PHT 100% để nó tăng vốn, tăng quy mô mạnh chứ liên quan gì đến nặng hay ko nặng đâu :)))
k nặng chớ shs 1 phiên trần cần 500 tỷ, giờ xé giấy tiếp thì kb bao nhiêu ms trần dc :)) năm trước còn hứa k xé giấy đâu năm nay a xé bù :))
khi có tin tốt thì bao nhiêu giấy ngta cũng xúc hết thôi à
nói nặng thì nặng thật nhưng sóng trước nó tăng rất ác, hơn cả mấy cp chứng nhỏ
ai chưa biết mua gì thì có thể mua VIX CEO DIG PDR
giờ vào ko sợ fomo, chưa vượt 1300 nên còn múc dc
kê trên để hù ae bán theo, sau đó mới kéo :))
nay thị trường tăng khá đều, tuy nhiên vùng quanh 1285 vẫn là cái gì đó thử thách với VNI trong hôm nay
Thị trường tiền tệ
Thanh khoản ổn định trở lại
Trong tuần trước, thanh khoản hệ thống quay lại trạng thái ổn định giúp cho hoạt động thị trường mở trầm lắng và mặt lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt đáng kể so với tuần trước đó. Cụ thể, bên cạnh việc NHNN duy trì nghiệp vụ bán ngoại tệ can thiệp với khối lượng hạn chế, trên kênh thị trường mở, NHNN thông qua kênh phát hành tín phiếu đã hút ròng 39,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có tổng cộng 30,2 nghìn tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày trúng thầu trên tổng số 6,7 nghìn tỷ đáo hạn. Đối với kênh mua kỳ hạn, NHNN chào thầu ở 2 kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với khối lượng là 30 nghìn tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4,5% và chỉ có 11,7 nghìn tỷ đồng trúng thầu.
Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm hạ nhiệt và chốt phiên giao dịch ngày 31/5 ở 2,9%, giảm 200 điểm cơ bản so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch trung bình ngày duy trì ở mức cao (khoảng 300 nghìn tỷ đồng/ngày) và chênh lệch lãi suất VND-USD nới rộng ra gần -250 điểm cơ bản.
Trong cuộc họp thường kỳ tháng 5, Chính phủ cho biết tín dụng tính đến cuối tháng 5 chỉ tăng 2,41% so với cuối năm 2023 (tương đương với mức tăng 12,8% so với cũng kỳ). Tăng trưởng tín dụng thấp giúp cho thanh khoản hệ thống không gặp nhiều vấn đề mặc dù NHNN đã thực hiện các nghiệp vụ hút ròng trong tháng 5 nhằm ổn định tỷ giá. Đối với nhiệm vụ trong thời gian tới, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm vào khoảng 5%, cả năm khoảng 15%.
Thị trường ngoại hối
NHNN duy trì hoạt động bán can thiệp ngoại tệ
Trong tuần trước, các thông tin kinh tế Mỹ trái chiều khi chỉ số lạm phát (PCE) hạ nhiệt như kỳ vọng nhưng số liệu về chỉ số niềm tin tiêu dùng từ Conference Board tăng khá manh so với ước tính. Điều này giúp cho chỉ số DXY dao động trong biên độ hẹp và kết tuần giảm 0,1% trong tuần trước. Các đồng tiền khác có diễn biến trái chiều, trong khi EUR (+0,01%) và GBP (+0,04%) đi ngang, các đồng tiền Châu Á đều giảm giá so với USD như KRW (-1,2%), TWD (-0,6%), THB (-0,3%) hay JPY (-0,2%)
Trên thị trường trong nước, áp lực về tỷ giá hạ nhiệt và tỷ giá USDVND liên ngân hàng giao dịch quanh mức giá USD mà NHNN bán ra (VND 25.450) trong khi tỷ giá tại các NHNN được niêm yết sát với mức trần quy định của NHNN. Tỷ giá tự do giao dịch trong biên độ hẹp và tăng 45 đồng. NHNN tiếp tục thực hiệp nghiệp vụ bán can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ từ phía các NHTM với khối lượng hạn chế.
