♻️ PVS - tập 2 - Vượt Đỉnh - Bước chuyển mình sang năng lượng tái tạo ngoài khơi (NLTTNK)

Chắc mất vài phiên nuqax tích luỹ a ạ. Macd ngoảnh xuống rồi

2 Likes

Pvs sau 3 năm giá 100k là rẻ rách. Đấy là ng ta đồn thế. Còn với mình thì giá này ko lỗ.

2 Likes

Đã múc 27.8 được 2 tuần

2 Likes

Anh nói gần 1k lần rồi là PVS thì FA là tất cả, TA kệ nó đi. Tham khảo thì được.

8 Likes

Thôi khoe gì khoe chứ hàng họ cũng bình thường à. Khoe ngại chết :smiley: :laughing: :thinking:

2 Likes
1 Likes

giờ còn mua kịp không cả nhà ơi :smiley:

1 Likes

2 Likes

Khi giá cổ phiếu đang lên ào ào: tin ra để xả hàng.
Khi cổ phiếu tích lũy dài dài: ra tin báo hiệu hàng họ đã sẵn sàng.
Khi cổ phiếu không có sóng sánh gì: tạo tin để tạo sóng.
Khi cổ phiếu… mà thôi đi.
Hữu xạ tự nhiên hương!

5 Likes

Chúc bác Chủ Nhật an lành

3 Likes

Cảm ơn bác.
Chủ nhật vui nha bác.

5 Likes

E đang cầm PVD nó có chạy theo PVS k anh Tuyết

2 Likes

Thông tin gần đây liên quan đến Lạc Đà Vàng còn giúp PVD nhạy hơn cả PVS đó em.

5 Likes

PVS và bước chuyển mình sang lĩnh vực năng lượng tái tạo

Theo nhận định của các công ty chứng khoán, cú chuyển mình sang năng lượng tái tạo sẽ giúp gia tăng lợi thế của PVS so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Đồng thời, thi công chế tạo cho các dự án điện gió ngoài khơi được nhận định sẽ dần trở thành mảng kinh doanh chính của PVS.

Chuyến công tác của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đến kho nổi FPSO Lam Sơn của PVS. (Ảnh: PVS).

Cổ phiếu tăng 20% chưa đầy tháng

Ngày 9/2/1993, Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa hai Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí (GPTS) và Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC).

Trải qua thời gian hoạt động và tái cấu trúc các đơn vị, năm 2006, doanh nghiệp thay đổi thành CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí. Cùng năm, công ty cũng đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với mức giá trúng bình quân là 37.256 đồng/cp.

Đến năm 2007, doanh nghiệp chuyển đổi thành Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC – mã: PVS), hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Tháng 9/2007, cổ phiếu PVS chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngay trong phiên đầu tiên (ngày 20/9/2007), đã có 314.000 cổ phiếu PVS được giao dịch với mức giá cao nhất là 148.900 đồng/cổ phiếu, thấp nhất là 119.000 đồng/cp và mức giá trung bình của phiên là 127.900 đồng/cổ phiếu.

Kể từ khi niêm yết, giá cổ phiếu PVS đã có những đợt biến động tăng, giảm rất mạnh mặc dù kết quả kinh doanh duy trì tăng trưởng khá ổn định. Như giai đoạn từ giữa năm 2008 đến cuối năm 2013, PVS có thời gian dài giao dịch dưới mệnh giá trước khi bật tăng trở lại vào đầu năm 2014.

Giai đoạn 2008-2013 cũng là giai đoạn mà PVS ghi nhận sự tăng trưởng khá nhanh về doanh thu khi tăng từ 8.672 tỷ đồng năm 2008 lên 25.429 tỷ đồng vào năm 2013. Lãi ròng giai đoạn này cũng đã tăng từ 537 tỷ đồng lên 1.576 tỷ đồng.

Hiện tại, cổ phiếu PVS đang được giao dịch ở mức hơn 30.000 đồng/cổ phiếu và tăng khoảng 20% so với thời điểm đầu tháng 5.

