PET cưng - Con chào các cô chú ạ

Mùa thu ơi Paris dệt mộng tình si
Khi nghe người đi vào đời
Thấy lòng như bớt đơn côi

Bờ môi em là nguồn tin yêu đắm đuối
Ngày thuyền tình vào bến mới
Ta sẽ cho nhau tình yêu tuyệt vời

Em ước mai sau cũng như ngày đầu
Thương lời ngọt ngào
Đưa anh vượt khỏi cơn đau ngày nào

Mùa thu cho em☺️

PET cưng - Con chào các cô chú buổi chiều ạ !



Thị trường Việt Nam đang ở đâu trong mắt Apple

  • Xuân Sang
  • Thứ hai, 8/8/2022 15:19 (GMT+7)

Theo đại diện nhà bán lẻ và chuyên gia lĩnh vực di động, Việt Nam sẽ sớm được Apple nâng bậc ưu tiên, ngang hàng với thị trường Thái Lan.

Với doanh số tăng nhanh và sự quan tâm lớn cho mặt hàng iPhone của người dùng trong nước, chuyên gia từ Counterpoint Research nhận định rằng Táo khuyết sẽ sớm nâng xếp hạng ưu tiên thị trường Việt Nam lên bậc 2. Apple Việt Nam cùng nhóm với Thái Lan và chỉ đứng sau Singapore trong khu vực.

Việc được nâng hạng phản ánh đúng quy mô thị trường di động trong nước. Đồng thời, điều này giúp khách hàng của Apple tại Việt Nam nhận được chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Singapore nhóm một, Việt Nam, Thái Lan sẽ ngang hàng

Theo thông tin ghi nhận từ các nhà bán lẻ trong nước, doanh số iPhone chính hãng và sản phẩm của Apple đã tăng trưởng nhanh trong hai năm qua. Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây khó cho hàng xách tay cùng những chính sách cởi mở hơn từ Táo khuyết đã đóng góp vào kết quả này.

Trả lời Zing, ông Glen Cardoza, nhà phân tích chính mảng di động từ Counterpoint Research cho biết thị phần của Apple tại Việt Nam tăng từ dưới 2% trong quý I/2020 lên 9,8% trong quý I/2022. Theo đó, đây là một kết quả rất ấn tượng.

Trong cuộc họp cổ đông cuối tháng 7, CEO Tim Cook cũng nhắc tên Việt Nam trong nhóm những quốc gia mới nổi, có mức độ tăng trưởng tốt nhất của hãng trên toàn cầu.

“Việt Nam vẫn được Apple xếp ở bậc 3, trong khi Singapore thuộc nhóm một, Thái Lan là 2. Tuy nhiên, chính doanh số bán liên tục tăng cùng sự quan tâm lớn của người dùng cho iPhone, có thể Việt Nam sẽ được nâng lên bậc 2 ngay trong năm nay”, ông Glen Cardoza nhận định.

Dự đoán trên trùng khớp với thông tin được các nhà bán lẻ tại Việt Nam chia sẻ gần đây. Cụ thể, ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Ngành hàng Viễn thông, Di động của FPT Shop cho biết Việt Nam đang trở thành thị trường trọng điểm của Apple tại Đông Nam Á, châu Á. Do đó, việc nâng cấp bậc ưu tiên sẽ sớm diễn ra.

Khi ở bậc 2, người dùng trong nước sẽ nhận được những ưu đãi phù hợp. Theo đại diện một nhà bán lẻ lớn tại Hà Nội và TP.HCM, iPhone 14 series sẽ mở bán sớm hơn đáng kể so với thế hệ tiền nhiệm. Ở iPhone 13 series, hàng chính hãng về sau máy xách tay khoảng 28 ngày.

Đối chiếu với một quốc gia thuộc bậc 2 khác trong khu vực là Thái Lan, Việt Nam có thể sẽ sớm được xây dựng Apple Store trong tương lai gần.

“Nhiều nguồn tin trong ngành tiết lộ Apple đã bổ sung nhiều nhân sự chất lượng ở Việt Nam. Song song với đó là việc công ty tìm mặt bằng để mở Apple Store. Những điều này cho thấy Táo khuyết đang đánh giá cao thị trường Việt Nam”, ông Xà Quế Nguyên, đại diện Hnam Mobile trả lời Zing.

Nhiều năm thiệt thòi khi là thị trường bậc 3

Việc mặt hàng iPhone xách tay phổ biến trong nhiều năm qua khiến Apple vẫn xếp hạng Việt Nam thuộc nhóm 3 về mức độ ưu tiên. Bởi về mặt giấy tờ, doanh số sản phẩm Apple đáng ra thuộc về Việt Nam trước 2019, được chuyển cho những thị trường như Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc… do dân buôn nhập nhiều iPhone từ những nước này.

Điều này gây ra “hiểu lầm” về thị trường trong nước từ chính những người quản lý của Apple. Trong buổi họp công bố kết quả tài chính của Táo khuyết hôm 28/7, Tim Cook vẫn đánh giá Việt Nam thuộc nhóm thị trường “có mức độ phổ biến iPhone chưa cao”.

