Nhật ký dùng chart Ichimoku và VNINDEX

Hay để em nhờ chuyên gia ảnh… pro pro max vô hỗ trợ hình ảnh minh họa? :innocent:

2 Likes

Khách sáo quá

4 Likes

Đỡ ế xem ia đê mê cho tuần sau đê

4 Likes

Còn 1 ngày nữa mới hết tuần, chym đang vừa vô 1 nhịp stochastic 1h mới.

Hay ta chuyển qua hệ tâm linh ta… để conversion line duy trì trên baseline.

6 Likes

Ui em mù mờ cái này bác nói tiếng lên xuống lãi lộ đi bác, để em dễ thở dễ nge

1 Likes

Túm lại là khi nào đường xanh dương cắt xuống đường đỏ là nguy hiểm đó.

3 Likes

Ế vl.

1 Likes

Để em đăng tuyển cộng tác viên…

Pic cần tuyển cộng tác viên hình ảnh. Ưu tiên những thành viên đã lên được nick pro, pro max @con_duong_xua_em_di @Harchi

3 Likes

Em giờ là thành viên ưu tú zòi bác ạ…

4 Likes

Ichimoku là hệ thống biểu đồ sử dụng nhiều đường xu hướng, rất dễ sử dụng. Nhìn có vẻ nguy hiểm thế thôi. Bạn cứ nhớ các con số 9, 26, 52 coi là từ khoá thời gian của Ichimoku. Đây là hệ thống xác định xu hướng và khá chậm, đường nhanh nhất của hệ thống là đường Tenkan. Người chơi có thể điều chỉnh độ dài các đường cho phù hợp nhưng đường tiêu chuẩn là 9,26,52. Các con số trên (và con số 14, 20, 50) sử dụng trong nhiều hệ thống TA.

1- Đường Tenkan Sen - Đường chuyển đổi
Hệ thống này sử dụng đượng Tenkan Sen = (Low 9 + high 9)/2 là trung bình cộng giá cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên. Sử dụng tương tự MA9 nhưng MA9 hay sử dụng giá đóng cửa (một số có thể sử dụng giá cao nhất, trung bình phiên). Khi giá cắt lên Tenkan từ dưới lên, thì mua và ngược lại thì bán.

2- Đường Kijun Sen - Đường cơ sở
Đường quan trọng nhất là KiJun-Sen = (Low26+High 26)/2
Đây là chỉ báo xu hướng 26 phiên tương đương khoảng 1 tháng.
Cách sử dụng : Khi giá tăng lên trên đường Kijun từ dưới lên thì là tín hiệu mua và ngược lại.
Đường ngắn Tenkan tăng lên trên Kijun là mua và ngược lại.
3- Đường trễ Chikou Span

Đây là đường giá hiện tại rời vế quá khứ 26 phiên. Mục đích thể hiện xu hướng vì nếu cao hơn giá 26 phiên quá khứ là thể hiện xu hướng tăng và ngược lại. Đường này thực tế cũng không hiệu quả lắm vì nó hơi trễ.
4- Hai đường Span A (Đường dẫn A) và Span B (Đường dẫn B). Khoảng cách 2 đường này tạo thành mây Ichimoku hay mây Kumo.
Cách tính
Span A = (Kinjun + Tenkan)/2 tiến về phía trước 26 phiên
Span B = (Low 52 + High 52)/2 tiến về phía trước 26 phiên.

Cách sử dụng
Nếu Span A cắt SpenB từ dưới lên là đảo trend, mây tương lai từ vàng thành xanh (một số biểu đồ sử dụng đỏ, xanh hoặc vàng, xám). Tín hiệu mua và ngược lại.

Khi giá thấp hơn mây là xu hướng Dowtrend, trong mây là Slideway, trên mây là Uptrend. Xu thế tăng là giá trên mây xanh. Xu thế giảm là giá dưới mây vàng.

Đây là hệ thống chỉ báo xu thế nên độ trễ lớn, xác định xu hướng tương đối chậm nhưng khá vững khi sử dụng biểu đồ ngày. Muốn chơi nhanh thì dùng đường Tenkan hoặc giảm khung thời gian nhưng có thể bị sai xu hướng nếu sử dụng đường ngắn, khung thời gian ngắn trong sóng hồi. Vì mây xanh được hình thành bởi các đường 2 tháng, 1 tháng và 9 ngày nên hình thành mây xanh tương đương với chí báo 17.5 vượt 52 là chỉ báo xu hướng tương đối chuẩn. Các bạn muốn chơi hay có thể kết hợp với các đường dao động, chỉ báo sức mạnh, xung lượng. Sử dụng kết hợp nào do người chơi tự dùng.

