Trên thị trường chứng khoán này thì không thiếu chuyên gia, có rất nhiều những người giỏi, phân tích rất hay. Nhưng mà xưa nay em chỉ nể những người oánh thật, show tài khoản và đi lệnh, càng thường xuyên càng tốt, đó là lý do em có tk thị phạm cho anh chị khách hàng.
Đơn giản là việc trade bằng miệng và xuống tiền thật nó khác nhau lắm. Nói thì bao giờ chẳng hay, nhưng cứ xuống tiền thì mới biết được, chứ ngồi phán thì dễ quá. Thị trường lúc nào cũng vận động lên xuống zíc zắc, nay hô xuống, không xuống thì mai xuống, cùng lắm thì tuần sau kiểu gì chả có phiên xuống, hô lên cũng vậy, ngày nào cũng hô, mà TK không dám mua cũng bằng thừa
Đúng/sai trong đầu tư
Trong đầu tư thì chuyện gặp sai lầm, tư duy sai là chuyện xảy ra như cơm bữa. “Bạn đúng hay sai, điều đó không quan trọng, cái chính là bạn kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai”
Vậy thì mục tiêu trong đầu tư thì khi mình tư duy đúng, hãy tận dụng để kiếm thật nhiều, khi mình tư duy sai thì hãy cố gắng để mất thật ít và đặc biệt là phải nhận ra sai thật nhanh để sửa.
Nếu bạn đưa ra 1 ý tưởng đầu tư, cho là nó rất đúng và khẳng định điều đó với nhiều người hoặc public điều đó thì rất nguy hiểm cho quá trình tư duy đầu tư. Bởi khi bạn đã khẳng định idea của mình với số đông, thì não bộ đã được lập trình để bảo vệ idea đó, chứ ko được lập trình mở để đón nhận những ý kiến trái chiều, giúp bạn nhận ra đúng sai.
Vì thế tốt nhất là với bất kỳ ý tưởng, idea nào thì mình cũng nên tự nhủ ngay từ đầu là nó có thể sai, và mình sẵn sàng nghe phản biện từ người khác, từ phản hồi của thực tế khách quan đang xảy ra để test xem mình có đúng không, đừng bao giờ đóng đinh với bất kỳ 1 idea nào. Trong đầu tư, hãy chọn cửa dưới khi bắt đầu tư duy, luôn nghĩ rằng mình có thể sai để học hỏi sẽ giúp bạn có một hệ tư duy mở và sửa sai rất nhanh nếu bạn mắc sai lầm. Sửa nhanh sai lầm sẽ giảm thiểu thiệt hại thua lỗ và giúp nguồn lực capital được sử dụng vào những idea đúng sớm hơn để nhanh chóng gia tăng lợi nhuận.
Những ý tưởng trên đây có thể đúng, có thể sai và vẫn trong giai đoạn tư duy để học hỏi hoàn thiện.
Đôi lúc em tự hỏi, cái nghề chứng khoán, đặc biệt là các chuyên gia phân tích chứng khoán, có phải vì đặc thù, tính chất công việc đã biến họ thành những con người tráo trở, lươn lẹo? Dù ngoài đời họ là những con người hoàn toàn khác hẳn, rất dễ thương. Hay tại em cổ hủ, bảo thủ không nhận ra rằng: Đầu tư, đầu cơ chứng khoán thì gió chiều nào theo chiều đó, vì chứng khoán: Mỗi ngày một thế cờ. Không thể cứng nhắc, bảo thủ. Như vậy mới sống sót và tồn tại được ở cái thị trường này.
Ví dụ mình thấy thị trường đang tốt, vì cả tỷ lý do nên mình nhận định nó tốt. Sang hôm sau, mình thấy nó xấu ngoài dự kiến, vì một tỷ lý do, thì mình phải thay đổi nhận định. Như thế có gọi là tráo trở lươn lẹo không ạ.
Nhưng những người theo mình họ sẽ bị sốc và cảm thấy như bị phản bội, và từ đó họ thù ghét mình thì sao? Mình phải ứng xử sao đây.
Tình huống này hay gặp ở những người tam gọi là “đứng mũi chịu sào” trên TTCK. Nhất là các chuyên gia, hoặc các bạn hay chém gió, viết lách trên các diễn đàn.
