nảy có short ko đấy :)))
Bác ấy cũng đánh chứng mà bro, nhưng là đánh trên cả trên media. Còn nhỏ lẻ đánh trên Ép Hai Bốn Bảy! Dự đoán mà làm gì!???
nói chung vị thế giữa nđt cá nhân như chúng ta và quỹ đầu tư nó khác, mn nói vậy cũng để vui thôi
Quỹ này chuyên ăn cổ tức mà, nc nước nó lãi suất =0 thậm chí - thì nó mang sang châu Á kinh doanh mỗi năm lãi 15-20% là ấm gồi :))k có lợi ích còn lâu nó mới ở lại chứ ở đó mà giảm tỷ giá k sợ nó rút vốn :))
nó đang là cổ đông lớn nhất của DBC đấy :))
nhìn chung là thị trường toàn cầu nay là đỏ, tây bán VN30 quá rát
khả năng FED giảm ls trong tháng 9 này vẫn là 50:50
Về VN30, với áp lực bán mạnh từ khối ngoại thì vẫn cần tích lũy thêm 1-2 tuần quanh MA20, đoạn này khá giống như hồi cuối tháng 1, BB đang siết lại trước khi vào sóng tăng tiếp theo
Thị trường đoạn này cũng phân hóa, còn tùy mn cầm cổ phiếu gì, ad thì cầm EIB, VIX, PVT, BAF và chờ xu hướng tăng rõ ràng hơn mới sử dụng tới margin sau
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH: HOSE): Lợi nhuận Q1/2024 dường như đã chạm đáy
KQKD Q1/2024: HAH tiếp tục bị ảnh hưởng của chu kỳ đi xuống của ngành vận tải container từ giữa năm 2022-2023. Theo đó, lợi nhuận ròng của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) giảm 57% svck đạt 51 tỷ đồng trong Q1/2024 và phù hợp với ước tính của chúng tôi về lợi nhuận Q1 trong báo cáo gần đây. Tuy nhiên, sản lượng vận tải tăng mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảo chiều thành xu hướng tăng trưởng doanh thu của HAH. Chúng tôi cho rằng điều này có thể là đến từ việc giá trị xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi mạnh, đặc biệt thể hiện rõ ràng trong tăng trưởng sản lượng vận tải quốc tế tại cụm cảng Hải Phòng.
Triển vọng: Mặc dù chúng tôi đã dự báo xu hướng phục hồi từ Q2 tới Q3 như trong báo cáo gần nhất, nhưng dữ liệu xuất nhập khẩu tính đến thời điểm hiện tại cho thấy sự phục hồi về sản lượng hoạt động có thể sẽ vượt kỳ vọng của chúng tôi. Trong khi đó, giá cước vận tải tàu container toàn cầu tiếp tục duy trì ổn định ở cả thị trường giao ngay và cho thuê tàu định hạn. Đáng chú ý là chỉ số container toàn cầu, đại diện cho giá cước vận tải container giao ngay cho các tuyến vận tải quốc tế lớn đã quay về vùng của dịch Covid, trong khi giá thuê tàu định hạn trọng tải 1.700 TEU đã tăng 65% so với đầu năm. Về hoạt động kinh doanh của HAH, việc giá cước neo cao trong thời gian dài hơn sẽ ảnh hưởng tích cực các hợp đồng cho thuê tàu định hạn sẽ hết hạn hợp đồng từ Q4/2024 trở đi, cũng như giá cước giao ngay trên các tuyến nội địa vẫn chưa phục hồi mạnh kể từ đầu năm 2024. Chúng tôi cho rằng lợi nhuận sẽ phục hồi so với quý trước từ Q2/2024, do môi trường giá cước thuận lợi và tăng trưởng nhu cầu gần đây được phản ánh trong dữ liệu xuất nhập khẩu tháng 4 và giữa tháng 5.
Định giá: Chúng tôi áp dụng phương pháp định giá DCF và đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 45.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá là 8,5%và đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu HAH.
Quan điểm ngắn hạn: Chúng tôi xin lưu ý hệ số P/E lịch sử khá cao do kết quả lợi nhuận so với giá cổ phiếu có độ trễ nhất định. Tình trạng này giống như năm 2021, P/E sau đó đã được điều chỉnh lại về mức hợp lý hơn từ Q4/2021, khi lợi nhuận bắt kịp định giá cổ phiếu. Chúng tôi cho rằng khả năng phục hồi lợi nhuận và diễn biến thị trường vận tải container quốc tế là những chỉ tiêu quan trọng hơn cần theo dõi (vẫn tích cực trong ngắn hạn) thay vì tập trung vào định giá so sánh hiện tại.
Rủi ro giảm đối với khuyến nghị:
- Ảnh hưởng của tình hình phục hồi của nhu cầu vận tải tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Những thay đổi gần đây trong cơ cấu sở hữu có thể dẫn đến những biến động ngắn hạn đối với giá cổ phiếu và có thể không phản ánh các yếu tố cơ bản cơ bản của công ty.
- Lợi nhuận có thể bị pha loãng nếu quyền chuyển đổi trái phiếu được thực hiện.
nguồn: SSI research
ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG
- Thị trường vận động giằng co khi tiệm cận vùng đỉnh cũ và nhanh chóng đảo chiều do thiếu vắng động lực dẫn dắt. Đóng cửa, VNIndex lùi về ngưỡng 1.272,64 điểm, giảm 9,1 điểm (-0,71%). Độ rộng sàn HOSE nghiêng về chiều giảm với 260 mã.
- Tâm lý chung còn khá thận trọng đối với nhóm Ngân hàng; trong đó các mã đầu ngành VCB (-1%), BID (-1%), CTG (-1,7%) tiếp tục đi xuống và gần như đứng ngoài nhịp hồi phục kể từ nửa cuối tháng 4 đến nay.
- Áp lực chốt lời theo đó cũng tăng lên ở nhiều nhóm ngành khác như Bảo hiểm, Bất động sản, CNTT, Thép – Tôn mạ, Bán lẻ, Thực phẩm đồ uống, Vật liệu xây dựng. Nhiều mã như BVH (-3%), HDB (-2,9%), STB (-2,1%), HDG (-2,4%), GVR (-2%), HPG (-1,9%) điều chỉnh khá dù có lúc bật tăng tốt vào đầu phiên.
- Trái ngược diễn biến kém tích cực ở VN30 -1,21%, hai nhóm vốn hóa còn lại VNMidcap +0,09% và VNSmallcap +0,6% vẫn khởi sắc. Các đại diện tiêu biểu gồm có BCG, PET tăng trần, DXS (+6,2%), HVN (+5,2%), EIB (+4,8%), LPB (+3,8%), DHG (+1,9%).
- GTGD khớp lệnh sàn HOSE tăng 20% so với phiên trước, đạt 22,9 nghìn tỷ đồng.
- Giao dịch khối ngoại vẫn đang là điểm trừ khi tiếp tục bán ròng 1,7 nghìn tỷ đồng, nhiều nhất tại CTG (-336 tỷ đồng), HPG (-231 tỷ đồng), VND (-188 tỷ đồng). Ngược lại, FPT (+136 tỷ đồng) là điểm sáng ở chiều mua ròng.