiên giao dịch vừa qua, VN-index đã chính thức tiến vào khu vực kháng cự quan trọng 122x-123x điểm. Dòng tiền mặc dù vẫn giữ đà luân chuyển giữa các nhóm - ngành. Tuy nhiên, thị trường đã có dấu hiệu tăng nóng nhờ sự tham gia của các cổ phiếu trụ có vai trò điều tiết chỉ số mạnh. Theo đánh giá sơ bộ, xu hướng chính của VN-index vẫn là đi lên và nếu rung lắc/điều chỉnh giảm xuất hiện tại khu vực kháng cự hiện tại thì sẽ là rung lắc/điều chỉnh giảm ngắn hạn mang tới cơ hội lớn trước khi bước vào pha phục hồi tích cực trong trung hạn

Các nhà đầu tư tạm thời vẫn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục nhằm theo dõi thêm diễn biến chung hoặc thực hiện hóa lợi nhuận từng phần. Việc giải ngân đặc biệt là giải ngân mới ở thời điểm hiện tại cần được kiểm soát chặt chẽ, ưu tiên các mã cơ bản có vùng giá nền tốt thay vì tăng mạnh trong 3-5 phiên trở lại đây.

Phân tích thị trường ngày 21/02

  • Thị trường ngày 20/02 tăng điểm vào cuối phiên và đóng cửa tại mốc 1,230 điểm với thanh khoản giảm nhẹ về dưới mức trung bình tuần. Áp lực bán có xu thế gia tăng trên toàn thị trường và tập trung chủ yếu ở các cổ phiêu ngành ngân hàng. Bất động sản, dịch vụ tài chính, hóa chất là các ngành đóng vai trò giữ nhịp chỉ số. Vị thế giao dịch của các nhà đầu tư có sự thay đổi nhẹ khi bên bán ròng bao gồm khối ngoại và tự doanh; trái ngược với vị thế mua ròng của tổ chức và các cá nhân.
  • Nhìn chung, thị trường đang bắt đầu có dấu hiệu tăng nóng do có sự can thiệp về cung cầu trong những phút cuối phiên khớp lệnh liên tục và ATC. Dòng tiền luân chuyển chậm lại và cung chặn vùng giá cao có động thái gia tăng đặc biệt là ở các cổ phiếu có tính đại chúng cao. VN-index hiện vẫn đang nằm trong vùng kháng cự quan trọng 122x-123x điểm.

Do đó, chiến lược chính trong giai đoạn hiện tại sẽ thiên về chốt lời từng phần đối với các mã tăng nóng hoặc có dấu hiệu suy yếu về dòng tiền sau nhịp hồi phục. Hoạt động giải ngân mới cần được kiểm soát chặt chẽ về tỷ trọng, ưu tiên các mã cơ bản có tích lũy vùng nền. Nhóm cổ phiếu được ưu tiên trong giai đoạn tới dự kiến sẽ là công nghiệp, năng lượng, xuất nhập khẩu.

Chiến lược dài hạn vẫn phải có Bank !

Phân tích thị trường ngày 22/02

  • Thị trường ngày 21/02 tăng giảm đan xen và đóng cửa sát mốc tham chiếu 1,230 điểm với thanh khoản tiếp tục cải thiện. Áp lực bán mặc dù xuất hiện từ khá sớm và gây áp lực lên chỉ số trong phần lớn thời gian nhưng dòng tiền vẫn duy trì lực đỡ tương đối ổn định dưới sự dẫn dắt của các cổ phiếu ngành ngân hàng, hóa chất, xây dựng vật liệu và một vài cổ phiếu thuộc nhóm cơ bản ngành bất động sản. Đây cũng là phiên có sự đồng thuận cho vị thế bán ròng khá mạnh đến từ tự doanh, khối ngoại và tổ chức trong bối cảnh cá nhân mua ròng tích cực.
  • Nhìn chung, thị trường đang có sự thận trọng nhất định khi áp lực bán có xu thế gia tăng trong phân hóa ở một vài phiên trở lại đây. Tuy nhiên, chỉ số chung tạm thời vẫn chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng nhờ sự hỗ trợ luân phiên đến từ nhóm cổ phiếu trụ. Theo đánh giá sơ bộ, rủi ro điều chỉnh giảm ngắn hạn của VN-index là vẫn hiện hữu tại khu vực kháng cự 122x-123x điểm (có thể mở rộng tới khu vực 124x điểm nếu có tác động mạnh ở nhóm vốn hóa lớn).

Do đó, các nhà đầu tư tạm thời nên chú ý hơn đến tỷ trọng danh mục - đặc biệt là các cổ phiếu thuộc nhóm thị trường đã xuất hiện các phiên tăng mạnh trong giai đoạn trước và sau tết. Hoạt động cơ cấu tìm kiếm cơ hội giải ngân mới nên ưu tiên tới các mã cơ bản có thị giá chưa đi quá xa khu vực nền, ít xuất hiện tình trạng giá giảm với thanh khoản đột biến so với mặt bằng chung. Nhóm cổ phiếu được ưu tiên trong giai đoạn tới dự kiến sẽ là công nghiệp, năng lượng, xuất nhập khẩu.


CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG NGÀY 22/02/2024
:small_orange_diamond: NĐT nước ngoài BÁN ròng 939.14 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1010.6 tỷ đồng.
:small_orange_diamond: NĐT Cá nhân: MUA ròng 914.0 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 850.6 tỷ đồng.
:small_orange_diamond: Tự doanh: BÁN ròng 290.7 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 181.1 tỷ đồng.
:small_orange_diamond: NĐT tổ chức trong nước: MUA ròng 315.8 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 341.2 tỷ đồng.

