DIG hồi đó có vụ tin thanh tra, sàn 1,2 phiên sau đó cũng tăng mạnh, có khi nào là bài này dùng lại kkk
Dù hồi phục khá tốt trong phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước, các chỉ số chứng khoán chính trong nước vẫn chưa cho tín hiệu ổn định khi đi kèm với KLGD sụt giảm; nên đợt hồi phục hiện tại nên đường xem là đợt hồi phục ngắn lên trở lại các đường Trendline và / hoặc đường cổ của các MH VĐV thuận đã bị phá vỡ trước đó. Tín hiệu hồi phục yếu hiện tại cũng được nhận thấy trên TTCK Mỹ khi các chỉ số chính trên TTCK này cũng đang hình thành MH Wedge tăng cũng như tiệm cận vùng Gap giảm giá trước đó.
Do đó, môt đợt điều chỉnh giảm trở lại từ các vùng kháng cự (1.240 trên VNIndex và 1.272 trên VN30) có thể sẽ xảy ra. Khi đó, do công cụ Market Sentiment vẫn nằm ở mức rất thấp và khoảng cách giữa EY & LSTK vẫn duy trì ở mức rất cao, nên anh chị em có thể đợi cơ hội để giải ngân dài hạn khi khoảng cách này đi lên trên mức 2%, tương đương với vùng 1.160- 1.180 điểm trên chỉ số VNIndex.
Trong trường hợp ngược lại, do các tín hiệu dài hạn cũng đang dần cải thiện cũng như sự sụt giảm của tỷ giá trong nước và khả năng FED giảm lãi suất trong tương lai gần; tín hiệu, tích cực sẽ xuất hiện nếu như các chỉ số chính thức vượt các vùng kháng cự đã nêu ở trên.
Trong một xu hướng dài hạn hơn, sau khi đã phá vỡ đường cổ của MH VĐV ngược lớn, chỉ số VNIndex vẫn đang nằm trong một xu hướng tăng dài hạn với mục tiêu cao nhất nằm tại 1.668 điểm.
thị trường đang ở vùng sợ hãi của nđt cá nhân
Cảm ơn thông tin từ ad nhé
đoạn này mình thấy tt khá nhạy cảm với thông tin
Dạ đúng rồi ad, giờ tt khát thông tin cực
tin này lại là tin xấu đối với VND
Đáy chưa :))
dòng tiền phân hóa, cổ phiếu phân bón nhé, dòng phân nó mạnh thật :)))
Thị trường này là xác định được đáy rồi đúng chưa các bác?
Nvl số 1, vnd số 2, cứ yên ổn dc vài bữa lại bơm tin :)) cổ đông đúng thần kinh thép :))idol của bạn nặng vía thật đới
để mình viết hẳn pic mới để các bác tham khảo nhé
năm tam tai của BĐS và chị Hương
Thị trường tiền tệ
NHNN giảm lãi suất trên kênh mua kỳ hạn và tín phiếu
Thanh khoản hệ thống tương đối cân bằng trong tuần trước và NHNN bơm ròng nhẹ trên kênh thị trường mở, với tổng khối lượng là 13,1 nghìn tỷ đồng, chủ yếu ở 3 ngày đầu tuần. Cụ thể, NHNN đã đẩy mạnh việc phát hành kênh mua kỳ hạn 7 ngày với khối lượng đạt 56,6 nghìn tỷ đồng trên tổng số 24 nghìn tỷ đáo hạn, chủ yếu trong 3 ngày đầu tuần. Sau đó, trong những ngày còn lại, NHNN đẩy mạnh phát hành tín phiếu (35,7 nghìn tỷ) trên tổng số 16,2 nghìn tỷ đáo hạn. Khối lượng lưu hành trên kênh mua kỳ hạn là 56,6 nghìn tỷ đồng và kênh tín phiếu là 97 nghìn tỷ đồng.
