Tuần Quan Trọng Của VN-Index - Phải chuẩn bị từ bây giờ
Đây là bài viết cực kỳ quan trọng, về tư duy đầu tư giai đoạn này. Thời cơ nghìn năm sẽ sinh ra trong 1-2 quý tới. Sau đó sẽ không còn nữa. Bão rồi cũng sẽ tan.
Lưu ý về bài viết: Luôn bám sát những gì đang xảy ra. Luôn là “Trọng yếu” hiện tại. Không nên dùng nó để mua bán cổ phiếu. Tất cả các bài viết nhằm mục đích chia sẻ “Năng lực đầu tư”, đóng góp vào phát triển cộng đồng nhà đầu tư nói chung.
(1) Về FED, mình nghĩ FED người ta sẽ tăng lãi suất thêm 0.75 vào tuần sau. Đưa lãi suất lên 4%. Và tháng 12 có thể là 0.5 lên 4.5%. Có thể là đỉnh của lãi suất Mỹ tại 6th năm 2023.
Vấn đề không phải là lãi suất Mỹ nữa. Nó thật sự không quan trọng bây giờ. Vấn đề là “PHẢN ỨNG CỦA NHNN Việt Nam” sẽ như thế nào? Nó thật sự rất quan trọng trong bối cảnh nhiều thứ đang bủa vây. Liệu rằng NHNN có thắt chặt tiền tệ hơn nữa hay không? Chờ đợi và VN-Index sẽ bị ảnh hưởng bởi “Trọng yếu” này. Xu thế vẫn là bình thường đến xấu hơn nếu có.
3 thành tố quan trọng là: (1) Lãi suất điều hành có tăng 1% hay không? (2) tỷ giá đã tăng rất mạnh lên gần 25.000 liệu có bức phá lên 26.000 hay không? Mức này là đã tăng 15.5%. (3) Lãi suất huy động liệu có tiếp tục tăng nữa hay không?. Hiện Tăng trưởng tín dụng, đã cạn room làm cho dòng tiền hoạt động giảm đi làm khó VN-Index tăng trong giai đoạn này.
(Nhà đầu tư nên nghĩ rằng các kịch bản xảy ra sẽ cho kết quả rất khác biệt lên VN-Index)
(2) Về ảnh hưởng từ trái phiếu BĐS
Mấy bài viết vừa qua, mình mô tả những gì đang diễn ra. Không hề có ý nói TT xấu tốt gì cả. Rõ ràng TTCK tác động đến nhiều nhóm ngành mà chẳng liên quan gì… Nhất là vỡ trái phiếu này chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Bằng tư duy 23 năm trên TTCK này, bằng nghiên cứu rất thấu đáo về các nước. Bằng tư duy hệ thống để diễn tả “Những gì sẽ xảy ra” nhằm mục đích dành cho những nhà đầu tư ít kinh nghiệm hơn hiểu rõ. Hoàn thiện năng lực đầu tư.
=> VTP đã chính thức đi vào giai đoạn “Xử lý tồn đọng” đây là việc rất tốt cho kinh tế Việt Nam sau này. Cũng là bài học đắt giá phát triển đất nước. Kinh nghiệm quý báu cho nhà đầu tư. Chắc chắn xử lý xong phải tốn 5-10 năm. Hơn 4xxK tỷ. Chiếm 2.xx tổng phương tiện thanh toán đất nước. Đây là rõ ràng tác động rất lâu dài lên TT BĐS (không phải TTCK). Không nên nhầm lẫn.
=> Anh em trong ngành xây dựng, nhà thầu cho một số “tập đoàn BĐS”. Đang gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí ngừng thi công. Giá BĐS bắt đầu giảm “Đáng kể”, nó rất nhạy cảm dễ dẫn đến mất thanh khoản của nhiều công ty là “Rất đang hiện hữu”. Đó chẳng qua là “Liều mạng vung tay quá” Vay chồng vay để phát triển dự án. Vay kịch kim xong chưa hài lòng, đi phát hành trái phiếu (cả usd), Nợ đến mức 300% đến 1000% vốn chủ sở hữu. Thì làm sao tránh được mất thanh khoản. Nếu xảy ra dây chuyền thì làm sao? Phải nên hiểu thật rõ bên trong và bối cảnh hiện tại.