Tóm lại : Đây là bộ chỉ báo rất thú vị, dễ sử dụng. Người chơi mà biết vận dụng cũng khá hay. Tuy nhiên, dùng bộ chỉ báo nào không quan trọng miễn là kiếm được tiền. Thực tế, TA cũng chỉ là công cụ không khó sử dụng, quan trọng là trình độ, kiến thức, chiến lược của người chơi khi áp dụng vào thực tiễn. Trò này vừa phải theo trend vừa đòi hỏi kỷ luật nhưng cũng phải tinh tế khi áp dụng trong thực chiến. Khó nhất là chơi trong sóng hồi vì rất dễ bị bẻ trend.

7 Likes

Cám ơn bác vô phụ chém gió.

Nhưng sách lý thuyết về sử dụng ichimoku thì không quá đơn giản.
Nếu có thời gian mọi người tìm đọc mấy cuốn như vầy

Còn nếu làm nhanh gọn nhất:

  1. Vượt mây, mây dốc lên nhiều → tốt, mua
  2. Rớt vô mây và rớt dưới mây → xấu, bán
5 Likes

Mây chỉ là một bộ chỉ báo của Nhật. Hệ thống chơi kiểu Nhật có điểm độc đáo, phức tạp là do kết hợp với Hệ thống nến Candle stick. Hệ thống nến được sử dụng kết hợp với phân tích khối lượng thì có nhiều tình huống để dự báo đảo chiều xu thế rất sớm, đó mới là của độc. Cách chơi của người Nhật về bản chất là đi sau cách chơi của người Âu. Điểm độc đáo của TA Nhật bản so với Châu Âu là sử dụng Candle Stick, trước đây người Châu Âu hay sử dụng Bar Chart. Tuy nhiên, phân tích khối lượng sớm dựa vào nến Nhật thì khá hay, thể hiện tính chi tiết của người Nhật. Mình thích nhất phần phân tích nến trong cách dùng của Nhật.

Mình nghĩ, chỉ riêng mây Ichimoku thì không quá phức tạp vì mục đích ra đời của nó là biến hệ thống chỉ báo xu hướng thành 1 hệ thống All in One. Thực tế, người chơi có thể tự xây dựng bộ chỉ báo mạnh hơn nhiều so với Ichimoku nếu có kiến thức khá về TA.

Hệ thống chỉ báo của mình gồm 2 hệ thống xu thế, xung lực và tập trung phân tích Vollum cũng đủ chiến đấu nhiều năm trên thị trường. Mình nghĩ, nền tảng TA dù cao đến đâu nhưng TA thuần cũng còn nhiều thiếu sót khó khắc phục trong nhiều trường hợp.

Mình đưa 1 ví dụ về nến Nhật báo đảo chiều sớm chính là 2 cây nến xanh và đỏ phiên ngày 15/11 và 16/11/2022, đó là 2 cây nến tạo hình mẫu Bullish Engulfing sau thời gian dốc V sâu, một cặp nến đảo đáy điển hình trong sách nến Nhật. Đặc điểm cây nến xanh dài thân vượt thân cây nến đỏ sau một số phiên giảm mạnh. Kết hợp phân tích khối lượng bùng nổ là dấu hiệu Vét đáy của tổ chức hay người chơi lớn (MMs).

Khi gặp Bullish Engulfing là người chơi nến sẽ review thêm các yếu tố như khối lượng, các yếu tố FA bổ sung khác để xác định có hiện tượng Đảo đáy không. Do nến hình thành trong phiên nên báo sớm nhất (nếu người chơi biết quan sát), tức là có thể phản ứng gần như realtime. Vì thế, tốc độ ra quyết định là rất nhanh mà không chỉ báo kỹ thuật nào có thể sử lý được. Đó là độc đáo của các mẫu hình nến Nhật.

