Ối zời ạ! Có nhóm ngành này tím nguyên tuần này...nghèo đừng đổ tại số!

Nữa hả tđb??

5 Likes

IDC của Thài đây…gớm cả núi tiền mà cứ giấu như mèo giấu mứt…
image
hình ảnh

4 Likes

Đây nữa…
hình ảnh


hình ảnh
hình ảnh

4 Likes

Những vẫn méo bằng BCM đâu nhá =)))))

3 Likes

https://amp.baodautu.vn/ceo-cushman--wakefield-viet-nam-bat-dong-san-cong-nghiep-hap-dan-nhat-nam-2022-d166543.html

CEO Cushman & Wakefield Việt Nam: Bất động sản công nghiệp hấp dẫn nhất năm 2022

Nhã An - 24/05/2022 21:47

Tổng diện tích đất dành cho công nghiệp trên cả nước đã vượt hơn 100.000 ha vào năm 2022, theo báo cáo của tập đoàn tư vấn đầu tư bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield.

TIN LIÊN QUAN

Chuyển dịch dòng vốn FDI vào bất động sản trong 5 năm qua rất thú vị

Sau một thập kỷ, số lượng các hiệp định thương mại tự do đã tăng đáng kể. Phát triển công nghiệp cũng nở rộ về cả chất lượng và số lượng nhờ vào các chính sách mới được triển khai và dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng.

Tại Diễn đàn bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2022, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, trong 5 năm gần nhất, dòng vốn FDI vào thị trường Việt Nam đặc biệt chảy vào lĩnh vực sản xuất chế tạo và bất động sản. Do dịch bệnh Covid nên 2 năm gần đây, dòng vốn này có giảm giảm chút ít, nhưng nếu nhìn vào các dự án FDI vào BĐS và phát triển BĐS trong quý 1/2022 rất tích cực.

Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường Việt Nam 3,2 tỷ USD, giải ngân lên đến 4,42 tỷ USD - tăng cao nhất trong nửa thập kỷ, lĩnh vực hút vốn lớn nhất là công nghiệp chế biến chế tạo và bất động sản.

Xu hướng chuyển dịch dòng vốn FDI vào bất động sản trong 5 năm qua rất thú vị. Nếu như giai đoạn 2017-2018, dòng vốn ngoại vào bất động sản Việt Nam tập trung chủ yếu phân khúc nhà ở, thì nay chuyển dịch về phát triển bất động sản khác, như bất động sản Khu công nghiệp (KCN) có xu hướng rất rõ.

Trong quý 1/2022, có giao dịch lớn, giá trị 600 triệu USD trong phân khúc bất động sản văn phòng tại Hà Nội làm cho tỷ lệ phân khúc này tăng cao, nhưng tổng giá trị giao dịch của bất động sản KCN cũng chiếm đến 28%.

Bà Trang Bùi cho biết, khi trao đổi cùng các nhà đầu tư nước ngoài, nhận thấy rõ sự quan tâm tới phát triển bất động sản nhà ở tỉnh thành trung tâm như Hồ Chí Minh, Hà Nội, nhưng 5 năm qua thì con số cho thấy có xu hướng đang nổi lên là bất động sản KCN, dẫn đầu là các tỉnh thành có giao dịch lớn về đầu tư bất động sản công nghiệp và trung tâm logistic như Bắc Ninh, Bình Dương, Bà Rịa, Long An…

Trong đó, tên tuổi lớn như Samsung đã công bố vốn đầu tư lũy kế đạt hơn 18 tỷ USD vào Việt Nam, tính đến hết năm 2021. Gói đầu tư này đã góp phần tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam trong mắt nhà đầu tư trên khắp thế giới.