Giá cổ phiếu PVS đi theo những cơn sóng có sự biến động mạnh và không tương quan với kết quả kinh doanh. (Nguồn: TradingView).

Dịch vụ cơ khí dầu khí đóng góp phần lớn doanh thu

Hiện nay, PVS đang có vốn điều lệ gần 4.780 tỷ đồng và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đang là cổ đông lớn duy nhất của PVS khi nắm 51,38% vốn điều lệ.

PVS hoạt động chính trong các mảng Cơ khí dầu khí; Kho nổi (FSO/FPSO); Lắp đạt, vận hành, bảo dưỡng công trình biển; Căn cứ cảng dịch vụ; Tàu dịch vụ dầu khí; Khảo sát địa chất, sữa chữa công trình ngầm; Công trình công nghiệp và mới đây là lĩnh vực Năng lượng tái tạo với các dự án điện gió ngoài khơi.

Công ty đã có 6 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện, 12 công ty con và 6 công ty liên kết cả trong và ngoài nước.

Công ty sở hữu, quản lý đội tàu dịch vụ dầu khí với tổng số 19 chiếc và có 6 kho nổi đang hoạt động. Bên cạnh đó, PVS vận hành 8 căn cứ cảng tại ba miền với tổng diện tích hơn 360 ha và trên 2.700 m cầu cảng.

Theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), PVS đang chiếm thị phần áp đảo ở các ngành liên quan dịch vụ dầu khí như dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí chiếm 97%; cơ khí dầu khí và dịch vụ căn cứ cảng chiếm 100% thị phần và dịch vụ kho nổi chiếm 60%.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng vừa tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo và là doanh nghiệp tiên phong của PVN, có đầy đủ cơ sở pháp lý để chính thức tham gia với vai trò nhà đầu tư và phát triển dự án.

Mặc dù hoạt động trên nhiều lĩnh vực, song, hầu như 50% doanh thu của PVS đến từ Dịch vụ cơ khí dầu khí.

Năm 2022, PVS có doanh thu thuần 16.373 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Trong đó (không tính doanh thu với bên liên quan), mảng dịch vụ cơ khí dầu khí đóng góp 8.697 tỷ đồng, chiếm 53%; mảng kho nổi xếp thứ hai với 1.874 tỷ đồng doanh thu, chiếm 11%.

Cơ cấu doanh thu các mảng của PVS. (Nguồn: Đăng Nguyên tổng hợp từ báo cáo tài chính của PVS).

(Nguồn: Đăng Nguyên tổng hợp từ báo cáo tài chính của PVS và dự phóng của SSI Research).

Sang quý đầu năm 2023, PVS đạt được doanh thu 3.704 tỷ đồng và lãi ròng 215 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Mảng dịch vụ Cơ khí dầu khí tiếp tục duy trì tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào doanh thu với 2.131 tỷ đồng, chiếm 58%.

Cả năm, SSI Research dự phóng doanh nghiệp có thể đạt 17.493 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 6,6% so với cùng kỳ nhờ đóng góp từ tổng thầu EPC và kho nổi cao hơn. Song, lãi ròng có thể giảm 3% về 809 tỷ đồng.

SSI Research cũng ước tính giá trị backlog giai đoạn 2023-2025 của PVS dự kiến là 1,4 tỷ USD tăng hơn 21% so với giai đoạn 2020-2022.

Cổ phiếu tăng 20% chưa đầy tháng

Ngày 9/2/1993, Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa hai Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí (GPTS) và Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC).

Trải qua thời gian hoạt động và tái cấu trúc các đơn vị, năm 2006, doanh nghiệp thay đổi thành CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí. Cùng năm, công ty cũng đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với mức giá trúng bình quân là 37.256 đồng/cp.

Đến năm 2007, doanh nghiệp chuyển đổi thành Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC – mã: PVS), hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Tháng 9/2007, cổ phiếu PVS chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngay trong phiên đầu tiên (ngày 20/9/2007), đã có 314.000 cổ phiếu PVS được giao dịch với mức giá cao nhất là 148.900 đồng/cổ phiếu, thấp nhất là 119.000 đồng/cp và mức giá trung bình của phiên là 127.900 đồng/cổ phiếu.

