♻️ PVS - tập 2 - Vượt Đỉnh - Bước chuyển mình sang năng lượng tái tạo ngoài khơi (NLTTNK)

Siêu dài và khó nhớ. E chốt mỗi ý này :joy:

2 Likes

Nhiều mỏ gần bờ của mình đã cạn nguồn nên tìm thêm các nguồn xa bờ là cần thiết đó em.
Những cái này sẽ cực kỳ có lợi cho PVS và cả PVD.

  • Hôm qua PVS thông báo đạt 51% KH lợi nhuận. Hơn 400 tỷ.
  • Hôm nay PVD thông tin đạt 100% KH lợi nhuận. PVD đặt có hơn 100 tỷ.
5 Likes

Mở nút thắt cho chuỗi khí điện 15 tỷ USD

Nguyễn Cảnh

TheLEADERViệc PVN nhận chuyển giao làm chủ đầu tư dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3 và 4 từ EVN đang mở ra cơ hội để tiếp tục triển khai chuỗi khí điện Lô B - Ô Môn đã tắc từ nhiều năm nay.

Mở nút thắt cho chuỗi khí điện 15 tỷ USD

Nhà máy nhiệt điện Ô Môn tại Trung tâm Điện lực Ô Môn, TP. Cần Thơ (ảnh: thanhuycantho.vn)

Chuỗi khí điện Lô B – Ô Môn là một trong hai dự án khí lớn nhất tại Việt Nam, sản lượng khai thác khí hàng năm của dự án đạt khoảng 5 tỷ m3, tổng mức đầu tư khoảng 15 tỷ USD (thượng nguồn và trung nguồn khoảng 10,8 tỷ USD và các nhà máy điện khoảng 4 tỷ USD). Đây là dự án trọng điểm quốc gia mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước lớn với tổng thu ở khâu thượng nguồn và trung nguồn ước tính lên tới 22 tỷ USD.

Trong đó, dự án hạ nguồn gồm 4 nhà máy điện: Ô Môn 1 (660MW, chủ đầu tư EVNGENCO2), Ô Môn 2 (1.050MW, Marubeni/Vietracimex), Ô Môn 3 và 4 (mỗi nhà máy công suất 1.050MW, chủ đầu tư EVN).

Hai nhà máy điện Ô Môn 3 và 4 do EVN làm chủ đầu tư đã chậm triển khai kéo dài nhiều năm qua do gặp nhiều khó khăn về thủ tục và tài chính.

7 Likes

Cảm ơn bác đã chia sẻ! :smiling_face_with_three_hearts:

3 Likes

Lái dầu toàn thấy vào kê lệnh miết mà k lo oánh

1 Likes

Có lẽ nhiều người thấy thất vọng về PVS nhưng em hoàn toàn tự tin mua thêm hàng hôm nay.

6 Likes

Hết đạn k tôi cũng múc hôm nay.

5 Likes

Em chỉ múc đủ cơ số thôi chứ đạn được vẫn còn.

3 Likes

Đang rẻ ko múc. Đợi lúc x2 rồi mới hô có điểm vào :rofl:

2 Likes

Em rà soát lại TA của PVS khi kết thúc quý II.2023.

3 Likes

Ngày giao dịch cuối tháng 6, PVS đóng cửa tại 32.4, KL giao dịch 3.15tr cp.

  • EMA5: 32.57
  • EMA10: 32.39
  • EMA20: 31.74
  • RSI(14): 60.43 ==> mua
  • MACD(12,26): 1068 ==> mua
4 Likes

Lần đầu tiên e thấy đọc chỉ số macd, bt e chỉ thấy dùng macd để đánh giá phân kỳ/hội tụ or độ giao cắt giữa đường macd với đường tín hiệu, zero.

3 Likes

Dễ thấy:

  • Chart theo giờ báo tín bán (vì chốt giá thấp nhất trong ngày)
  • Chart theo ngày báo tín hiệu mua vì đóng cửa trên MA20, RSI và MACD đều đẹp.
  • Chart theo tuần và theo tháng báo tính hiệu mua mạnh vì 12 chỉ số TB động báo mua, 8 chỉ số cơ bản cũng báo mua.


5 Likes

Nó có hội tụ, có phân kỳ, có âm có dương thì đương nhiên có giá trị rồi em.
Nói chung anh chém gió là chính còn lại là số của App mà ra. Anh đâu rảnh mà tính.

4 Likes

Thấy báo cáo toàn cá nhân bán, tổ chức với nước ngoài mua. Tuần sau thị trường ổn lại kéo lên liệu ai cầm tiền liệu có fomo vào mua lại không

2 Likes

Nhắc lại chuyện cái ao.

