Nhiều người còn nghi ngờ việc tăng giá tương lai của DIG và CEO, L14, NHA. Rồi sẽ có ngày họ sẽ thấy giá như hồi đó nghe A7, giá như gặp A7 sớm hơn, giá như và giá như…
Từ chuyện bầu Đức thua lỗ, ngẫm đến cái khó của làm nông | Báo Dân trí
Cái giá của việc bỏ bds theo nghiệp làm nông
Anh A7 cho e hỏi chút nhé, hôm trc có ô chuyên gia ck, khi live on line. Họ có nói bóng gió nói về a, đại khái là ko có gì miễn phí, A nói ra là nhằm có mục đích riêng của a, vậy a đánh giá sao về nhận xét này ạ
Các ông lớn thi nhau đi xin đất đánh bắt cua, trong khi các mã dig, ceo, l14 hdc nha… cua trong chậu sắp lên nồi thì cứ thế mà ngồi đợi bê mâm. Nói thật mình mà là chị Liên vnm thì mấy công ty này trong tay mình 20% rồi đi bán sữa cho vui :)))
Cập nhật tí nha các bác
NGA MỸ đánh nhau giành đất, các chiên za hô sút đất… Rõ NGU
Chu kỳ tăng giá mạnh nhất bđs thường diễn ra theo chu kỳ bơm tiền kích thích kinh tế, thông thường 9-10 năm, nhưng 3-5 năm đầu là tăng khủng khiếp nhất !!!
Chuẩn bị tiền gia tăng thêm LDG thôi
Giờ này năm sau nhìn lại thì ối giời ôi.
Có giỏi thì lấy hình của mình ra mà làm avatar. Sử dụng hình người khác đã cho thấy bạn là người như thế nào rồi kkkk
A7 nói chỉ có chuẩn, bank chính phủ cắt nim nợ xấu nhiều, chứng thép hết kỳ vọng. Đất đai ngoài XH bà con múc trú ẩn lạm phát tăng như lên đồng. Mẹ kiếp bọn cty chứng khoán nó ko liên kết chơi xấu thì ae CEO, DIG, L14 giờ phải ở tầm cao mới rồi. Nhưng ko sao sẽ sớm thôi đè càng sâu thì bật càng cao thôi, thiên thời cản thế đéo nào dc. Bank, chứng, thép 2 năm nước có thiên thời tăng x5,x10. 2022 là thời của bđs thì x20,x30 là chuyện bình thường
x1000 x2000 là bình thường kkk
Thằng này nó đi phục thù vì đã cháy tài khoản nên giờ nó chim lợn miết.
Sắp vào sóng rồi tranh thủ gom thôi anh em
Lý do Nga sẽ không sử dụng quân đội tấn công lớn vào lãnh thổ Ukraine
Thứ Sáu, 06:31, 11/02/2022
VOV.VN - Một chiến dịch tấn công quy mô lớn là điều không mang lại lợi ích cho Nga trong vấn đề Ukraine. Lịch sử 2 thập kỷ qua cho thấy, Nga áp dụng chính sách tính toán kỹ càng về hiệu quả chi phí nên sẽ không mạo hiểm phiêu lưu quân sự.
Phương Tây quá mẫn cảm trong khi Nga vốn rất thận trọng
Năm vừa qua, khi Nga tập trung quân dọc theo biên giới với Ukraine, nhiều người tỏ ra lo ngại về khả năng nổ ra một cuộc xâm chiếm nào đó. Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã liên tục lặp lại cảnh báo về kịch bản này.
Đến nay (đầu năm 2022), Moscow đã phủ nhận mình có ý định hành động như vậy (đưa quân vào Ukraine) mặc dù họ chưa rút quân khỏi vùng biên giới. Một số nhà quan sát giải thích rằng các tuyên bố phủ nhận như vậy của Nga là không đúng sự thật và họ thậm chí còn tố giới chức Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công “cờ giả” (tức là ngụy tạo việc đối phương tấn công mình để lấy cớ đáp trả bằng quân sự - ND).
Đoàn xe thiết giáp của Nga ở Crimea vào tháng 1/2022. Ảnh: AP.
Tuy nhiên nếu xem xét kỹ động thái địa chính trị của Nga trong 2 thập kỷ qua thì có thể thấy giới chức Nga không việc gì phải nói sai với cộng đồng quốc tế. Đối với Nga, một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Ukraine không phù hợp với cách thức mà Nga bấy lâu nay sử dụng sức mạnh cứng trong các ván cờ địa chính trị. Các trường hợp đã xảy ra ở Gruzia, Syria, Libya, và cho tới nay ở Ukraine đều cho thấy Nga có xu hướng theo đuổi một chính sách hiệu quả về mặt chi phí.
Trong mỗi trường hợp, chính phủ Nga đều hiểu rõ rủi ro trên thực địa. Họ đã phân tích thận trọng về ích lợi và chi phí, vạch ra những mục tiêu rõ ràng và có tính giới hạn trong việc sử dụng sức mạnh cứng.