2 Likes

Ichimoku lý thuyết thì nhiều, đã ai dùng nó mà thắng lớn chưa các bác

Có nhiều chứ bác và mây Ichi cũng chỉ là một hệ thống chỉ báo của TA thôi. Tay chơi TA giỏi thì thắng lớn cũng nhiều vì đó là một công cụ tốt, nhiều người chơi TA đánh đòn bẩy tài chính mạnh, có kỷ luật, quyết đoán trong mua/bán. Họ đánh theo trend nên quyết định đúng lãi rất cao. Mình quan sát người chơi TA khá trở lên thì đánh bại họ rất khó. Một số người bảo TA không áp dụng được ở Việt Nam nhưng theo mình là không đúng vì mình áp dụng khá hiệu quả, giúp mình bảo vệ danh mục nhiều lần.

Một số người tôn thờ triết lý Đầu tư giá trị không thích TA. Họ chơi FA thuần, chiến lược đầu tư giá trị. Họ thắng rất lớn qua những đợt giảm giá sâu, có trình độ định giá cao, có kinh nghiệm và rất tự tin. Những người này giỏi FA, vĩ mô, dự báo thông tin cơ bản và không thích/không cần nhảy nhót.

Nói chung, trường phái nào cũng có nhiều người thắng lớn, nhiều người thua lớn.

2 Likes

Nghe chung chung thế, mình thấy nó cũng chỉ là 1 công cụ kỹ thuật.

Cụ thể có con người thật nào các bác biết dùng Ichimoku mà kiếm tài sản lớn không bác, hoặc nhân nhiều lần từ vốn ban đầu

Để mình gửi thông tin lịch sử về Ichimoku cho bác tham khảo

1 Likes

Chart 16/12

  • 1W
    Stochastic tuần đã gần vô vùng quá mua nhưng giá vẫn chưa vượt được baseline → nhịp tăng (hồi) này gần kết thúc (trong 2-3 tuần tới).
    Chỉ xác nhận hết nhịp giảm khi vượt qua baseline

Nếu không sớm vượt được baseline sẽ xấu

  • 1D
    Stochastic đã gần tới vùng quá bán, còn 3-4 ngày nữa. Nếu theo tốc độ này, thứ 5-6 tuần là thời điểm phải nảy lên để duy trì nhịp tăng
    Conversion line đang vẫn là cản trên của giá.

  • 4h
    Stochastic đang có trong nhịp tăng nhưng có dấu hiệu gãy xuống → xấu trong đầu tuần
    Pivot vẫn đang là cản mạnh
    Conversion line chưa cắt lên được baseline → vẫn đang xấu trong ngắn hạn

  • 1h
    Stochastic đang rớt mạnh và gần quá bán → nếu có nhịp nảy lên, sẽ có trong sáng mai
    Pivot đang là cản cần vượt qua
    Nếu có rớt, cần duy tri trên 1045 để tốt hơn


Kết luận:
Sáng đầu tuần sẽ hồi hộp xem rớt và có nảy lên được đến bao nhiêu.
Quan sát mốc 1045 mất mốc này sẽ xấu nhiều về gần 1000

Tuần sau sẽ vẫn còn trong nhịp tăng stochastic của chart tuần.
Vẫn nuôi hy vọng test và thoát mây ở mức 1063 ở giữa tuần.

3 Likes

Tks bác

1 Likes


Chart 19/12 - Nổ lực nảy lên buổi sáng của nhịp stochastic 1h đã không thành công

  • 1D
    Stochastic đang tiến vào quá bán. Sau khi vô dưới 20, cần đi ngang để ổn định và sau đó mới đến đợt nảy lên → vẫn chưa ổn định hoặc có thể nói là sẽ còn xấu hơn
    Conversion line vẫn đang là kháng cự
    Support đáy mây, baseline, pivot hiện đang ở khác xa bên dưới → đợt rớt này nặng

  • 4H
    Stochastic đã gãy (bẻ chart) giữa nhịp tăng → đó là một dấu hiệu đang yếu nhiều
    Mất support Pivot, mất support conversion line
    Baseline đang trên conversion line
    → xấu

Mong chờ support ở 1030 hoặc ở đỉnh mây 1000

  • 1H
    Stochastic nảy lên không đến được quá mua và gãy → xấu nhiều
    Thủng pivot, thủng basline, thủng mây → nguy hiểm
    Hy vọng Support ở 1030

  • 30m
    Stochastic hết nhịp tăng và rớt lại, chưa đi ngang → còn rớt tiếp
    Thủng pivot, thủng mây → nguy hiểm
    Support ở 1030


Kết luận:
Xấu và nguy hiểm

9 Likes