Phân tích thị trường ngày 23/02

  • Thị trường ngày 22/03 tiếp tục có phiên đi ngang và đỏ nhẹ quanh mốc 1,230 điểm với thanh khoản giảm. Áp lực bán tiếp tục tăng cường trong phân hóa ở một số ngành lớn như ngân hàng, bất động sản, dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản, bán lẻ, hóa chất… Trong khi đó, lực cầu tích cực xuất hiện chủ yếu ở các ngành xây dựng và vật liệu, F&B, dầu khí… Vị thế giao dịch của các nhóm nhà đầu tư có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể: bán ròng mạnh nhất của khối ngoại trong khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, tự doanh bán ròng; tổ chức và cá nhân mua ròng mạnh.
  • Nhìn chung, thị trường vẫn đang đối mặt với lực bán khá mạnh khi tâm lý các nhà đầu tư có xu thế thận trọng hơn quanh khu vực kháng cự 122x-123x điểm. Tuy nhiên, áp lực bán này lại xuất hiện trong phân hóa và tác động phần lớn là đến các cổ phiếu midcap. Dòng tiền vẫn đủ mạnh và độ linh hoạt để vừa hấp thụ cung ra vừa xoay trụ hỗ trợ chỉ số chung. Nếu tình trạng trên tiếp tục diễn ra hoặc áp lực cung giảm dần trong một vài phiên giao dịch tới thì rất có thể VN-index sẽ lại quay trở lại với xu thế tăng hướng tới khu vực 1,250 điểm dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

—> Các nhà đầu tư tạm thời vẫn nên chú trọng trong việc kiểm soát tỷ trọng danh mục, hạn chế mua đuổi khi giá đang trong trạng thái hưng phấn, ưu tiên các mã thuộc nhóm cơ bản, có động thái tích lũy nền. Nhóm cổ phiếu được ưu tiên trong giai đoạn tới dự kiến sẽ là công nghiệp, năng lượng, xuất nhập khẩu.

1 Likes
  • Thị trường ngày 26/02 phục hồi trở lại sau phiên giảm điểm mạnh và đóng cửa tại mốc 1,224 điểm với thanh khoản thấp hơn so với trung bình tuần giao dịch trước đó. Áp lực bán giảm giúp dòng tiền có cơ hội luân chuyển qua lại giữa các nhóm - ngành. Trong đó, dịch vụ tài chính, hóa chất, tài nguyên cơ bản, F&B… là các ngành đóng vai trò tích cực nhất trong việc hỗ trợ chỉ số. Đây cũng là phiên đón nhận vị thế mua ròng nhẹ trở lại của khối ngoại và tự doanh; trái ngược với vị thế bán ròng nhẹ của tổ chức và các cá nhân.
  • VN-index có phiên trả điểm trong phân hóa trái ngược với giai đoạn phục hồi trước đó đã mang lại nhiều kỳ vọng cho các nhà đầu tư về động thái chuyển dịch dòng tiền từ nhóm vốn hóa lớn sang nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, chỉ số phục hồi trong phiên vừa qua phần nhiều là do cung giảm chứ không hoàn toàn là do cầu tăng đột biến. Dòng tiền có sự luân chuyển nhưng ngoài ngành dịch vụ tài chính thì yếu tố tích cực lại chủ yếu là nằm ở các ngành hẹp bị hạn chế khả năng hấp thụ dòng tiền lớn, cùng một số cổ phiếu trụ có vai trò điều tiết chỉ số.
  • Về tổng thể, xu hướng trung hạn của VN-index vẫn là đi lên. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, thị trường có thể sẽ có phục hồi nhẹ thêm trong một (vài) phiên giao dịch tới trong bối cảnh phân hóa tăng cường nhưng khả năng xuất hiện rung lắc là vẫn hiện hữu. Do đó, các nhà đầu tư tạm thời vẫn cần mua bán có kiểm soát (đặc biệt là trong ngắn hạn), giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý kết hợp theo dõi thêm diễn biến dòng tiền nhằm nắm bắt thêm cơ hội cho giai đoạn tiếp theo.

#VN-Index test lại khu vực đỉnh cũ 1,240 + đầu phiên nhưng có thể đà tăng duy trì đến hết phiên. Đà tăng của TTCK có thể kéo dài trong tuần từ ngưỡng 1,240 - 1,250 điểm. Timing về TT chung - NĐT lưu ý về việc quản lý danh mục - cơ cấu các cổ phiếu đnag nắm giữ với các giao dịch ngắn hạn có thể trong thứ 5 & thứ 6 tuần nay khi VN-Index bật lên khu vực 1,245 - 1,250 điểm. Lưu ý hoạt động cơ cấu danh mục tuần này cũng chỉ để phục vụ cho việc tái đầu tư để tập trung vào các cổ phiếu trọng điểm & nhiều triển vọng…

Top 10 cổ phiếu có volume tăng đột biến hôm nay : GEX PVD PVT DPM ORS PSH PLX RDP BFC PVP DHM…

ngày 01/03:

  • TTCK đi ngang quanh khu vực tham chiếu và giảm điểm nhe về mốc 1,252 điểm với thanh khoản cải thiện. Dòng tiền duy trì trạng thái luân chuyển trong phân hóa với điểm đến là các cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính, F&B, tài nguyên cơ bản, xây dựng và vật liệu. Áp lực bán gia tăng ở các cổ phiếu ngành bất động sản, ngân hàng, dầu khí, hóa chất. Đây cũng là phiên đón nhận vị thế bán ròng trở lại của khối ngoại cùng tổ chức; tự doanh và các cá nhân mua ròng.