Phân tích, đánh giá thị trường hằng ngày cùng Khang Bùi

Cuối tuần vừa qua, Việt Nam công bố dữ liệu kinh tế Quý 2 với nhiều thông tin tích cực:

  • Tăng trưởng GDP đạt mức 6.93% - cao nhất trong 13 năm trở lại đây (đã trừ giai đoạn đặc biệt 2022 là 7.99%). Tăng trưởng bình quân 6 tháng đạt 6.42%, vượt mọi kỳ vọng của các tổ chức kinh tế, tài chính lớn như IMF hay WB (5.5% - 6% cho cả năm)
  • Xuất khẩu kỷ lục đạt 190 tỷ USD so với đỉnh cũ 2022 là 185 tỷ USD sau khi VN ký kết thành công hiệp định Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ
  • FDI tăng mạnh 8.2% svck và cũng vượt đỉnh lịch sử. Dòng vốn FDI mới thể hiện tiềm năng và sự tin tưởng của các Định chế và NĐTNN lớn vào Việt Nam
  • PMI tháng 6 - lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh thành mức cao gần kỷ lục. Số lượng đơn đặt hàng tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2011 cùng giá cả đầu ra tăng nhanh nhất trong 2 năm trở lại đây

nhiều cp công nghệ tăng nóng đang giảm bù

image

và mấy con tổng công ty này bên upcom

dòng tiền cần nắn lại và tập chung vào 1,2 ngành leader

DXY giảm mạnh trở lại sau báo cáo lạm phát hạ nhiệt như dự báo

Thị trường tiền tệ

Yếu tố mùa vụ tác động tới thanh khoản hệ thống

Trong tuần trước, yếu tố mùa vụ (cuối quý) đã tạo áp lực thanh khoản và NHNN chủ động sử dụng kênh mua kỳ hạn trong 3 ngày giao dịch cuối tuần. Cụ thể, NHNN đã phát hành 27,5 nghìn tỷ đồng thông qua kênh mua kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4,5% và tập trung trong phiên giao dịch ngày thứ 6 (20 nghìn tỷ đồng). Đồng thời, việc phát hành tín phiếu được đẩy mạnh trong 3 ngày đầu tuần, với tổng khối lượng tín phiếu phát hành trong tuần lên tới 55 nghìn tỷ đồng trên tổng số 30,2 nghìn tỷ đáo hạn. Kết tuần, NHNN bơm ròng 2,7 nghìn tỷ đồng thông qua kênh hoạt động thị trường mở. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm duy trì ở vùng 3,0% -3,5% xuyên suốt tuần và bật tăng lên 4,8% trong phiên giao dịch thứ 6.

Số liệu từ TCTK cho thấy tính đến thời điểm 24/6/2024, huy động vốn của các tổ chức tín dụng chỉ tăng 1,50% so với cuối 2023 (cùng kỳ tăng 3,68%) trong khi tín dụng tăng 4,45% so với cuối 2023 (cùng kỳ 3,83%). Tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với huy động khiến mặt bằng lãi suất huy động tạo đáy vào tháng 4 và bắt đầu có xu hướng tăng từ tháng 5.

Thị trường ngoại hối

Tỷ giá USDVND tự do bật tăng

Trong tuần trước, tâm điểm thị trường tập trung vào số liệu báo cáo PCE tháng 5 của Mỹ, và không có nhiều bất ngờ, cả PCE toàn phần và PCE cơ bản cùng tăng 2,6% svck, thấp hơn so với mức tăng 2,7% và 2,8% của tháng 4 và tương đồng với dự báo. Ngược lại, số liệu kinh tế lại khá trái chiều. Trong khi chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Mỹ do Conference Board khảo sát hạ nhiệt xuống 100,4 điểm (từ mức 101,3 điểm của tháng 5) hay doanh số bán nhà mới trong tháng 5 chỉ đạt 619 nghìn căn, thấp hơn khá nhiều so với 698 nghìn căn của tháng 4. Ngược lại, giá trị đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền toàn phần tại Mỹ tăng nhẹ 0,1% trong tháng 5, nối tiếp đà tăng 0,6% của tháng trước đó và tích cực hơn dự báo giảm 0,5%. Thị trường vẫn đang đánh giá cao hơn xác suất Fed sẽ giảm 2 lần trong năm 2024 (44%) thông qua số liệu từ CME FedWatch. Đồng USD, thông qua chỉ số DXY tăng nhẹ 0,1% so với tuần trước đó, và các đồng tiền chủ chốt biến động trái chiều. EUR (+0,19%) tăng nhẹ trong khi JPY (-0,68%) giảm mạnh mặc dù có nguy cơ can thiệp từ NHTW Nhật Bản.