Theo bà Trang Bùi, cần hiểu rõ xu hướng này, bức tranh tổng quát trong cho thấy ai đang tham gia cuộc chơi lớn, như tên tuổi là các nhà phát triển bất động sản - là để hỗ trợ cho các doanh nghiệpnước ngoài vào đầu tư, mở rộng nhà xưởng sản xuất ở Việt Nam. Các nhà phát triển bất động sản công nghiệp tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt các nhà phát triển ở Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

Ước tính có 2 tỷ USD dòng vốn đổ vào xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, logistic, kho bãi vào Việt Nam, với nhiều tên tuổi lớn tham dự, nhiều nhà đầu tư ngắm nghía và quan tâm mở rộng đầu tư ở Việt Nam, bà Trang Bùi cho biết. Một số nhà đầu tư đã rót vốn vào Việt Nam tiếp tục có kế hoạch rót vốn, chẳng hạn có quỹ đầu tư đã đầu tư vào phân khúc bất động sản nhà ở, khu công nghiệp, đang tiếp tục mở thêm quỹ thứ 2 để tăng đầu tư.

“Đa phần, các nhà đầu đều thích mở rộng và có thị phần cao hơn ở thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư mới cũng vậy, muốn triển khai nhanh, mở rộng thị trường, mở rộng danh mục trong giai doạn này”, bà Trang Bùi nói.

Lĩnh vực công nghiệp sẽ tiếp tục hấp dẫn nhất trong năm 2022

Theo bà Trang Bùi, một trong những yếu tố được các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường Việt Nam đó là trong bối cảnh chung của Đông Nam Á và đồng VNĐ ổn định so với các đồng ngoại tệ khác như của Thái Lan, Indonesia…- đây là yếu tố hấp dẫn và trước tiên khi các nhà đầu tư đưa ra cam kết đầu tư vào một thị trường nào đó.

Bên cạnh đó, việc tham gia nhiều hiệp định thương mại (FTA), đẩy mạnh xuất khẩu giúp tăng cường vị thế cho Việt Nam như điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất – là một phần trong chuỗi cung ứng, từ đó nhu cầu đối với bất động sản công nghiệp sẽ gia tăng.

Dĩ nhiên còn 1 số yếu tố khác. Có thể kể đến như vị trí chiến lược, nằm giữa Trung Quốc và Singapore – mang lại nhiều thuận lợi. Hiện Trung Quốc dần chuyển từ nền công nghiệp cơ bản thâm dụng lao động sang một nấc thang mới trong chuỗi giá trị đã tạo ra một làn sóng dịch chuyển công xưởng ra khỏi nước này đến các quốc gia Đông Nam Á – mang lại lợi ích cho cả khu vực, trong đó có Việt Nam. Các nhà đầu tư không ngừng tìm kiếm các tài sản công nghiệp và hậu cần thông qua liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp địa phương hoặc mua lại quỹ đất và các bất động sản hoạt động.

Cụ thể hơn, bà Trang Bùi cho biết, ở miền Bắc đang hình thành chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất giá trị cao hơn, nhờ phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối vùng với Hà Nội và gần Trung Quốc, nhiều nhà sản xuất lớn đang đặt nhà máy và tiếp tục đầu tư vào. Ở khu vực miền Nam, một số tỉnh trọng điểm như Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai thì không còn nhiều quỹ đất để thu hút nhà đầu tư lớn, nhưng Long An, Tây Ninh, Bà Rịa thì còn nhiều đất và có tiềm năng để phát triển.

Hiện các nhà máy xây sẵn ở Đồng Nai, Bắc Ninh…đang có tỷ lệ lấp đầy tốt, có mực độ sôi động của các hoạt động kinh tế đầu tư.

Còn miền Trung, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa được các quỹ và nhà phát triển bất động sản để tâm lắm, nhưng họ vẫn theo dõi.

Ở phía cung, các tỉnh công nghiệp lớn với nhà máy và kho sẵn như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa…đang chiếm tỷ trọng lớn và theo bà Trang Bùi vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong 3-5 năm tới. Các nhà đầu tư cũng đang rất quan tâm đến Bà Rịa vì vị trí chiến lược với cụm cảng Cái Mép Thị Vải. Còn ở Bình Dương, thị trường cùng đẩy – vì khan hiếm nên có cung là có cầu ngay lập tức.