Đáng chú ý, NHNN đã giảm lãi suất trên kênh mua kỳ hạn và kênh tín phiếu xuống 4,25%, từ mức 4,5% khi áp lực tỷ giá hạ nhiệt và nhiều khả năng cán cân thanh toán trong Quý 2 được cải thiện. Điều này thể hiện mức độ linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và tập trung vào công cụ lãi suất ngắn hạn để có khả năng truyền tải sang lãi suất thị trường, hạn chế ảnh hưởng từ cú sốc bên ngoài, đồng thời bảo vệ bộ đệm dự trữ ngoại hối.
Đối với lãi suất liên ngân hàng, kỳ hạn qua đêm giao dịch trong biên độ hẹp (4,5% - 4,9%) xuyên suốt tuần, Khối lượng giao dịch đã hạ nhiệt đáng kể, và chỉ còn 285 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm 16% so với tuần trước đó.
Thị trường ngoại hối
Tỷ giá USDVND hạ nhiệt
Trong tuần trước, số liệu kinh tế Mỹ có phần nào tích cực hơn, trong đó chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất ở mức 51,4 điểm trong tháng 7, tăng lên từ mức 48,8 của tháng trước đó và giúp biến động trên thị trường ngoại hối và chứng khoán hạ nhiệt. Đồng USD, thông qua chỉ số DXY gần như đi ngang (-0,1% so với tuần trước đó) và các đồng tiền khác có biến động trái chiều, trong đó các đồng tiền khu vực Châu Á, ngoại trừ KRW (-0,3%) và JPY (-0,1%), tăng giá so với USD như MYR (+1,6%), TWD (+1,2%), THB (+0,23%). Tâm điểm thị trường tuần này sẽ đến từ dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 của Mỹ.
Trên thị trường trong nước, tương đồng với diễn biến trong khu vực, tỷ giá USDVND liên ngân hàng, tỷ giá niêm yết tại các NHTM và tỷ giá tự do đều đồng loạt hạ nhiệt đáng kể so với tuần trước đó, và thu hẹp mức tăng so với cuối năm 2023 xuống chỉ còn 3,5%. Dữ liệu chính thức về cán cân thương mại trong 7 tháng được Tổng cục Hải quan công bố, với mức thặng dư 14,5 tỷ USD, kết hợp với giải ngân FDI tích cực và kiều hối tăng trưởng tốt là những yếu tố cơ bản hỗ trợ tỷ giá. Trong thời gian tới, trong trường hợp tích cực, NHNN có thể sẽ tính đến việc tích lũy dự trữ ngoại hối để tăng cường bộ đệm cho công cụ can thiệp này trong tương lai.
Thị trường trái phiếu chính phủ
Lợi suất trái phiếu sơ cấp và thứ cấp giảm nhẹ
Trong tuần trước, KBNN tăng khối lượng gọi thầu lên mức 12,5 nghìn tỷ đồng (-4,2% so với tuần trước đó), chủ yếu ở kỳ hạn 10 năm (6 nghìn tỷ) và 15 năm (4,5 nghìn tỷ). Tỷ lệ trúng thầu có sự cải thiện đáng kể trong đó kỳ hạn 10 năm huy động gần như toàn bộ khối lượng gọi thầu. Lợi suất giảm 5-6 điểm cơ bản đối với kỳ hạn 10 và 15 năm, và tăng 1 điểm cơ bản đối với kỳ hạn 5 năm. Như vậy, KBNN đã huy động được 31,3% kế hoạch phát hành Quý 3, chủ yếu ở kỳ hạn 10 năm.
Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp giảm nhẹ ở kỳ hạn 10 và 15 năm, tương đồng với diễn biến trên thị trường sơ cấp. Kết tuần đóng cửa như sau: 1 năm (1,88%, +0 bps), 3 năm (1,91%; +0 bps); 5 năm (1,98%, -1 bps); 10 năm (2,74%, -5 bps); 15 năm (2,92%, -4 bps); 20 năm (3,12%, +0 bps) và 30 năm (3,19%, +0 bps). Giá trị giao dịch trung bình ngày Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tăng lên 11,8 nghìn tỷ đồng (+49%), chủ yếu ở giao dịch repos. Nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng 250 tỷ đồng, chủ yếu ở kỳ hạn 5-10 năm.
Hello bui khang… lâu lắm mí dạo F