Chính sách chú ý đến hiệu quả chi phí là một sự lựa chọn mang tính tự giác cao của Nga bởi lẽ giới hoạch định chính sách của Nga hiểu rõ rằng họ không có đủ phương tiện cần thiết để duy trì một cuộc chiến quy mô lớn.
Chi phí tối thiểu của Nga trong các vụ Gruzia, Syria, Libya trước đây
Nga đã thực hiện các tính toán về chi phí trước khi nổ ra cuộc chiến tranh Gruzia vào năm 2008, trong đó Nga đứng về phe nổi dậy ở khu vực ly khai Nam Ossettia và Abkhazia đối đầu với chính quyền Gruzia.
Thời đó, lực lượng Nga đối mặt với một đối thủ không thực sự đáng sợ và họ dễ dàng đánh bại quân Gruzia ở Nam Ossetia chỉ trong vài ngày. Quân đội Nga sau đó vượt ranh giới tiến vào lãnh thổ Gruzia, tiến công thành phố Gori rồi dừng lại. Khi đạt được mục tiêu là đẩy quân Gruzia ra khỏi Nam Ossetia và Abkhazia, Moscow sẵn sàng mở cửa cho quá trình trung gian hòa giải của châu Âu.
Lúc đó, quân Nga hoàn toàn có khả năng chia cắt Gruzia làm đôi, giành quyền kiểm soát đối với các tuyến trung chuyển dầu khí từ Azerbaijan tới Thổ Nhĩ Kỳ và làm tê liệt nền kinh tế và hệ thống chính trị của Gruzia, rồi dùng những thắng lợi này để mặc cả buộc chính phủ Gruzia phải công nhận nền độc lập của các vùng ly khai nói trên. Nhưng các chi phí cho các chiến dịch đó ở cấp khu vực và toàn cầu là quá lớn đối với Nga nên trên thực tế họ đã dừng lại ở một chiến dịch có giới hạn.
Nga cũng có cách tiếp cận tương tự khi can thiệp vào Syria để bảo vệ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad vào năm 2015. Moscow không triển khai một lực lượng lục quân đông đảo như Mỹ từng làm ở Afghanistan và Iraq. Thay vào đó, Nga giới hạn sức mạnh cứng của mình vào hoạt động của máy bay tiêm kích, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng đánh thuê, cố vấn quân sự, và tàu hải quân. Để giảm nguy cơ hơn nữa, các nhà ngoại giao Nga đã tích cực tương tác với nhiều bên như Mỹ, Israel, và Thổ Nhĩ Kỳ ở các giai đoạn khác nhau của cuộc chiến. Các nỗ lực ngoại giao này hướng tới việc đảm bảo phiến quân Syria không được cung cấp các vũ khí phòng không, từ đó bảo đảm ưu thế trên không của các lực lượng Nga và Syria.
Hồi đó, việc Nga oanh tạc mở rộng vào các khu vực do phiến quân kiểm soát đã yểm trợ hiệu quả cho quân chính phủ Syria và giúp họ chuyển từ phòng ngự sang tiến công. Chỉ trong vài tháng, lực lượng Syria được quân Nga và Iran hậu thuẫn, đã có khả năng tái chiếm nhiều lãnh thổ rộng lớn. Trong ba năm tiếp theo, quân đội Syria đã đẩy được phiến quân ra khỏi 7 thành trì và giới hạn sự hiện diện của phiến quân vào khu vực tây bắc của quốc gia Tây Á này. Nga đạt được mục tiêu của mình – bảo tồn chế độ của ông Assad, với một chi phí tối thiểu, cả về phương diện tài chính lẫn thương vong. Ngoài ra, Nga còn thu được các thành quả ngoại giao trước các cường quốc phương Tây trên trường quốc tế.
Khi được mời can thiệp vào xung đột Libya, Nga thậm chí còn cam kết ít hơn nhưng vẫn thu được nhiều thành quả. Sự tham gia của Nga chỉ giới hạn ở hoạt động triển khai lính đánh thuê và cung cấp vũ khí cho tướng Khalifa Haftar, khi ấy kiểm soát khu vực phía đông của đất nước Libya. Mặc dù cuộc tiến công của tướng Haftar vào thủ đô Tripoli cuối cùng thất bại, Nga vẫn không rơi vào thế của bên thua cuộc. Ngược lại, Nga đặt được mình vào thế trung gian hòa giải giữa chính phủ Libya và tướng Haftar, giành được một vị trí đáng kể trên bàn đàm phán, cùng với các bên liên quan, cả trong khu vực lẫn ở phương Tây.
[
Trung Quốc khó “sống chết” vì nền kinh tế Nga nếu nổ ra xung đột với Ukraine
](Trung Quốc khó "sống chết" vì nền kinh tế Nga nếu nổ ra xung đột với Ukraine | VOV.VN)
VOV.VN - Nga và Trung Quốc hiện nay đang rất thân thiết với nhau. Nhưng sự thân thiết đó chủ yếu là ở khía cạnh ngoại giao và quân sự. Trong lĩnh vực kinh tế, câu chuyện sẽ khác đi nhiều. Khả năng lớn Trung Quốc sẽ không hết lòng hỗ trợ kinh tế cho Nga nếu xung đột quân sự với Ukraine nổ ra.