Bà Trang Bùi cho rằng, Việt Nam đang chuyển đổi nhanh về phát triển tài sản cả logistic và bất động sản công nghiệp, hiện 60% là kho truyền thống, và xu hướng là chuyển sang bất động sản hạng A và kho bãi – các DN trong ngành này đều có kết quả kinh doanh tốt. Ngoài ra còn có bất động sản tích hợp và quan tâm tới phát triển bền vững. Hiện đã bắt đầu xây dựng các thành phố Logistic ở phía Bắc, quy mô khoảng 200ha – là tin tích cực, bà Trang Bùi nhận định

Một xu hướng tích cực khác là bên thuê trước đây cam kết 2-3 năm, nay hợp đồng thuê dài hạn hơn.

Với đặc tính từng khu vực như trên, giá cả đất tăng ở các khu vực như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương…khi quỹ đất không còn nhiều cho các nhà sản xuất và nhà phát triển bất động sản (họ cũng muốn phát triển thêm về hạ tầng, logistic).

Dự báo của Cushman & Wakefield, trong 5 năm tới, có khoảng 40.000ha đất khu công nghiệp cung cấp cho thị trường; các kho bãi cũng đang được quan tâm đầu tư mới và nhanh, dự đến 2025 sẽ tăng trưởng 22%, sẽ có kho bãi chuẩn A và B – là tin tốt cho ngành bất động sản nói chung. Trong đó, Bà Rịa đang tiếp tục đóng góp nguồn cung lớn trong thời gian tới.

Điểm nghẽn cần gỡ

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (“ADB”), 5,8% trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) được chi cho phát triển cơ sở hạ tầng, một mức chi phí cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, việc phát triển được một hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ và xuyên suốt vẫn còn là một chặng đường dài đối với Việt Nam. Để có thể chuyển dịch lên một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển khu công nghiệp/ logistics và trở nên thu hút và cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực, Việt Nam sẽ cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống đường cao tốc, các cảng biển nước sâu, nâng cao chất lượng hệ thống điện nước, bao gồm cả hệ thống tái tạo năng lượng.

Bà Trang Bùi chia sẻ trong hội thảo, hiện chỉ có 1 con đường kết nối Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu là quốc lộ 51 lại rất kẹt xe. Còn cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu mới lên kế hoạch triển khai – nếu hoàn thành thì kì vọng sẽ kết nối vùng tốt hơn, di chuyển nhanh hơn. Đặc biệt, tuyến cao tốc Hồ Chí Minh – Mộc Bài có vài trò quan trọng, vì kết nối các KCN và cơ sở logistic ở Tây Ninh với Hồ Chí Minh tốt hơn. Còn hiện tại, chi phí logistic đang bị cao, do vậy chưa nhiều nhà đầu tư dám đầu tư vào Tây Ninh dù vị trí rất chiến lược.

Ngoài ra, thách thức của Việt Nam hiện nay là thiếu nguồn lao động có kỹ năng, chất lượng cao, đồng thời, hầu hết các khu công nghiệp và khu chế xuất – nơi sử dụng đến 30% lao động di cư không có dịch vụ hạ tầng xã hội (ký túc xá, nhà trẻ, nhà văn hóa, đào tạo nghề, tham gia bảo hiểm xã hội…), lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Các tiềm năng và cơ hội đều đã sẵn sàng, nhưng Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều “đại bàng về làm tổ”. Điều này cho thấy để thu hút đầu tư nước ngoài và luôn đón đầu xu hướng, đặc biệt là trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0.

3 Likes

Ối giời ôi, nại phải giàu à, hố hố

Lâu lắm rồi mới có bài trên F chia sẻ thẳng thắn rõ ràng thế này,tiếc quá bác ko up sớm. Em thấy dòng này còn IDC tiềm năng nhất bác nhỉ?

2 Likes

BCM nhất nhé man :))))))

2 Likes

Khu công nghiệp có phải là TIP, SZC, SZB, SZE, SZL, D2D đúng không nhỉ?