Đó là lý do rất nhiều trader rất giỏi ẩn mình trên núi Võ Đang. Họ khôn đấy, vì không muốn tự mình đeo gồng vào cổ mình, nó là áp lực vô hình cho các trader thực thụ.
Ai cũng từng thề thốt với thời gian, hẹn sau này lớn lên sẽ thành người hạnh phúc. Ấy vậy mà chỉ thiếp đi một lúc, đi gần nửa đời người, vẫn chưa vẹn vuông tròn…
Ai cũng là nhà đầu tư
Nhưng chưa ai thực sự đầu tư.
Không ai thực sự đầu tư nhưng ai cũng có cổ phiếu.
Ai cũng có cổ phiếu nhưng không mấy ai hiểu rõ về cổ phiếu đó.
Không mấy ai hiểu rõ về cổ phiếu đó
Nhưng ai cũng khen nức nở trên mọi diễn đàn.
Ai cũng khen nức nở trên mọi diễn đàn nhưng lại sẵn sàng bán đi.
Ai cũng bán nhưng không mấy ai có lãi. Không mấy ai có lãi nhưng ai cũng nghĩ mình giỏi.
Ai cũng nghĩ mình giỏi nhưng không mấy ai tin vào chính mình.
Không tin chính mình nhưng luôn nghi ngờ tài năng người khác.
Nghi ngờ tài năng người khác nhưng vẫn tìm đọc cho bằng được.
Tìm đọc cho bằng được nhưng cứ đọc là chửi…".
Ít có nghề nào phải hứng chịu nhiều thành kiến xã hội như nghề trading, trong đó không ít người đánh đồng nó là một hình thức cờ bạc. Điều này cũng có lý khi phần lớn những người mới bước chân vào thị trường bị sức cám dỗ của nó đã hành động thiếu sáng suốt, nếu không muốn nói là mù quáng. Trading và cờ bạc vẫn có ranh giới của nó (dù mong manh) nếu người ta đủ tỉnh táo để nhận ra.
Tôi thấy chia sẻ sau đây phản ánh rất sinh động quan điểm này: “Newbie (người mới chơi) lúc nào cũng nghĩ đến tiền lời mà ít bao giờ nghỉ đến tiền THUA. Người đi trước sẽ ăn nhiều hơn anh vì họ LIỀU hơn anh. Liều là một trò chơi của cờ bạc. Trading thì khác ! Trading là mua bán khi có một cái gì đáng tin. Anh đi đánh bài, anh LUÔN PHẢI đặt tiền trước rồi thì người ta mới chia bài, đúng không? Không có sòng bài nào cho anh coi bài rồi mới kêu anh đi tiền. Đó là 50%. Trong trading, tuy anh không đoán được tương lai và nó cũng giống cờ bạc ở điểm này, nhưng market cho anh thấy bài rồi anh mới đặt tiền. “Thấy bài rồi” là nghĩa gì? Là có nghĩa anh đã thấy signal RỒI anh mới đi tiền. Khi thấy signal rồi thì cuộc chơi không còn 50% nữa.
Trading và cờ bạc khác nhau chỉ bao nhiêu đó thôi, và cái kiên nhẫn ngồi chờ signal xuất hiện là một nghệ thuật rất khó làm được. Nó và cutting loss là hai điều kiện tiên quyết của thành công trong trading.
Số phận cả đấy, lúc hanh thông tiền cứ như ai đó vô hình ném vào mặt, lúc không hanh thông nó cứ như ma xui quỷ khiến để không thuận lợi.
Tôi tin là nhìn biểu đồ thì 10 phần tôi có thể giải mã được 5-6 phần. Số phận cuộc đời thì không giải mã nổi 01 phần, tôi chỉ ước số phần mình thênh thang hơn, đừng nghiệt ngã nữa.
Hai chọn một, cùng một phương pháp, cách tính nhưng thực tế cái dễ thành khó hơn.
Số phận.
Giàu sang tại mệnh. Phú quý tại thiên
Tôi không thuộc thành phần duy tâm, nhưng khó giải thích sự việc diễn ra trong cuộc sống lắm.