Trên thị trường trong nước, áp lực về tỷ giá tăng mạnh trong nửa đầu tuần khi tỷ giá tự do bật tăng vượt đỉnh lịch sử trong khi tỷ giá USDVND liên ngân hàng và tỷ giá niêm yết tại các NHTM bị giới hạn bởi mức trần biên độ và giá bán tại SBV. Điều này khiến áp lực đầu cơ tăng mạnh hơn và NHNN đã tiếp tục bán USD từ dự trữ ngoại hối nhằm cung cấp thanh khoản ngoại tệ cho thị trường với khối lượng tương đối lớn (1,4 tỷ USD trong tuần trước). Số liệu về FDI giải ngân (2,6 tỷ USD trong tháng 6) hay thặng dư cán cân thương mại (gần 3 tỷ USD trong tháng 6) tích cực nhưng nhiều khả năng có độ trễ trong khi yếu tố mùa vụ (thời điểm chuyển lợi nhuận về nước từ các công ty FDI) và áp lực đầu cơ tác động mạnh hơn tới thanh khoản ngoại tệ trong ngắn hạn.

Thị trường trái phiếu chính phủ

Thị trường sơ cấp sôi động hơn

Trong tuần giao dịch cuối cũng của Quý 2, KBNN đã tăng mạnh khối lượng gọi thầu lên 15 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ trúng thầu cải thiện lên 90% (từ 78% vào tuần trước đó) nhờ nhu cầu bật tăng ở kỳ hạn 10 năm và 15 năm. Lợi suất trúng thầu giảm 2 điểm cơ bản so với phiên trước đó ở 2 kỳ hạn này, và không thay đổi ở kỳ hạn 30 năm. Tính từ đầu năm đến nay, KBNN huy động được 156,5 nghìn tỷ đồng và hoàn thành 39,1% kế hoạch năm. Đối với kế hoạch Quý 2, tỷ lệ hoàn thành chỉ đạt 63% và chỉ có kỳ hạn 5 và 10 năm hoàn thành kế hoạch quý 2. Trong tuần này, KBNN tiếp tục đẩy mạnh gọi thầu ở kỳ hạn 10 năm, với khối lượng đăng ký ban đầu lên tới 10 nghìn tỷ đồng.

Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp tăng nhẹ ở các kỳ hạn dưới 10 năm. Kết tuần đóng cửa như sau: 1 năm (1,87%, + 1 bps), 3 năm (1,90%; +1 bps); 5 năm (1,98%, +2 bps); 10 năm (2,79%, +2 bps); 15 năm (2,95%, +0 bps); 20 năm (3,11%, +0 bps) và 30 năm (3,19%, +0 bps). Giá trị giao dịch trung bình ngày Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tăng mạnh 61% lên 21,2 nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ giao dịch outright. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 113 tỷ đồng trong tuần trước, đưa tổng mức mua ròng từ đầu năm đến nay lên 775 tỷ đồng.

image

1 Likes

Nhận định thị trường ngày 02-07-2024:

Chỉ số VNindex đảo chiều nhẹ, +9,24 điểm (+0,74%) và chốt phiên tại 1.254,56. Thanh khoản quay trở lại vùng thấp, khớp lệnh chỉ đạt 432,9 triệu đơn vị.

Thị trường và dòng tiền:

Với mức tăng +9,24 điểm (0,74%), chỉ số quay trở lại trên vùng hỗ trợ 1.250, nhưng với thanh khoản giao dịch quá thấp, nên mức độ phục hồi chưa đánh giá lạc quan.

Các chỉ báo kỹ thuật như RSI giữ tín hiệu trung tính yếu, ADX giữ tín hiệu tiêu cực ngắn hạn. thể hiện xu hướng giảm điều chỉnh chưa hoàn thành.