Chọn mấy em đầu ngành, thanh khoản tốt, LN tăng trưởng >20%, cổ tức tiền mặt… để đón dòng tiền lớn bạn nhé…

1 Likes

https://amp.vnexpress.net/lan-song-fdi-moi-do-bo-cac-khu-cong-nghiep-4467688.html

Làn sóng FDI mới đổ bộ các khu công nghiệp

Thứ tư, 25/5/2022 | 08:12 (GMT+7)

Năm tháng nay, bất động sản công nghiệp nhộn nhịp đón nhà đầu tư Á - Âu - Mỹ tiếp cận thị trường, mở ra đà tăng trưởng mới.

Thương hiệu trang sức Đan Mạch Pandora giữa tháng 5 đã ký biên bản ghi nhớ xây cơ sở chế tác trang sức mới tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP) ở tỉnh Bình Dương. Đây sẽ là địa điểm sản xuất thứ ba của công ty và là điểm đầu tiên bên ngoài Thái Lan.

Tập đoàn Framas của Đức cũng vừa thuê một khu nhà xưởng xây sẵn rộng 20.000 m2 tại dự án KTG Industrial Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai). Framas chuyên sản xuất các bộ phận bằng nhựa chất lượng cao phục vụ khách hàng như Nike và Adidas.

Tập đoàn Fuchs, đại gia dầu nhớt của Đức, cuối quý I công bố mở rộng hoạt động tại Việt Nam với động thái thuê khu đất rộng 20.000 m2 tại Khu công nghiệp chuyên dụng Phú Mỹ 3 (PM3 SIP) ở Bà Rịa - Vũng Tàu để xây dựng nhà máy mới. Hợp đồng thuê đất thời hạn 55 năm, cho thấy cam kết lâu dài tại Việt Nam của nhà sản xuất dầu nhớt có kinh nghiệm hơn 90 năm của Đức.

Miền Trung cũng thành điểm đến hút nhiều nhà đầu tư mới. Arevo Inc. đến từ Mỹ muốn đầu tư nhà máy sản xuất máy in 3D (135 triệu USD) tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng; United States Enterprises dự kiến đặt nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở đây trị giá 110 triệu USD hay Trung tâm Nghiên cứu phát triển và sản xuất Fujikin (35 triệu USD) cũng đặt tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng…


Một góc khu công nghiệp Việt Nam Singapore tại Bình Dương nhìn từ trên cao. Ảnh: Quỳnh Trần
Trong khi đó, khu vực miền Bắc tiếp tục hút dòng vốn từ các nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản - những tay chơi tham gia vào thị trường từ rất sớm và không ngừng mở rộng quy mô tại các thủ phủ công nghiệp phía Bắc.

CapitaLand Development đầu năm ký biên bản ghi nhớ đầu tư một tỷ USD với tỉnh Bắc Giang để phát triển khu công nghiệp, hậu cần và khu đô thị đầu tiên của CLD tại Việt Nam. Còn Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp BW đã mua lại Khu công nghiệp DEEP C với quy mô khoảng 74.000 m2 tại Khu công nghiệp Bắc Tiên Phong, tỉnh Quảng Ninh.

Thái Nguyên chỉ 2 tháng đầu năm hút được 924 triệu USD vốn FDI, chiếm gần 18,5% tổng vốn FDI cả nước trong kỳ. Nổi bật trong đó là khoản bổ sung vốn trị giá 920 triệu USD của Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam, thuộc Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc). Nhờ đó, nâng tổng vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình tại thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên lên 2,27 tỷ USD (gần 52 nghìn tỷ đồng).

Quảng cáo

Các chuyên gia tại diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2022, ngày 24/5 cũng đánh giá làn sóng FDI mới đang bùng nổ 5 tháng nay, khi Việt Nam trở lại trạng thái “bình thường mới” và kiểm soát được Covid-19. Điều này mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các thủ phủ công nghiệp thời gian tới.

Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam đánh giá, các nguồn vốn FDI mới đổ vào khu công nghiệp Việt Nam năm 2022 đang có xu hướng phát triển theo hai nhánh. Thứ nhất là các ngành sản xuất và thứ hai là hậu cần phụ trợ, tức bất động sản công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất, logistics.

Theo bà Trang, với sự bùng nổ của thương mại điện tử trong những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư gốc Á như: Singapore, Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc… và cả nhóm các nhà đầu tư đến từ Mỹ, châu Âu cũng đã lần lượt xuất hiện tại thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Với nhóm các nhà đầu tư cập bến thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2022 đang có xu hướng tìm kiếm bất động sản hậu cần chất lượng ngày càng cao hơn.

Còn ông Fabian Urban, Giám đốc phụ trách mảng công nghệ giày dép của Framas Việt Nam, cho biết lý do chọn Việt Nam để mở nhà máy vì cơ sở vật chất vượt trội so với các địa điểm khác. “Việc thành lập nhà máy mới là một phần trong chiến lược của Tập đoàn nhằm phát triển lĩnh vực giày dép tại Việt Nam”, ông Urban nói.

Ông Lance Li, Tổng giám đốc Công ty BW Industrial dự báo thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ còn nhiều triển vọng đón dòng vốn mới năm nay. Theo ông, tín hiệu tích cực thể hiện ở chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam ghi nhận tăng trưởng 7 tháng liên tiếp.

CEO Cushman & Wakefield nhận định, thị trường logistics Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn đầu phát triển nhưng có nhiều tiềm năng phát triển vượt bậc trong vòng 5-10 năm nữa khi Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ tầng lớp trung lưu với thu nhập khả dụng tăng cao và sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử sẽ là những xung lực thúc đẩy thị trường logistics phát triển.

2 Likes

Loạt doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp báo lãi lớn trong quý 1/2022

IDICO, Thống Nhất, Viglacera,… là những doanh nghiệp bất động sản (BĐS) khu công nghiệp báo lãi tăng bằng lần trong quý đầu năm nay.

Juliet bởi Juliet

(https://dautu.io/2022/05/loat-doanh-nghiep-bat-dong-san-khu-cong-nghiep-bao-lai-lon-quy-12022.html)

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS KCN báo lãi lớn

Theo thống kế sơ bộ từ một doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022 cho thấy, tất cả đều có lãi. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp báo lợi nhuận giảm khi quỹ đất cho thuê không còn được nhiều.

Tổng Công ty Viglacera – CTCP (Mã: VGC) ghi nhận kết quả kinh doanh quý đầu năm tăng trưởng ấn tượng. cụ thể, doanh thu của công ty đạt lần lượt là 3.833 tỷ đồng, tăng 635 và lợi nhuận sau thuế đạt 752 tỷ đồng, gấp ,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Phần lớn có được kết quả tăng trưởng này là lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp với tổng doanh thu lớn hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Tổng công ty IDICO – CTCP (Mã: IDC) cũng báo lãi kỷ lục trong quý 1/2022. Doanh thu thuần IDC tăng 60% lên hơn 1.673 tỷ đồng, LNST gần 284 tỷ đồng , gấp 3.5 lần cùng kỳ. Nguyên nhân là do doanh nghiệp ghi nhận doanh thu các hợp đồng tại Dự án KCN Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng. Theo đó, doanh thu dịch vụ KCN quý này của IDC cũng tăng mạnh hơn 4 lần cùng kỳ lên hơn 769 tỷ đồng.

CTCP Long Hậu (Mã: LHG) cũng đạt doanh thu thuần quý 1/2022 là hơn 114 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ do doanh thu cho thuê đất và nhà xưởng giảm. Doanh thu tài chính tăng mạnh nên lợi nhuận sau thuế LHG cũng đạt gần 49 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ.

CTCP Thống Nhất (mã: BAX) ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 175 tỷ đồng và LNST gần 49 tỷ đồng, lần lượt gấp gần 7 lần và hơn 8 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đóng góp chủ yếu vào kết quả này lại là doanh thu bán đất nền, nhà ở, dự án Khu trung tâm dịch vụ KCN Bàu Xé với hơn 146 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu cho thuế đất và cơ sở hạ tầng chỉ gần 13 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.