=> Anh em cũng lưu ý. Đây là một cuộc tái cấu trúc ngành BĐS chắc chắn sẽ xảy ra. Là có lợi cho phát triển đất nước. Đưa ngành này trong thế an toàn hơn. Không thể có chuyện nợ gấp 8-10 lần vốn tự có được. Sẽ nguy hại cho đất nước. Ai không kiểm soát được thì sẽ chết và công ty khác lên ngôi. Công ty BĐS cũng có công ty này công ty kia. Việc lạm dụng không phải ai cũng quá mức, vẫn có nhiều công ty “rất cân đối” tóm lại công ty làm sai thì nhận hậu quả thôi. Sự đau đớn của ngành này xảy ra nhưng tốt về lâu dài.
=> Vấn đề là sau VTP thì đến công ty nào được “Tái cấu trúc”. Rồi đến công ty nào nữa?. Vấn đề này để các bạn tự hình dung và theo dõi.
=> Việc TTCK xuất hiện nhiều tin đồn là vậy. Vì dây chuyền đang xảy ra khiến giới đầu tư lo ngại. Chúng ta nên ý thức rằng cả trái phiếu và dư nợ là mối lo ảnh hưởng của họ cũng chẳng có gì sai. TTCK rất nhạy cảm với tin đồn. Khi VN-Index giảm mạnh chưa chắc do tin hay cái gì? Làm sao biết được?
(Tốt nhất là nên hiểu thật rõ, còn làm gì thì là việc của mỗi người)
(3) Dòng tiền trên TTCK suy giảm là một mối nên quan tâm
=> Chúng ta thấy DJ tăng điểm mạnh vào thứ 6. Và phiên hôm nay liệu xem để so sánh VN-Index có tăng được không? Tăng bao nhiêu? Mình nghĩ DJ là cái phao mà nhiều người bám víu, nó thật sự không ăn thua trong TT hiện tại. Cũng chưa chắc có liên quan.
=> Vấn đề là tháng 11-12 này, dòng tiền trên TTCK như thế nào là một câu hỏi cực kỳ quan trọng. Tại sao vậy? Vì giá CP có thấp mà dòng tiền tiếp tục suy yếu nó vẫn yếu.
=> Rõ ràng sau những lần lao dốc lớn. TTCK thường có một thời gian tích lũy nhất định. Lý do là “chờ dòng tiền tăng lên” đó là chuyện rất bình thường của TTCK chung. Riêng CP riêng lẻ vẫn có thể tự bức phá đi lên là dòng tiền của chính nó. Vậy nên dòng tiền có 2 mặt trận “Dòng tiền chung của TTCK chung và dòng tiền từng CP riêng”. Là nhà đầu tư phải nắm rõ từng loại nếu muốn thành công.
(4) Liệu nhà đầu tư có vay để đầu tư vào CP và áp lực trả nợ tháng 11-12?
=> Đây là một biến mà mình cũng chẵn biết có ảnh hưởng như thế nào?
=> Tại sao TT giảm mạnh như vậy mà margin lại tăng lên 160.000 tỷ? Nghĩ thật vô lý. Và câu trả lời là “Deal” cần tiền rút ra giải quyết cái gì đó + Tiền mặt giảm 7.500 tỷ. Chúng đều là làm dòng tiền trên TTCK suy yếu. Câu chuyện này cuối năm như thế nào? Bạn biết không? Hãy trả lời xem!
=> Liệu rằng khi kẹt đạn quá, bán bớt tài sản là CP để giải quyết của cá nhân hay tổ chức… cũng là một biến khiến TTCK giảm mạnh vừa qua? Liệu rằng nó còn tiếp tục trong cuối năm? Cấu trúc TTCK là vậy nhiều câu hỏi lắm là vậy.
=> Liệu rằng các công ty có giảm tài sản để giải quyết áp lực trái phiếu, nợ vay từ TTCK?.
(Tất cả các biến này để bạn tự tư duy thêm).
TTCK đã nát rồi - Nát thêm nữa thì sao?
(1) Mình nói về mất niềm tin vào TT. Đó dần là “một cái đáy”. Chắc chắn nó sẽ đến. Tiền cạn kiệt cực đại là đáy. Mặc dù điểm số thì không rõ bao nhiêu. Hàng tá công ty vác tiền đi “đầu tư CP” giờ đều đang lỗ rất nặng. Quỹ , tổ chức, cá nhân đều giảm NAV rất nghiêm trọng. CUỐI CÙNG ĐẾN LÚC NÀO ĐÓ HỌ SẼ KHÔNG BÁN NỮA. Chờ xem đúng không nhé, hãy nhớ bài này để làm bằng chứng.