(Nguồn: Đăng Nguyên tổng hợp từ báo cáo tài chính của PVS và dự phóng của SSI Research).

Sang quý đầu năm 2023, PVS đạt được doanh thu 3.704 tỷ đồng và lãi ròng 215 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Mảng dịch vụ Cơ khí dầu khí tiếp tục duy trì tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào doanh thu với 2.131 tỷ đồng, chiếm 58%.

Cả năm, SSI Research dự phóng doanh nghiệp có thể đạt 17.493 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 6,6% so với cùng kỳ nhờ đóng góp từ tổng thầu EPC và kho nổi cao hơn. Song, lãi ròng có thể giảm 3% về 809 tỷ đồng.

SSI Research cũng ước tính giá trị backlog giai đoạn 2023-2025 của PVS dự kiến là 1,4 tỷ USD tăng hơn 21% so với giai đoạn 2020-2022.
tham gia có quy mô vốn rất lớn. Khi bắt đầu giai đoạn đầu tư công ty sẽ phải thực hiện gọi vốn."

Cấu kiện của trạm biến áp dự án Hải Long sẽ được chế tạo tại công trường của PTSC M&C tại TP Vũng Tàu. (Ảnh minh họa: TTXVN).

Hơn nữa, với Quy hoạch điện 8 vừa được thông qua, Chứng khoán VNDirect dự kiến Việt Nam sẽ đưa vào vận hành 6.000 MW điện gió ngoài khơi đầu tiên trong giai đoạn 2021-2030. Sau đó, sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn nguồn điện này với tăng trưởng kép đạt 15% trong giai đoạn 2030-2050, chiếm 16% tổng công suất nguồn điện.

Quy hoạch điện 8 cũng được VCBS nhận định là bước chuyển mình của PVS khi thi công chế tạo cho các dự án điện gió ngoài khơi dần dần sẽ trở thành mảng kinh doanh chính của PVS. Bên cạnh đó, năm nay, PVS – Vietsopetro – PVX (Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam) thành lập tổ hợp phát triển chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi.

Với lợi thế hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ liên quan để thực hiện các dự án trên biển, nên tổ hợp phát triển có nhiều lợi thế, năng lực để triển khai dự án năng lượng tái tạo.

Tỷ trọng tiền mặt cao trong cơ cấu tài sản

PVS là một doanh nghiệp có tỷ lệ nắm giữ lượng tiền mặt cao trong cơ cấu tài sản. Cuối quý I, doanh nghiệp có gần 10.196 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngắn hạn, chiếm 40% tổng tài sản.

Từ 2015, doanh nghiệp luôn giữ tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cao trong cơ cấu tài sản, điều này có thể giúp doanh nghiệp phần nào chủ động trong các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

(Nguồn: Đăng Nguyên tổng hợp từ báo cáo tài chính của PVS).

Ở chiều ngược lại, tỷ lệ nợ vay của PVS trong cơ cấu nguồn vốn lại chiếm tỷ lệ khá thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2018, sau đó duy trì đi ngang. Điều này cũng giúp giảm đáng kể chi phí lãi vay của PVS kể từ năm 2015 so với trước đó.

(Nguồn: Đăng Nguyên tổng hợp từ báo cáo tài chính của PVS).

7 Likes

Post lại bài trên cho những người đến sau.

4 Likes

Cảm ơn thông tin của anh ạ! Em cũng mới bắt đầu với PVS :grin: Chúc anh và cả nhà cuối tuần tuyệt vời!
Mấy nay ko thấy @linhht đâu ta :thinking:

2 Likes

Anh nghĩ là em biết ít nhiều lý do đó.

3 Likes

Lý do sao vậy anh? Ko biết giống em nghĩ ko? :stuck_out_tongue_winking_eye:

3 Likes

Anh nói về sự vắng mặt của Linh đó chứ PVS thì…ai cũng biết rồi.

3 Likes

Ủa thì em cũng đang hỏi về việc đó mà :grin: :grin: :grin:

1 Likes