Việc bị xếp vào nhóm bậc 3 khiến nhà bán lẻ, người dùng trong nước chịu nhiều thiệt thòi. Giai đoạn trước, đại lý phải nhập iPhone từ Apple với giá nguyên gốc, tương tự người dùng cuối. Do đó, khi đến tay khách hàng trong nước, iPhone chính hãng bị đội giá bởi các loại thuế và chi phí bán hàng. Điều này tạo ra chênh lệch lớn về mức chi phí bỏ ra để mua một chiếc iPhone chính hãng với xách tay. Do đó, iPhone nhập khẩu theo đường tiểu ngạch vẫn sống tốt trong thời gian dài.

Ngoài ra, vì là nhóm thị trường thấp điểm, nguồn hàng Apple chính hãng không được ưu tiên. Do đó, những mẫu iPhone nhận được sự quan tâm lớn thường về hàng rất trễ, sau Hong Kong, Singapore nhiều tháng với lượng máy hạn chế. Người dùng không đủ kiên nhẫn đợi máy chính hãng buộc phải chuyển sang mua hàng xách tay.

Do đó, việc Apple nâng hạng Việt Nam lên nhóm 2, ngang Thái Lan được các nhà bán lẻ đánh giá là động thái đúng của Táo khuyết với thị trường di động lớn như nước ta. Qua đó, người dùng trong nước được tiếp cận với sản phẩm Táo khuyết sớm hơn với giá tốt cùng chất lượng dịch vụ được cải thiện.

Theo chuyên gia của Counterpoint Research, Việt Nam là thị trường khá nhạy cảm với giá bán của thiết bị di động, bởi người dùng có xu hướng đợi các đợt giảm giá.

“Tuy nhiên, đối với Apple, Việt Nam cho thấy đây là một thị trường có sức mua tốt, ngay cả trong giai đoạn thấp điểm, tháng 4 đến tháng 10 trong năm”, ông Glen Cardoza cho biết.

Ngoài ra, ngành hàng Apple vẫn liên tục tăng trưởng trong hai năm đại dịch. Điều này cho thấy sức hút ổn định của sản phẩm Táo khuyết với người dùng trong nước.

Chào cả nhà mình ngày mới. Chúc cả nhà mình một ngày tốt lành !!!
hình ảnh

Chào cả nhà mình ngày mới. Chúc cả nhà mình một ngày tốt lành !!!

1 Likes

Cái đường màu tím là MA50
Sớm hay muộn cũng sẽ Break MA50
Ngoài kia bạn bè con lũ lượt Break MA50 cả rồi
Gấp lắm rồi PET cưng ạ
Cảm thấy rần rần trong người

1 Likes

Chào Pet cưng!

1 Likes

Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới
Em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé

Em có hay mùa thu mây bay gió nhẹ
Em có hay thu về hết dấu cô liêu
Và em có hay khi mùa thu tới
Bao trái tim vương màu xanh mới
Em có hay hay hồn thu nói tình yêu ngất ngây

Mùa thu ơi Paris dệt mộng tình si
Khi nghe người đi vào đời
Thấy lòng như bớt đơn côi

Bờ môi em là nguồn tin yêu đắm đuối
Ngày thuyền tình vào bến mới
Ta sẽ cho nhau tình yêu tuyệt vời

Em ước mai sau cũng như ngày đầu
Thương lời ngọt ngào
Đưa anh vượt khỏi cơn đau ngày nào

Lam Phương (20 tháng 3 năm 1937 – 22 tháng 12 năm 2020) là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc đại chúng, nhạc trữ tình, tân nhạc Việt Nam với 217 tác phẩm phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay. Ông còn có bút danh khác là Thương Anh.

Cuộc đời
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam. Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa “hướng về phương trời màu xanh hy vọng”. Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc bướm, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. 3 năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.

Năm 1958, Lam Phương nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nhưng ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện… Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch. Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông rời sang Paris. Sang đây, ông làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.

Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Ngày 13 tháng 3 năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sĩ Lam Phương đã dần bình phục, dù không thể được như xưa.

Lần xuất hiện gần đây nhất vào tháng 8 năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ của Trung tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình ca Lam Phương in Singapore.

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời vào ngày 22 tháng 12 năm 2020 (theo giờ tại Mỹ) sau thời gian dài điều trị bệnh tim và tai biến, hưởng thọ 83 tuổi.

Sự nghiệp

Tân nhạc
Lam Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc Nam Bộ với 217 tác phẩm đã phổ biến kể từ năm 1952 cho đến nay.

Năm 15 tuổi, ông sáng tác bản Chiều thu ấy nhưng mãi đến năm 1954, ông mới nổi danh với hai bài Kiếp nghèo và Chuyến đò vỹ tuyến. Nhạc của Lam Phương trong thập niên 1950 chủ yếu là cảm xúc về cuộc di cư năm 1954 bao gồm những bài như Chuyến đò vỹ tuyến, Nhạc rừng khuya, Đoàn người lữ thứ, Nắng đẹp miền Nam; nói về quân đội Việt Nam Cộng hòa như Bức tâm thư, Tình anh lính chiến, Chiều hành quân.