(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2022 các doanh nghiệp).

1 Likes

mấy con IDC, BCM đang yếu giai đoạn này, có gì đâu mà PR

Thế đợi nó mạnh mới đua à :)…quý 2 nhóm này dự kiến book LN ngàn tỷ đó bác…

2 Likes

sao bác biết? Tin tức ở đâu vậy?

Tổng hợp từ nhiều nguồn bác nhé :)…kể cả nội bộ DN…sắp tới sẽ có tin hay về IDC đó bác…

hình ảnh
hình ảnh


hình ảnh
image

3 Likes

Chính phủ làm rất đồng bộ và quyết liệt…
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 sáng 25-5, C.hủ t.ịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý đến ttck.

https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-t…-viet-nam-doi-mat-voi-nhieu-thach-thuc-695504

"Do đó, cần biện pháp, phương thức hỗ trợ thị trường chứng khoán tốt hơn nữa nhằm ổn định kênh này để dòng vốn đến với doanh nghiệp", C.hủ t.ịch nước đề nghị.

2 Likes

Gỡ điểm nghẽn để BĐS công nghiệp đón dòng vốn lớn
https://m.batdongsan.com.vn/tin-thi…-de-bds-cong-nghiep-don-dong-von-lon-ar109008

1 Likes

BĐS công nghiệp đứng trước cơ hội đón dòng vốn ngoại hàng tỷ USD

15:05 | 24/05/2022[Chia sẻ](javascript::wink:

Dòng vốn ngoại đã có dịch chuyển rất rõ nét từ bất động sản nhà ở sang phân khúc bất động sản công nghiệp trong hai năm vừa qua. Theo chuyên gia, ngành này đang đứng trước nhiều cơ hội khi có tới hàng tỷ USD đã được cam kết đầu tư vào Việt Nam.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội. (Ảnh: Becamex).

Việc Việt Nam nối lại đường bay quốc tế và áp dụng hộ chiếu vắc xin bên cạnh nỗ lực thu hút FDI từ các địa phương dự báo sẽ giúp ngành khu công nghiệp tiếp tục hưởng lợi và tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2022.

Chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2022 diễn ra sáng nay (24/5), bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, giai đoạn 2017 – 2018, dòng vốn ngoại đổ vào ngành bất động sản (BĐS) Việt Nam tập trung chủ yếu vào BĐS nhà ở. Tuy nhiên, trong hai năm vừa qua, dòng vốn này đã có dịch chuyển rất rõ nét sang phân khúc bất động sản công nghiệp. Đơn cử như trong quý I/2022, tổng giá trị giao dịch BĐS công nghiệp ở Hà Nội đã chiếm đến 28% trong tổng giá trị của giao dịch của các phân khúc.

Vị này cho biết thêm, trong 5 năm vừa qua, TOP 5 lĩnh vực có giao dịch lớn về đầu tư có BĐS công nghiệp. Trong đó, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An hiện đang là 5 tỉnh có đầu tư mạnh vào BĐS công nghiệp và các trung tâm loggistics.

Các nhà phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam cũng ghi nhận tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Hiện nay đã có dòng vốn khoảng 2 tỷ USD đổ vào Việt Nam để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và logistics. Sự ổn định của đồng tiền nội tệ Việt Nam so với các nước trong khu vực cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo bà Trang, các nhà đầu tư hiện đang tập trung chủ yếu ở miền Nam và miền Bắc. Trong đó, miền Bắc đang được hưởng lợi nhờ vị trí nằm gần Trung Quốc. Với hệ thống hạ tầng phát triển vượt bậc và đặc biệt là hệ thống giao thông ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và đặc biệt là kết nối sang Trung Quốc rất nhanh. Có rất nhiều nhà sản xuất lớn như Foxconn đang đặt nhà máy và sẽ tiếp tục đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, ở phía Bắc có một xu hướng là sự hình thành của các chuỗi cung ứng, các chuỗi sản xuất có giá trị rất cao.