Tính toán của Nga ở Ukraine
Nga đã có cách tiếp cận dựa trên hiệu quả chi phí như trên khi họ can thiệp vào Ukraine vào năm 2014 sau cuộc bạo loạn Maidan chống lại Tổng thống Ukraine khi ấy là Viktor Yanukovych.
Khi đó, Nga đã không mở một cuộc xâm lấn ồ ạt đối với nước láng giềng nhỏ yếu hơn nhiều. Ngược lại, Nga được cho là đã triển khai các lực lượng không mang phù hiệu tới bán đảo Crimea, nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội Biển Đen. Lực lượng Nga đã giành quyền kiểm soát Crimea một cách êm gọn. Nga tổ chức trưng cầu dân ý và khẳng định việc sáp nhập là dựa trên “ý chí của nhân dân”. Sau đó Nga không đả động gì đến phần lãnh thổ còn lại của Ukraine. Đối với Nga, chiến tranh toàn cục không phải là phương pháp và việc đánh chiếm Kiev không phải là mục tiêu. Thay vào đó, họ ủng hộ lực lượng nổi dậy ở miền đông Ukraine. Như vậy, họ vẫn gây được ảnh hưởng lên Ukraine với chi phí tối thiểu.
Tám năm sau sự kiện sáp nhập Crimea, có lẽ Nga vẫn chưa thay đổi cách tiếp cận đó dù cho phương Tây hay đưa ra các kịch bản thật đáng sợ.
Nga vẫn đủ khả năng gây ảnh hưởng lên Kiev thông qua vùng Donbass. Do vậy, việc tập trung quân Nga ở gần biên giới Ukraine chủ yếu là để nhằm tới phương Tây chứ không phải Kiev. Moscow muốn buộc các nước phương Tây ngồi xuống đàm phán về các vấn đề an ninh châu Âu. Chiến lược này dường như đang phát huy tác dụng. Kể từ năm 1991, đây là lần đầu tiên phương Tây bàn thảo nghiêm túc với Nga về an ninh châu Âu.
Moscow muốn dàn xếp về một số vấn đề, bao gồm việc ngừng triển khai các tên lửa đạn đạo tầm xa ở châu Âu và giới hạn các cuộc tập trận gần biên giới Nga. Vào ngày 17/12/2022, Moscow công bố một đề xuất vạch ra các yêu cầu của họ đối với cả NATO và Mỹ.
Chuyện gì xảy ra kế tiếp?
Chừng nào Kremlin cảm thấy chưa nhận được các bảo đảm an ninh, họ sẽ có khả năng tiếp tục duy trì áp lực quân sự lên biên giới Ukraine. Họ có thể triển khai tên lửa đạn đạo tầm xa ở Belarus hoặc thậm chí leo thang căng thẳng ở một số điểm nóng gần đó, như là ở khu vực Gruzia. Nga cũng có thể tổ chức các cuộc tập trận gần hơn với Tây Âu, giống như cuộc tập trận hải quân gần Ireland mới đây. Sự lựa chọn khác cho Nga là triển khai tên lửa siêu thanh trên các tàu ngầm của mình hoặc bố trí tên lửa tầm xa ở Venezuela gần Mỹ.
Tất cả các giải pháp vừa nêu vẫn nằm trong khuôn khổ các tính toán của Nga về hiệu quả chi phí. Như vậy, xác suất về một cuộc chiến tổng lực là rất thấp./.
Trung Hiếu/VOV.VN biên dịch
Nguồn: al Jazeera
Dùng hình người khác
Đi phán linh tinh
Đạo đức bất minh
Ngôn từ bất nhã
.//.
P/S: Mở mồm ra nói bảng điện trả lời kkk sáo rỗng
Thằng này mày rỗi việc à, mày lo tk mày trước đi, đ phải lo cho bọn tao.
Nó đánh nhau bên Châu Âu, bất ổn càng cơ hội cho những nước ổn định phát triển kinh tế. Thủ tướng vừa bảo đây là thời cơ vàng 1000 năm có 1 ko thể chậm trễ để xây dựng đất nước. Thủ tướng nói nhắc nhở những nhà thầu ở sân bay Long Thành.
Tao thấy đa cấp quá thì tao phải lên tiếng, thấy bọn mày chết thì không nói nhưng cứ lừa người không biết gì vào để thịt thì thất đức, nếu nó tốt thật thì tự nó lên vài trăm vài triệu, chim lợn cũng vô ích nên chúng mày không nên chỉ trích ý kiến trái chiều, nên nghĩ cho kỹ vì tiền của chúng mày kéo về 100 cho người ta về bờ đi, hại bao người mất bao tiền tích cóp khổ người ta
Trong các mã A7, mình kết nhất con DIG, còn CEO thì thất vọng với lịch sử bề dày làm ăn thua lỗ, L14 thì lợi nhuận kém cỏi kinh niên