Đối với thị trường vàng, NHNN phát ra thông điệp sẽ cho phép 4 NHTMCPNN và SJC bán vàng bình ổn (được mua từ NHNN) với mức giá sát với giá thế giới và giá vàng SJC trong nước đã giảm tới 10% trong tuần qua sau thông tin trên. Như vậy, tính đến ngày 3/6, chênh lệch giá vàng SJC trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 8-9 triệu đồng/lượng, tương đương khoảng 10% giá vàng bán ra. Quan sát diễn biên giao dịch mua vàng tại SJC và 4 NHTMCPNN trong ngày 3/6 cho thấy nhu cầu người dân không quá đột biến, và các NHTMCPNN và SJC cho phép nhận đặt cọc để giao sau nếu khối lượng mua lớn hay nguồn cung tạm thời chưa đảm bảo.
Thị trường trái phiếu chính phủ
Giao dịch trên thị trường sơ cấp trầm lắng
Tuần trước, KBNN đăng ký gọi thầu 9 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 12% - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023. Tỷ lệ đăng kí cũng ở mức khá thấp, cho thấy nhu cầu của thị trường đối với TPCP không cao. Trên thực tế, giải ngân đầu tư công trong 5 tháng đầu năm đã có phần nào chững lại khi chỉ đạt 22,3% kế hoạch – không có nhiều khác biệt so với cũng kỳ. Lợi suất trúng thầu tăng 4-5 điểm cơ bản so với phiên trước đó đối với kỳ hạn 5 và 30 năm. Tính từ đầu năm đến nay, KBNN chỉ huy động được 127 nghìn tỷ đồng và hoàn thành 31,8% kế hoạch năm. Đối với kế hoạch Quý 2, tỷ lệ hoàn thành chỉ đạt 39% và khó có thể hoàn thành kế hoạch.
Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp giảm nhẹ ở kỳ hạn 10 và 15 năm. Kết tuần đóng cửa như sau: 1 năm (1,87%, + 0 bps), 3 năm (1,90%; +0 bps); 5 năm (2,04%, +0 bps); 10 năm (2,85%, -7 bps); 15 năm (3,02%, -4 bps); 20 năm (3,12%, +0 bps) và 30 năm (3,19%, +0 bps). Giá trị giao dịch trung bình ngày Outright và Repos trên thị trường thứ cấp giảm 20% xuống chỉ còn 9,3 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ giao dịch outright. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tuần thứ 9 liên tiếp với tổng giá trị đạt 75 tỷ đồng.
Nguồn: SSI research
ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG
- Thị trường khởi sắc trên diện rộng với dẫn dắt của hai nhóm trụ cột Ngân hàng và Bất động sản. Đóng cửa, chỉ số VNIndex lên ngưỡng 1.280 điểm, tăng 18,28 điểm (+1,45%) với 367 mã tăng áp đảo.
- VN30 +1,71% ghi nhận 29 mã tăng và 1 mã giảm là GVR (-0,4%). Các điểm sáng trong rổ gồm có STB, POW tăng trần, MBB (+3,9%), BCM (+3,6%), HDB (+3,2%).
- Hầu hết nhóm ngành đều có sự gia tăng về điểm số, ngoại trừ nhóm Y tế. Dòng tiền đẩy mạnh vào các mã nổi trội DPM, IJC tăng trần, KDH (+5%), CII (+4,1%), DRC (+4%).
- GTGD khớp lệnh sàn HOSE tăng đến 50% so với phiên trước, song chỉ tương đương mức bình quân khoảng hai tuần trở lại đây là 23,2 nghìn tỷ đồng.
- Khối ngoại giảm rút ròng còn 247 tỷ đồng và góp phần kích hoạt lực cầu nhập cuộc mạnh mẽ hơn trong phiên hôm nay. Giao dịch nhìn chung khá cân bằng với việc rút ròng tại MWG (-130 tỷ đồng), FPT (-102 tỷ đồng), TCB (-99 tỷ đồng) và mua ròng trở lại ở MBB (+140 tỷ đồng), HPG (+69 tỷ đồng), DPM (+50 tỷ đồng).
DXY đang giảm mạnh và ck Mỹ tiếp tục xanh
vùng 1285 vẫn đang kháng cự của VNI, vẫn cần 1,2 dẫn dắt thật sự để đưa VNI vượt qua kháng cự này để tiến lên vùng 1300