(2) Hiện nay biến số về từ NHNN, lãi suất, tỷ giá. Và tác động từ “Khối băng BĐS” như thế nào? Nếu cho mình biết được nó thì mình sẽ biết đáy VN-Index ở đâu. May thay mình không biết nên cũng chẵn biết đáy ở đâu cả. Chúng ta nên hiểu rõ thật rõ là vậy.
=> Trường hợp xảy ra 1-2 cái như VTP + NHNN tăng lãi suất điều hành, tỷ giá 26.000….thì VN-Index bao nhiêu?
=> Trường hợp không có gì xấu hơn nữa thì VN-Index bao nhiêu? Tư duy phải như vậy chứ? Xấu hay tốt gì ở cái xuyên tạc người khác?
=> Trường hợp xảy ra cái gì từ đây đến 12/2022 và đến tháng 6/2023. Thì ai tính nổi?
=> Liệu rằng quý 4. Quý 1/2023 kinh tế toàn cầu có suy thoái kinh tế toàn cầu không? Chúng xảy ra như thế nào?… Liệu bạn có trả lời được không?
=> Liệu rằng dòng tiền có tăng lên trên TTCK không? Khi nào nó tăng. Mình nói cả nhà hiểu rằng. TTCK dòng tiền tăng lên mạnh… thì thì thì…thì bất chấp chuyện gì xảy ra VN-Index nó cứ đi lên. Tại sao lại vậy? Đó là sự kỳ diệu của TTCK. Không phải nó xấu là đi xuống đâu. Ở ĐÂY NHẤN MẠNH 2 mặt tác động lên VN-Index và CP. Cũng giống như TT chung dòng tiền đi xuống, nhưng vẫn có CP dòng tiền đi lên. Việc tư duy sai lầm, sai trái dẫn đến “đi chửi bới đỗ thừa abcd cho các thành phần TT.? Làm sao khá lên được?
Ai giữ được niềm tin người đó sẽ chiến thắng. ĐÂY LÀ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN, KHÔNG NÊN DÙNG NÓ ĐỂ ÁP DỤNG
(1) Kế hoạch 3 bước , 3 tầng giá bất chấp chuyện gì xảy ra. Giả định của nó rất đơn giản. Mua CP mà 2023-2024-2025 sẽ “HOÀN VỐN ĐẦU TƯ” câu trong ngoặc kép này để trả lời đúng không phải đơn giản đâu, chỉ có rất ít CP đạt được mục tiêu này.
(2) Nên nhớ, định giá 2023-2024-2025 quyết định chứ không phải định giá hiện tại. Định giá hiện tại vứt bỏ đi. Nó không phải là căn cứ. Thậm chí là tai họa cũng nên. Đó là sự khác biệt không phải ai cũng làm được.
(3) LNST thu về 2023-2024-2025 bạn cứ lãnh, chi tiêu, tiêu Sài, đi du lịch… Hoặc là mua thêm CP. Mặc xác đời diễn ra cái gì. Hàng năm cứ lãnh mà tiêu đã. Lỗ lãi thị giá không còn quan trọng nữa. Nát thì cũng đã nát rồi.
(4) Không dùng margin cho đến khi, “dòng tiền liên tục đi lên, hoặc giá đi lên liên tục. Dùng margin lúc này phải có tiêu chuẩn tiêu chí. Phải có phương pháp, phải có phương pháp Find the loss, cut the loss.
(5) Qua bể khổ sẽ đến thời thái lai. TTCK, công ty, hay dòng tiền đều có chu kỳ. Chắc chắn nó sẽ đến và nhân bằng lần. Hãy lưu lại bài này kiểm chứng nha. Tại sao mình nói 2022 là “tắm máu nhà đầu tư”? Bây giờ mình nói ngược lại? Rất tự nhiên thôi, suy nghĩ đi sẽ thấy.
(6) Thế có người hỏi VN-Index về bao nhiêu là đáy. Bản thân câu hỏi thật ra là đã không đáng rồi.
Mình nói: Tui không quan tâm VN-Index bao nhiêu. Tui quan tâm “Cổ Phiếu” mục tiêu của tui về giá mục tiêu. “CHẤM HẾT” không bàn ra bàn vô gì cả. Đó là một tư duy khác biệt dẫn đến thành công.