Tại khu vực miền Nam, các thị trường chính như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương không còn nhiều quỹ đất để thu hút các nhà sản xuất lớn. Tuy nhiên, các thị trường khác như Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn nhiều đất và tiềm năng để tiếp tục phát triển.

“Hiện nay, tại các khu vực có nhà máy xây sẵn và đã hình thành thì Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh là ba tỉnh có tỷ lệ lấp đầy lớn nhất và hoạt động đầu tư sôi động nhất”, vị này nói.

Đánh giá về triển vọng thị trường trong thời gian tới, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, hiện đang có sự tập trung của các nhà cung ứng lớn tại một số địa điểm như BW Industral tại Bình Dương nhưng quỹ đất tại tỉnh này hiện không còn nhiều. Đồng Nai và Long An quỹ đất dồi dào hơn và có các nhà máy đã xây sẵn. Thời gian tới, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đóng góp một lượng lớn nguồn cung đất công nghiệp trên thị trường.

Đối với các nhà máy đã xây dựng sẵn và kho đã xây xong thì Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đang chiếm tỷ trọng rất lớn về nguồn cung tương lai. Về nhu cầu đầu tư xây dựng kho bãi, đang có sự dịch chuyển từ Đồng Nai sang Long An.

Về thách thức, theo chuyên gia này, Việt Nam đang thiếu nguồn cung lao động có kỹ năng và chất lượng cao, tiến độ xây dựng các dự án hạ tầng giao thông còn chậm. Ngoài ra, lực cầu đang bị tập trung vào một số khu vực và bỏ quên rất nhiều khu vực có tiềm năng khác.

Hàng tỷ USD được cam kết đầu tư vào Việt Nam

Nói về dòng vốn vào BĐS công nghiệp, bà Trang Bùi cho biết, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu thuộc hai lĩnh vực, một là sản xuất và hai là bất động sản. Trong đó, có nhiều nguồn vốn đến từ Singapore và các nhà đầu tư của Châu Âu hiện nay cũng rất quan tâm đến Việt Nam.

“Chúng tôi cũng quan sát thấy thị trường BĐS Việt Nam đang có sự dịch chuyển rất nhanh và đang bước sang giai đoạn trưởng thành, ngày càng có nhiều dự án lớn và có nhiều chủ đầu tư lớn có kết nối rất tốt với các ngân hàng thương mại trong nước. Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ ngân hàng, ngoài ra còn phát hành trái phiếu ra thị trường”, bà Trang nhận định.

Tuy nhiên, theo Cushman & Wakefield Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hiện nay đang theo dõi rất sát vấn đề phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp BĐS. Điều này đang tạo ra những thay đổi trên thị trường. Và nếu như ở thị trường Việt Nam không có các sản phẩm tài chính lớn và cũng không có nhiều dự án để thu hút các nhà đầu tư có tổ chức ở Việt Nam thì câu hỏi đặt ra là huy động nguồn vốn đầu tư như thế nào?

Bà Trang cho rằng, với các nhà phát triển bất động sản có tầm nhìn dài hạn sẽ phải xem đâu là các nhà đầu tư tài chính dài hạn của mình. Tức là đừng chỉ tiếp cận vốn vay của ngân hàng hay phát hành trái phiếu mà vẫn còn rất nhiều cách khác để huy động vốn trên thị trường. Hiện nay nếu doanh nghiệp không huy động được vốn thì có thể sẽ có một số dự án bị ngừng triển khai. Do đó, đây cũng là thời điểm tốt để các nhà đầu tư tìm và mở rộng danh mục lớn hơn, có giá trị cao hơn.

“Với Hiệp định EVFTA thì hàng tỷ USD đã được cam kết đầu tư vào Việt Nam. Một số nhà đầu tư lớn đang đóng ở Trung Quốc có thể sắp tới sẽ mở rộng sang Việt Nam”, vị này cho hay.

2 Likes

IDC về đúng giá trị thôi

2 Likes