Mục tiêu của nhịp điều chỉnh có khả năng xảy ra trong phiên tiếp theo hướng về vùng 1.237 và chưa thể kết thúc nhịp giảm khi thoanh khoản vẫn duy trì kém.

Giá trị khớp lệnh tổng thị trường quay về vùng đáy thanh khoản với 13,5k tỷ và 11,6k tỷ sàn HOSE.

Giá trị nổi bật ở nhóm cổ phiếu Vốn Hóa lớn và tập trung mạnh ở MWG (+1.396 k tỷ) và FPT (+822k tỷ). Còn lại thanh khoan ở các nhóm cổ phiếu suy giảm mạnh.

Mặc dù tín hiệu hồi phục tích cực cuối phiên, giữ cho nhiều cổ phiếu duy trì trên biên sideway (bank, CK hay BDS). Tuy nhiên, tín hiệu hồi phục cần theo dõi thêm về cung cầu rõ nét hơn.

1 Likes

Thị trường quốc tế

TTCK Mỹ hồi phục

  • Các chỉ số chứng khoán Mỹ hồi phục trở lại; Nasdaq +0,81%, S&P 500 +0,27% và DJIA +0,13% khi đóng cửa.
  • Về mặt kinh tế, chỉ số sản xuất ISM tháng 6 tiếp tục suy yếu về mức 48,5, thấp hơn ước tính 49,2 và thể hiện tín hiệu thu hẹp trong hoạt động sản xuất.
  • S&P 500 đóng cửa tại 5.475 điểm và đang giằng co trong phạm vi hẹp 5.445 - 5.500. Tín hiệu kỹ thuật RSI duy trì tích cực. Với nhận định S&P 500 sẽ gặp thử thách ở vùng 5.500, chỉ số có thể đảo chiều trở lại về vùng 5.350.

Giá dầu bật tăng

  • Giá dầu có phiên bật tăng hơn 2% nhờ được thúc đẩy bởi kỳ vọng nhu cầu tăng lên vào mùa hè trong khi nguồn cung có thể bị gián đoạn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông.
  • Kết phiên, dầu Brent lên ngưỡng 86,61$/thùng. Sau kỳ tích lũy trên vùng 84, dầu Brent đang hướng đến vùng mục tiêu 88. Tín hiệu kỹ thuật RSI duy trì mạnh ủng hộ cho kịch bản nêu trên.
1 Likes

1 Likes

Theo BSC thuế Chống Bán Phá Giá tạm thời thép Trung Quốc có thể áp vào đầu năm 2025 và chính thức áp dụng ở Quý 3.2025

1 Likes

image

ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

  • Thị trường nối tiếp đà hồi phục với sắc xanh trọn vẹn. Chỉ số VNIndex đóng cửa sát ngưỡng cao nhất phiên 1.269,8 điểm, tăng 15,23 điểm (+1,21%).
  • Sắc xanh vẫn chiếm ưu thế với 296 mã trên HOSE và 26 mã trong rổ VN30.
  • Phiên tăng điểm hôm nay nhận được hưởng ứng của đa số nhóm ngành, đặc biệt là các nhóm trụ cột Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán, Thép – Tôn mạ, Dầu khí, Bảo hiểm. Các mã LPB (+6,1%), HDB (+4,3%), BID (+4,2%), SZC (+3,9%), NKG (+3,6%), NLG (+3,2%), DIG (+2,6%) có sự cải thiện về thanh khoản.
  • Cảng và Vận tải biển thuộc số ít nhóm mất điểm trong phiên ở VTO (-2,8%), VIP (-2,3%), HAH (-0,9%), GMD (-0,6%). FPT (-0,5%) cũng đảo chiều giảm lại từ vùng giá cao.
  • GTGD khớp lệnh tương đương phiên liền trước, chỉ 12,3 nghìn tỷ đồng.
  • Khối ngoại giảm đáng kể quy mô rút ròng, còn 45 tỷ đồng, nhiều nhất tại VHM (-61 tỷ đồng), TCB (-42 tỷ đồng), VRE (-32 tỷ đồng). Dẫn đầu chiều mua ròng gồm có DSE (+191 tỷ đồng), NLG (+49 tỷ đồng) và BID (+47 tỷ đồng).