Vậy giá mục tiêu của ông là gì? Tui nói: Giá CP ước mơ về trong 3 năm (2023-2024-2025). Là tui hoàn vốn đầu tư. Bằng nội tại của LNST sau thuế công ty mang về. Còn chuyện ngoài TT kệ xác nó. Công ty nào bị cái gì công ty đó lao dốc thôi. Chẵn liên quan.
(7) Câu chuyện ở đây rất đơn giản
Ông nào trong TÂM bão? Ông nào dính đến bão? Ông nào sống nhờ ông trong bão? (ÔNG NÀO LIÊN QUAN) thì thôi đừng có đụng tới.
Nhiều ông chẵn liên quan. Lao dốc theo không phanh. Rơi tự do, chẵn liên quan thằng cha nào… thì sao nữa? Thoả tiêu chuẩn tiêu chí là cơ hội nghìn năm có một. Từ 2010 đến nay 13 năm rồi. Ước còn không có.
Chỉ tiếc rằng. Nhiều nhà đầu tư bây giờ tiền không còn nhiều nữa. Vậy thôi.
Mặc dù sẽ có rất nhiều biến cố lớn xảy ra sắp tới. Nhưng thì đã sao? Nát cũng nát rồi. Ai ở lại qua trận cuồng phong này. Người đó sẽ thắng lợi. Những lúc như thế này phải viết nhiều bài viết để cộng đồng nhà đầu tư còn hiểu rõ vấn đề.
Cuối cùng, không nên dùng những thông tin bài viết như thế này để xuyên tạc. Hàng ngày mình bỏ công sức ra dậy rất sớm để nghiên cứu viết bài qua cơn bão này mình sẽ hạn chế viết thôi lo cái gì.
Trân trọng đã đọc
Hoàn cảnh “Cơn cuồng phong” trên TTCK này hiện nay. Mình nhớ về những ngày của năm 2008. Chúng (VN-Index) cũng có đợt hồi phục 8/2008-10/2008. Sau đó lại lao dốc không phanh đến tháng 12/2008. Tháng 1-2/2009 lại lao dốc thêm một lần nữa. Để cuối cùng chạm đáy thấp nhất 235 vào tháng 3/2009. Vào năm đó mình đã all in vào CP REE GIÁ 17. Mặc cho VN-Index tiếp tục lao dốc thêm chút nữa. Nhưng gần như giá CP REE Không giảm thêm mà trơ ra đó cho đến tháng 3/2009. Nó tăng một mạch lên 51, được cộng thêm cổ tức 50%. Tức là giá tương đương 75. Tức tăng 340% chỉ trong năm 2009. Tất nhiên khi tăng giá và có “■■■ giữ nhà” mình đã all in margin ngay sau đó. Một cú lợi nhuận 600%. Nói về cổ tức 50% khi đó (chia CP). Là khoản mình tính sẽ nhận trong vài năm. Lúc đó REE chia tiền mặt cở 10% thị giá. Chết sống không cần biết lấy 10% tiêu cái đã.
Bây giờ TTCK đang lập lại vết xe đổ “rất y chang” 2008-3/2009 bằng 2022-2023. Nhiều người nói VN-Index sẽ về 600-650-700-750-800…Mình không quan tâm nó mấy trăm. Nên nhớ rằng VN-Index 235 khi đó P/E chính xác là 8.7 lần. Cũng giống như bây giờ VN-Index 880 là P/E bằng y chang 235 vào 3/2009.
Những cái thùng rỗng kêu to trên Media bạn càng xem càng nói thì càng thất bại. Mà bạn cần phải thắng trận này, không có con đường nào khác, không có đường lùi nữa. Phải tiến về phía trước mạnh mẽ, bằng tất cả những gì đang có. Bạn hãy lưu bài viết này để làm bằng chứng. Vài năm sau đem ra để nhìn lại. Lúc đó có thất bại thì hãy tự trách mình. TTCK luôn rất khắc nghiệt. Mọi thứ xảy ra quá nhanh. Quá tàn khốc. Nếu bạn bán bỏ và rời khỏi TTCK. Bạn đã nằm trong đám đông 70% kia. Cũng giống như các diễn đàn media kia thôi. Không hơn không kém.
Chúc bình an và thành công.
Nguồn : Trường Money