Tháng 5-2023, Orsted đã ký hợp đồng với PTSC để sản xuất 33 kết cấu móng trụ turbine cho trang trại ĐGNK Greater Changhua 2b&4 có tổng công suất 920 MW tại Đài Loan (Trung Quốc). Hợp đồng trị giá hơn 300 triệu USD.

PTSC - Lợi thế vượt trội về điện gió ngoài khơi

07:45 | 03/07/2023

(PetroTimes) - Năng lượng gió thì vô hạn nhưng nguồn lực đầu tư thì hữu hạn. Vì vậy, nếu không có những chính sách, cơ chế hướng dẫn cụ thể, nguồn lực đầu tư này sẽ chuyển từ Việt Nam sang những khu vực khác trên thế giới


PTSC và Orsted ký Hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế cho Dự án Điện gió ngoài khơi Đài Loan

Đó là nhận định của ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) - tại Hội thảo chuyên đề “Xu hướng công nghệ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), về kỹ thuật, Việt Nam có tiềm năng khoảng 600 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK), trong đó 260 GW móng cố định và 340 GW móng nổi, xếp số 1 Đông Nam Á, thuộc top đầu châu Á.

Tuy nhiên, mới đây, Orsted - công ty năng lượng quốc gia Đan Mạch, nhà phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) và ĐGNK hàng đầu thế giới - đã tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam. Sự rút lui của Orsted là một cảnh báo: Các nhà đầu tư quốc tế đã bắt đầu mất kiên nhẫn khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực ĐGNK ở nước ta, do những vướng mắc về các dự án NLTT chưa được giải quyết triệt để.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhu cầu vốn cho ĐGNK rất lớn, khoảng 2,5-3 tỉ USD cho 1 GW. Nếu không thu hút được vốn FDI trong lĩnh vực ĐGNK,
Có thể thấy, mặc dù Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về ĐGNK và có nhiều lợi thế so với các nước Đông Nam Á khác trong việc xuất khẩu điện sạch sang Singapore, nhưng nếu chúng ta không nhanh chóng triển khai thì các cơ hội sẽ trôi qua và rơi vào tay các đối thủ từ các nước trong khu vực.

Bằng nguồn lực dồi dào hiện có, PTSC hy vọng sẽ có những đóng góp lớn trong việc phát triển phát triển NLTT của Việt Nam theo đúng tinh thần “Trọn giải pháp - Vẹn niềm tin” của một doanh nghiệp luôn đi đầu tìm kiếm những giải pháp mới trong nhiều lĩnh vực.

Bằng kinh nghiệm tích lũy từ việc tham gia những dự án NLTT tại quần đảo Trường Sa (2008-2010) và huyện đảo Phú Quý (2010-2013) cho đến việc tham gia vào các chuỗi cung ứng dịch vụ NLTT, PTSC đang tích cực tham gia vào lĩnh vực ĐGNK, với vai trò là nhà đầu tư - phát triển dự án.
Để chủ động thích ứng với quá trình dịch chuyển năng lượng từ hydrocarbon truyền thống sang các nguồn NLTT và cụ thể hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam về Net Zero vào năm 2050, bằng kinh nghiệm tích lũy từ việc tham gia những dự án NLTT đầu tiên tại Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (2008-2010) và huyện đảo Phú Quý (2010-2013) cho đến việc tham gia vào các chuỗi cung ứng dịch vụ NLTT trên đất liền và gần bờ gần đây, PTSC đang tích cực tham gia vào lĩnh vực NLTT, đặc biệt là ĐGNK, với vai trò là nhà đầu tư - phát triển dự án.


Tổng Giám đốc PTSC Lê Mạnh Cường phát biểu tại hội thảo

Những năm gần đây, PTSC đã gặt hái được những thành công nhất định khi thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ khảo sát cho Dự án ĐGNK Thăng Long - dự án duy nhất được cấp phép khảo sát cho đến nay tại Việt Nam; đấu và thắng thầu quốc tế cho gói thầu chế tạo 2 trạm biến áp ngoài khơi (OSS) cho một dự án ĐGNK 1.044 MW tại Đài Loan, hiện đang chế tạo tại Vũng Tàu; gói thầu chế tạo 4 OSS cho dự án ĐGNK tại vùng biển Baltic (châu Âu); có thể sẽ tiếp tục được trao thầu gói thầu chế tạo 1 OSS khác tại Đài Loan.