Đến thập niên 1960, Lam Phương viết rất nhiều bản nhạc nổi tiếng và đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về tài chính. Thời điểm đó, lương một vị đại tá quân đội cả phụ cấp vào khoảng 50 nghìn đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa, lương một vị giám đốc cũng vào tầm đó. Còn nhạc sĩ Lam Phương trong một lần lên Đà Lạt biểu diễn văn nghệ, ngồi trên khu nội trú nhìn xuống thung lũng ông viết bài Thành phố buồn và bán nó với giá 12 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều bản khác như Tình bơ vơ, Duyên kiếp… khiến ông có một tài sản lớn.

Song song với việc sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân đội, Lam Phương còn cộng tác với Trung tâm Quốc gia Điện ảnh, xuất hiện trong 2 bộ phim mang chủ đề vận động cải tiến xã hội là Chân Trời Mới, Niềm Tin Mới.

Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sĩ Lam Phương đã lập gia đình. Thời gian đó ông viết nhiều tác phẩm vui tươi điển hình nhất là tác phẩm Ngày hạnh phúc. Bài hát được chọn làm nhạc hiệu Chương Trình Gia Binh của Đài Phát Thanh Quân đội và được người dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát “Đêm về nghe con khóc vui triền miên”. Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sĩ, cô Ánh Hằng.

Khi ở Việt Nam, nhạc sĩ Lam Phương có một tài sản rất lớn trong nhà băng. Tuy nhiên, vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, cũng như rất nhiều người khác, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì, ra đi với 2 bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu, ông viết bài Con tàu định mệnh với câu hát “Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần”. Khi đến đất Hoa Kỳ, ông viết tiếp bản Mất với câu hát da diết “Sau phong ba trời thêm đen tối, lìa quê hương khi mới đổi đời”.

Nhạc sĩ Lam Phương sau khi đến Mỹ, trong hoàn cảnh khó khăn khi phải kiếm tiền bằng những công việc chân tay nặng nhọc thì không may hạnh phúc gia đình tan vỡ. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như Điên, Mất, Tiếc… Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lầm và Say.

Một lần nữa, ông lại trắng tay rời sang Paris, mà như ông nói rằng người ta đi tị nạn chính trị còn tôi tị nạn ái tình. Ở đây ông đã gặp được một người phụ nữ tên Hường và viết hàng loạt ca khúc vô cùng tươi vui như Bé yêu, Bài tango cho em. Điển hình là bài Mùa thu yêu đương với câu hát “Đường vào Paris có lắm nụ hồng”, hồng ở đây là xuất phát từ người phụ nữ tên Hường. Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu, nên sau cùng ông viết Tình vẫn chưa yên. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga.

Khác với đại đa số các nhạc sĩ ít nhiều có các ca khúc được phổ thơ hoặc viết lời Việt cho các nhạc phẩm ngoại quốc, tất cả các ca khúc của Lam Phương đều do ông tự sáng tác cả nhạc lẫn lời.

Ông còn có bút danh khác là Thương Anh. Bút danh này được sử dụng trong bài Còn mỗi đêm nay (Còn đêm nay thôi), Kỷ niệm sầu và Xuân mộng.

Nhạc sĩ Lam Phương - ông để lại cho hậu thế một gia tài âm nhạc đồ sộ

PET cưng - Con chào các cô chú buổi sáng ạ !



hình ảnh
hình ảnh

Đỏ là mua, cơ hội!

Chào PET cưng!

PETROSETCO tiếp tục kí hợp đồng phân phối ủy quyền với Apple, dự báo “tăng tốc” ngoạn mục vào cuối năm 2022.

Ngày 5/8/2022, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí tiếp tục ký hợp đồng phân phối ủy quyền tất cả các dòng sản phẩm chính hãng của Apple tại thị trường Việt Nam từ năm 2022 đến năm 2023.

Với kế hoạch cho ra mắt 4 mẫu điện thoại thuộc dòng iPhone 14 vào tháng 9 tới đây, “gã khổng lồ công nghệ” cũng dự đoán rằng, doanh số ban đầu của dòng iPhone 14 sẽ vượt qua kỷ lục mà iPhone 13 đã đạt được. Như vậy, việc tiếp tục ký hợp đồng phân phối ủy quyền tất cả các dòng sản phẩm chính hãng của Apple tại thị trường Việt Nam từ 2022-2023 tại thời điểm này được dự báo sẽ tiếp tục là yếu tố thuận lợi cho PETROSETCO thực hiện cú tăng tốc “bứt phá”, chạm đích các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của cả năm 2022 trước kế hoạch./.

4 Likes

Ae lên tàu chưa. Nay có tương đối rồi ai mua không nhỉ?