Trước đó, vào tháng 5-2023, Orsted đã ký hợp đồng với PTSC để sản xuất 33 kết cấu móng trụ turbine cho trang trại ĐGNK Greater Changhua 2b&4 có tổng công suất 920 MW tại Đài Loan (Trung Quốc). Hợp đồng trị giá hơn 300 triệu USD. Đây là dự án đòi hỏi chế tạo các cấu kiện theo dạng sản xuất hàng loạt, quy mô lớn, năng suất cao, thời gian ngắn, với yêu cầu phải tối ưu hóa các nguồn lực, dây chuyền sản xuất, đồng bộ trong các khâu, khác với hình thức sản xuất đơn chiếc truyền thống của ngành Dầu khí. Để thực hiện dự án, PTSC ngoài việc thay đổi tư duy sản xuất từ đơn chiếc sang hàng loạt, còn phải tiến hành đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị…

Việc triển khai dự án này sẽ góp phần xây dựng chuỗi cung ứng nội địa trong lĩnh vực ĐGNK. Để thực hiện dự án, ngoài các đơn vị thành viên của PTSC còn có các doanh nghiệp của ngành Dầu khí, các doanh nghiệp quân đội, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân trong nước… tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp. Với hiệu ứng lan tỏa từ dự án này, trong những năm tới, khi ĐGNK tại Việt Nam phát triển, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp trong nước có thể tham gia chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp ĐGNK.

Tổng Giám đốc PTSC cho biết, với công nghệ turbine hiện tại (khoảng 14 MW/turbine), 1 dự án ĐGNK có công suất khoảng 1 GW sẽ cần đến hơn 70 chân đế và mỗi chân đế có trọng lượng 2.500-3.000 tấn. Đây là một khối lượng công việc khổng lồ. Do đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng, kết nối các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ tập trung thực hiện một khâu trong quá trình chế tạo, là hết sức quan trọng. PTSC hoàn toàn tự tin làm đầu mối kết hợp các doanh nghiệp trong nước để xây dựng chuỗi cung ứng nội địa, cung cấp các dịch vụ cho các dự án ĐGNK.

PTSC đang thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các nhà đầu tư, nhà phát triển uy tín trên thế giới về lĩnh vực ĐGNK, tạo mối quan hệ với các tổ chức tài chính lớn để tìm kiếm cơ hội tham gia đầu tư phát triển các dự án ĐGNK tại Việt Nam, đặc biệt là dự án ĐGNK tại Việt Nam để xuất khẩu điện trực tiếp sang Singapore mà PTSC đang hợp tác nghiên cứu đầu tư phát triển với đối tác Sembcorp.

Việc tham gia đầu tư phát triển dự án ĐGNK sẽ là mắt xích cuối cùng hoàn thiện chuỗi giá trị từ khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng của 1 dự án ĐGNK mà PTSC có năng lực vượt trội. Mặc dù vậy, sự cạnh tranh cũng hết sức khốc liệt. Mới đây, Cơ quan quản lý thị trường năng lượng Singapore (EMA) đã cấp phép có điều kiện cho Tập đoàn Keppel đầu tư đường cáp ngầm đề xuất khẩu điện từ Campuchia qua Singapore.

Có thể thấy, mặc dù Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về ĐGNK và có nhiều lợi thế so với các nước Đông Nam Á khác trong việc xuất khẩu điện sạch sang Singapore, nhưng nếu chúng ta không nhanh chóng triển khai thì các cơ hội sẽ trôi qua và rơi vào tay các đối thủ từ các nước trong khu vực.

Bằng nguồn lực dồi dào hiện có, PTSC hy vọng sẽ có những đóng góp lớn trong việc phát triển phát triển NLTT của Việt Nam theo đúng tinh thần “Trọn giải pháp - Vẹn niềm tin” của một doanh nghiệp luôn đi đầu tìm kiếm những giải pháp mới trong nhiều lĩnh vực.

Bằng kinh nghiệm tích lũy từ việc tham gia những dự án NLTT tại quần đảo Trường Sa (2008-2010) và huyện đảo Phú Quý (2010-2013) cho đến việc tham gia vào các chuỗi cung ứng dịch vụ NLTT, PTSC đang tích cực tham gia vào lĩnh vực ĐGNK, với vai trò là nhà đầu tư - phát triển dự án.

4 Likes

Lái tỉnh ngủ rồi mà các bác chưa tỉnh sao?

5 Likes

chưa đc mạnh mẽ . hihi

2 Likes

E mới nhặt giá vàng ạ :smile:

4 Likes

chúc mừng chim sẻ, thế là chẳng cần phải bon chen vẫn vợt được đúng giá atc hôm thứ 6 :rofl:

2 Likes